Lời Chúa Mỗi Ngày : Lễ Kính Thánh Matthew TĐ và Thánh Sử

Bài đọc: Eph 4:1-7, 11-13; Mt 9:9-13.
1/ Bài đọc I: 1 Vậy, tôi là người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em.
2 Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau.
3 Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau.
4 Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng.
5 Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa.
6 Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người.
7 Nhưng mỗi người chúng ta đã nhận được ân sủng tuỳ theo mức độ Đức Ki-tô ban cho.
11 Và chính Người đã ban ơn cho kẻ này làm Tông Đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ.
12 Nhờ đó, dân thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Ki-tô,
13 cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Ki-tô.
2/ Phúc Âm: 9 Bỏ nơi ấy, Đức Giê-su đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi tại trạm. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông đứng dậy đi theo Người.
10 Khi Đức Giê-su đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ.
11 Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu nói với các môn đệ Người rằng: “Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như vậy?”
12 Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần.
13 Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hãy sống và làm cho mọi người trở thành con Thiên Chúa.
Nhiều người, tuy chẳng tốt lành gì, nhưng hay tìm cơ hội để phê bình và luận tội tha nhân. Họ muốn giam hãm tha nhân trong quá khứ tội lỗi, và không cho tha nhân một cơ hội để làm lại cuộc đời. Án tử hình là một ví dụ. Ngược lại, Thiên Chúa luôn tìm cách tha thứ, và cho con người nhiều cơ hội để làm lại cuộc đời như trường hợp của: Phaolô, Phêrô, Matthew, Mary Magdalene, Augustin, và hầu như tất cả mọi người. Lý do đơn giản, vì tất cả mọi người đều là con của Ngài.
Các Bài Đọc hôm nay cung cấp cho chúng ta niềm hy vọng làm lại cuộc đời. Trong Bài Đọc I, thánh Phaolô khuyên các tín hữu Ephesô hãy biết sống cho đúng với ơn gọi mà họ đã được kêu mời và trang bị. Họ cần biết bảo vệ sự hiệp nhất và xây dựng Nhiệm Thể của Đức Kitô, theo như quà tặng đã được Thánh Thần ban cho họ. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu chẳng những không kết tội và giam hãm Matthew trong ngục tù tội lỗi; Ngài còn cho ông cơ hội để làm lại cuộc đời và để trở thành môn đệ của Ngài. Khi bị chất vấn bởi các biệt-phái tại sao ngồi ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi, Chúa thẳng thắn tuyên bố mục đích khi xuống trần gian của Ngài: ”Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Hãy sống cho xứng đáng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em.
1.1/ Ơn gọi là Kitô hữu: Thánh Phaolô viết cho các tín hữu Ephesô từ nơi lao tù: “Hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy ăn ở thật khiêm nhường, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau.”
(1) Bốn đức tính cần thiết để sống ơn gọi Kitô hữu: Để có thể sống chung với nhau, một người cần tập luyện để có những đức tính như sau:
+ Khiêm nhường (tapeinofrosune): để biết mình trong mối tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân. Người không có đức tính này sẽ dễ dàng kiêu ngạo, khinh thường, và dễ dàng kết án anh chị em của mình.
+ Hiền từ (prauthe): để dễ dàng kiểm soát tính nóng giận của mình. Người tín hữu không tranh đua để dành phần thắng lợi cho mình; nhưng tìm mọi cách thích hợp để đưa mọi người về cho Thiên Chúa.
+ Kiên nhẫn (makrothumia): để chịu đựng những điều xảy ra trái với ý định của mình. Người kiên nhẫn không dễ nản chí khi gặp thử thách hay đòi phải nhìn thấy kết quả ngay; nhưng kiên trì chịu đựng trong gian khổ và cầu nguyện cho đến khi nhìn thấy kết quả.
+ Bác ái (agape): Đây là nhân đức đặc biệt chỉ có trong đời sống Kitô hữu. Với nhân đức này, người tín hữu có thể làm được những điều mà người ngoài Kitô Giáo không làm được, như: yêu thương và làm ơn cho kẻ thù, cầu nguyện cho những người bách hại mình, tha thứ không có giới hạn là bao nhiêu lần.
(2) Bảo vệ sự hiệp nhất: Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau.” Người Kitô hữu có rất nhiều lý do để bảo vệ sự hiệp nhất trong Giáo Hội: Họ chỉ có một thân thể là Giáo Hội, Nhiệm Thể của Đức Kitô, một Chúa Thánh Thần, một niềm hy vọng là được sống đời đời. Họ chỉ có một Chúa và một niềm tin vào Đức Kitô, một phép rửa. Họ chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người.
1.2/ Mỗi người được Thánh Thần ban cho quà tặng khác nhau để xây dựng Nhiệm Thể: Mỗi người tín hữu là chi thể của một thân thể là Đức Kitô, và lãnh nhận ân sủng khác nhau từ cùng một Thánh Thần, để cùng nhau xây dựng thân thể của Đức Kitô. Ơn gọi làm Kitô hữu là ơn gọi chung của tất cả các tín hữu; tuy nhiên, mỗi tín hữu còn có những ơn gọi riêng khác nhau như: kẻ này làm Tông Đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ.
Nhờ những ơn gọi khác nhau này, dân thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Kitô, cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô.
2/ Phúc Âm: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần.”
2.1/ Chúa Giêsu gọi Matthew: Bỏ nơi ấy, Đức Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Matthew đang ngồi tại trạm. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông đứng dậy đi theo Người.
(1) Lý do Chúa Giêsu gọi Matthew: Trước khi gọi, Chúa biết Matthew đang hành nghề thu thuế, một nghề mà người Do-thái xếp loại tội nhân công khai; vì làm tay sai cho ngoại bang để bóc lột dân chúng của mình bằng việc thu thuế. Chúa biết nguy hiểm của dư luận khi thu nhận ông vào hàng ngũ tông-đồ. Tuy nhiên, Chúa không giam ông trong ngục tù tội lỗi; nhưng muốn cho ông một cơ hội để mời gọi ông hướng tới tương lai. Hơn nữa, Chúa còn biết sẽ dùng ông vào việc gì trong việc rao giảng Tin Mừng: ghi nhận các sự kiện và viết Tin Mừng truyền lại cho mọi người.
(2) Phản ứng của Matthew: Lập tức, ông đứng dậy đi theo Ngài. Ông có lẽ rất ngạc nhiên vì không ngờ Chúa Giêsu không khinh thường ông như những người Do-thái khác, lại còn can đảm kêu gọi ông làm môn đệ. Phản ứng của Matthew cũng không kém can đảm: ông quyết định bỏ một nghề hái ra tiền để đi theo một người không có gì bảo đảm vật chất cho đời mình.
2.2/ Tranh luận giữa Chúa Giêsu với các người Pharisees: Đức Giêsu không chỉ gọi Matthew, Ngài còn chấp nhận dùng bữa công khai tại nhà ông ấy, cùng với nhiều người thu thuế và tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ.
(1) Phản ứng của những người Pharisees: Thấy vậy, những người Pharisees nói với các môn đệ Người rằng: “Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như vậy?”
Họ có lý do để chất vấn, như cha mẹ Việt-nam vẫn đề phòng con cái: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.” Làm bạn với phường tội lỗi không sớm thì muộn cũng lây những tội lỗi của họ.
(2) Câu trả lời của Chúa Giêsu: Ngài nói với họ: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”” Hai điều chính Chúa muốn nhấn mạnh:
+ Sứ vụ của Ngài là đến chữa lành những tội nhân: Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi. Chúa có đủ bản lãnh để hoán cải những tâm hồn chai đá.
+ Tất cả mọi người đều có tội và đều cần đến Chúa, chứ không phải chỉ có Matthew và bạn bè của ông. Các biệt-phái không chịu cẩn thận xét mình, nên họ nghĩ họ không cần Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta phải cố gắng sống đúng với ơn gọi là Kitô hữu và ơn gọi riêng của mỗi người. Là môn đệ của Đức Kitô, chúng ta có bổn phận bảo vệ sự hiệp nhất của mọi thành phần.
– Chúng ta phải có lòng thương xót mọi người. Đừng bao giờ giam hãm anh/chị/em trong ngục từ tội lỗi; nhưng luôn cho họ cơ hội và mời gọi họ hướng tới tương lai.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Feast of Saint Matthew, the Apostle and the Evangelist
Viết bởi Lan Hương

Reading 1: (Eph 4:1-7)
Brothers and sisters:
I, a prisoner for the Lord,
urge you to live in a manner worthy of the call you have received,
with all humility and gentleness, with patience,
bearing with one another through love,
striving to preserve the unity of the Spirit
through the bond of peace:
one Body and one Spirit,
as you were also called to the one hope of your call;
one Lord, one faith, one baptism;
one God and Father of all,
who is over all and through all and in all.

But grace was given to each of us
according to the measure of Christ’s gift.

And he gave some as Apostles, others as prophets,
others as evangelists, others as pastors and teachers,
to equip the holy ones for the work of ministry,
for building up the Body of Christ,
until we all attain to the unity of faith
and knowledge of the Son of God, to mature manhood,
to the extent of the full stature of Christ.

Gospel: (Mt 9:9-13)
As Jesus passed by,
he saw a man named Matthew sitting at the customs post.
He said to him, “Follow me.”
And he got up and followed him.
While he was at table in his house,
many tax collectors and sinners came
and sat with Jesus and his disciples.
The Pharisees saw this and said to his disciples,
“Why does your teacher eat with tax collectors and sinners?”
He heard this and said,
“Those who are well do not need a physician, but the sick do.
Go and learn the meaning of the words,
I desire mercy, not sacrifice.
I did not come to call the righteous but sinners.”
________________________________________
Fr. Anthony Dinh Minh Tien, O.P.
I. THEME: Let us live and help all people to become God’s children.
Many people, though they themselves are not good, always find an opportunity to criticize and to condemn others. They want to confine others in their sinful past, and don’t want to give others an opportunity to change their life; for example, those who support the death penalty. In opposition, God always find a way to forgive. He gives men plenty of chances to change their life; for examples, the conversions of Paul, Peter, Matthew, Mary Magdalene, Augustine; and almost all people. The simple reason why God did that because all people are his children.
Today readings give us hope to change our life. In the first reading, St. Paul advices the Ephesians that they should live according to their vocation which they are called and equipped. They must protect the unity between them and build up the Sacred Body of Christ, according to the gifts which the Holy Spirit has given to them. In the Gospel, Jesus does not only condemn and confine Matthew in his sins; but also gives him an opportunity to change his life and to become his disciple. When he was questioned by the Pharisees why he ate and drank with tax collectors and sinners, Jesus clearly declares his purpose why he descended from heaven: “I did not come to call the righteous but sinners.”
II. ANALYSES:
1/ Reading I: Live in a manner worthy of the call you have received.
1.1/ The Christian vocation: St. Paul wrote to the Ephesians from prison: “I urge you to live in a manner worthy of the call you have received, with all humility and gentleness, with patience, bearing with one another through love.” He mentions four important virtues which the Christians must have to live together:
(1) Humility (Tapeinophrosúnê): This virtue is needed for one knows himself in his relationship with God and others. Without this virtue, one is easily arrogant, despites others, and easily condemns others.
(2) Meekness (Práutês): This virtue is needed to control one’s anger. A Christian does not fight with others in order to be victorious or to gain profit; but to find suitable ways to lead people to God.
(3) Patience (Makrothumía): This virtue is needed to be loyal to one’s goals in life. The patient one does not give up in trials or demands immediate results; but he perseveres in trials and prays until he sees desired results.
(4) Charity (Agápê): This is a special virtue which only exists in the Christian life. This virtue is given to men by God. With this virtue, a Christian can do what a non-Christian cannot do, such as: love and do good for one’s enemy; pray for the one who persecuted, forgive others unlimitedly.
St. Paul also advices the Ephesians to preserve the unity amongst them: “striving to preserve the unity of the Spirit through the bond of peace.” He gives many reasons why the Christians must preserve the unity of the Church: They have only one Church which is Christ’s Body; one Holy Spirit who is the Giver of all gifts; one hope is to live eternally. They have only one Lord and one faith in Christ and one baptism. Lastly, they have only one God who is the Father of all, who is above all, through all, and in all people.
1.2/ Grace are given to each of us according to the measure of Christ’s gift: Every Christian is a member in the same Body which is Christ. They received different gifts from the same Spirit to build up Christ’s body. The Christian vocation is common to all Christians; however, every Christian has one’s own vocation to fulfill, such as: apostle, preacher, guardian or teacher.
By these different vocations, God’s people are prepared to serve, that is, to build up Christ’s body, until we “all attain to the unity of faith and knowledge of the Son of God, to mature manhood, to the extent of the full stature of Christ.”
2/ Gospel: “Those who are well do not need a physician, but the sick do.”
2.1/ Jesus called Matthew: The call of Matthew is very short. When Jesus passed by the tax station, he saw Matthew sitting there, he called and Matthew stood up to follow him.
(1) The reason why Jesus called Matthew: Before calling Matthew, Jesus knew his profession is a tax collector, a job that brings home much money. The Jews classifies tax collectors as public sinners because they are the Roman instrument to exploit Jewish people by collecting illegal taxes. Tax collectors are prohibited to enter the Temple. Jesus knew the danger of public opinion when he called Matthew to be his disciple; however, he does not want to confine him in his sins, but he wants to give Matthew an opportunity to change and to renew his life. Moreover, Jesus already knew he will use Matthew to do his will, that is, to collect all necessary information to write the Gospel for future generations.
(2) Matthew’s reaction: He immediately stands up and follows Jesus. Matthew is probably very surprise, not only because Jesus does not look down on him as other Jews, but also calls him to become an apostle. Matthew’s reaction is also very courage. He decided to give up a job that brings much gain to follow the one who has nothing to give material gain for him.
2.2/ Jesus argues with the Pharisees: Jesus did not only call Matthew, he also accepted to have dinner at his house. Many of his friends were invited to dine with Jesus and his disciples.
(1) The reaction of the Pharisees: When the Pharisees saw this, they said to his disciples,
“Why does your teacher eat with tax collectors and sinners?” They had a reason to question because the Vietnamese parents used to advice their children: “Near to ink will be dark; near to lamp will be light.” If one become a friend with sinners, soon or later he will become one of them.
(2) Jesus’ answer: He said to them: “Those who are well do not need a physician, but the sick do. Go and learn the meaning of the words, I desire mercy, not sacrifice. I did not come to call the righteous but sinners.” There are two main things Jesus wants to emphasize:
+ His mission is to heal sinners: He comes, not to call the righteous, but the sinner. Jesus has power to converse hard sinners.
+ All people are sinners and they need Jesus to redeem their sins, not only Matthew and his friends. The Pharisees did not examine carefully their conscience, that is why they don’t think they need Jesus’ help.
III. APPLICATION IN LIFE:
– We must try to live according to the Christian and our own vocation. As Christ’s disciple, we have a duty to preserve the unity of the Church.
– We must have compassion and forgiveness to all. Do not confine others in their sinful prison; but always give them opportunity to repent and to look to their future.