Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Năm Tuần 25 TN2

Thứ Năm Tuần 25 TN2
Bài đọc: Eccl 1:2-11; Lk 9:7-9.
1/ Bài đọc I: Ông Qô-he-lét nói : “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân. Lợi lộc gì đâu khi con người phải chịu đựng bao gian lao vất vả dưới ánh nắng mặt trời? Thế hệ này đi, thế hệ kia đến, nhưng trái đất mãi mãi trường tồn. Mặt trời mọc rồi lặn; mặt trời vội vã ngả xuống nơi nó đã mọc lên. Gió thổi xuống phía nam, rồi xoay về phía bắc: gió xoay lui xoay tới rồi gió đi; gió trở qua trở lại lòng vòng. Mọi khúc sông đều xuôi ra biển, nhưng biển cũng chẳng đầy. Sông chảy tới đâu thì từ đó sông lại tiếp tục. Chuyện gì cũng nhàm chán, chẳng thể nói gì hơn. Mắt có nhìn bao nhiêu cũng chẳng thấy gì lạ, tai có nghe đến mấy cũng chẳng thấy gì mới.
Điều đã có, rồi ra sẽ có, chuyện đã làm, rồi lại sẽ làm ra: dưới ánh mặt trời, nào có chi mới lạ? Nếu có điều gì đáng cho người ta nói: “Coi đây, cái mới đây này!”, thì điều ấy đã có trước chúng ta từ bao thế hệ rồi. Chẳng ai còn nhớ đến người xưa, và đối với những người đến sau thì cũng thế; các thế hệ mai sau sẽ chẳng còn nhớ đến họ.
2/ Phúc Âm: Tiểu vương Hê-rô-đê nghe biết tất cả những gì đã xảy ra, thì phân vân lắm. Thật vậy, có kẻ nói: “Đó là ông Gio-an từ cõi chết trỗi dậy.” Kẻ khác nói: “Ông Ê-li-a xuất hiện đấy!” Kẻ khác nữa lại nói: “Đó là một ngôn sứ thời xưa sống lại.” Còn vua Hê-rô-đê thì nói: “Ông Gio-an, chính ta đã chém đầu rồi! Vậy thì ông này là ai mà ta nghe đồn những chuyện như thế?” Rồi vua tìm cách gặp Đức Giê-su.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Lẫn lộn!
Có biết bao nhiêu những lẫn lộn trong cuộc đời: lẫn lộn giữa vàng thật và vàng giả, giữa sự thật và sự dối trá, giữa người lương thiện và kẻ ác nhân… Đã không biết bao lần chúng ta đã phán đóan sai lầm vì không học được chữ ngờ! Bài đọc I hôm nay tập trung trong các lẫn lộn về cuộc đời. Phúc Âm tường thuật những lẫn lộn của nhiều người và của tiểu vương Hêrôđê về Chúa Giêsu.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Lẫn lộn về cuộc đời: Đâu là ý nghĩa đích thực của cuộc đời?
(1) Ông Qôhelét mở đầu sách bằng nhận xét của ông về cuộc đời: “Phù vân của mọi phù vân. Phù vân của mọi phù vân. Tất cả là phù vân.” Chữ “phù vân” dịch từ tiếng Do Thái (hebel), có nghĩa là hơi nước hay hơi thở. Chúng thóat ra ngòai, bay lên không, rồi tự tan biến vào không gian mà không ai thấy. Tiếng Hy-Lạp của bản LXX là “mataiothê,” có nghĩa hư ảo hay không có giá trị gì cả. Cuộc đời của con người dường như cũng thế: mỗi người có mặt trên dương gian trong khỏang một thời gian, cố gắng tạo cho mình một cái gì đó, nhưng rồi cũng qua đi chẳng để lại một vết tích gì cả.
(2) Kết luận trên đến từ những quan sát tỉ mỉ của ông Qôhelet về cuộc đời con người và các biến chuyển của thiên nhiên trong vũ trụ:
– Con người ra sức làm việc để tạo cho mình có một tài sản, nhưng khi xuôi hai tay nằm xuống thì có mang được gì đâu; tất cả đều phải để lại cho người khác hưởng. Con người qua các thế hệ nối tiếp nhau qua đi, nhưng tài nguyên vẫn tồn tại trong thế giới.
– Các biến chuyển của thiên nhiên trong trời đất: “Mặt trời mọc rồi lặn; mặt trời vội vã ngả xuống nơi nó đã mọc lên. Gió thổi xuống phía Nam, rồi xoay về phía Bắc: gió xoay lui xoay tới rồi gió đi; gió trở qua trở lại lòng vòng. Mọi khúc sông đều xuôi ra biển, nhưng biển cũng chẳng đầy. Sông chảy tới đâu thì từ đó sông lại tiếp tục.”
– Chẳng có gì mới lạ dưới ánh mặt trời vì tất cả đều là bổn cũ sọan lại như lời Qôhelet nhận xét: “Chuyện gì cũng nhàm chán, chẳng thể nói gì hơn. Mắt có nhìn bao nhiêu cũng chẳng thấy gì lạ, tai có nghe đến mấy cũng chẳng thấy gì mới.”
Nêu lên tất cả các nhận xét trên đây, ông Qôhelet có mục đích giúp mỗi người chúng ta dừng lại để đặt câu hỏi cho những gì chúng ta đang theo đuổi. Câu hỏi tối quan trọng cho mọi người: Đâu là ý nghĩa đích thực của cuộc đời? Chắc chắn ý nghĩa của cuộc đời không hệ tại ở chỗ có tài sản vì tất cả rồi cũng qua đi. Ý nghĩa của cuộc đời cũng không hệ tại ở chỗ tìm ra các điều mới lạ, vì cái gì con người tưởng mới đã xảy ra trong lịch sử; và con người chẳng làm thay đổi được những gì đã có sẵn trong thiên nhiên. Ý nghĩa của cuộc đời cũng chẳng hệ tại ở chuyện lưu danh cho hậu thế, vì tất cả các việc làm dù có tốt đến đâu rồi cũng bị rơi vào quên lãng.
2/ Phúc Âm: Tiểu Vương Hêrôđê lẫn lộn về Chúa Giêsu: từ chỗ muốn được gặp đến chỗ khinh thường sau khi gặp.
Tiểu vương Hêrôđê Antipas là một trong 3 người con của Vua Hêrôđê Cả và bà Malthrace. Ông được vua cha cho cầm quyền hai vùng: Galilee và Perea. Trong Tân Ước, ông luôn được gọi là người đã tống ngục và chém đầu Gioan (Mat 14:3-12 = Mk 6:17-29; Ant 18.5.2) và chất vấn Chúa Giêsu khi Ngài ra tòa tại Jerusalem (Lk 23:6-12). Hai người con khác của ông là Philip và Archelaus. Philip là tiểu vương vùng phía Đông Jordan, từ Caesarea cho tới Bethabara. Archelaus là tiểu vương của Samaria và Judea.
(1) Ông nghe những người khác nói về Chúa Giêsu: Là tiểu vương của vùng Galilee, nơi mà Chúa Giêsu đã làm rất nhiều phép lạ và dùng đa số thời gian của Ngài trong 3 năm để rao giảng; chắc chắn ông đã nghe những lời đồn thổi rất nhiều về Chúa Giêsu. Có người nói: “Đó là ông Gioan từ cõi chết trỗi dậy,” vì tính tình của Ngài cũng nhiệt thành và thẳng thắn như Gioan. Kẻ khác nói: “Ông Êlijah xuất hiện,” vì Ngài có uy quyền làm phép lạ như tiên tri Elijah. Kẻ khác nữa lại nói: “Đó là một ngôn sứ thời xưa sống lại,” vì những lời rao giảng xác tín của Ngài. Nói tóm, tất cả mọi người đều nghĩ Chúa Giêsu là một con người đặc biệt, nhưng không ai nghĩ Ngài là Emmanuel, Thiên Chúa từ trời xuống để ở với con người.
(2) Tiểu vương Hêrôđê băn khoăn suy nghĩ về Chúa Giêsu: “Ông Gioan, chính ta đã chém đầu rồi!” Nếu quả là Gioan từ cõi chết sống dậy thì tiểu vương Hêrôđê có lý do để khiếp sợ Gioan báo thù. Sau đó, ông tìm cách gặp Đức Giêsu để tìm hiểu về Ngài. Trong cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu, khi Tổng Trấn Philatô biết Chúa Giêsu là người Galilee, ông liền cho áp giải người đến với Tiểu Vương Hêrôđê, lúc đó cũng đang có mặt tại Jerusalem. Tin Mừng Luca tường thuật: “Khi Vua Hêrôđê thấy Đức Giêsu thì mừng rỡ lắm, vì từ lâu vua muốn được gặp Người bởi đã từng nghe nói về Người. Vả lại, vua cũng mong được xem Người làm một hai phép lạ. Nhà vua hỏi Người nhiều điều, nhưng Người không trả lời gì cả. Các thượng tế và kinh sư đứng đó, tố cáo Người dữ dội. Vua Hêrôđê cũng như thị vệ đều khinh dể Người ra mặt nên khoác cho Người một chiếc áo rực rỡ mà chế giễu, rồi cho giải Người lại cho ông Philatô” (Lc 23:8-11).
Cho dẫu tiểu vương Hêrôđê có dịp gặp Chúa Giêsu nơi dinh quan Tổng Trấn Philatô, ông vẫn không nhận ra Chúa là ai, vì ông sống và hành động hòan tòan theo tính xác thịt của con người; nhất là khi thấy Chúa bị đối xử như một tử tội. Ông khác với thánh Phêrô là người được Thiên Chúa soi sáng cho biết đích thực Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa hằng sống.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Để biết nhìn đúng và tránh được lẫn lộn, chúng ta đừng chỉ nhìn hời hợt bề ngòai, nhưng phải nghiên cứu và tìm tòi cho đến nơi; nhất là câu hỏi về ý nghĩa của cuộc đời.
– Chúng ta cần chính mình tìm hiểu về Chúa và rút ra kết luận như thánh Phêrô, chứ không chỉ nghe người khác nói lại về Chúa như tiểu vương Hêrôđê.
– Tất cả mọi sự trên đời là phù hoa. Chỉ có một điều vững bền muôn đời là Thiên Chúa. Chỉ có một nguồn Sự Thật đã được mặc khải là qua Đức Kitô, chúng ta biết về Thiên Chúa và về mọi sự xảy ra trong vũ trụ trong mối tương quan với Thiên Chúa.

THURSDAY OF THE 25 OT2

Readings: Eccl 1:2-11; Lk 9:7-9.
1/ First Reading: NAB Ecclesiastes 1:2 Vanity of vanities, says Qoheleth, vanity of vanities! All things are vanity! 3 What profit has man from all the labor which he toils at under the sun? 4 One generation passes and another comes, but the world forever stays. 5 The sun rises and the sun goes down; then it presses on to the place where it rises. 6 Blowing now toward the south, then toward the north, the wind turns again and again, resuming its rounds. 7 All rivers go to the sea, yet never does the sea become full. To the place where they go, the rivers keep on going. 8 All speech is labored; there is nothing man can say. The eye is not satisfied with seeing nor is the ear filled with hearing. 9 What has been, that will be; what has been done, that will be done. Nothing is new under the sun. 10 Even the thing of which we say, “See, this is new!” has already existed in the ages that preceded us. 11 There is no remembrance of the men of old; nor of those to come will there be any remembrance among those who come after them.
2/ Gospel: NAB Luke 9:7 Herod the tetrarch heard about all that was happening, and he was greatly perplexed because some were saying, “John has been raised from the dead”; 8 others were saying, “Elijah has appeared”; still others, “One of the ancient prophets has arisen.” 9 But Herod said, “John I beheaded. Who then is this about whom I hear such things?” And he kept trying to see him.
________________________________________
I. THEME: Confusion
There are many confusions in life; for examples: between real and fake gold, between truth and falsity or between good and bad people. Many times, we wrongly judge them and must pay a dear price for it. To rightly judge them, we need to have knowledge, understanding, all related facts and right reason.
Today readings center around some confusions about life and people. In the first reading, the author of the Book of Ecclesiates tried to find out the meaning or the newness of life, but he couldn’t find out in this life. All things happened in his life are repeated things of what happened before, and he discourageously concluded, “Vanity of vanities, vanity of vanities! All things are vanity!” In the Gospel, many people were confused about Jesus’ identity. Some said, “John (Baptist) has been raised from the dead;” others were saying, “Elijah has appeared;” still others, “One of the ancient prophets has arisen.” But Herod said, “John I beheaded. Who then is this about whom I hear such things?”
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Confusion about life: What is the true meaning of life?
1.1/ Qohelet’s conclusion about life: After searching for the meaning of life in all areas which people regard as important, Qohelet was discourage and concluded: “Vanity of vanities, vanity of vanities! All things are vanity!” The noun “vanity” in Hebrews is “hébel,” which means “vapor or breath.” It comes out from a man, is upon the air and diffuses in it without anybody noticing. The LXX version has the noun “mataiótês” which means “imagination or fancy,” having no real value. The life of each people seems to be like it; he exists in this world for a certain time, tries to produce for himself something; then he passes away without leaving anything behind. People of the generation after him don’t remember him or even don’t question if he existed in this world or not.
1.2/ Qohelet carefully observed everything in the world: His conclusion isn’t from the one who is so tired of his life; but from the one who carefully searched for the meaning of his life through his experience of life and by his observation of nature’s movements in the world. Some of his observances can be examined as follows:
(1) People work hard to store up for themselves a treasure; but when they die, they can’t bring anything with him. They must leave everything in the world for the next generation to use, for someone they don’t even know them. All generations pass, but all natural resources remain in the world.
(2) All natural phenomena are repeated but seem new to men: “The sun rises and the sun goes down; then it presses on to the place where it rises. Blowing now toward the south, then toward the north, the wind turns again and again, resuming its rounds. All rivers go to the sea, yet never does the sea become full. To the place where they go, the rivers keep on going.”
(3) There is nothing new under the sun because all thing are repeated as Qohelet noticed: “All speech is labored; there is nothing man can say. The eye is not satisfied with seeing nor is the ear filled with hearing. What has been, that will be; what has been done, that will be done. Nothing is new under the sun. Even the thing of which we say, “See, this is new!” has already existed in the ages that preceded us.”
When offered all these observances, Qohelet wanted us to reflect and to find out the answer for the most important question, “What is the meaning of life?” or to put in another way, “What is the ultimate goal of our life?” Our meaning of life doesn’t depend on material things because we can’t bring them with us to the next life. It isn’t depend on discoveries since whatever one thinks it is new, it was already happened because history is repeated. People can’t change what are already set in nature. It also doesn’t depend on leaving one’s name for next generation to remember because all what one did, no matter how good it is, shall be forgotten. If our life doesn’t have an ultimate goal as revealed by Jesus, it is, indeed, meaningless.
2/ Gospel: Herode the tetrarch confused about Jesus.
Herode Antipas is one of king Herode the Great’s three sons with Malthrace. He was inherited two regions by his father, Galilee and Perea. In the New Testament, he is called the one who put John Baptist in prison and beheaded him (Mat 14:3-12 // Mk 6:17-29; Ant 18.5.2). He also questioned Jesus in his Passion at Jerusalem (Lk 23:6-12). Two other Herode the Great’ sons are Philip and Herode Archelaus. Philip was tetrarch the region which is on the east of Jordan, from Caesarea to Bethabara. Archelaus was tetrarch of Samaria and Judea.
2.1/ People confused about Jesus’ identity: Jesus spent most of his time for his mission around the Galilean region, so Herode Antipas must hear about Jesus’ teaching and power. He heard about people’s stipulation of Jesus’ identity. Some were saying, he is “John has been raised from the dead” because his temperament is also eager and straightforward as John. Others were saying, he is “Elijah has appeared” because he worked wonderful miracles even more than Elijah. Still others said he is “One of the ancient prophets has arisen” because of his forceful teaching and revelation. In a word, all people thought that Jesus is a special person, but no one thought he is Emmanuel, God from heaven to live among people.
2.2/ Herode Antipas also confused about Jesus’ identity: He was perplexed by the public opinions about Jesus; he said, “John I beheaded. Who then is this about whom I hear such things?” If Jesus is John who has been raised from the dead, Herode has a reason to be afraid of his revenge. And he kept trying to see him.
In Jesus’ Passion, when Pilate knew that Jesus is a Galilean, he sent Jesus to Herode Antipas who presented in Jerusalem at that time, as Luke’s Gospel reported: “Herod was very glad to see Jesus; he had been wanting to see him for a long time, for he had heard about him and had been hoping to see him perform some sign. He questioned him at length, but he gave him no answer. The chief priests and scribes, meanwhile, stood by accusing him harshly. Herod and his soldiers treated him contemptuously and mocked him, and after clothing him in resplendent garb, he sent him back to Pilate” (Lk 23:8-11).
Even Herode Antipas had an opportunity to meet Jesus in Jerusalem, he still didn’t recognize Jesus’ true identity because he saw and acted according to the flesh, especially when he saw Jesus was treated as a murder. He was different with Peter who was enlightened by God to recognize Jesus’ true identity.
III. APPLICATION IN LIFE:
– To recognize the truth and to avoid confusion, we should not judge according to outside appearance; but must do a throrough research, especially to the question about the ultimate goal of our life.
– We need to do a research and to draw a conclusion for ourselves, not to rely on people to provide us with their conclusion.
– All things in this world are vanity; the only lasting one is God Himself. There is only one truth about our life which is already revealed by Christ which is to live a happy with God for ever.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP