Chủ Nhật V Thường Niên, Năm B
Bài đọc: Job 7:1-4, 6-7; I Cor 9:16-19, 22-23; Mk 1:29-39.
1/ Bài đọc I: 1 Cuộc sống con người nơi dương thế chẳng phải là thời khổ dịch sao?
Và chuỗi ngày lao lung vất vả đâu khác gì đời kẻ làm thuê?2 Tựa người nô lệ mong bóng mát, như kẻ làm thuê đợi tiền công,3 cũng thế, gia tài của tôi là những tháng vô vọng, số phận của tôi là những đêm đau khổ ê chề.4 Vừa nằm xuống, tôi đã nhủ thầm: “Khi nào trời sáng?” Mới thức dậy, tôi liền tự hỏi: “Bao giờ chiều buông?” Mãi tới lúc hoàng hôn, tôi chìm trong mê sảng.6 Ngày đời tôi thấm thoát hơn cả thoi đưa, và chấm dứt, không một tia hy vọng. 7 Lạy Đức Chúa, xin Ngài nhớ cho, cuộc đời con chỉ là hơi thở, mắt con sẽ chẳng thấy hạnh phúc bao giờ.
2/ Bài đọc II: 16 Thật vậy, đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!
17 Tôi mà tự ý làm việc ấy, thì mới đáng Thiên Chúa thưởng công; còn nếu không tự ý, thì đó là một nhiệm vụ Thiên Chúa giao phó.
18 Vậy đâu là phần thưởng của tôi? Đó là khi rao giảng Tin Mừng, tôi rao giảng không công, chẳng hưởng quyền lợi Tin Mừng dành cho tôi.
19 Phải, tôi là một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đã trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người.
22 Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người.
23 Vì Tin Mừng, tôi làm tất cả những điều đó, để cùng được thông chia phần phúc của Tin Mừng.
3/ Phúc Âm: 29 Vừa ra khỏi hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đi đến nhà hai ông Si-môn và An-rê. Có ông Gia-cô-bê và ông Gio-an cùng đi theo.30 Lúc đó, bà mẹ vợ ông Si-môn đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của bà.31 Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài.32 Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người. 33 Cả thành xúm lại trước cửa.34 Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai.35 Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó.36 Ông Si-môn và các bạn kéo nhau đi tìm.37 Khi gặp Người, các ông thưa: “Mọi người đang tìm Thầy đấy! “38 Người bảo các ông: “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó.”39 Rồi Người đi khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỷ.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Đâu là ý nghĩa của cuộc đời?
Câu hỏi quan trọng nhất và đã làm trăn trở bao nhiêu con người: “Đâu là mục đích hay ý nghĩa của cuộc đời?” Tùy vào câu trả lời cho câu hỏi này, con người có hai cái nhìn về cuộc đời: lạc quan hy vọng hay bi quan yếm thế. Tùy theo cách nhìn về cuộc đời, con người sẽ có thái độ sống thích ứng trong cuộc sống: hoặc làm việc không ngơi nghỉ để đạt đích, hoặc nằm dài than thân trách phận chờ thần chết đến giải thóat cuộc sống vô nghĩa.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung trong câu hỏi về ý nghĩa của cuộc đời: Trong Bài Đọc I, ông Job thấy cuộc đời vô nghĩa vì ông không biết mình sống để làm gì. Ông than thân trách phận vì không nhìn thấy ý nghĩa của cuộc đời. Trong Bài Đọc II, khi đã nhìn thấy sự quan trọng của việc rao giảng Tin Mừng là để cho mọi người đạt tới Ơn Cứu Độ, Thánh Phaolô sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời, nhiệt thành rao giảng, và sẵn sàng trở nên mọi sự cho mọi người để chinh phục các linh hồn về cho Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, thánh Marcô trình bày một ngày sống tiêu biểu của Đức Kitô bận rộn đến độ không có thời giờ ăn uống: rao giảng Tin Mừng, chữa lành bệnh tật, trục xuất quỉ thần, và cầu nguyện hiệp thông với Thiên Chúa trong nơi thanh vắng.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Sự vô nghĩa của cuộc đời
1.1/ Những đau khổ của cuộc đời: là một thực tại con người phải đương đầu với. Những đau khổ chính của cuộc đời: phải làm lụng vất cả mới có ăn, sự nhàm chán của ngày lên đêm xuống, sự đe dọa của vô vàn bệnh tật chực chờ xâm nhập cơ thể, nguy hiểm của tội lỗi và chết chóc do chiến tranh, tai ương, mất mùa đem lại. Sách Job đưa ra một số những đau khổ này:
(1) Làm lụng vất vả, khổ cực: “Cuộc sống con người nơi dương thế chẳng phải là thời khổ dịch sao? Và chuỗi ngày lao lụng vất vả đâu khác gì đời kẻ làm thuê? Tựa người nô lệ mong bóng mát, như kẻ làm thuê đợi tiền công, cũng thế, gia tài của tôi là những tháng vô vọng, số phận của tôi là những đêm đau khổ ê chề.”
(2) Tính độc điệu của thời gian: Cũng như tác giả của Sách Giáo Sĩ quan niệm: “chẳng có gì lạ dưới ánh mặt trời.” Sách Job cũng cảm thấy sự nhàm chán của cuộc sống dương gian: “Vừa nằm xuống, tôi đã nhủ thầm: “Khi nào trời sáng?” Mới thức dậy, tôi liền tự hỏi: “Bao giờ chiều buông?” Mãi tới lúc hoàng hôn, tôi chìm trong mê sảng.”
(3) Đó là chưa kể đến ảnh hưởng của tội lỗi và bệnh tật mà Job phải đương đầu sau này, khi Satan bắt ông phải chịu chứng bệnh ngòai da nghiêm trọng.
1.2/ Sống không có hy vọng: Con người có thể chịu đựng đau khổ, nhưng không thể sống mà không có hy vọng: “Ngày đời tôi thấm thoát hơn cả thoi đưa, và chấm dứt, không một tia hy vọng. Lạy Đức Chúa, xin Ngài nhớ cho, cuộc đời con chỉ là hơi thở, mắt con sẽ chẳng thấy hạnh phúc bao giờ.” Không giống như chúng ta, người xưa không có hy vọng về cuộc sống mai sau; mặc dù hy vọng vào cuộc sống mai sau đã tiềm ẩn trong các Sách Cựu-Ước, nhưng chưa được trình bày rõ như các Sách Tân Ước. Nhiều người xưa quan niệm: phần thưởng của việc ăn ngay ở lành, hay vâng theo Lề Luật của Thiên Chúa, là những chuỗi ngày sống lâu và hạnh phúc ở đời này thôi; khi đã từ giã cõi đời, cuộc sống con người chấm dứt. Đó là lý do Job không thể nhìn ra ý nghĩa của cuộc đời.
2/ Bài đọc II: Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người.
2.1/ Rao giảng Tin Mừng là một bổn phận: Biến cố trở lại trên đường Damascus luôn chiếu sáng mọi suy nghĩ của Phaolô. Ngài đang trên đường bắt đạo, chứ không phải rao giảng Tin Mừng; nhưng Thiên Chúa đã có kế họach riêng của Ngài là biến Phaolô thành kẻ rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngọai. Vì thế, Phaolô xác quyết: “Đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng! Nếu tôi tự ý làm việc ấy, thì mới đáng Thiên Chúa thưởng công; còn nếu không tự ý, thì đó là một nhiệm vụ Thiên Chúa giao phó.”
Vì là bổn phận phải làm, Phaolô tìm một cách khác để được lãnh nhận phần thưởng nhờ việc rao giảng Tin Mừng: “Đó là khi rao giảng Tin Mừng, tôi rao giảng không công, chẳng hưởng quyền lợi Tin Mừng dành cho tôi.” Giống như Chúa Giêsu, Thánh Phaolô nhiều lần nhấn mạnh tới việc người làm việc xứng đáng được thưởng công. Thánh Phaolô từ chối không hưởng những ân huệ này, không phải vì Ngài không xứng đáng, nhưng là một cách để lãnh phần thưởng bởi Thiên Chúa do việc rao giảng Tin Mừng.
2.2/ Hy sinh tất cả cho việc rao giảng Tin Mừng: Một khi đã được Thiên Chúa soi sáng và trao ban sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngọai, thánh Phaolô sẵn sàng hy sinh mọi sự cho việc rao giảng Tin Mừng. Vì việc chinh phục linh hồn con người về cho Thiên Chúa là việc khẩn thiết trên hết mọi việc, nên mọi phương pháp được dùng để đạt mục đích này. Một cách hiệu quả nhất theo Phaolô là trở nên mọi sự cho mọi người; ngài cắt nghĩa: “Phải, tôi là một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đã trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người. Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người. Vì Tin Mừng, tôi làm tất cả những điều đó, để cùng được thông chia phần phúc của Tin Mừng.” Người tông đồ không ngại đi tới các vùng chưa ai đặt chân tới, nếu ở đó có những người chưa được nghe Tin Mừng; người tông đồ cũng không ngại bước chân vào nhà tù, nhà thổ, chốn ăn chơi, nếu ở đó có những linh hồn cần được chinh phục về cho Thiên Chúa.
3/ Phúc Âm: Một ngày sống của Đức Kitô
3.1/ Rao giảng Tin Mừng: Trình thuật hôm nay đề cập đến việc Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng tại hội đường Capernaum trong ngày Sabbath; nhưng Ngài không chỉ giới hạn việc rao giảng trong các hội đường, mà ở khắp mọi nơi: trên núi, dọc đường, dưới thuyền, bên bờ hồ … bất cứ chỗ nào có khán giả. Chúa Giêsu rao giảng những gì? Thứ nhất, triều đại Nước Thiên Chúa đã đến; nói cách khác, Nước Thiên Chúa bắt đầu mở cửa để mọi người có quyền vào để chung hưởng vinh quang của Thiên Chúa. Thứ hai, Ngài chính là niềm hy vọng của con người; vì qua Ngài, con người được tẩy sạch mọi tội lỗi và giao hòa với Thiên Chúa. Sau cùng, Ngài mời gọi con người hãy ăn năn xám hối và tin vào những gì Ngài rao giảng; vì Ngài là chính sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Ngài mặc khải tất cả những gì của Thiên Chúa cho con người. Những điều nền tảng này con người cần biết trước khi họ có thể đặt niềm tin nơi Ngài, và hy vọng vào những gì Ngài hứa; đồng thời giúp họ sửa đổi cuộc sống cho phù hợp với lối sống theo Tin Mừng.
3.2/ Chữa bệnh phần xác cũng như phần hồn: Một trong những đau khổ của cuộc đời là bệnh tật. Xưa cũng như nay, không biết bao nhiêu các chứng bệnh đe dọa cuộc sống của con người: từ những chứng bệnh thời tiết thông thường như lên cơn sốt cho đến những chứng bệnh ung thư hiểm nghèo. Chúa Giêsu cảm thông với đau khổ do bệnh tật gây nên và chữa lành tất cả.
(1) Chữa mẹ vợ của Phêrô: Bệnh tật ngăn cản các dự tính của con người. Sau khi giảng dạy trong hội đường tại Capernaum, chắc Phêrô mời Thầy và các tông-đồ khác về nhà mẹ vợ để dùng bữa trưa. Ông yên trí cơm nước đã sẵn sàng khi Thầy trò về đến nhà. Nhưng khi về tới nơi, cơm nước đâu chẳng thấy, mà chỉ thấy bà mẹ vợ ông Simon đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của bà. Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài. Điều này dạy chúng ta bài học phải kiên nhẫn. Nhiều khi chúng ta cảm thấy đau khổ vì bệnh tật ngăn cản công việc và các dự án chúng ta đã vạch ra; nhưng chúng ta phải tìm ra thánh ý Thiên Chúa trong những lúc chịu bệnh. Khi nào khỏi bệnh, chúng ta lại tiếp tục vui vẻ phục vụ như Bà mẹ vợ của Phêrô.
(2) Chữa mọi kẻ ốm đau và bị quỉ ám trong thành Capernaum: “Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người. Cả thành xúm lại trước cửa. Đức Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai.” Họ phải đợi đến lúc mặt trời lặn vì Lề Luật không cho chữa bệnh trong ngày Sabbath. Cảm thông với bệnh tật của dân chúng, Chúa Giêsu chữa lành tất cả. Bệnh phần xác đã vậy, bệnh phần hồn còn đau khổ hơn. Bệnh phần hồn là những người sống dưới ảnh hưởng của quỉ thần và làm nô lệ cho chúng. Chính Chúa Giêsu đã nhiều lần trục xuất quỉ thần và ban quyền cho các tông-đồ để các ông giải phóng con người.
3.3/ Cầu nguyện với Thiên Chúa trước khi bắt đầu một ngày khác: Bận rộn suốt ngày để rao giảng Tin Mừng và chữa lành mọi bệnh tật hồn xác như thế, Chúa Giêsu vẫn tìm ra thời giờ để cầu nguyện với Thiên Chúa. Theo trình thuật, “Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó.” Một ngày mới với những công việc mới, Chúa Giêsu bắt đầu bằng việc kết hợp với Thiên Chúa để nhận ra những việc phải làm.
Khi Ngài còn đang cầu nguyện, Simon và các bạn kéo nhau đi tìm. Khi gặp Người, các ông thưa: “Mọi người đang tìm Thầy đấy!” Người bảo các ông: “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó.” Mục đích của Ngài là rao giảng Tin Mừng và chữa bệnh cho dân, và Chúa Giêsu chỉ có 3 năm làm việc, nên Ngài muốn Tin Mừng được lan rộng khắp nơi có thể. Điều luôn cám dỗ người tông-đồ là lo tìm lợi ích cho mình sau khi đã làm việc một thời gian tại một nơi cố định. Họ quên đi sự cấp bách của việc rao giảng Tin Mừng, và bằng lòng với những tiện nghi của địa phương dâng tặng. Người tông-đồ phải luôn sẵn sàng lên đường để đi tới những nơi đang cần được lắng nghe Tin Mừng.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Cuộc đời có ý nghĩa hay không tùy thuộc chúng ta có nhìn ra đích điểm của cuộc đời hay không?
– Đích điểm của cuộc đời không do con người tự vạch ra, nhưng đã được vạch sẵn bởi Thiên Chúa cho con người.
– Chúng ta có bổn phận phải rao giảng Tin Mừng để giúp con người biết nhận biết đích điểm này, và giúp họ sống làm sao để đạt đích.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Sunday of the 5 OTB
Readings: Job 7:1-4, 6-7; I Cor 9:16-19, 22-23; Mk 1:29-39.
1/ First Reading: RSV Job 7:1 “Has not man a hard service upon earth, and are not his days like the days of a hireling? 2 Like a slave who longs for the shadow, and like a hireling who looks for his wages, 3 so I am allotted months of emptiness, and nights of misery are apportioned to me. 4 When I lie down I say, `When shall I arise?’ But the night is long, and I am full of tossing till the dawn. 6 My days are swifter than a weaver’s shuttle, and come to their end without hope. 7 “Remember that my life is a breath; my eye will never again see good.”
2/ Second Reading: RSV 1 Corinthians 9:16 For if I preach the gospel, that gives me no ground for boasting. For necessity is laid upon me. Woe to me if I do not preach the gospel! 17 For if I do this of my own will, I have a reward; but if not of my own will, I am entrusted with a commission. 18 What then is my reward? Just this: that in my preaching I may make the gospel free of charge, not making full use of my right in the gospel. 19 For though I am free from all men, I have made myself a slave to all, that I might win the more. 22 To the weak I became weak, that I might win the weak. I have become all things to all men that I might by all means save some. 23 I do it all for the sake of the gospel, that I may share in its blessings.
3/ Gospel: RSV Mark 1:29 And immediately he left the synagogue, and entered the house of Simon and Andrew, with James and John. 30 Now Simon’s mother-in-law lay sick with a fever, and immediately they told him of her. 31 And he came and took her by the hand and lifted her up, and the fever left her; and she served them. 32 That evening, at sundown, they brought to him all who were sick or possessed with demons. 33 And the whole city was gathered together about the door. 34 And he healed many who were sick with various diseases, and cast out many demons; and he would not permit the demons to speak, because they knew him. 35 And in the morning, a great while before day, he rose and went out to a lonely place, and there he prayed. 36 And Simon and those who were with him pursued him, 37 and they found him and said to him, “Every one is searching for you.” 38 And he said to them, “Let us go on to the next towns, that I may preach there also; for that is why I came out.” 39 And he went throughout all Galilee, preaching in their synagogues and casting out demons.
________________________________________
I. THEME: What is the meaning of life?
The most important question that bothers many people is, “What is the meaning of life?” Depending on the answer for this question, people have two different viewpoints for their life, either optimistic hope or pessimistic despair. These viewpoints will lead them how to correspondingly live their life, either untiredly working to reach the ultimate goal or doing nothing and waiting for death to liberate them from a meaningless life.
Today readings concentrate on finding the answer for this question. In the first reading, Job felt life has no meaning because he didn’t know what is the meaning of his life. The reason why he had this feeling is that God was testing him to see if he is still faithful when He took away all of his children and possession. Job didn’t understand why he was suffered when he committed no wrong doings. In the second reading, once St. Paul recognized the importance of preaching the Gospel for the salvation of souls, he was ready to sacrifice his life for this purpose. He eagerly preached the Gospel to all, and readily became all things to all men so that he can win some souls for God. In the Gospel, St. Mark presented a typical day of Jesus: to preach the Good News, to heal all sickness, to expel demons, and to communicate with God in prayer.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: The meaningless of life
1.1/ Suffering in life is a reality which everyone must face: The Buddhism says life is an ocean of sufferings and framed in a vicious cycle of the four elements: birth, old age, sickness and death. Suffering can come from all the circle of life. The first action of a newborn baby is crying, not laughing. Then, he must spend his young age for education and preparing to work. Next, he must work the main portion of his life to earn living and to raise his family. Finally, he retires from work, not because he wants to, but he doesn’t have strength to continue. Beside all of these, diseases can penetrate his body at anytime, especially when he grows old. The last phase of his life is death when none can escape. The author of Job highlighted some of these sufferings as follows:
(1) Suffering comes from hard works: “Has not man a hard service upon earth, and are not his days like the days of a hireling?Like a slave who longs for the shadow, and like a hireling who looks for his wages, so I am allotted months of emptiness, and nights of misery are apportioned to me.” If human life has no other meaning, he is worse than animals, because they don’t have to work hard like him to earn a living.
(2) Suffering comes from the monotone of time: The author of Ecclessiastes said: “There is no new under the sun.” The author of Job expressed the same feeling: “When I lie down I say, `When shall I arise?’ But the night is long, and I am full of tossing till the dawn.”
(3) Suffering comes from sickness: This is the next suffering which Job must suffer, when Satan caused him to have a skin disease.
(4) Suffering comes from wrong understanding: Job suffered from wrong accusations of his friends and his inability to understand the meaning of suffering.
1.2/ Life without hope is death: Men can live with suffering, but can’t live without hope. The author of Job said: “My days are swifter than a weaver’s shuttle, and come to their end without hope.”Remember that my life is a breath; my eye will never again see good.””
To understand Job’s situation, we must understand his understanding about the meaning of life. According to Jewish tradition at that time, happiness is only limited in earthly life. When people died, that is the end of human life. Even though God revealed about the next life in many books of the Old Testament, especially in the Psalms, but people didn’t correctly understand it. To the people who lived according to God’s law, they believed that God would grant them a happy life on earth with many children, richness and a long life. In Job’s case, he lived according to God’s law; he couldn’t understand why God took away all what he had. Neither He understood that suffering is used to test his faith in God. The author confirmed his belief according to Jewish tradition when he concluded his book with God’s multiplied blessings on Job. The concept of the next and eternal life happened late in the Books of Daniel and Maccabees, about second century BC, and was clear with Jesus’ confirmation (Jn 6:39-40, 11:25).
2/ Reading II: I became all things to all men.
2.1/ Preaching the Gospel is a duty: The event of his conversion on the way to Damascus always enlightened all of St. Paul’s thinking. He was on the way to persecute Christians, not to preach the Gospel; but God had His own plan, He made Paul to be the preacher of the Gentiles. Therefore, Paul ascertained in today passage: “For if I preach the Gospel, that gives me no ground for boasting. For necessity is laid upon me. Woe to me if I do not preach the Gospel!For if I do this of my own will, I have a reward; but if not of my own will, I am entrusted with a commission.”
Since preaching is Pauls’ duty, he tried to find a way to earn the reward from the preaching of the Gospel: “What then is my reward? Just this: that in my preaching I may make the Gospel free of charge, not making full use of my right in the Gospel.” Like Jesus, Paul emphasized many times on workers should be rewarded for his work. He refused to take the reward from men, not that he wasn’t deserved, but to get the reward from God. In Paul’s life, he worked with his hands to support his preaching of the Gospel, though he could ask for support from his faithful. He intentionally did this to get God’s reward.
2.2/ Paul sacrificed everything for the preaching of the Gospel: Once Paul recognized God’s plan of salvation and his vocation to preach for the Gentiles, he was ready to sacrifice all he had to fulfill his vocation. Since the salvation of souls is the most important task, all methods must be used to achieve this goal. Paul’s efficient method is “to become all things to all people.”
He explained his method: “For though I am free from all men, I have made myself a slave to all, that I might win the more.To the weak I became weak, that I might win the weak. I have become all things to all men that I might by all means save some.I do it all for the sake of the Gospel, that I may share in its blessings.”
Preachers must not be afraid to reach areas where no one plant their feet yet. He shouldn’t be hesitated to enter prisons, brothels, robbers’ den if there are people who have not yet to hear the Gospel. Jesus and Paul are indeed the exemplars for us to follow.
3/ Gospel: A busy and typical day of Jesus’ life on earth.
3.1/ Preaching of the Good News: Today passage reported Jesus’ preaching in the Capernaum’s synagogue in the Sabbath day. During Jesus’ life on earth, he didn’t limit his preaching in the synagogue, but expanded to all places: on mountains, along the roads, in a boat, along the seashores… wherever it had audiences. What are the contents of Jesus’ preaching? First, the kingdom of God has come. Jesus wanted to say that God’s kingdom has come with his appearance. Everyone can enter to enjoy a happy life with God from now on. Secondly, he is the hope of humankind. Through him, all human sins are forgiven and human beings are reconciled with God. Lastly, he invited people to repent and to believe what he preached because he is God’s wisdom. He comes to reveal God’s mystery for men. People need to know these fundamental points before they can believe in him and hope in what he promises. These can also help them to change their life according to requirements of the Gospel.
3.2/ Healing of all diseases: No one can escape diseases, from normal disease as fever to serious disease as ulcers. Jesus had compassion on all those who are sick and he healed many of them.
(1) Jesus healed Peter’s mother-in-law: Peter’s house isn’t too far from the synagogue so he might invite Jesus and other apostles to come to his mother-in-law’s house to have a lunch. He thought meal is ready to eat; but when they came, they didn’t see food but his mother-in-law was in bed with a fever. Immediately they told him of her.Jesus came and took her by the hand and lifted her up, and the fever left her; and she served them.
We can learn a lesson of patience from this situation. Many times, we feel pain and desperate because sickness prevents the works and plans which we are doing; but we must learn how to go along with God’s will, even in our sickness. Once we are healed, we can continue to work as Peter’s mother-in-law joyfully served Jesus and his disciples.
(2) Jesus healed all the sick and those who were possessed by demons in Capernaum: Mark briefly reported: “That evening, at sundown, they brought to him all who were sick or possessed with demons.And the whole city was gathered together about the door.And he healed many who were sick with various diseases, and cast out many demons; and he would not permit the demons to speak, because they knew him.”
They must wait until the sun came down because it is illegal to heal on the Sabbath. Jesus healed all. People suffer because of all sickness in body; but they suffer even more from being possessed by demons. Jesus cast out demons and gave power to his disciples so they can liberate people from being slaves to demons.
3.3/ Communicating with God in prayer: Though Jesus was so busy during the day to preach and to heal; he could still find time to communicate with his Father in prayer. According to Mark, “And in the morning, a great while before day, he rose and went out to a lonely place, and there he prayed.” A new day with all its challenges, Jesus knew he needs God’s wisdom and power to meet its challenges. This teaches us that we can’t meet challenges of life without communicating with God in prayer. We must balance between our prayer life and apostolic works.
When Jesus was still in prayer, Simon and those who were with him pursued him,and they found him and said to him, “Every one is searching for you.”But Jesus said to them, “Let us go on to the next towns, that I may preach there also; for that is why I came out.”And he went throughout all Galilee, preaching in their synagogues and casting out demons. Jesus had only three years to complete his mission and he wanted the Good News to reach as many as possible.
One temptation which is always happened to a preacher is to settle in one place after he has built up his local connection. He forgot the urgency of preaching of the Gospel for the salvation. A true preacher must always be on the road to preach and to win souls for God until the time God takes him away.
III. APPLICATION IN LIFE:
– Life has a meaning or not depending on if we can understand or not.
– The meaning of life isn’t come from human being, but from God. He creates and predestines them for a happy and eternal life with Him in the heaven.
– Life on earth is the opportunity for us to show our faith in God. We must spend all of our time and effort to show people the ultimate goal of life, and help them to reach this goal.