Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Tư Tuần I MC

Thứ Tư Tuần I MC
Bài đọc: Jon 3:1-10; Lk 11:29-32.
1/ Bài đọc I: 1 Có lời ĐỨC CHÚA phán với ông Giô-na lần thứ hai rằng:
2 “Hãy đứng dậy, đi đến Ni-ni-vê, thành phố lớn, và hô cho dân thành biết lời tuyên cáo Ta sẽ truyền cho ngươi.”
3 Ông Giô-na đứng dậy và đi Ni-ni-vê, như lời ĐỨC CHÚA phán. Ni-ni-vê là một thành phố cực kỳ rộng lớn, đi ngang qua phải mất ba ngày đường.
4 Ông Giô-na bắt đầu vào thành, đi một ngày đường và công bố: “Còn bốn mươi ngày nữa, Ni-ni-vê sẽ bị phá đổ.”
5 Dân Ni-ni-vê tin vào Thiên Chúa, họ công bố lệnh ăn chay và mặc áo vải thô, từ người lớn đến trẻ nhỏ.
6 Tin báo đến cho vua Ni-ni-vê; vua rời khỏi ngai, cởi áo choàng, khoác áo vải thô, và ngồi trên tro.
7 Vua cho rao tại Ni-ni-vê: “Do sắc chỉ của đức vua và các quan đại thần, người và súc vật, bò bê và chiên dê không được nếm bất cứ cái gì, không được ăn cỏ, không được uống nước.
8 Người và súc vật phải khoác áo vải thô và hết sức kêu cầu Thiên Chúa. Mỗi người phải trở lại, bỏ đường gian ác và những hành vi bạo lực của mình.
9 Biết đâu Thiên Chúa chẳng nghĩ lại, chẳng bỏ ý định giáng phạt, và nguôi cơn thịnh nộ, khiến chúng ta khỏi phải chết.”
10 Thiên Chúa thấy việc họ làm, thấy họ bỏ đường gian ác mà trở lại, Người hối tiếc về tai hoạ Người đã tuyên bố sẽ giáng trên họ, Người đã không giáng xuống nữa.
2/ Phúc Âm: 29 Khi dân chúng tụ họp đông đảo, Đức Giê-su bắt đầu nói: “Thế hệ này là một thế hệ gian ác; chúng xin dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được thấy dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Giô-na.
30 Quả thật, ông Giô-na đã là một dấu lạ cho dân thành Ni-ni-vê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là một dấu lạ cho thế hệ này như vậy.
31 Trong cuộc Phán Xét, nữ hoàng Phương Nam sẽ đứng lên cùng với những người của thế hệ này và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Sa-lô-môn; mà đây thì còn hơn vua Sa-lô-môn nữa.
32 Trong cuộc Phán Xét, dân thành Ni-ni-vê sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Giô-na rao giảng; mà đây thì còn hơn ông Giô-na nữa.
________________________________________

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Ai cũng có thể ăn năn trở lại.
Mùa Chay là mùa của xám hối ăn năn. Biết bao nhiêu câu truyện của những người sống hoang đàng trở về với Chúa, giúp chúng ta hy vọng vào lòng thương xót của Chúa, và trở về với Ngài. Ví dụ, không ai có cuộc đời ăn chơi trác táng như Augustine, đến nỗi mẹ ông đã phải khóc lóc van xin với thánh Ambrose để xin ngài cầu nguyện và khuyên bảo con mình trở lại. Một cuộc đời cuồng tín, đang trên đường bách hại các tín hữu như Phaolô, sau khi bị ngã ngựa, đã trở thành một người nhiệt thành rao giảng Tin Mừng hơn hết mọi người. Hay sự trở lại của người trộm lành trên Thập Giá: “Lạy Ngài, khi nào về vương quốc của Ngài, xin nhớ đến tôi.” Và Chúa Giêsu hứa với anh: “Ngay hôm nay, anh sẽ được ở cùng ta trên Thiên Đàng.” Những gương trở lại anh hùng này chứng minh cho chúng ta thấy: ai cũng có thể ăn năn trở lại.
Các Bài Đọc hôm nay xoay quanh sự trở lại của tòan thành Nineveh sau biến cố rao giảng của tiên-tri Jonah. Trong Bài Đọc I, Nineveh là một thành dân ngọai cực kỳ rộng lớn và rất tội lỗi. Tuy không tin và thờ phượng Đức Chúa của Israel, thế mà khi nghe tiên-tri Jonah rao giảng mới một ngày rằng: “Còn bốn mươi ngày nữa, Nineveh sẽ bị phá đổ;” cả thành: từ Vua đến dân, từ lòai người đến súc vật, đều ăn chay, nằm trên tro bụi, và ăn năn xám hối. Họ hy vọng Thiên Chúa sẽ xót thương và đình chỉ hình phạt của Ngài trên thành, và xảy ra như thế. Trong Phúc Âm, thánh Luca cho một hình ảnh ngược lại, những người Israel tin tưởng Đức Chúa, mặc dù đã được thấy tỏ tường những việc Ngài làm và lắng nghe những lời Ngài rao giảng, đã cứng lòng không chịu ăn năn trở lại, lại còn thách thức Chúa làm những gì họ muốn trước khi có thể tin vào Ngài.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Sự trở lại của dân thành Nineveh
1.1/ Thiên Chúa thương xót và cho dân thành cơ hội trở lại: Nineveh là Baghdad, Iraq, ngày nay. Trong thời của Jonah, đây là thành phố của Dân Ngọai, những người không phải Do-Thái và không tin Thiên Chúa. Không những thế, họ còn là kẻ thù của dân Do-Thái, vì đã mang quân đội phá bình địa Jerusalem, và bắt từ vua tới dân lưu đày qua Babylon. Đây chính là lý do tại sao tiên-tri Jonah bất tuân Thiên Chúa lần nhất không chịu qua Nineveh rao giảng. Tiên tri không thể hiểu nổi tại sao Thiên Chúa lại tỏ lòng thương xót cho một thành Dân Ngọai và là kẻ thù không đội trời chung của Do-Thái. Ông không hiểu Thiên Chúa là Cha của mọi người: Do-Thái cũng như Dân Ngọai. Nếu Ngài là Cha, Ngài phải thương đồng đều tất cả các con: đứa ngoan ngõan cũng như đứa cứng đầu. Ngài đã từng tuyên bố: “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn xám hối để được sống” (Eze 33:11).
1.2/ Dân thành Nineveh tin vào Thiên Chúa: Tiên-tri mới chỉ rao giảng có một ngày, kết quả rao giảng được ghi lại như sau:
– Dân Nineveh tin vào Thiên Chúa, họ công bố lệnh ăn chay và mặc áo vải thô, từ người lớn đến trẻ nhỏ.
– Tin báo đến cho Vua Nineveh; Vua rời khỏi ngai, cởi áo choàng, khoác áo vải thô, và ngồi trên tro.
– Vua cho rao tại Nineveh: “Do sắc chỉ của Đức Vua và các quan đại thần, người và súc vật, bò bê và chiên dê không được nếm bất cứ cái gì, không được ăn cỏ, không được uống nước.
Người và súc vật phải khoác áo vải thô và hết sức kêu cầu Thiên Chúa. Mỗi người phải trở lại, bỏ đường gian ác và những hành vi bạo lực của mình. Biết đâu Thiên Chúa chẳng nghĩ lại, chẳng bỏ ý định giáng phạt, và nguôi cơn thịnh nộ, khiến chúng ta khỏi phải chết.”
1.3/ Thiên Chúa không phạt dân thành nữa: “Thiên Chúa thấy việc họ làm, thấy họ bỏ đường gian ác mà trở lại, Người hối tiếc về tai hoạ Người đã tuyên bố sẽ giáng trên họ, Người đã không giáng xuống nữa.” Tác giả Sách Jonah không chú trọng đến thần học về các bản tính của Thiên Chúa, nên Bản Bảy Mươi dùng động từ “hối tiếc;” trong khi bản của Do-Thái dùng động từ ở thời thụ động (Niphal): Thiên Chúa động lòng thương và đình chỉ tai họa Ngài định giáng xuống trên họ. Điểm tác giả chú trọng tới là tình thương của Thiên Chúa dành cho tội nhân khi họ biết ăn năn trở lại.
2/ Phúc Âm: Hậu quả phải chịu nếu không biết ăn năn trở lại.
2.1/ Niềm tin không chỉ dựa vào dấu lạ: Người Do-Thái thích dấu lạ, nên họ hay đòi hỏi phải có dấu lạ để bảo đảm niềm tin. Chúa Giêsu không đả phá dấu lạ, vì chính Ngài đã làm rất nhiều phép lạ, nhưng phép lạ chỉ khơi mào niềm tin mà thôi. Niềm tin vững chắc không thể chỉ dựa trên phép lạ, vì rất nhiều người đã chứng kiến phép lạ mà vẫn không tin. Còn đối với những người đã có niềm tin vững mạnh, phép lạ không còn cần thiết nữa. Đó là lý do tại sao Chúa nói: “Thế hệ này là một thế hệ gian ác; chúng xin dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được thấy dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Jonah. Quả thật, ông Jonah đã là một dấu lạ cho dân thành Nineveh thế nào, thì Con Người cũng sẽ là một dấu lạ cho thế hệ này như vậy.” Dấu lạ Chúa muốn nói ở đây chính là sự chết và sự phục sinh vinh hiển của Ngài.
2.2/ Niềm tin phải đặt căn bản trên sự khôn ngoan: Con người phải dùng trí khôn suy xét để nhận ra sự thật. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu không chỉ làm phép lạ, nhưng Ngài còn mặc khải và dạy dỗ dân để họ biết suy xét tìm ra sự thật. Rất nhiều lần Ngài đã sữa chữa những niềm tin sai lầm của dân chúng, nhất là của các kinh sư và biệt phái. Con người yêu mến sự thực và sự khôn ngoan, đó là lý do tại sao Nữ Hòang Phương Nam đã không quản ngại đường xa mang biết bao lễ vật đến để học hỏi sự khôn ngoan của Vua Solomon. Thế mà có người khôn ngoan hơn Solomon, Người đã ban khôn ngoan cho Solomon, đang đứng trước mặt họ để dạy dỗ. Họ vẫn khinh thường không chịu lắng nghe Ngài!
2.3/ Đạo trên danh nghĩa không bảo đảm được cứu độ: Tin Chúa là phải làm những gì Ngài dạy dỗ; niềm tin trong trí sẽ không giúp được gì cho con người. Điều trớ trêu trong cuộc đời là những con cái trong nhà như dân tộc Israel, những người được học hỏi nhiều như những người Công Giáo; thế mà khi phải biểu tỏ niềm tin nơi Thiên Chúa, họ còn thua cả những Dân Ngọai. Chúa Giêsu cảnh cáo dân Do-Thái, và chúng ta nữa: “Trong cuộc Phán Xét, dân thành Nineveh sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Jonah rao giảng; mà đây thì còn hơn ông Jonah nữa.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Ai cũng có thể trở lại và ai cũng cần phải ăn năn trở lại. Chúa cho mọi người cơ hội đồng đều để ăn năn trở lại. Chúng ta cũng phải hy vọng và cầu nguyện cho tha nhân được ăn năn trở lại.
– Chúng ta phải nắm lấy cơ hội để học biết Thiên Chúa và ăn năn trở lại; vì chúng ta không biết cơ hội có tới nữa hay không. Đức tin không thực hành sẽ không mang lợi ích gì cho chúng ta.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Wednesday – First Week – Lent

Reading 1: Jon 3:1-10

The word of the LORD came to Jonah a second time:
“Set out for the great city of Nineveh,
and announce to it the message that I will tell you.”
So Jonah made ready and went to Nineveh,
according to the LORD’s bidding.
Now Nineveh was an enormously large city;
it took three days to go through it.
Jonah began his journey through the city,
and had gone but a single day’s walk announcing,
“Forty days more and Nineveh shall be destroyed,”
when the people of Nineveh believed God;
they proclaimed a fast
and all of them, great and small, put on sackcloth.

When the news reached the king of Nineveh,
he rose from his throne, laid aside his robe,
covered himself with sackcloth, and sat in the ashes.
Then he had this proclaimed throughout Nineveh,
by decree of the king and his nobles:
“Neither man nor beast, neither cattle nor sheep,
shall taste anything;
they shall not eat, nor shall they drink water.
Man and beast shall be covered with sackcloth and call loudly to God;
every man shall turn from his evil way
and from the violence he has in hand.
Who knows, God may relent and forgive, and withhold his blazing wrath,
so that we shall not perish.”
When God saw by their actions how they turned from their evil way,
he repented of the evil that he had threatened to do to them;
he did not carry it out.

Gospel: Lk 11:29-32

While still more people gathered in the crowd, Jesus said to them,
“This generation is an evil generation;
it seeks a sign, but no sign will be given it,
except the sign of Jonah.
Just as Jonah became a sign to the Ninevites,
so will the Son of Man be to this generation.
At the judgment
the queen of the south will rise with the men of this generation
and she will condemn them,
because she came from the ends of the earth
to hear the wisdom of Solomon,
and there is something greater than Solomon here.
At the judgment the men of Nineveh will arise with this generation
and condemn it,
because at the preaching of Jonah they repented,
and there is something greater than Jonah here.”
________________________________________

Written by Fr. Anthony Dinh M. Tien, O.P.

I. THEME: Everybody can repent and receive God’s forgiveness.

Lent is the season of repentance. Many conversed stories of sinners must inspire us to trust in God’s mercy and to return to him. For examples, none had a corrupted life as St. Augustine. Monica, his mother, wept with God and prayed for his conversion. She begged St. Ambrose to help her son to return to God, and he assured her that the son whom she had shedded so much tear for, can’t be lost. Augustine conversed and became a great saint; his writings help many people to return to God. Another great story is in St. Paul. He was on his way to persecute Christians; but after his fall on the way to Damascus, he became a jealous preacher who overcame all obstacles to bring the Gospel to the Gentiles and established solid churches for the early Church. Lastly, it is the conversion of the good thief on the cross who begged Jesus to remember him when he established his kingdom, Jesus assured him that “Truly, I say to you, today you will be with me in Paradise” (Lk 24:43). These conversions proved that everybody, no matter how bad their life are, can repent and return to God.
Today readings center on the Ninevites’ conversion after Jonah’s preaching of repentance. In the first reading, Nineveh is a Gentile city, very big and deeply in sins. Even though they didn’t believe and worship the God of Israel, they repented when they heard Jonah’s preaching the first time, “Yet forty days, and Nineveh shall be overthrown!” All members of this city, from the king to people, from human beings to animals, they proclaimed a fast, covered themselves with sackcloth, and sat in ashes. They hoped that God shall have mercy on them and stop his punishment, and their hope was fulfilled: God didn’t punish them. In the Gospel, St. Luke gave us a contrasted image. Though the Israelites believed in God, and saw many of Jesus’ miracles and listened to his teachings, they were still stubborn, not only unrepentant but also challenging Jesus to perform more miracles before they can believe in him.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: The conversion of the Ninevites
1.1/ God had mercy on the Ninevites and gave them an opportunity to repent: Nineveh was the capital of the ancient Neo-Assyrian Empire. It lays on the eastern bank of the Tigris River, across the river from the modern-day major city of Mosul, Iraq. In the time of Jonah, the Ninevites were not only the Gentiles but also the Israelites’ enemies because they completely destroyed Israel and the Jerusalem’s temple and brought people on exile to Babylon.
This is the reason why the prophet Jonah disobeyed God the first time; he didn’t want the Ninevites’ conversion, but wanted them to be punished by God. Jonah couldn’t understand why God had mercy on a Gentile city who were the Israelites’ hostile enemies. Rather, he should understand that God is the Father of all people, Jews as Gentiles. If He is the Father, He must equally love His children, the good and the bad. God declared His will: “As I live, says the Lord God, I have no pleasure in the death of the wicked, but that the wicked turn from his way and live” (Eze 33:11a).
1.2/ The people of Nineveh believed in God’s word: The prophet Jonah had just preached repentance for one day, the result was reported as follows:
(1) The Ninevites believed in God, they proclaimed a fast, covered themselves with sackcloth, from the greatest of them to the least of them.
(2) When the tidings reached the king of Nineveh, he arose from his throne, removed his robe, and covered himself with sackcloth, and sat in ashes.
(3) The king made proclamation and published through Nineveh, “By the decree of the king and his nobles: Let neither man nor beast, herd nor flock, taste anything; let them not feed, or drink water,but let man and beast be covered with sackcloth, and let them cry mightily to God; yea, let every one turn from his evil way and from the violence which is in his hands.Who knows, God may yet repent and turn from his fierce anger, so that we perish not?”
1.3/ God didn’t punish the Ninevites: The author reported the good result: “When God saw what they did, how they turned from their evil way, God repented of the evil which he had said he would do to them; and he did not do it.” The author of the Book of Jonah didn’t pay attention to God’s attributes, namely “unchangeable.” The Septuagint version used the verb “metanoein” which means “to repent;” while the MT version used the verb “nakham” at passive (Niphal) which means “to regret or to be sorry.” God had compassion on them and stopped what He planned to punish them. The point the author wanted to highlight is God’s love for sinners when they repented.
2/ Gospel: People must endure corresponding results for their stubborness.
2.1/ Faith can’t be based on signs: The Jews loved to see signs, they demanded Jesus to perform signs for them to believe. Jesus didn’t criticize signs because he worked many miracles; but signs are only needed to light up one’s faith in the beginning. A firm faith can’t be cased on signs because many people, though they had witnessed many of Jesus’ signs, still didn’t believe in him. To those who had a firm faith, signs are no longer needed. This was the reason why Jesus said to the crowd: “This generation is an evil generation; it seeks a sign, but no sign shall be given to it except the sign of Jonah.For as Jonah became a sign to the men of Nineveh, so will the Son of man be to this generation.” The sign which Jesus mentioned here is his death and glorious resurrection. If after they had witnessed this and still not believed, they are condemned.
2.2/ Faith must be based on the truth: People must learn and use their reason to recognize the truth. This is why Jesus didn’t only work miracles but also revealed and taught people to know the truth. Many times Jesus corrected human false understandings of God’s truth, especially from the scribes and the Pharisees. Human beings love the truth and the wisdom, that was why the queen of Sheba overcame long distance and brought with her many tributes in exchanging of Solomon’s wisdom. And Jesus warned them, “Behold, something greater than Solomon is here.”
2.3/ Faith in words shall not be saved: To believe in God means to do what He teaches; a faith merely in words shall not help people. The sad thing in life is that, many times those who didn’t believe in God expressed their faith much stronger than the Israelites and the Catholics. Jesus warned the Israelites, and through them to us: “The men of Nineveh will arise at the judgment with this generation and condemn it; for they repented at the preaching of Jonah, and behold, something greater than Jonah is here.”

III. APPLICATION IN LIFE:
– Everybody can return and has a need for repentance. God gives everybody equal opportunities to repent. We must also hope and pray for others’ repentance.
– We must take the opportunities when they come to learn about God and to repent, because we don’t know if we can have other opportunities like that.
– Faith without deeds shall not benefit anything for us.