Thứ Năm Tuần 30 TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: Eph 6:10-20; Lk 13:31-35.
1/ Bài đọc I: 10 Sau cùng, anh em hãy tìm sức mạnh trong Chúa và trong uy lực toàn năng của Người.
11 Hãy mang toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa, để có thể đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ.
12 Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao.
13 Bởi đó, anh em hãy nhận lấy toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa; như thế, anh em có thể vận dụng toàn lực để đối phó và đứng vững trong ngày đen tối.
14 Vậy hãy đứng vững: lưng thắt đai là chân lý, mình mặc áo giáp là sự công chính,
15 chân đi giày là lòng hăng say loan báo tin mừng bình an;
16 hãy luôn cầm khiên mộc là đức tin, nhờ đó anh em sẽ có thể dập tắt mọi tên lửa của ác thần.
17 Sau cùng, hãy đội mũ chiến là ơn cứu độ và cầm gươm của Thần Khí ban cho, tức là Lời Thiên Chúa.
18 Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi. Để được như vậy, anh em hãy chuyên cần tỉnh thức và cầu xin cho toàn thể dân thánh.
19 Anh em cũng hãy cầu xin cho tôi nữa, để khi tôi mở miệng nói, thì Thiên Chúa ban lời cho tôi, hầu tôi mạnh dạn loan báo mầu nhiệm của Tin Mừng;
20 tôi là sứ giả của Tin Mừng này cả khi tôi đang bị xiềng xích. Anh em hãy cầu xin cho tôi để khi rao giảng Tin Mừng tôi nói năng mạnh dạn, như bổn phận tôi phải nói.
2/ Phúc Âm: 31 Cũng vào giờ ấy, có mấy người Pha-ri-sêu đến thưa Đức Giê-su rằng: “Xin ông đi ra khỏi đây, vì vua Hê-rô-đê đang muốn giết ông! “
32 Người bảo họ: “Các ông hãy đi nói với con cáo ấy thế này: “Hôm nay và ngày mai tôi trừ quỷ và chữa lành bệnh tật, ngày thứ ba tôi hoàn tất.
33 Tuy nhiên, hôm nay, ngày mai và ngày mốt, tôi phải tiếp tục đi, vì một ngôn sứ mà chết ngoài thành Giê-ru-sa-lem thì không được.
34 “Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem! Ngươi giết các ngôn sứ và ném đá những kẻ được sai đến cùng ngươi! Đã bao lần Ta muốn tập họp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập họp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu.
35 Thì này, nhà các ngươi sẽ bị bỏ mặc cho các ngươi. Mà Ta nói cho các ngươi hay: các ngươi sẽ không còn thấy Ta nữa cho đến thời các ngươi nói: Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! “
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cuộc chiến trần gian
Cuộc đời con người là một trận chiến chống lại không chỉ một kẻ thù, nhưng tới ba kẻ thù: ma quỉ, thế gian, và xác thịt. Làm sao chúng ta có thể chống lại 3 kẻ thù nặng ký này? Ma quỉ (evil spirits) không phải là chuyện tưởng tượng, Chúa Giêsu đã nhiều lần trục xuất quỉ ra khỏi con người trong các Phúc Âm. Chúng vốn là những thiên thần từ trời bị tống ra ngòai vì tội phản lọan Thiên Chúa; vì thế chúng khôn ngoan hơn con người và không bao giờ muốn con người thuộc về Thiên Chúa. Thế gian bao gồm tất cả những sức mạnh đe dọa đời sống đức tin: vua quan, uy quyền, danh vọng, lợi lộc vật chất. Xác thịt là chính thân thể con người với đầy dẫy bệnh tật và mọi khuynh hướng xấu: cờ bạc, rượu chè, hút sách, đam mê xác thịt … Trong Bài đọc I, Thánh Phaolô xác nhận con người không thể chống lại ba thù với sức mạnh của con người; nhưng với sức mạnh của Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, chính Chúa Giêsu cũng phải đương đầu với quyền lực thế gian của bạo vương Herode và dân thành Jerusalem; nhưng Ngài đã thắng vuợt tất cả.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Hãy tìm sức mạnh trong Chúa và trong uy lực toàn năng của Người. Thánh Phaolô đề nghị 2 cách chính con người phải theo để chống lại ba thù:
1.1/ Hãy mang toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa, để có thể đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ: Thánh Phaolô có lẽ đã nhiều lần quan sát người lính Rôma và trang phục của họ khi Ngài còn ở trong tù tại Rôma, nên ngài ví các tín hữu cũng như những người lính chiến đấu: phải luôn mặc binh phục và có sẵn mọi vũ khí cần thiết để chống lại kẻ thù: “Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao. Bởi đó, anh em hãy nhận lấy toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa; như thế, anh em có thể vận dụng toàn lực để đối phó và đứng vững trong ngày đen tối.” Ngài liệt kê một số các vũ khí cần thiết:
– lưng thắt đai là chân lý: một khi các tín hữu đã thủ đắc sự thật, họ có thể đứng vững trước mọi tấn công giả dối của ba thù;
– mình mặc áo giáp là sự công chính: giống như khi người lính đã mặc áo giáp, không gì có thể xuyên thấu được; người tín hữu cũng thế, khi họ đã mặc lấy sự công chính, không gì có thể thấm nhập vào tâm hồn của họ;
– chân đi giày: khi người chiến sĩ đi giầy trận, anh có thể được sai đi tới bất cứ nơi nào; khi người tín hữu đã được chuẩn bị, anh sẽ lên đường hăng say loan báo tin mừng bình an.
– hãy luôn cầm khiên mộc là đức tin: khiên mộc là thứ vũ khí bằng gỗ lớn dùng để đề phòng những tên lửa của kẻ thù. Khi đối phương phóng tên lửa, người chiến sĩ dùng khiên mộc để hứng lấy những tên lửa và chính các khiên mộc này sẽ giập tắt các ngọn lửa. Cũng thế, đức tin được dùng như khiên mộc để dập tắt mọi thứ tên lửa của ác thần.
– hãy đội mũ chiến là ơn cứu độ: không những chỉ tha những tội đã phạm mà còn cung cấp mọi nghị lực cần thiết để vượt thắng tội lỗi tương lai;
– và cầm gươm của Thánh Thần ban cho: tức là Lời Thiên Chúa. Tác giả của Thư Do-Thái so sánh Lời Chúa với gươm sắc bén hai lưỡi: “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người” (Heb 4:12).
1.2/ Hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện: Ngòai những binh giáp vũ khí kể trên, người tín hữu còn phải cầu nguyện: “Theo Thánh Thần hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi.” Chính Chúa Giêsu đã từng dạy các môn đệ sự quan trọng của cầu nguyện: “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ; vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối” (Mk 14:38). Thánh Phaolô chú ý đến 3 đặc tính của cầu nguyện:
(1) Phải cầu nguyện luôn: con người có khuynh hướng chỉ cầu nguyện khi có nhu cầu; nhưng nếu quan niệm cuộc đời là bãi chiến trường, con người phải cầu nguyện luôn vì nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
(2) Phải cầu nguyện nhiệt thành: càng ý thức được sự quan trọng của việc cầu nguyện, con người càng cần phải nhiệt thành để xin cho được những ơn cần thiết của Thiên Chúa.
(3) Phải cầu nguyện cho người khác nữa: không phải chỉ cầu nguyện cho mình mà thôi. Cầu nguyện giúp con người liên kết với mọi người trong tòan thể Dân Thánh của Thiên Chúa. Thánh Phaolô cũng xin các tín hữu Thessalonica cầu nguyện cho ngài trong việc rao giảng Tin Mừng: “Anh em cũng hãy cầu xin cho tôi nữa, để khi tôi mở miệng nói, thì Thiên Chúa ban lời cho tôi, hầu tôi mạnh dạn loan báo mầu nhiệm của Tin Mừng; tôi là sứ giả của Tin Mừng này cả khi tôi đang bị xiềng xích. Anh em hãy cầu xin cho tôi để khi rao giảng Tin Mừng tôi nói năng mạnh dạn, như bổn phận tôi phải nói.”
2/ Phúc Âm: Chúa Giêsu đương đầu với các quyền lực của thế gian.
2.1/ Với bạo vương Hêrôde Antipas của miền Galilê: Ông đã giết Gioan Tẩy Giả vì dám nói sự thật và giờ đây lại tìm cách để giết Chúa Giêsu. Tuy nhiên, khi được báo bởi mấy người Pharisêu, Chúa Giêsu chẳng những không sợ hãi mà còn bảo những người đưa tin: “Các ông hãy đi nói với con cáo ấy thế này: Hôm nay và ngày mai tôi trừ quỷ và chữa lành bệnh tật, ngày thứ ba tôi hoàn tất. Tuy nhiên, hôm nay, ngày mai và ngày mốt, tôi phải tiếp tục đi, vì một ngôn sứ mà chết ngoài thành Jerusalem thì không được.” Chúa Giêsu muốn hòan tất sứ vụ của Chúa Cha đã trao phó cho dẫu phải đương đầu với bao nhiêu chống đối, đau khổ, và ngay cả cái chết.
2.2/ Với sự khước từ tình yêu của dân thành Jerusalem: Khỏang lưng chừng của Núi Cây Dầu ngày nay, vẫn còn một nguyện đường nhỏ nhìn xuống Thành Jerusalem gọi là Nguyện Đường “Chúa khóc.” Theo truyền thống, trước Cuộc Thương Khó, Chúa Giêsu đã ngừng lại chỗ này và Ngài thương dân trong Thành đến nỗi đã thổn thức kêu lên: “Jerusa-lem, Jerusalem! Ngươi giết các ngôn sứ và ném đá những kẻ được sai đến cùng ngươi! Đã bao lần Ta muốn tập họp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập họp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu. Này đây, nhà các ngươi sẽ bị bỏ mặc cho các ngươi. Ta nói cho các ngươi hay: các ngươi sẽ không còn thấy Ta nữa cho đến thời các ngươi nói: Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa!” Không nỗi đau khổ nào lớn hơn nỗi đau khổ bị khước từ tình yêu. Tuy vậy, Chúa vẫn trung thành yêu thương đến cùng, với hy vọng một ngày dân Thành sẽ nhận ra và chấp nhận tình yêu của Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Cuộc đời con người là một bải chiến trường chống lại ba thù: ma quỉ – thế gian – và xác thịt. Chúng ta không thể thắng được nếu không mặc áo giáp và mang lấy mọi vũ khí cần thiết của Thiên Chúa; cùng cầu nguyện không ngừng.
– Một khi đã có sự trợ giúp của Thiên Chúa, chúng ta phải hiên ngang như Chúa Giêsu: sẵn sàng đương đầu với mọi quyền lực của thế gian để chu tòan sứ vụ mà Thiên Chúa đã trao phó, nhất là trung thành yêu thương tha nhân đến cùng cho dẫu bị khước từ.
Thursday of the 30 OT2
Readings: Eph 6:10-20; Lk 13:31-35.
1/ First Reading: NAB Ephesians 6:10 finally, draw your strength from the Lord and from his mighty power. 11 Put on the armor of God so that you may be able to stand firm against the tactics of the devil. 12 For our struggle is not with flesh and blood but with the principalities, with the powers, with the world rulers of this present darkness, with the evil spirits in the heavens. 13 Therefore, put on the armor of God that you may be able to resist on the evil day and, having done everything, to hold your ground. 14 So stand fast with your loins girded in truth, clothed with righteousness as a breastplate, 15 and your feet shod in readiness for the gospel of peace. 16 In all circumstances, hold faith as a shield, to quench all (the) flaming arrows of the evil one. 17 And take the helmet of salvation and the sword of the Spirit, which is the word of God. 18 With all prayer and supplication, pray at every opportunity in the Spirit. To that end, be watchful with all perseverance and supplication for all the holy ones 19 and also for me, that speech may be given me to open my mouth, to make known with boldness the mystery of the gospel 20 for which I am an ambassador in chains, so that I may have the courage to speak as I must.
2/ Gospel: NAB Luke 13:31 At that time some Pharisees came to him and said, “Go away, leave this area because Herod wants to kill you.” 32 He replied, “Go and tell that fox, ‘Behold, I cast out demons and I perform healings today and tomorrow, and on the third day I accomplish my purpose. 33 Yet I must continue on my way today, tomorrow, and the following day, for it is impossible that a prophet should die outside of Jerusalem.’ 34 “Jerusalem, Jerusalem, you who kill the prophets and stone those sent to you, how many times I yearned to gather your children together as a hen gathers her brood under her wings, but you were unwilling! 35 Behold, your house will be abandoned. (But) I tell you, you will not see me until (the time comes when) you say, ‘Blessed is he who comes in the name of the Lord.'”
________________________________________
I. THEME: Our fighting in the world
Our fighting in the world is against not only one enemy but three, they are: the devils, the world and our own flesh. How can we fight against three heavy-weight enemies? The evil spirits aren’t imaginary because our Lord Jesus expelled them many times from people according to the evangelists. They are bad angels who were expelled from the heaven because they rebelled against God. They are shrewder than people and never want them to belong to God. The world includes all the forces that threaten our faith, such as: worldly leaders, power, fame and material gains. The flesh is our own body with all sickness and bad tendencies, such as: gambling, drinking, smoking and fleshy passion. In the first reading, St. Paul confirmed that we can’t oppose these three enemies with our strength, only with God’s grace. In the Gospel, Jesus himself must also face the worldly powers of King Herod and the Jerusalem’s people; but he overcame both of them.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Let draw our strength in the Lord and his mighty power.
St. Paul suggests two principal ways to fight against our enemies:
1.1/ Let wear God’s whole armor so that we may be able to stand firm against the tactics of the devil: St. Paul probably observed many times the Roman soldiers and their armor when he was in prison at Rome; he likens the faithful as the soldiers who must wear the armor and have all necessary weapons to fight against their enemies. He said, “For our struggle is not with flesh and blood but with the principalities, with the powers, with the world rulers of this present darkness, with the evil spirits in the heavens. Therefore, put on the armor of God that you may be able to resist on the evil day and, having done everything, to hold your ground.” He listed out some necessary weapons:
(1) Stand fast with your loins girded in truth: Once the faithful possessed the truth, they can stand firm before all shrewd temptations of their enemies.
(2) Wear righteousness as a breastplate: Like a soldier who wears a breastplate, nothing can touch his heart; so when the faithful become righteous, nothing bad can permeate their heart.
(3) Your feet shod in readiness for the gospel of peace: When a soldier put on his fighting shoes, he can be sent to any place; so also when the faithful were prepared, they can be sent to announce the gospel of peace.
(4) Hold faith as a shield to quench all the flaming arrows of the evil one: A shield is a big weapon made by wood or metal to fight against the enemy’s flaming arrows; a soldier uses his shield to receive the flaming arrows and to quench their fire. Similarly, faith is likened as a shield to quench all the enemies’ temptations.
(5) Take the helmet of salvation: Christ gives us salvation by forgiving not only our past sins but also giving us grace to prevent our future sins.
(6) Take the sword of the Spirit, which is the word of God: The author of the Letter to the Hebrews likens God’s word with the two-edges sword: “For the word of God is living and active, sharper than any two-edged sword, piercing to the division of soul and spirit, of joints and marrow, and discerning the thoughts and intentions of the heart” (Heb. 4:12).
1.2/ Let take all opportunities to pray to God: Besides all the important weapons listed above, the faithful must always pray. St. Paul advised his faithful, “With all prayer and supplication, pray at every opportunity in the Spirit.” Jesus also taught his disciples, “Watch and pray that you may not enter into temptation; the spirit indeed is willing, but the flesh is weak” (Mk 14:38). St. Paul paid attention to the three characters of prayer:
(1) To pray always: People have a tendency to pray only when they have a need; but if they know life is a battlefield with their enemies, they must to constantly pray because dangers can happen to them at any time.
(2) To pray with all their heart: The more they know the importance of prayer the more eager they need to ask God for their necessary favors.
(3) To pray also for others, not only for themselves: Prayer help to unite all members of God’s people. St. Paul not only prayed for the faithful but asked them to pray for him in his preaching of the gospel: “Pray also for me, that speech may be given me to open my mouth, to make known with boldness the mystery of the gospel for which I am an ambassador in chains, so that I may have the courage to speak as I must.”
2/ Gospel: “I must go on my way today and tomorrow and the day following; for it cannot be that a prophet should perish away from Jerusalem.”
Jesus seldom called anyone by an animal name; but in Lucas’ today passage, he called Herod a “fox” to indicate his shrewd and contempt of truth. Jesus expressed his feeling for him and for the people of Jerusalem as follows.
2.1/ For Herod Antipas of Galilee: He is the one who killed John the Baptist because he spoke the truth, and now he is looking to destroy Jesus. When Jesus was announced of his wicked plan, he was not afraid and sent his words back to him: “Go and tell that fox, `Behold, I cast out demons and perform cures today and tomorrow, and the third day I finish my course.
Nevertheless I must go on my way today and tomorrow and the day following; for it cannot be that a prophet should perish away from Jerusalem.’” Jesus would like to finish the mission which his Father entrusted to him; even he has to face many opposition, sufferings, and death.
2.2/ For the people of Jerusalem: In the middle of the Olive Mountain today, there is a chapel, called “Jesus wept,” with a tiny hole to look down Jerusalem Temple. According to the tradition, Jesus stopped here before his Passion and death, to mourn for the people of Jerusalem as in today passage: “O Jerusalem, Jerusalem, killing the prophets and stoning those who are sent to you! How often would I have gathered your children together as a hen gathers her brood under her wings, and you would not! Behold, your house is forsaken. And I tell you, you will not see me until you say, `Blessed is he who comes in the name of the Lord!'”
There is no deeper pain than the refusing of one’s love. However, Jesus was still loyal in his love for the people to the end, with a hope that they will recognize and welcome his love for them. The prophecy that Jerusalem people will see Jesus and praise: “Blessed is he who comes in the name of the Lord!” was fulfilled when Jesus solemnly entered the city before his Passion.
III. APPLICATION IN LIFE:
– Our life is the battlefield to fight against our three dangerous enemies: the devil, the world and our flesh. We can’t be victorious if we don’t wear God’s armor, carry all of His necessary weapons and pray unceasingly.
– Once we are assisted by God, we must be courageously like our Lord Jesus. We must be ready to face all worldly powers to fulfill all tasks we receive from God, especially to loyally love others even they reject us.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP