Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Bảy Tuần 30 TN2, Năm Chẵn

Thứ Bảy Tuần 30 TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: Phil 1:18-26; Lk 14:7-11
1/ Bài đọc I: 18 Nhưng không sao đâu! Dù thế nào đi nữa với ý lành hay ý xấu, cuối cùng Đức Ki-tô được rao giảng là tôi mừng. Và tôi sẽ còn mừng nữa,
19 bởi vì tôi biết rằng điều ấy sẽ giúp cho tôi đạt được ơn cứu độ, nhờ lời cầu nguyện của anh em, và nhờ Thần Khí của Đức Giê-su Ki-tô phù trợ.
20 Đó là điều tôi đợi chờ và hy vọng. Sẽ không có gì làm cho tôi phải hổ thẹn, trái lại tôi hoàn toàn vững tin. Bây giờ cũng như mọi lúc, Đức Ki-tô sẽ tỏ bày quyền uy cao cả của Người nơi thân xác tôi, dù tôi sống hay tôi chết:
21 vì đối với tôi, sống là Đức Ki-tô, và chết là một mối lợi.
22 Nếu sống ở đời này mà công việc của tôi được sinh hoa kết quả, thì tôi không biết phải chọn đàng nào.
23 Vì tôi bị giằng co giữa hai đàng: ao ước của tôi là ra đi để được ở với Đức Ki-tô, điều này tốt hơn bội phần:
24 nhưng ở lại đời này thì cần thiết hơn, vì anh em.
25 Và tôi biết chắc rằng tôi sẽ ở lại và ở bên cạnh tất cả anh em để giúp anh em tấn tới và được hưởng niềm vui đức tin mang lại cho anh em.
26 Như thế, trong Đức Ki-tô Giê-su, anh em càng có lý do để hãnh diện về tôi, khi tôi lại đến gặp anh em.
2/ Phúc Âm: 7 Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này:
8 “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời,
9 và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: “Xin ông nhường chỗ cho vị này. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối.
10 Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: “Xin mời ông bạn lên trên cho. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn.11Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”
________________________________________

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hai lối sống: theo Chúa Kitô hay theo thế gian
Sống giữa cuộc đời, người tín hữu luôn bị giằng co giữa 2 lối sống: một bên là lối sống của người môn đệ Chúa Kitô và một bên là lối sống theo thế gian. Lối sống của người môn đệ Chúa Kitô đòi hỏi phải khiêm nhường, yêu thương, và hy sinh cho người khác; trong khi lối sống theo thế gian chú trọng đến danh dự, uy quyền, và bảo vệ các lợi lộc vật chất cho cá nhân. Trong Bài đọc I, Thánh Phaolô chú trọng đến lối sống của của người môn đệ Chúa Kitô bằng việc để Đức Kitô làm trung tâm điểm cho mọi họat động của con người. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đi ngược lại với lối sống thế gian khi Ngài đề cao nhân đức khiêm nhường và báo trước những thiệt hại do kiêu ngạo đem tới.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Hãy để Đức Kitô làm trung tâm điểm cho mọi họat động của con người.
1.1/ Chúa Kitô phải là nguyên nhân và cùng đích cho mọi họat động của con người: Thánh Phaolô đã “mặc lấy” và “thấm nhuần” Đức Kitô đến độ ngài có thể thốt lên trong khi bị tù đày tại Rôma: “Sẽ không có gì làm cho tôi phải hổ thẹn, trái lại tôi hoàn toàn vững tin. Bây giờ cũng như mọi lúc, Đức Kitô sẽ tỏ bày quyền uy cao cả của Người nơi thân xác tôi, dù tôi sống hay tôi chết.”
Nguyên nhân của cuộc sống là vì Đức Kitô; đích điểm của cuộc sống là về với Đức Kitô. Trong Thư Rôma, ngài xác quyết: “Nếu chúng ta sống là sống cho Chúa, nếu chúng ta chết là chết cho Chúa; như vậy dù sống hay chết chúng ta đều thuộc về Chúa” (Rom 14:8). Điều này cũng cùng một tư tưởng như ngài nói hôm nay: “Vì đối với tôi, sống là Đức Kitô, và chết là một mối lợi.”
1.2/ Vì Chúa Kitô, chúng tôi rao giảng Tin Mừng cho tha nhân:
– Có những người dùng việc rao giảng Tin Mừng cho những mục đích như: danh vọng, uy quyền, và các lợi lộc vật chất. Đối với Thánh Phaolô, người môn đệ đích thực rao giảng Tin Mừng không vì bất kỳ lý do nào khác, mà chỉ vì Đức Kitô mà thôi.
– Có những người lấy làm vui sướng khi Thánh Phaolô bị tù đày vì họ có thể tự do thao túng trong cộng đòan, nhưng Thánh Phaolô vẫn tích cực nhìn thấy lợi ích từ những công việc của họ: “Nhưng không sao đâu! Dù thế nào đi nữa với ý lành hay ý xấu, cuối cùng Đức Kitô được rao giảng là tôi mừng. Và tôi sẽ còn mừng nữa, bởi vì tôi biết rằng điều ấy sẽ giúp cho tôi đạt được ơn cứu độ, nhờ lời cầu nguyện của anh em, và nhờ Thánh Thần của Đức Giêsu Kitô phù trợ.”
1.3/ Niềm vui có được khi tha nhân biết Đức Kitô: Lòng yêu mến Đức Kitô không thể tách rời lòng yêu mến tha nhân; và niềm vui có được khi tha nhân nhận biết Đức Kitô là phần thưởng hạng nhất cho những người rao giảng Tin Mừng. Lòng yêu thương tha nhân làm Thánh Phaolô giằng co giữa 2 chọn lựa: một đàng là ao ước ra đi để được ở với Đức Kitô, điều này tốt hơn bội phần; một đàng nán lại đời này thì cần thiết hơn cho tha nhân. Sau cùng, Thánh Phaolô chọn để ở lại vì lợi ích cho tha nhân: “Tôi biết chắc rằng tôi sẽ ở lại và ở bên cạnh tất cả anh em để giúp anh em tấn tới và được hưởng niềm vui đức tin mang lại cho anh em. Như thế, trong Đức Kitô Giêsu, anh em càng có lý do để hãnh diện về tôi, khi tôi lại đến gặp anh em.”
2/ Phúc Âm: Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.
2.1/ Con người yêu thích chỗ cao, danh vọng, chức tước: Chúa Giêsu chọn một ví dụ rất phổ thông để dạy con người bài học khiêm nhường là dành nhau chỗ ngồi trong tiệc cưới. Khác với thời đại chúng ta hôm nay: chủ tiệc đã phân chia chỗ ngồi trước, và có người sẵn để đón và hướng dẫn khách vào bàn tiệc; thời của Chúa mạnh ai nấy ngồi tùy theo sự phán đóan của khách được mời.
Vì chỉ có chủ tiệc là người duy nhất biết cách sắp xếp chỗ ngồi trong tiệc cưới, các khách được mời không biết tất cả những khách được mời là ai và địa vị quan trọng thế nào; nên Chúa Giêsu đề nghị một cách hành xử khôn ngoan: “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: Xin ông nhường chỗ cho vị này. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: Xin mời ông bạn lên trên cho. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn.”
2.2/ Thiên Chúa yêu thích kẻ khiêm nhường: Theo lời Kinh Magnificat: “Thiên Chúa triệt hạ người quyền thế xuống khỏi ngai vàng, và nâng cao những người phận nhỏ.” Chúa Giêsu cũng tuyên bố nhiều lần: “Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.” Làm sao con người có thể học khiêm nhường? Cách hiệu quả nhất là học để biết sự thật về Thiên Chúa, về mình, và về tha nhân:
(1) Biết Thiên Chúa: Tất cả là của Chúa, chẳng có gì là của con người. Nếu là của Chúa ban, làm sao con người có thể kiêu ngạo trước mặt Ngài? Hơn nữa, mạng sống con người nằm trong tay Chúa; khi tới giờ Chúa cất đi, con người có thể cưỡng lại được chăng?
(2) Biết mình: Những kiến thức mình biết hay những gì mình có thật nhỏ nhoi so với kiến thức và tài sản của nhân lọai. Những gì mình nghĩ đã làm được chẳng thấm vào đâu so với bao nhiêu công trình quan trọng của người khác.
(3) Biết tha nhân: Rất nhiều những bậc vĩ nhân và thánh nhân tài giỏi, thánh thiện đã sống một cuộc đời khiêm nhường. Đức Mẹ Maria tuy là Mẹ Thiên Chúa đã nhận mình chỉ là nữ tỳ hèn mọn; chỉ vì Thiên Chúa đã đóai thương nhìn tới, nên mọi đời đã khen Mẹ diễm phúc. Thánh Thomas Aquinas, tác giả của tác phẩm nổi tiếng, Summa Theologiae, đã từ chối không viết nữa. Lý do như ngài thú nhận: tất cả những gì tôi đã viết ra chỉ là rơm rác so với sự thật nơi Thiên Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta không chỉ học để biết về Đức Kitô, nhưng giống như Thánh Phaolô, chúng ta phải mặc lấy và để Chúa Kitô làm trung tâm điểm cho mọi họat động trong cuộc đời.
– Cách hành xử khôn ngoan trong cuộc sống là cứ khiêm nhường chọn chỗ hèn hạ nhất. Một khi đã ngồi chỗ rốt hết, chúng ta sẽ không sợ bị mất mặt hay tranh giành của bất cứ ai; và như thế là có sự bình an trong tâm hồn.
– Để học khiêm nhường đích thực, chúng ta cần học biết sự thật về Thiên Chúa, về mình, và về tha nhân. Một khi đã biết ssự thật, chúng ta sẽ biết chỗ đứng của chúng ta trong mối tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Saturday of the Thirtieth Week in Ordinary Time
Viết bởi Lan Hương

Readings: Phil 1:18-26; Lk 14:7-11.
1/ First Reading: NAB Philippians 1:18 What difference does it make, as long as in every way, whether in pretense or in truth, Christ is being proclaimed? And in that I rejoice. Indeed I shall continue to rejoice, 19 for I know that this will result in deliverance for me through your prayers and support from the Spirit of Jesus Christ. 20 My eager expectation and hope is that I shall not be put to shame in any way, but that with all boldness, now as always, Christ will be magnified in my body, whether by life or by death. 21 For to me life is Christ, and death is gain. 22 If I go on living in the flesh, that means fruitful labor for me. And I do not know which I shall choose. 23 I am caught between the two. I long to depart this life and be with Christ, (for) that is far better. 24 Yet that I remain (in) the flesh is more necessary for your benefit. 25 And this I know with confidence, that I shall remain and continue in the service of all of you for your progress and joy in the faith, 26 so that your boasting in Christ Jesus may abound on account of me when I come to you again.
2/ Gospel: NAB Luke 14:7 He told a parable to those who had been invited, noticing how they were choosing the places of honor at the table. 8 “When you are invited by someone to a wedding banquet, do not recline at table in the place of honor. A more distinguished guest than you may have been invited by him, 9 and the host who invited both of you may approach you and say, ‘Give your place to this man,’ and then you would proceed with embarrassment to take the lowest place. 10 Rather, when you are invited, go and take the lowest place so that when the host comes to you he may say, ‘My friend, move up to a higher position.’ Then you will enjoy the esteem of your companions at the table. 11 For everyone who exalts himself will be humbled, but the one who humbles himself will be exalted.”
________________________________________

I. THEME: The two ways of life: to follow Christ or the world
Living in the world, a Christian is always being divided between the two ways of life: the way of Christ and the worldly way. The Christ’s way demands us humility, charity and sacrifice for others; while the worldly way pays attention only to honor, power and protection individual profits.
In the first reading, the author of the Letter to the Philippians highlights the way of Christ’s disciple by letting Christ to be the centerpiece for his all activities. In the Gospel, Christ countered with the worldly way when he praised the virtue of humility and warned all the damages caused by human pride.

II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Let Christ to be the center for all human activities.
1.1/ Christ must be the cause and the ultimate end for all human activities: St. Paul “put on” and permeated Christ to the point that he could utter these words during his prison in Rome: “My eager expectation and hope is that I shall not be put to shame in any way, but that with all boldness, now as always, Christ will be magnified in my body, whether by life or by death.”
The cause of his life is Christ and the ultimate end of his life is also Christ. In his Letter to the Romans, he ascertains: “If we live, we live to the Lord, and if we die, we die to the Lord; so then, whether we live or whether we die, we are the Lord’s” (Rom 14:8). This idea is also similar with what he mentioned today: “For to me life is Christ, and death is gain.”
1.2/ Because of Christ, we preach the Gospel for people:
– Many people use the preaching of the Gospel for other purposes, such as: fame, power, and material gains. But to St. Paul, Christ’s true disciple is the one who preaches the Gospel not for any other purpose, but only for Christ.
– There were many people who felt happy when Christ was in prison so that they can freely control the community; but St. Paul still positively recognized the benefits from their works. He said: “What difference does it make, as long as in every way, whether in pretense or in truth, Christ is being proclaimed? And in that I rejoice. Indeed I shall continue to rejoice, for I know that this will result in deliverance for me through your prayers and support from the Spirit of Jesus Christ.”
1.3/ The joy achieved when people know Christ: The love of Christ can’t be separated from the love for people; moreover, the love for people is the measure stick for the love of Christ. The joy one has when he sees other to know Christ should be the premium prize for those who preach the Gospel. The love for others caused St. Paul to be divided between the two choices: either desires to die to be with Christ forever because this is the best part, or to remain in this world because this will be benefited for others. At last, Paul chose to remain for others’ benefits. He said: “And this I know with confidence, that I shall remain and continue in the service of all of you for your progress and joy in the faith, so that your boasting in Christ Jesus may abound on account of me when I come to you again.”
2/ Gospel: “Who exalts himself will be humbled, and he who humbles himself will be exalted.”
2.1/ Men love vainglory and high places: Jesus gave a popular example to teach people to be humble is to occupy a higher place in a wedding. Jewish ancient custom is different with our today society in which the host arranged the guests’ seats and had people to lead guests to their seats. At Jesus’ time, guests chose their own seats depending on their judgings.
The only one who knows the arrangement of seats is the host, guests don’t know who were invited and their relationships with the host. This is why Jesus advised his disciples: “When you are invited by any one to a marriage feast, do not sit down in a place of honor, lest a more eminent man than you be invited by him; and he who invited you both will come and say to you, `Give place to this man,’ and then you will begin with shame to take the lowest place. But when you are invited, go and sit in the lowest place, so that when your host comes he may say to you, `Friend, go up higher’; then you will be honored in the presence of all who sit at table with you.”
2.2/ God loves the lowly: As the verse of the Magnificat states: “God has put down the mighty from their thrones, and exalted those of low degree” (Lk 1:52); Jesus also declared many times in the Gospel: “Who exalts himself will be humbled, and he who humbles himself will be exalted.” How could people learn the lesson of humility? The most efficient way is to learn the truth about God, others, and oneself.
(1) To know God: All things we are possessing belong to God; nothing belong to us. If everythings are of God, why could we be proud of ourselves? Our life is also belonged to Him; when it is time to die, we cannot say “no” to Him.
(2) To know oneself: Our knowledge is so limitted comparing to vast knowledge of humankind, and whatever we accomplished is so small comparing to so many important works of others.
(3) To know others: Many of great men and women lived a humble life. The Blessed Mary, even is the Mother of God, acknowleded that she was only God’s maidservant; she was praised by generation after generation as the most Blessed One, was only because of God’s grace. St. Thomas Aquinas, the author of the great work, Summa Theologiae, denied to continue to write. The reason, as he confessed, is that whatever he has written about, are straws comparing to God’s truth. If these great people are such humble, what do we have to be bragged about?
III. APPLICATION IN LIFE:
– We can’t learn to know about Christ; but like St. Paul, we must put on Christ and let him to be the center for all our activities in our life.
– The best and wise way is always humbly choosing the lowest place when we attend public events. Once we choose such place, we shall no longer fear be loosing face or competition of others; we shall have the true peace in our soul.
– To learn the true humility, we need to learn truths about God, ourselves and others. Once we already know about these truths, we shall know our place in relation to God and others.