Thứ Tư Tuần 29 TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: Eph 3:2-12; Lk 12:39-48.
1/ Bài đọc I: 2 Hẳn anh em đã được nghe biết về kế hoạch ân sủng mà Thiên Chúa đã uỷ thác cho tôi, liên quan đến anh em.
3 Người đã mặc khải để tôi được biết mầu nhiệm Đức Ki-tô như tôi vừa trình bày vắn tắt trên đây.
4 Anh em đọc thì có thể thấy rõ tôi am hiểu mầu nhiệm Đức Ki-tô thế nào.
5 Mầu nhiệm này, Thiên Chúa đã không cho những người thuộc các thế hệ trước được biết, nhưng nay Người đã dùng Thần Khí mà mặc khải cho các thánh Tông Đồ và ngôn sứ của Người.
6 Mầu nhiệm đó là: trong Đức Ki-tô Giê-su và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do-thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa.
7 Tôi đã trở nên người phục vụ Tin Mừng đó, nhờ ân sủng đặc biệt Thiên Chúa ban cho tôi, khi Người thi thố quyền năng của Người.
8 Tôi là kẻ rốt hết trong toàn thể dân thánh, thế mà Thiên Chúa đã ban cho tôi ân sủng này là loan báo cho các dân ngoại Tin Mừng về sự phong phú khôn lường của Đức Ki-tô,
9 và soi sáng cho mọi người được thấy đâu là mầu nhiệm Thiên Chúa đã an bài. Mầu nhiệm này đã được giữ kín từ muôn thuở nơi Thiên Chúa là Đấng tạo thành vạn vật,
10 để giờ đây, nhờ Hội Thánh, mọi quyền năng thượng giới được biết sự khôn ngoan thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa.
11 Thiên Chúa đã hành động như thế theo quyết định Người đã có từ muôn thuở và đã thực hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.
12 Trong Đức Ki-tô và nhờ tin vào Người, chúng ta được mạnh dạn và tin tưởng đến gần Thiên Chúa.
2/ Phúc Âm: 39 Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông đã không để nó khoét vách nhà mình đâu. 40 Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.”
41 Bấy giờ ông Phê-rô hỏi: “Lạy Chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho tất cả mọi người?”
42 Chúa đáp: “Vậy thì ai là người quản gia trung tín, khôn ngoan, mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc? 43 Khi chủ về mà thấy đầy tớ ấy đang làm như vậy, thì thật là phúc cho anh ta. 44 Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài sản của mình.
45 Nhưng nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng: “Chủ ta còn lâu mới về”, và bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa, 46 chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt phải chung số phận với những tên thất tín.
47 “Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều.
48 Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những chuyện đáng phạt, thì sẽ bị đòn ít. Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Rao giảng Tin Mừng là một đặc quyền.
Hiểu biết được Mầu Nhiệm Cứu Độ của Thiên Chúa là một đặc ân vì không phải ai cũng có thể biết và hiểu được. Một khi đã hiểu biết Mầu Nhiệm Cứu Độ, con người nắm được chìa khóa vào Nước Trời. Nhưng nhiệm vụ của những người đã hiểu biết là phải rao giảng Mầu Nhiệm Cứu Độ này cho người khác. Trong Bài đọc I, Thánh Phaolô coi đó như một đặc quyền được rao giảng Mầu Nhiệm Cứu Độ. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu khen thưởng những người biết trung thành phân phối Mầu Nhiệm Cứu Độ cho người khác; đồng thời, Chúa cũng cảnh cáo những người bất trung, lười biếng không chịu phân phối Mầu Nhiệm Cứu Độ cho mọi người.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Mầu nhiệm Cứu Độ của Thiên Chúa được thực hiện và mặc khải qua Đức Kitô.
1.1/ Đức Kitô mặc khải Mầu nhiệm Cứu Độ của Thiên Chúa cho các Tông Đồ và Thánh Phaolô: Trong 4 Phúc Âm, chính Chúa Giêsu mặc khải cho các Tông Đồ về Mầu Nhiệm Cứu Độ của Thiên Chúa. Tuy Phaolô không thuộc Nhóm Mười Hai và không được mặc khải bởi Chúa Giêsu khi Ngài còn mang thân xác con người, nhưng Phaolô cũng được mặc khải về Mầu Nhiệm này bởi chính Đức Kitô Phục Sinh. Mầu nhiệm đó là: trong Đức Kitô Giêsu và nhờ Tin Mừng, các Dân Ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do-Thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa.
Hiểu được Mầu Nhiệm Cứu Độ là một đặc ân Chúa ban, vì không phải ai cũng có thể hiểu được Mầu Nhiệm đó, như lời Thánh Phaolô nói: “Mầu nhiệm này, Thiên Chúa đã không cho những người thuộc các thế hệ trước được biết, nhưng nay Người đã dùng Thánh Thần mà mặc khải cho các thánh Tông Đồ và ngôn sứ của Người.”
1.2/ Đức Kitô đã trao phó cho Phaolô nhiệm vụ phân phát ân sủng qua việc rao giảng Tin Mừng: Đức Kitô Phục Sinh không chỉ mặc khải Mầu Nhiệm Cứu Độ cho Phaolô mà Ngài còn sai ông đi rao giảng Mầu Nhiệm Cứu Độ này cho các Dân Ngọai: “Tôi đã trở nên người phục vụ Tin Mừng đó, nhờ ân sủng đặc biệt Thiên Chúa ban cho tôi, khi Người thi thố quyền năng của Người.”
Thánh Phaolô ý thức được sở dĩ Ngài được mặc khải và được sai đi để rao giảng Mầu Nhiệm Cứu Độ, không phải vì công đức của Ngài, nhưng hòan tòan vì lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài thú nhận: “Tôi là kẻ rốt hết trong toàn thể dân thánh, thế mà Thiên Chúa đã ban cho tôi ân sủng này là loan báo cho các dân ngoại Tin Mừng về sự phong phú khôn lường của Đức Kitô, và soi sáng cho mọi người được thấy đâu là mầu nhiệm Thiên Chúa đã an bài.”
Một câu truyện có thể dùng để nói lên cảm nghĩ của Thánh Phaolô khi được Thiên Chúa sai đi rao giảng Mầu Nhiệm Cứu Độ: Nhà điều khiển hòa tấu lừng danh Toscanini nói với anh nhạc công đang sửa sọan hòa tấu nhạc Beethoven: Tôi chẳng là gì, anh cũng chẳng là gì, nhưng chúng ta hãy cố gắng để cho những giòng nhạc của thiên tài Beethoven được trào dâng.
2/ Phúc Âm: Ông chủ trao cho người quản gia sản nghiệp và ban quyền phân phát.
2.1/ Ông chủ trao cơ nghiệp và quyền phân phát cho người quản gia: Người quản gia là người được ông chủ chọn; tuy ông có quyền trên các đầy tớ khác nhưng đối với chủ, ông vẫn là một đầy tớ. Nhiệm vụ của quản gia là coi sóc mọi sự trong nhà và mọi đầy tớ khi chủ vắng mặt; trong đó có nhiệm vụ cung cấp của ăn cho các gia nhân đúng giờ đúng lúc. Nhưng ai là quản gia trong câu truyện Chúa muốn nói ở đây?
Bấy giờ ông Phêrô hỏi: “Lạy Chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho tất cả mọi người?” Chúa đáp: “Vậy thì ai là người quản gia trung tín và khôn ngoan, mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc?” Câu trả lời của Chúa Giêsu muốn ám chỉ các Tông Đồ. Các ông là những người được Chúa Giêsu tin tưởng, huấn luyện, và sai đi để rao giảng Tin Mừng. Các ông phải chịu trách nhiệm với Chúa về những người mà Chúa sai các ông đến để rao giảng. Nhưng câu trả lời cũng có thể mở rộng đến các Kitô hữu.
2.2/ Thái độ của người quản gia: Ông có thể rơi vào một trong 2 thái độ:
(1) Thái độ trung thành và phần thưởng: Người quản gia trung thành là người biết chu tòan nhiệm vụ của mình khi chủ có mặt cũng như lúc chủ vắng mặt. Vì thái độ luôn trung thành nên không lạ khi chủ về mà thấy đầy tớ ấy đang làm như vậy. Chúa Giêsu khen: “Thật là phúc cho anh ta. Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài sản của mình.” Ai trung thành trong việc nhỏ thì cũng sẽ trung thành trong việc lớn.
(2) Thái độ bất trung và hình phạt: Nhưng nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng: “Chủ ta còn lâu mới về,” và bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa, chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt phải chung số phận với những tên thất tín.
Và Chúa Giêsu tuyên án: Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều. Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những chuyện đáng phạt, thì sẽ bị đòn ít. Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Rao giảng Tin Mừng là một đặc quyền chứ không phải chỉ là bổn phận. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta thấu hiểu Mầu Nhiệm Cứu Độ và Ngài sai chúng ta đi phân phát ân sủng bằng việc rao giảng Tin Mừng.
– Không phải công ơn của chúng ta cũng chẳng phải sự xứng đáng của người nghe, nhưng hòan tòan là do tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa mà chúng ta thấu hiểu được Mầu Nhiệm Cứu Độ được thực hiện qua Đức Kitô.
– Vì đã được trao phó kho tàng Tin Mừng, nhiệm vụ của mỗi người được trao là phải trao ban Tin Mừng lại cho những người khác thì sẽ được Thiên Chúa thưởng công xứng đáng. Nhưng nếu chúng ta xao lãng bổn phận để người khác phải hư đi, chúng ta sẽ lãnh nhận hình phạt từ Thiên Chúa.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Wednesday of the Twenty-ninth Week in Ordinary Time
Viết bởi Lan Hương
Reading 1 (Eph 3:2-12):
Brothers and sisters:
You have heard of the stewardship of God’s grace
that was given to me for your benefit,
namely, that the mystery was made known to me by revelation,
as I have written briefly earlier.
When you read this
you can understand my insight into the mystery of Christ,
which was not made known to human beings in other generations
as it has now been revealed
to his holy Apostles and prophets by the Spirit,
that the Gentiles are coheirs, members of the same Body,
and copartners in the promise in Christ Jesus through the Gospel.
Of this I became a minister by the gift of God’s grace
that was granted me in accord with the exercise of his power.
To me, the very least of all the holy ones, this grace was given,
to preach to the Gentiles the inscrutable riches of Christ,
and to bring to light for all what is the plan of the mystery
hidden from ages past in God who created all things,
so that the manifold wisdom of God
might now be made known through the Church
to the principalities and authorities in the heavens.
This was according to the eternal purpose
that he accomplished in Christ Jesus our Lord,
in whom we have boldness of speech
and confidence of access through faith in him.
Gospel (Lk 12:39-48):
Jesus said to his disciples:
“Be sure of this:
if the master of the house had known the hour
when the thief was coming,
he would not have let his house be broken into.
You also must be prepared,
for at an hour you do not expect, the Son of Man will come.”
Then Peter said,
“Lord, is this parable meant for us or for everyone?”
And the Lord replied,
“Who, then, is the faithful and prudent steward
whom the master will put in charge of his servants
to distribute the food allowance at the proper time?
Blessed is that servant whom his master on arrival finds doing so.
Truly, I say to you, he will put him
in charge of all his property.
But if that servant says to himself,
‘My master is delayed in coming,’
and begins to beat the menservants and the maidservants,
to eat and drink and get drunk,
then that servant’s master will come
on an unexpected day and at an unknown hour
and will punish the servant severely
and assign him a place with the unfaithful.
That servant who knew his master’s will
but did not make preparations nor act in accord with his will
shall be beaten severely;
and the servant who was ignorant of his master’s will
but acted in a way deserving of a severe beating
shall be beaten only lightly.
Much will be required of the person entrusted with much,
and still more will be demanded of the person entrusted with more.”
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Tien M. Dinh, OP.
I. THEME: Preaching the Gospel is both a priviledge and a duty.
To understand God’s mystery of salvation is a priviledge because it isn’t for everybody to know and to understand it. When people understand the mystery of salvation, they have the key to the kingdom of heaven. The duty of those who understood the mystery is to preach it to those who don’t so that they can also have the key to the kingdom. Understanding so, preaching of the Gospel is both a priviledge and a duty.
Today readings concentrate on this priviledge and duty. In the first reading, St. Paul considered preaching of the Gospel is a priviledge and a duty. In the Gospel, Jesus praised those who are loyal in distributing of the mystery of salvation to others by preaching the Good News; at the same time, he also warned those who are lazy, and not loyal to their duty in distributing their understanding for others so that people miss the opportunity to enter the kingdom of heaven.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: God’s mystery of salvation is achieved and revealed through Christ.
1.1/ Christ revealed God’s mystery of salvation for his apostles and Paul: In the four Gospels, we see Christ himself called the Twelve to follow him wherever he went and he gradually revealed God’s mystery of salvation for them. St. Paul isn’t one of the Twelve and was called after Christ’s resurrection. Although Paul didn’t learn God’s mystery of salvation from Christ when he was still in his flesh, but Paul was also taught by the resurrected Christ about God’s mystery when Paul spent his time in the Arabian deserts. There are some mysteries which are still not clear to the apostles; but is clear to Paul; for example, the two stages of God’s mystery of salvation. In the first stage, God chose the Israelites to prepare for Christ’s coming. In the second stage, because of Christ and his Gospel, the Gentiles can also inherit the salvation as the Israelites; both become one body in Christ and share all of God’s promises.
To understand God’s mystery of salvation is a priviledge because not everyone can fathom this mystery, as Paul said, “When you read this you can understand my insight into the mystery of Christ, which was not made known to human beings in other generations as it has now been revealed to his holy apostles and prophets by the Spirit, that the Gentiles are coheirs, members of the same body, and copartners in the promise in Christ Jesus through the gospel.”
1.2/ Christ gave Paul the duty of distributing his grace through his preaching of the Gospel: The resurrected Christ not only revealed God’s mystery of salvation to him but also commandim him to preach this mystery for the Gentiles as he said, “I became a minister by the gift of God’s grace that was granted me in accord with the exercise of his power.”
St. Paul knew very well that the reason why he was revealed and sent out to preach the mystery of salvation isn’t about his merit, but completely on God’s merciful love. He confessed: “To me, the very least of all the holy ones, this grace was given, to preach to the Gentiles the inscrutable riches of Christ, and to bring to light for all what is the plan of the mystery hidden from ages past in God who created all things, so that the manifold wisdom of God might now be made known through the church to the principalities and authorities in the heavens.”
A story can be used to illustrate Paul’s feeling when he was chosen and sent out to preach God’s mystery of salvation. The famous concert director, Toscanini, once talked to an instrumentalist who was preparing his instrument for a Beethoven’s song: “I am nothing, you are nothing; but we try to let Beethoven’s exceptional talent spring up for people to enjoy it.”
2/ Gospel: “The servant who knew his master’s will, but did not make ready or act according to his will, shall receive a severe beating.”
2.1/ A steward must be ready at all times: A steward is the one who handles his master’s wealth and his duties are to distribute it according to needs and to bring benefit for his master. He must be constantly ready to do his job because he must report his book-keeping at any time when his master demands. Jesus warned his disciples that they must also have the steward’s attitute because he can come back at any time and they have to show him their records of stewardship. He said to them, “Be sure of this: if the master of the house had known the hour when the thief was coming, he would not have let his house be broken into. You also must be prepared, for at an hour you do not expect, the Son of Man will come.”
2.2/ Who is God’s steward? A steward is chosen by his owner, though he has power over all other servants; but to his owner, he is still a servant. His duty is to manage all of business and servants in the household when his owner absents; one of his duties is to provide food for servants on time. Who is the servant whom Jesus wanted to imply here?
Peter asked Jesus, “Lord, are you telling this parable for us or for all?” Jesus answered, “Who then is the faithful and wise steward, whom his master will set over his household, to give them their portion of food at the proper time?” Jesus’ answer implied his apostles. They are the ones who were chosen, trusted, trained, and sent out by Jesus to preach the Good News. They must be responsible before Christ about those whom he sent his disciples to preach. The answer can also be extended to all Christians for they are also leaders in their families and communities when Christ is absent.
2.3/ A steward’s attitude: He can fall into one of these two attitudes:
(1) Faithful and have the reward: A faithfull steward is the one who fulfills his duties when his owner presents or absents. If a steward had that kind of attitude, it is no surprise to his owner when he suddenly shows up and finds him doing as such. Jesus praised this steward: “Truly, I say to you, he will set him over all his possessions; because whoever was loyal to small things, also loyal to great things.”
(2) Unfaithful and suffer the punishment: But if that servant thinks: “My master is delayed in coming, and begins to beat the menservants and the maidservants, and to eat and drink and get drunk, the master of that servant will come on a day when he does not expect him and at an hour he does not know, and will punish him, and put him with the unfaithful.”
And Jesus declared: “The servant who knew his master’s will, but did not make ready or act according to his will, shall receive a severe beating. But he who did not know, and did what deserved a beating, shall receive a light beating. Every one to whom much is given, of him will much be required; and of him to whom men commit much they will demand the more.”
III. APPLICATION IN LIFE:
– Preaching the Gospel is not only a priviledge, but also a duty. God helped us to understand the mystery of salvation and sent us to distribute His grace by the preaching of the Gospel.
– To understand the mystery of salvation isn’t because of our merit, but of God’s immense love for us.
– God hands to us the inheritance of the Gospel, our duty first of all is to understand it before we can preach it to others. If we are loyal with this duty, God shall reward us; but if we neglect this duty and cause others to be lost, we must be responsible for them before him.