Thứ Bảy, Tuần I TN, Năm lẻ
Bài đọc: Heb 4:12-16; Mk 2:13-17.
1/ Bài đọc I: (Heb 4:12-16)
12 Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người.13 Vì không có loài thọ tạo nào mà không hiện rõ trước Lời Chúa, nhưng tất cả đều trần trụi và phơi bày trước mặt Đấng có quyền đòi chúng ta trả lẽ.14 Chúng ta có một vị Thượng Tế siêu phàm đã băng qua các tầng trời, là Đức Giê-su, Con Thiên Chúa. Vậy chúng ta hãy giữ vững lời tuyên xưng đức tin.15 Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội.16 Bởi thế, ta hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần.
2/ Phúc Âm: (Mk 2:13-17)
13 Đức Giê-su lại đi ra bờ biển hồ. Toàn thể dân chúng đến với Người, và Người dạy dỗ họ.14 Đi ngang qua trạm thu thuế, Người thấy ông Lê-vi là con ông An-phê, đang ngồi ở đó. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi! ” Ông đứng dậy đi theo Người.15 Người đến dùng bữa tại nhà ông. Nhiều người thu thuế và người tội lỗi cùng ăn với Đức Giê-su và các môn đệ: con số họ đông và họ đi theo Người.16 Những kinh sư thuộc nhóm Pha-ri-sêu thấy Người ăn uống với những kẻ tội lỗi và người thu thuế, thì nói với các môn đệ Người: “Sao! Ông ấy ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi! “17 Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói với họ: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hiệu quả của Lời Chúa
Theo truyền thống Do-Thái, một khi lời nói phát xuất từ miệng một người, nó có thể hiện hữu cách độc lập. Nó không chỉ là một âm thanh với một ý nghĩa; nó còn là một năng lực thóat ra để hòan thành ý định của người nói. Ví dụ, biết bao việc làm là hậu quả của những lệnh truyền của vua chúa và các vĩ nhân trên thế giới. Điều này càng đúng hơn với Lời Chúa. Theo Tiên-tri Isaiah: “Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn, thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó” (Isa 55:10-11).
Các Bài Đọc hôm nay đặt trọng tâm trong việc đề cao sự quan trọng của Lời Chúa. Trong Bài Đọc I, Tác-giả Thư Do-Thái so sánh Lời Chúa với thanh gươm sắc bén hai lưỡi, có khả năng xuyên thấu mọi chỗ bí ẩn của con người. Trong Phúc Âm, Lời Chúa Giêsu có sức hấp dẫn một người thu thuế như Matthêu, và làm cho ông trở nên một Tông-đồ nhiệt thành của Chúa Giêsu.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Lời Chúa nhập thể trong thân xác con người.
1.1/ Sự quan trọng của Lời Chúa: “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách thần trí với linh hồn, khớp xương với tuỷ sống.” Phân tích từ ngữ sẽ giúp chúng ta hiểu tầm quan trọng của Lời Chúa.
– Sống động: Lời Chúa không phải là tác phẩm văn chương hay triết lý, cho dầu hay đến đâu chăng nữa; nhưng vẫn sống động và cần thiết cho con người ở mọi nơi, mọi thời. Đây là lý do tại sao không một Sách nào trong lịch sử con người có nhiều người đọc bằng Kinh Thánh.
– Hữu-hiệu: Khi một người quyết định sống theo Lời Chúa, họ trở thành con người hòan tòan mới. Việc Matthew bỏ mọi sự theo Chúa Giêsu là một trường hợp điển hình.
– Xuyên-thấu: Lời Chúa sắc-bén hơn cả gươm hai lưỡi. Người Hy-Lạp quan niệm con người là tập hợp của 3 phần chính: (1) linh hồn là cái làm cho con người sống; (2) thần trí là đặc điểm làm con người suy tư và lý luận; và (3) thân xác. Tác-giả có ý muốn nói Lời Chúa thử thách đời sống thể lý cũng như tâm linh của con người.
– Phê-bình: Lời Chúa phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người. Tâm tình thuộc về phần cảm xúc của con người; trong khi tư tưởng thuộc về phần trí tuệ của con người.
Nói tóm, “Không có loài thọ tạo nào có thể ẩn giấu trước Lời Chúa; nhưng tất cả đều trần trụi và phơi bày trước mặt Đấng có quyền đòi chúng ta trả lẽ.” Con người không thể trốn tránh và che phủ trước Lời Chúa; chúng ta phải diện-đối-diện với Thiên Chúa và trả lời cho tất cả những việc chúng ta đã không làm theo Lời Chúa dạy.
1.2/ Kinh nghiệm của Chúa Giêsu: Đây là một giáo lý hòan tòan mới và là một cuộc cách mạng tôn giáo; vì các tôn giáo bấy giờ tin Thiên Chúa và đau khổ không thể ở chung với nhau. Đối với người Do-Thái, một Thiên Chúa uy quyền không thể chịu đau khổ. Đối với Phái Khắc Kỷ (Stoics), Thiên Chúa không được có cảm xúc (apatheia), vì sẽ bị dân thuyết phục và lợi dụng để cầu xin; và như thế, họ hơn Chúa. Đối với Phái Khóai Lạc (Epicureans), Thiên Chúa phải tách rời thế giới. Ngài sung sướng và hạnh phúc hòan tòan rồi, không cần phải biết đến thế giới con người. Kitô Giáo đi ngược lại với các tôn giáo này, khi tin Chúa Kitô đã trải qua mọi kinh nghiệm trên trời cũng như dưới đất để thấu hiểu, để đồng cảm, và để cứu giúp con người.
(1) Kinh nghiệm trên trời: “Chúng ta có một vị Thượng Tế siêu phàm đã băng qua các tầng trời, là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa. Vậy chúng ta hãy giữ vững lời tuyên xưng đức tin.”
(2) Kinh nghiệm dưới đất: “Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội.”
Vì đã có tất cả các kinh nghiệm trên trời cũng như dưới đất, Chúa Giêsu biết cách mang Thiên Chúa đến cho con người, và mang con người về cho Thiên Chúa. Hai điều chính Chúa Giêsu có thể giúp con người:
– Cảm thương: Không một nỗi cơ cực nào con người phải trải qua mà Chúa Giêsu không phải chịu, và còn hơn chúng ta nữa. Khi chúng ta phải quằn quại trong đau khổ, chúng ta không muốn chạy đến một chúa vô cảm của Do-Thái và Hy-Lạp; nhưng đến với một Chúa đã trải qua gian khổ như chúng ta để được đồng cảm.
– Trợ giúp: Người có thể giúp chúng ta cách hiệu quả nhất là Người đã trải qua mọi gian nan và thử thách như chúng ta, và đã chiến thắng. Chúng ta hãy chạy lại với Ngài để được giúp.
2/ Phúc Âm: Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.
2.1/ Chúa Giêsu gọi Lêvi, người thu thuế: “Đi ngang qua trạm thu thuế, Người thấy ông Lêvi là con ông Anphê, đang ngồi ở đó. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông đứng dậy đi theo Người.” Người Do-Thái quan niệm: người thu thuế như ông Lêvi là người tội lỗi công khai, vì đã toa rập với nước ngòai để bóc lột dân chúng. Họ bị ngăn cấm không cho vào Đền Thờ, và được xếp hạng cùng với hàng đĩ điếm và trộm cướp. Chúa Giêsu không những chọn Matthew, mà còn công khai dùng bữa với các người thu thuế khác tại nhà ông. Thái độ của Matthew rất anh hùng và dứt khóat, vì một khi đã bỏ nghề thu thuế là ông đã mất tất cả về phương diện vật chất. Nhưng bù lại, ông đã nhận được rất nhiều về phương diện tinh thần: bình an vì từ nay không còn bị khinh thường, trở thành Tông-đồ, và trở thành Thánh-sử để loan báo Tin Mừng của Chúa.
2.2/ Xung đột ý kiến giữa Chúa Giêsu và Nhóm Biệt-phái: Có hai phản ứng chính trong cuộc trở lại của Matthew:
(1) Những kinh-sư thuộc nhóm Biệt-phái: Thấy Người ăn uống với những kẻ tội lỗi và người thu thuế, thì nói với các môn đệ Người: “Sao! Ông ấy ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi!”
(2) Đức Giê-su nói với họ: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”
Ngược lại với cách cư xử của con người, Thiên Chúa không giữ quá khứ tội lỗi của con người; trái lại Ngài không ngừng kêu gọi con người từ bỏ quá khứ tội lỗi để hướng về tương lai. Như một bác sĩ rành nghề, Chúa Giêsu biết Ngài có thể chữa bệnh cho Matthew, và dùng những tài năng sẵn có của ông cho việc rao giảng Tin Mừng.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Lời Chúa có sức để làm những chuyện không thể đối với con người.
– Lời Chúa có khả năng thay đổi những tâm hồn tội lỗi thành thánh thiện.
– Chúng ta phải dành địa vị quan trọng cho Lời Chúa trong cuộc đời, được chứng tỏ qua thời gian bỏ ra, cố gắng khắc phục khó khăn, và thực thi Lời Chúa.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Saturday of the First Week in Ordinary Time
Viết bởi Lan Hương
Readings: Heb 4:12-16; Mk 2:13-17.
1/ Reading I: NAB Hebrews 4:12 Indeed, the word of God is living and effective, sharper than any two-edged sword, penetrating even between soul and spirit, joints and marrow, and able to discern reflections and thoughts of the heart. 13 No creature is concealed from him, but everything is naked and exposed to the eyes of him to whom we must render an account. 14 Therefore, since we have a great high priest who has passed through the heavens, Jesus, the Son of God, let us hold fast to our confession. 15 For we do not have a high priest who is unable to sympathize with our weaknesses, but one who has similarly been tested in every way, yet without sin. 16 So let us confidently approach the throne of grace to receive mercy and to find grace for timely help.
2/ Gospel: NAB Mark 2:13 Once again he went out along the sea. All the crowd came to him and he taught them. 14 As he passed by, he saw Levi, son of Alphaeus, sitting at the customs post. He said to him, “Follow me.” And he got up and followed him. 15 While he was at table in his house, many tax collectors and sinners sat with Jesus and his disciples; for there were many who followed him. 16 Some scribes who were Pharisees saw that he was eating with sinners and tax collectors and said to his disciples, “Why does he eat with tax collectors and sinners?” 17 Jesus heard this and said to them (that), “Those who are well do not need a physician, but the sick do. I did not come to call the righteous but sinners.”
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Tien M. Dinh, O.P.
I. THEME: The effect of God’s word
According to Jewish thinking, when a word comes from a human mouth, it can independently exists. It is not only a sound with a meaning, but it also has a power to complete the speaker’s will. For example, many wonderful works are results of kings and great people’s commands in the world. This is even more true with God’s word. According to the prophet Isaiah: “For just as from the heavens the rain and snow come down and do not return there till they have watered the earth, making it fertile and fruitful, giving seed to him who sows and bread to him who eats, so shall my word be that goes forth from my mouth; it shall not return to me void, but shall do my will, achieving the end for which I sent it” (Isa 55:10-11).
Today readings emphasize on the importance of God’s word. In the first reading, the author of the Letter to the Hebrews compared God’s word with the two-edges sword; it has an ability to penetrate all human hidden places. In the Gospel, Jesus’ word had power to attract Matthew, a tax-collector, to give up everything to become his ardent disciples.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: God’s word incarnated in a human body.
1.1/ The importance of God’s word: The author described its ability as follows, “Indeed, the word of God is living and effective, sharper than any two-edged sword, penetrating even between soul and spirit, joints and marrow, and able to discern reflections and thoughts of the heart.” An analysis of words will help us to understand the importance of God’s word.
– Living: God’s word isn’t a literature or philosophical work, even a best one; but it is still a living and necessary book for people in all places and at all time. This is the reason why there isn’t a single book in human history which has so many readers as the Scripture.
– Effective: When people decide to live according to God’s word, they completely become new people. The converse of St. Matthew who gave up everything to follow Jesus is a typical example.
– Penetrating: God’s word is sharper than any two-edged sword. The Greeks think a human being is the combination of the three main things: firstly, the soul which makes people as a living being; secondly, the spirit which helps people to think and to reason; lastly, the body. The author wanted to say that God’s word tests both human physical and spiritual life.
– Discerning: God’s word criticizes reflections and thoughts of the heart. Thoughts of the heart belong to human passions while reflections to human intellect.
In short, “No creature is concealed from him, but everything is naked and exposed to the eyes of him to whom we must render an account.” People can’t hide or cover up anything before God’s word; all people must appear face-to face before God and answer with him for all works which they didn’t follow God’s word.
1.2/ Jesus’ experience: This is a completely new doctrine and a religious revolution because most of religions at that time believed God and sufferings can’t be together. To Judaism, a powerful God can’t be suffered. To the Stoics, God must be insensitive (apatheia); if He is sensitive, he shall be convinced and used by people. To the Epicureans, God must be separated from the world. He is completely happy and has no need to concern about human world. Christianity opposes all these religions in believing that Christ who had all experiences in heaven and also on earth to understand, to have compassion and to help people.
(1) Heavenly experience: “Since we have a great high priest who has passed through the heavens, Jesus, the Son of God, let us hold fast to our confession.”
(2) Earthly experience: “For we do not have a high priest who is unable to sympathize with our weaknesses, but one who has similarly been tested in every way, yet without sin. So let us confidently approach the throne of grace to receive mercy and to find grace for timely help.”
Since having all heavenly and earthly experience, Jesus knows how to bring God to men and men to God. There are two main things which Jesus can help human beings:
– Compassion: There is no suffering which a man must pass through and Jesus didn’t, and he suffered even more than that. When people are suffered, they don’t want to come to an insensitive God of Hebrews and Greeks, but to the one who passed through the same suffering as them to be sympathized.
– Help: The one who can effectively help others is the one who passed through all trials and sufferings and was victorious. People need to come to him to receive help from him.
2/ Gospel: “I did not come to call the righteous but sinners.”
2.1/ Jesus called Levi, a tax-collector: St. Mark reported St. Matthew’s conversion as follows, “As he passed by, he saw Levi, son of Alphaeus, sitting at the customs post. He said to him, “Follow me.” And he got up and followed him.”
The Jews think a tax-collector as Levi is a public sinner because he acted in collusion with Romans to exploit people. He is forbidden to enter the temple, and classified as the same type with prostitutes and robbers. Not only Jesus chose Matthew but also publicly had a meal at his house with other tax-collectors. Matthew’s attitude is very courageous and conclusive because when he gives up his career, he loses all material things. In compensation, he receives many spiritual things: peace because from now on he shall not be looked down; becoming Jesus’ disciples and evangelist to preach God’s word.
2.2/ The conflict between Jesus and the Pharisees: There are two main reactions in Matthew’s conversion.
(1) The scribes and the Pharisees: When they saw Jesus sitting in the same table with Matthew and his friends, they criticized him, “Why does he eat with tax collectors and sinners?”
(2) Jesus answered and sai to them: “Those who are well do not need a physician, but the sick do. I did not come to call the righteous but sinners.”
In opposition with human reaction, God doesn’t hold back human sinful past; He constantly invites people to give up their sinful past to orient themselves to the future. As an experienced doctor, not only Jesus knew that he can heal Matthew, but also to use his given talent to write and to preach the Good News.
III. APPLICATION IN LIFE:
– God’s word can help people to do impossible things.
– God’s word can change sinful people to the holy ones.
– We must give God’s word the highest position in our life by taking our time to learn and to put it into practice.