Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Ba Tuần 29 TN2

Thứ Ba Tuần 29 TN2
Bài đọc: Eph 2:12-22; Lk 12:35-38.
1/ Bài đọc I: 12 Thuở ấy anh em không có Đấng Ki-tô, không được hưởng quyền công dân Ít-ra-en, xa lạ với các giao ước dựa trên lời hứa của Thiên Chúa, không có niềm hy vọng, không có Thiên Chúa ở trần gian này.
13 Trước kia anh em là những người ở xa, nhưng nay, trong Đức Ki-tô Giê-su, nhờ máu Đức Ki-tô đổ ra, anh em đã trở nên những người ở gần.
14 Thật vậy, chính Người là bình an của chúng ta: Người đã liên kết đôi bên, dân Do-thái và dân ngoại, thành một; Người đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét;
15 Người đã huỷ bỏ Luật cũ gồm các điều răn và giới luật. Như vậy, khi thiết lập hoà bình, Người đã tác tạo đôi bên thành một người mới duy nhất nơi chính bản thân Người.
16 Nhờ thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hoà giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên thập giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét.
17 Người đã đến loan Tin Mừng bình an: bình an cho anh em là những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần.
18 Thật vậy, nhờ Người, cả đôi bên, chúng ta được liên kết trong một Thần Khí duy nhất mà đến cùng Chúa Cha.
19 Vậy anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa,
20 bởi đã được xây dựng trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ, còn đá tảng góc tường là chính Đức Ki-tô Giê-su.
21 Trong Người, toàn thể công trình xây dựng ăn khớp với nhau và vươn lên thành ngôi đền thánh trong Chúa.
22 Trong Người, cả anh em nữa, cũng được xây dựng cùng với những người khác thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí.

2/ Phúc Âm: 35 “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn.
36 Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay.
37 Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em: chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ.
38 Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về, mà còn thấy họ tỉnh thức như vậy, thì thật là phúc cho họ.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Gương phục vụ của Đức Kitô
“Con người đến không phải được phục vụ, nhưng…” Bài đọc I liệt kê tất cả những gì con người được hưởng qua sự phục vụ của Đức Kitô. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu hứa Ngài sẽ phục vụ tất cả những ai trung thành với sứ vụ Ngài đã trao.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Đức Kitô đã hòa giải con người với nhau và với Thiên Chúa.
1.1/ Khác biệt giữa người Do-Thái và Dân Ngọai: Người Do-Thái tự hào là Dân Riêng của Thiên Chúa, tự hào vì Lề Luật của Thiên Chúa ban cho, và tự hào vì được chính Thiên Chúa lãnh đạo. Những đặc quyền này làm cho họ khinh thường các dân tộc khác và không muốn sống chung với Dân Ngọai trong bất cứ hòan cảnh nào. Thánh Phaolô, mặc dù là Tông Đồ của Dân Ngọai, nhận ra có 4 sự khác biệt giữa người Do-Thái và các Dân Ngọai: Thuở ấy (trước khi Đức Kitô đến) anh em:
(1) không có Đấng Kitô: Lời hứa của Thiên Chúa sẽ ban Đấng Thiên Sai được làm với người Do-Thái. Tước hiệu “Kitô” trong tiếng Hy-Lạp có nghĩa “Đấng được xức dầu.”
(2) không được hưởng quyền công dân Israel: Các dân tộc khác đều được xếp lọai là Dân Ngọai; vì thế, không được hưởng những đặc quyền như những công dân Do-Thái.
(3) xa lạ với các giao ước dựa trên lời hứa của Thiên Chúa: Thiên Chúa đã ký kết nhiều giao ước với người Do-Thái qua các tổ phụ của họ. Những giao ước này hòan tòan xa lạ với các Dân Ngọai.
(4) không có niềm hy vọng, không có Thiên Chúa ở trần gian này: Không có Thiên Chúa là không có hy vọng được sống. Đối với các Dân Ngọai, chết là hết.
1.2/ Công cuộc hòa giải của Đức Kitô: Ngài đã làm cho cả người Do-Thái và Dân Ngọai 5 việc như sau:
(1) Mang hai bên lại gần nhau: “Trước kia anh em là những người ở xa, nhưng nay, trong Đức Kitô Giêsu, nhờ máu Đức Kitô đổ ra, anh em đã trở nên những người ở gần.” Dân Ngọai là những người ở xa, nhờ Đức Kitô, đã được nhập đòan cùng với người Do-Thái, những kẻ ở gần.
(2) Hy sinh thân mình để xóa bỏ thù ghét và làm hai bên nên một: “Người đã liên kết đôi bên, dân Do-Thái và Dân Ngoại, thành một; Người đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét.” Bức tường ngăn cách thể lý đây có thể được nhìn thấy trong Đền Thờ Jerusalem, nơi mà nếu bất cứ người Dân Ngọai nào vượt qua bức tường này, họ sẽ bị tử hình bởi người Do-Thái.
(3) Hủy bỏ Luật cũ gồm các điều răn và giới luật: “Người đã huỷ bỏ Luật cũ gồm các điều răn và giới luật. Như vậy, khi thiết lập hoà bình, Người đã tác tạo đôi bên thành một người mới duy nhất nơi chính bản thân Người.” Để được trở nên công chính trước mặt Thiên Chúa, con người chỉ cần đặt niềm tin vào Đức Kitô và giữ các điều Ngài dạy.
(4) Hòa giải con người với Thiên Chúa: “Nhờ Thập Giá, Người đã làm cho đôi bên được hoà giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên Thập Giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét.” Con người phải hòa giải với nhau trước khi họ có thể hòa giải với Thiên Chúa. Đức Kitô không chỉ giúp cho con người hòa giải với nhau, mà còn giúp cho con người hòa giải với Thiên Chúa nhờ cái chết của Ngài trên Thập Giá.
(5) Mang bình an: “Người đã đến loan Tin Mừng bình an: bình an cho anh em là những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần.” Sự kiện này đã được nhìn thấy trước bởi tiên tri Isaiah (57:19): Dân Ngọai trở thành những người ở gần (người Do-Thái) nhờ việc hòa giải của Đức Kitô. “Thật vậy, nhờ Người, cả đôi bên, chúng ta được liên kết trong một Thần Khí duy nhất mà đến cùng Chúa Cha.”
1.3/ Hậu qủa của việc hòa giải: Thánh Phaolô dùng 2 hình ảnh để nói lên 2 đặc quyền con người được hưởng sau khi được hòa giải bởi Đức Kitô:
(1) Con người trở nên người nhà của Thiên Chúa: “Vậy anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa.” Trong một quốc gia, người ngọai quốc không được hưởng những đặc quyền của người thường trú, và những người thường trú không được hưởng những đặc quyền của người công dân. Cũng như vậy đối với Dân Ngọai, trước khi Đức Kitô đến, họ là những người xa lạ đối với Dân Thánh (Israel); nhưng khi Đức Kitô đến, Ngài đã làm cho họ trở nên những người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa. Vì thế, họ cũng được hưởng đầy đủ mọi đặc quyền như những người trong nhà.
(2) Con người trở nên những viên gạch của Đền Thờ Thiên Chúa: Trong Đền Thờ này, toàn thể công trình xây dựng ăn khớp với nhau: Đá Tảng Góc Tường là chính Đức Kitô Giêsu, nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ, còn tất cả mọi người là những viên gạch được xây dựng thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thánh Thần.
2/ Phúc Âm: Đức Kitô sẽ phục vụ các đầy tớ trung thành.
2.1/ Sẵn sàng bằng cách hòan tất các bổn phận Chúa trao: Để đánh giá con người có trung thành với Thiên Chúa hay không, Chúa Giêsu dùng ví dụ một ông chủ giao nhà cho các đầy tớ trông coi để đi ăn cưới: “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay.” Vì tiệc cưới của người Do-Thái thường hay xảy ra ban đêm và không có giờ giấc rõ rệt, nên đòi những người có trách nhiệm luôn phải sẵn sàng và nhất là luôn có đèn sáng trong tay. Đêm tối là lúc con người ít chuẩn bị nhất, và hầu hết các họat động bất chính đều xảy ra ban đêm. Vì thế, để đánh giá sự chuẩn bị của các đầy tớ, ông chủ trở về bất chợt lúc ban đêm.
2.2/ Đức Kitô sẽ phục vụ các đầy tớ trung thành: Chúa Giêsu tuyên bố: “Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em: chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ.” Lời tuyên bố của Chúa không bình thường vì việc phục vụ là việc của các đầy tớ; nhưng đây là phần thưởng dành cho các đầy tớ trung thành. Nếu con người trung thành trong việc phục vụ tha nhân, con người cũng sẽ được phục vụ bởi Đức Kitô trong vương quốc của Ngài, như Ngài đã từng phán: “Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá cứu chuộc cho nhiều người” (Mt 20:28).

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Những sự khác biệt đã tạo nên bất đồng, thù ghét, và chiến tranh giữa con người với con người, giữa quốc gia này với quốc gia kia, giữa con người và Thiên Chúa.
– Sự hiện diện của Chúa Kitô xóa tan những sự khác biệt. Ngài đến để hòa giải bằng cách tiêu diệt mọi bất đồng giữa con người với con người, giữa quốc gia này với quốc gia kia, giữa con người và Thiên Chúa.
– Chưa hết, Ngài còn hứa sẽ phục vụ hết tất cả những ai trung thành với ơn gọi trong vương quốc của cha Ngài.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Tuesday of the Twenty-ninth Week in Ordinary Time
Viết bởi Lan Hương

Reading 1 (Eph 2:12-22):
Brothers and sisters:
You were at that time without Christ,
alienated from the community of Israel
and strangers to the covenants of promise,
without hope and without God in the world.
But now in Christ Jesus you who once were far off
have become near by the Blood of Christ.
For he is our peace, he made both one
and broke down the dividing wall of enmity, through his Flesh,
abolishing the law with its commandments and legal claims,
that he might create in himself one new person in place of the two,
thus establishing peace,
and might reconcile both with God,
in one Body, through the cross,
putting that enmity to death by it.
He came and preached peace to you who were far off
and peace to those who were near,
for through him we both have access in one Spirit to the Father.
So then you are no longer strangers and sojourners,
but you are fellow citizens with the holy ones
and members of the household of God,
built upon the foundation of the Apostles and prophets,
with Christ Jesus himself as the capstone.
Through him the whole structure is held together
and grows into a temple sacred in the Lord;
in him you also are being built together
into a dwelling place of God in the Spirit.

Gospel (Lk 12:35-38):
Jesus said to his disciples:
“Gird your loins and light your lamps
and be like servants who await their master’s return from a wedding,
ready to open immediately when he comes and knocks.
Blessed are those servants
whom the master finds vigilant on his arrival.
Amen, I say to you, he will gird himself,
have them recline at table, and proceed to wait on them.
And should he come in the second or third watch
and find them prepared in this way,
blessed are those servants.”
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Tien M. Dinh, O.P.
I. THEME: Christ sets for us an example how to serve others.
Today readings pay a special attention to serving others and the consequent rewards. In the first reading, Paul gave a list of all rewards Christ accomplished through his Passion and Death. In the Gospel, Jesus promised that he shall serve all those who are loyal to fulfill the duty he gives to them.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Christ reconciles people with each other and with God.
1.1/ The differences between the Jews and the Gentiles: The Jews are very proud because they are God’s own people; God gave them the law and lead them by Himself. These priviledges cause them to despise other nations and don’t want to live together with the Gentiles. St. Paul, though he is the apostle to the Gentiles, recognized four differences between the Jews and the Gentiles. Before Christ came, the Gentiles:
(1) Don’t have Christ: God’s promise to give the Messiah was made with the Israelites. The title “Christ” in Greek means “the Anointed One.”
(2) Don’t have the rights as the Israelites: All other people are classified as the Gentiles; therefore, they can’t enjoy priviledges as Jewish citizens.
(3) They are strangers with God’s promises through the covenants: God promised many things with the Israelites through their ancestors. These promises are totally strange to the Gentiles.
(4) Don’t have the hope as well as God: When they don’t have God, they have no hope to live for ever. To the Gentiles, death is the end.
1.2/ The results of Christ’s works: He did five things for both the Jews and the Gentiles as following:
(1) Bring both of them together: “But now in Christ Jesus you who once were far off have become near by the blood of Christ.” The Gentiles are those who were far off, now by Christ’s blood, they are gathered together with the Jews who were near.
(2) Sacrifice himself to wipe out the hatred and to make both becoming one: “For he is our peace, he who made both one and broke down the dividing wall of enmity, through his flesh.” The physical wall could be seen in the Jerusalem temple; any Gentile crosses over this wall they shall be condemned to death by the Jews.
(3) Abolish the law: He “abolished the law with its commandments and legal claims, that he might create in himself one new person in place of the two, thus establishing peace.” In order to be justified before God, people need only to put their daith in Christ and keep what he commands them to do.
(4) Reconcile people with God: He “might reconcile both with God, in one body, through the cross, putting that enmity to death by it.” People must reconcile with each other before they can reconcile with God. Christ not only helps people to reconcile with each other but also to reconcile with God by his death on the cross.
(5) Bring peace: “He came and preached peace to you who were far off and peace to those who were near.” This event was foreseen by the prophet Isaiah 57:19. The Gentiles become those who were near which are the Jews by Christ’s reconciliation, “For through him we both have access in one Spirit to the Father.”
1.3/ The results of Christ’s reconciliation: Paul used two images to describe the two priviledges people have after being reconciled by Christ:
(1) They become the members of God’s household: “So then you are no longer strangers and sojourners, but you are fellow citizens with the holy ones and members of the household of God.” In a nation, foreigners can’t enjoy priviledges of permanent residents and the latter can’t be treated as the citizens. Similarly to the Gentiles, before Christ came, they are foreigners to God’s people, the Israelites; but when Christ came, he makes them to be fellow citizens with the holy ones and members of the household of God. Therefore, they can enjoy all the rights of citizens.
(2) They become the bricks of God’s temple: This temple was “built upon the foundation of the apostles and prophets, with Christ Jesus himself as the capstone. Through him the whole structure is held together and grows into a temple sacred in the Lord; in him you also are being built together into a dwelling place of God in the Spirit.”
2/ Gospel: Christ shall serve loyal servants.
2.1/ Readiness is evaluated by fulfillinging one’s duty: To evaluate a person to see if he is loyal to God or not, Jesus used a parable of a master who gave his servants a duty to take care his house when he is attending a wedding. Jesus said to his disciples, “Gird your loins and light your lamps and be like servants who await their master’s return from a wedding, ready to open immediately when he comes and knocks… And should he come in the second or third watch and find them prepared in this way, blessed are those servants.”
Since Jewish weddings used to happen at night time and have no fixed hour; therefore, all responsible people need to be prepared and especially, to have a lamp in their hands. Night time is the moment which people are least to prepare for; therefore, to evaluation his servants’ preparation, the master suddenly came back at night.
2.2/ The great reward for loyal servants: Jesus declared, “Blessed are those servants whom the master finds vigilant on his arrival. Amen, I say to you, he will gird himself, have them recline at table, and proceed to wait on them.”
Jesus’ promise is strange because serving belongs to servants; their duty is to serve their master at all times. Jesus wanted to say that if we, as his servants, are loyal in our duty to serve others; he shall serve us in his kingdom as a reward for us. This is a great reward because there isn’t any master who wants to serve his servants. In order to receive this reward, we must fulfill our duty which is to serve others as he exemplified: “The Son of Man did not come to be served but to serve and to give his life as a ransom for many” (Mt 20:28).

III. APPLICATION IN LIFE:
– People’s differences cause discrimination, hatredness and war between people and people, nation and nation, etc. Christ’s presence in us must wipe out all differences .
– Christ promises to serve all those who are loyal to him; we should be loyal to our duty of serving others.