Chủ Nhật 24 Thường Niên, Năm A
Bài đọc: Sir 27:30-28:7; Rom 14:7-9; Mt 18:21-35.
1/ Bài đọc I: 30 Oán hờn và giận dữ là những điều ghê tởm, về chuyện đó kẻ tội lỗi có biệt tài.
1 Kẻ báo thù sẽ chuốc lấy báo thù của Đức Chúa, tội lỗi nó, Người xem xét từng ly.
2 Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác, thì khi bạn cầu khẩn, tội lỗi bạn sẽ được tha.
3 Người với người cứ nuôi lòng hờn giận, thế mà lại xin Đức Chúa chữa lành!
4 Nó chẳng biết thương người đồng loại, mà lại dám xin tha tội cho mình!
5 Nó chỉ là người phàm mà để tâm thù hận, thì ai sẽ xin tha tội cho nó?
6 Hãy nhớ đến ngày tận số mà chấm dứt hận thù, nhớ mình sẽ phải hao mòn và phải chết
mà trung thành giữ các điều răn. 7 Hãy nhớ đến các điều răn mà đừng oán hờn kẻ khác,
nhớ đến giao ước của Đấng Tối Cao mà không chấp nhất điều lầm lỗi.
2/ Bài đọc II: 7 Thật vậy, không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình.
8 Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa; 9 vì Đức Ki-tô đã chết và sống lại chính là để làm Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết.
3/ Phúc Âm: 21 Bấy giờ, ông Phê-rô đến gần Đức Giê-su mà hỏi rằng: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?” 22 Đức Giê-su đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.” 23 Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. 24 Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn yến vàng. 25 Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con, tài sản mà trả nợ. 26 Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống bái lạy: “Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết.” 27 Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ. 28 Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: “Trả nợ cho tao!” 29 Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ: “Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh.” 30 Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ. 31 Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đồng bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện. 32 Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến và bảo: “Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, 33 thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao? ” 34 Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông. 35 Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải tha thứ.
Tha thứ là chuyện khó làm mà phải luôn tha thứ là điều quá vượt quá giới hạn của con người, thế mà các Bài đọc hôm nay lại khuyên con người làm chuyện đó. Những lý do làm cho con người khó tha thứ: (1) Tha thứ mãi để cho người ta lợi dụng. (2) Tha thứ mãi để cứ phải chết lần chết mòn. (3) Chắc gì người ta đã muốn nhận tha thứ của mình. (4) Làm sao quên được những đau khổ và xỉ nhục họ gây ra cho mình? Vì thế, nhiều người kết luận “Chúa tha nhưng tao không tha,” hay “sống giữ chết mang theo.” Có người căm hận người khác đến độ “Chúa có bắt xuống hỏa ngục cũng đành chịu chứ không thể tha thứ được!” Những lý do nêu trên đều chính đáng, nhưng không đủ để tránh tha thứ. Các Bài đọc hôm nay cho chúng ta thấy những lý do tại sao phải tha thứ luôn.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Tha thứ để được thứ tha.
Lý do đầu tiên và trên hết tại sao phải tha thứ là vì để được thứ tha bởi Thiên Chúa. Đã là con người, ai cũng có tội; nếu đã có tội, cần phải được tha thứ. Con người không những có tội, còn luôn luôn phạm tội; vì thế con người luôn luôn cần được tha thứ. Những lời của Sách Đức Huấn Ca lặp đi lặp lại điệp khúc này:
– Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác, thì khi bạn cầu khẩn, tội lỗi bạn sẽ được tha.
– Kẻ báo thù sẽ chuốc lấy báo thù của Đức Chúa, tội lỗi nó, Người xem xét từng ly.
– Người với người cứ nuôi lòng hờn giận, thế mà lại xin Đức Chúa chữa lành!
– Nó chẳng biết thương người đồng loại, mà lại dám xin tha tội cho mình!
Điều làm cho con người khó tha thứ là con người tưởng mình tốt lành và coi người khác là tội nhân. Nếu họ chịu khó xét mình, họ sẽ nhìn thấy rõ hơn tội lỗi của họ. Hơn nữa, nhiều người biết mình có tội nhưng vẫn lên án tha nhân, là vì tội tha nhân đã được phơi ra ánh sáng, trong khi họ nghĩ tội của họ có thể che giấu được. Câu truyện Người Phụ Nữ Ngọai Tình trong chương 8 của Gioan là một ví dụ điển hình. Chúa thách đố mọi người đang muốn ném đá người phụ nữ: “Ai trong các ông không có tội thì hãy quăng viên đá trước.” Không ai dám quăng đá vì họ biết họ có thể giấu mọi người, nhưng không thể giấu chính họ, và Đấng thấu suốt mọi bí ẩn trong lòng họ.
Luôn nghĩ đến Ngày Phán Xét là động lực giúp con người dễ tha thứ: “Hãy nhớ đến ngày tận số mà chấm dứt hận thù, nhớ mình sẽ phải hao mòn và phải chết mà trung thành giữ các điều răn.” Trong ngày này, mọi bí ẩn giấu kín đều được phơi bày ra ánh sáng và Thiên Chúa là Đấng rất công minh sẽ thưởng hay phạt mỗi người tùy theo việc họ đã làm.
2/ Bài đọc II: Dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa.
Tha thứ để được thứ tha là chuyện công bằng nên làm. Tuy nhiên, thánh Phaolô còn cho chúng ta một nguyên lý tích cực hơn để tha thứ: cho Chúa và cho chính chúng ta. Ngài nói: “Thật vậy, không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa.”
Nguyên lý tích cực này đến từ thần học về thân thể của ngài: Mọi người đều là những chi thể của một thân thể là Hội-Thánh và Đức Kitô là Đầu. Theo thần học này, chúng ta được nối kết với nhau trong một tình tương thân tương trợ vì chúng ta cùng được nối kết vào thân thể của Chúa. Các chi thể không thể sống riêng lẻ, nhưng phải kết hợp với thân thể. Nếu một chi thể đau là tòan thân đau; và nếu tất cả các chi thể khỏe mạnh thì tòan thân khỏe mạnh.
Giống như trường hợp hôn nhân giữa hai vợ chồng: họ không còn là hai nhưng trở nên một xương thịt, vì thế cả hai không thể tách rời nhau vì bất cứ lý do gì cho đến chết; chúng ta có thể áp dụng thần học thân thể của thánh Phaolô vào sự tha thứ. Tất cả chúng ta là những chi thể của một thân thể là Chúa Kitô nên chúng ta không thể tách rời nhau vì bất kỳ lý do gì, không những cho đến chết mà còn cả khi sống lại nữa vì Đức Ki-tô đã chết và sống lại chính là để làm Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết. Vì vậy, tha thứ là chuyện phải làm để giữ cho thân thể Chúa Kitô luôn được vẹn tòan.
3/ Phúc Âm: Phải luôn tha thứ, không phải đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.
Chúng ta phải thầm biết ơn sự mau miệng và tính thành thật của Phêrô, vì nhờ thánh nhân mà chúng ta có được sự giảng giải rõ ràng của Chúa Giêsu về một vấn đề hết sức tế nhị và rất khó thi hành. Phải tha thứ bao nhiêu lần? Tục ngữ Việt-Nam có câu “Quá tang ba bận,” và phong tục của người Do-Thái cũng thế “tối đa là 3 lần.” Phêrô muốn tỏ ra chắc ăn, nên đã rộng lượng tăng lên hơn gấp đôi: “7 lần.” Nhưng câu trả lời của Chúa Giêsu đã làm cho Phêrô và chúng ta giật mình: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.” Các nhà chú giải thường tranh luận “bảy mươi lần bảy là bao nhiêu lần?” Có người cho là 70*7= 490 lần; người khác cho là 707 hay 777, một con số rất to lớn. Điều quan trọng Chúa muốn nhấn mạnh nơi đây là bất cứ lúc nào anh chị em nói lời xin lỗi là chúng ta phải tha. Nhiều người đã lắc đầu và cho rằng: Nếu thánh trên bàn thờ còn phải nhảy xuống để can thiệp thì làm sao con người có thể tha thứ mãi, nhất là với những người cứ tái đi tái lại? Nhưng nếu chúng ta biết trở nên tốt là một tiến trình tập luyện lâu dài thì việc phải kiên nhẫn tha thứ là chuyện tất nhiên phải làm.
Tại sao phải tha thứ? Thay vì đưa ra câu trả lời, Chúa kể một ví dụ rất rõ ràng và có thể giải quyết nhiều vấn nạn khác chung quanh vấn đề tha thứ. Người nói: “Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn yến vàng. Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con, tài sản mà trả nợ. Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống bái lạy: “Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết.” Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ.”
Sự tương phản giữ hai món nợ và cách xử cho ta thấy rõ sự ác độc của kẻ đã được tha thứ này. Số tiền anh được tha là mười ngàn yến vàng (ta,lanton) tương xứng với khỏang 4.8 triệu Mỹ-kim (một yến vàng giá 5000-6000 quan tiền) trong khi bạn anh chỉ nợ 100 quan tiền (khỏang 10 Mỹ-kim). Nếu so sánh giữa hai món nợ, số tiền bạn anh nợ chưa đáng số lẻ của món nợ anh được tha. Chúng ta hãy xem cách xử của anh với người bạn nợ: Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: “Trả nợ cho tao!” Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ: “Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh.” Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ.
Tại sao anh làm như thế? Vì anh nghĩ rằng sẽ không ai biết cách cư xử của anh, nhất là vị vua đã tha nợ cho anh. Nhưng tất cả những gì anh làm đã không giấu được các bạn của anh vì những người này có thể cũng là bạn với con nợ của anh. Họ buồn lắm và đến thuật lại cùng vị vua tất cả mọi điều xảy ra. Chúng ta thử tưởng tượng xem phản ứng của nhà vua sẽ ra sao khi biết được tin này: Vua đòi đầy tớ đến mà phán rằng: “Hỡi đầy tớ độc ác kia! Ta đã tha hết nợ cho ngươi vì ngươi cầu xin Ta; tại sao ngươi không thương xót đồng bạn ngươi như Ta đã thương ngươi?” Chủ nội giận, trao anh cho kẻ giữ ngục cho đến khi anh trả xong hết nợ.
Cũng vậy, trong mối tương quan của chúng ta với Chúa: Nếu chúng ta không chịu tha thứ những khuyết điểm nhỏ bé của anh em phạm đến chúng ta như kẻ bất lương hôm nay, làm sao Thiên Chúa có thể tha thứ những tội lớn chúng ta đã xúc phạm đến Ngài? Vì thế, tha thứ không còn là chuyện có thể làm hay không làm, nhưng là một bổn phận phải làm kèm theo hình phạt nếu không làm như Chúa đã báo hôm nay: “Nếu mỗi người trong các ngươi không hết lòng tha lỗi cho anh em mình, thì Cha Ta ở trên trời cũng sẽ xử với các ngươi như vậy.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Tha thứ để được thứ tha.
– Tha thứ cho nhau là giữ cho thân thể của Chúa Kitô được luôn vẹn tòan.
– Phải tha thứ luôn luôn cho tha nhân vì Chúa vẫn hằng tha thứ cho chúng ta mỗi ngày.
Sunday of the 24 Ordinary Time, Year A
Readings: Sir 27:30-28:7; Rom 14:7-9; Mt 18:21-35.
1/ Reading I: RSV Sirach 27:30 Anger and wrath, these also are abominations, and the sinful man will possess them. 28:1 He that takes vengeance will suffer vengeance from the Lord, and he will firmly establish his sins. 2 Forgive your neighbor the wrong he has done, and then your sins will be pardoned when you pray. 3 Does a man harbor anger against another, and yet seek for healing from the Lord? 4 Does he have no mercy toward a man like himself, and yet pray for his own sins? 5 If he himself, being flesh, maintains wrath, who will make expiation for his sins? 6 Remember the end of your life, and cease from enmity, remember destruction and death, and be true to the commandments. 7 Remember the commandments, and do not be angry with your neighbor; remember the covenant of the Most High, and overlook ignorance.
2/ Reading II: RSV Romans 14:7 None of us lives to himself, and none of us dies to himself. 8 If we live, we live to the Lord, and if we die, we die to the Lord; so then, whether we live or whether we die, we are the Lord’s. 9 For to this end Christ died and lived again, that he might be Lord both of the dead and of the living.
3/ Gospel: RSV Matthew 18:21 Then Peter came up and said to him, “Lord, how often shall my brother sin against me, and I forgive him? As many as seven times?” 22 Jesus said to him, “I do not say to you seven times, but seventy times seven. 23 “Therefore the kingdom of heaven may be compared to a king who wished to settle accounts with his servants. 24 When he began the reckoning, one was brought to him who owed him ten thousand talents; 25 and as he could not pay, his lord ordered him to be sold, with his wife and children and all that he had, and payment to be made. 26 So the servant fell on his knees, imploring him, `Lord, have patience with me, and I will pay you everything.’ 27 And out of pity for him the lord of that servant released him and forgave him the debt. 28 But that same servant, as he went out, came upon one of his fellow servants who owed him a hundred denarii; and seizing him by the throat he said, `Pay what you owe.’ 29 So his fellow servant fell down and besought him, `Have patience with me, and I will pay you.’ 30 He refused and went and put him in prison till he should pay the debt. 31 When his fellow servants saw what had taken place, they were greatly distressed, and they went and reported to their lord all that had taken place. 32 Then his lord summoned him and said to him, `You wicked servant! I forgave you all that debt because you besought me; 33 and should not you have had mercy on your fellow servant, as I had mercy on you?’ 34 And in anger his lord delivered him to the jailers, till he should pay all his debt. 35 So also my heavenly Father will do to every one of you, if you do not forgive your brother from your heart.”
I. THEME: Why must we forgive others?
Some people think to forgive is hard to do and to always forgive exceeds human capacity. They give out some reasons for it: If people know you are easy to forgive, they shall take advantage of you! If you keep forgiving, you shall keep suffering till death! Some think the sin which other cause for them is so great and painful that they can’t never forget it; they shall hold it inside as long as they live and shall carry it to the tomb! One even says even if God shall condemn her to hell, she can’t forgive her husband’s sin.
These reasons are understandable but aren’t enough not to forgive. Today readings give us valid reasons why we must always forgive others. In the first reading, the author of Sirach wanted to state plainly the principle, “to err is to be a human being.” If everyone sinned and received forgiveness from God and others, he must forgive the one who sinned against him. In the second reading, St. Paul advised the Roman faithful to imitate Christ who lived and died for them; they must also live and die for others. In the Gospel, Jesus told people a parable to teach them that forgiveness belongs to justice. If a person received so great of a pardon and refused to forgive other, he shall be condemned in jail until he paid everything in full.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Forgive in order to be forgiven.
1.1/ Everyone need to look in the mirror; they need to face God: The first reason for forgiveness is that everyone has been forgiven by God. No one escapes sins; if one sins, he needs to be forgiven by God. If one examines his conscience carefully, he shall find out two things: First, he committed lots of sins, he isn’t perfect. Secondly, he has been forgiven many times by God and others. The author of Sirach must meditate these two things often before he advised us to do the following:
– He that takes vengeance will suffer vengeance from the Lord, and he will firmly establish his sins.
– Forgive your neighbor the wrong he has done, and then your sins will be pardoned when you pray.
– Does a man harbor anger against another, and yet seek for healing from the Lord? Does he have no mercy toward a man like himself, and yet pray for his own sins?
– If he himself, being flesh, maintains wrath, who will make expiation for his sins?
One might refuse to face God in this life, but he can’t avoid Him in the Last Judgment Day. At that time, all of his sins shall be displayed in details by God’s angels and he has to pay in full amount before his sins can be forgiven. So, it is better for us to face our sins now and try to compensate for them by always forgive the sins of others who committed against us.
1.2/ People who don’t frequently examine their conscience shall have a hard time to forgive others: Those who seldom examine their conscience used to think they are perfect and others are sinners. If they look back more to themselves, they shall recognize they are sinners too. Moreover, many people, though they know they are sinners, still condemn others because they think no one know of their sins while others’ sins are made known in public. In chapter eight of the Fourth Gospel reported an example of this habit. A woman who was caught in her adulterous act was brought to Jesus. According to Moses’ law, she must be stoned to death; but people want to know Jesus’ reaction. At first, Jesus sat quiet to invite them to examine of their conscience. When they rushed him to make a decision, he told them, “Let him who is without sin among you be the first to throw a stone at her” (Jn. 8:7). No one dared to throw the first stone because Jesus was standing in front of them as a mirror. People can hide their sins from others but they can’t hide them from the one who can see clearly all of hidden things in their heart.
2/ Reading II: “None of us lives to himself, and none of us dies to himself.”
Forgive in order to be forgiven is the just thing to do. St. Paul in the Letter to the Romans led us further by advising us to imitate Christ who lived and died for us.
2.1/ Christ lived and died for us: Christ took the form of human being and died on the cross not because of his sins, but of our sins. St. Paul reasoned, “None of us lives to himself, and none of us dies to himself. If we live, we live to the Lord, and if we die, we die to the Lord; so then, whether we live or whether we die, we are the Lord’s.”
Moreover, no one is an isle; everyone owes others something. When you owe then you have to repay. One of the reasons that held people back from forgiving others is to fear of sacrifice; they are afraid that if they keep forgiving they must keep sacrificing. These people must remember that they are living because of others’ sacrificing: Children live by their parents’ sacrifices; citizens live by many unknown soldiers’ death; our faith came from many martyrs’ blood and missionaries’ efforts. So, when it comes to our turn, we must be ready to sacrifice from others.
To help us to live this ideal, St. Paul invited us to give up the individual view and to see everything under the corporation view. All of us are members in the Mystical Body, the Church, with Christ as the head. The members don’t live individually but for the whole body. When one member suffers, the whole body shall suffer; when one member is healthy, the whole shall feel good.
2.2/ We should live and die for God and others: Realizing that God, our parents and many others have done lots of good things in our life, we must make a determination to return our favors to them. What shall we return to the Lord for all good things He has bestowed on us? Since we can’t do anything directly to God, we have to look for other possible ways to do for him. Luckily for us, He gives us the way, “Truly, I say to you, as you did it to one of the least of these my brethren, you did it to me” (Mt 25:40). When we forgive others’ offenses, we do it to God; we compensate many sins which we committed against God.
The author of Psalm 116 had the same reason in thinking, “What shall I render to the Lord for all his bounty to me? I will lift up the cup of salvation and call on the name of the Lord. I will pay my vows to the Lord in the presence of all his people. Precious in the sight of the Lord is the death of his saints” (Psa. 116:12-15). Our forgiveness for others didn’t lead us to death yet; and even if it leads us to death, we must still do it because it is only just if we sacrifice our life for God to return what Christ has sacrifice his life for us.
One of the main reasons that leads to many divorces in today families is unable to forgive other. If husbands and wives live their vocations as the Christians properly, they should never think about divorce because Christ died for them and they promised that they are loyal with each other until death.
3/ Gospel: “So also my heavenly Father will do to every one of you, if you do not forgive your brother from your heart.”
3.1/ How many times one must forgive his opponent? We must be grateful for Peter’s fast reaction and his sincerity; because of him, we had Jesus’ clear explanation about the touchy and very difficult problem to handle.
How many times must we forgive others? A Vietnamese adage said, “The maximum is three times.” The Jewish custom said, “The maximum is seven times.” St. Peter based on the tradition when he asked Jesus, “As many as seven times?” Jesus’ answer are startled us, “I say to you, not seven times but seventy-seven times.”
The commentators used to argue with each other, what is Jesus meant of “seventy-seven times?” Some said it is 70 times 7, which equal to 490 times. Others said it is 707 or 777, a huge number. The important point which Jesus wanted to emphasize is that whenever our opponent said that he is sorry, we must forgive him. Many people shook their head and joked: Even the saints in the altar must come down to solve the problem, how can we forgive to those who keep sinning against us? But if we know that to become good is a progress which needs to be practiced many times, we must patiently forgive others.
3.2/ Why must we forgive? Instead of giving the answer, Jesus gave a clear example which can solve many other problems related to forgiveness. He said, “That is why the kingdom of heaven may be likened to a king who decided to settle accounts with his servants. When he began the accounting, a debtor was brought before him who owed him a huge amount. Since he had no way of paying it back, his master ordered him to be sold, along with his wife, his children, and all his property, in payment of the debt. At that, the servant fell down, did him homage, and said, ‘Be patient with me, and I will pay you back in full.’ Moved with compassion the master of that servant let him go and forgave him the loan.”
The contrast between the two debts and the manner of solving showed the wickedness of the one who was forgiven. The amount he was forgiven is ten thousand talents (tálanton) which is corresponding to 4.8 million dollars (one talent is about 5000-6000 denarii); while the amount his friend owed him was only 100 denarii (about 10 dollars). If we compare the two debts, this amout is so small. We were told of his action toward his friend, “He seized him and started to choke him, demanding, ‘Pay back what you owe.’ Falling to his knees, his fellow servant begged him, ‘Be patient with me, and I will pay you back.’ But he refused. Instead, he had him put in prison until he paid back the debt.”
Why did he act as such? Because he thought that no one shall know his action, especially the one who forgave him. But all the things he did couldn’t be hidden from his friends since these people could also be his debtor’s friends. “They were deeply disturbed, and went to their master and reported the whole affair. His master summoned him and said to him, ‘You wicked servant! I forgave you your entire debt because you begged me to. Should you not have had pity on your fellow servant, as I had pity on you?’ Then in anger his master handed him over to the torturers until he should pay back the whole debt.”
Similarly in our relationship with God, if we refuse to forgive the small sins of our brothers and sisters as the wicked in today passage, how can we expect God to forgive the serious sin which we committed against Him? Therefore, forgiveness isn’t an option, but a duty and the punishment if we don’t, as Jesus warned us: “So will my heavenly Father do to you, unless each of you forgives his brother from his heart.”
III. APPLICATION IN LIFE:
– We committed many sins against God and others. If we received God’s and others’ forgiveness; we must forgive all who sin against us.
– To easily forgive others, we should frequently examine our conscience to recognize our sins and weaknesses. If we have so many of them, why we expect others to be free of sins? The one who is hard to forgive is the one who seldom examines of his conscience; so he thinks he is better than others.
– Forgiveness is justice; not an option. If we don’t forgive others, God shall not forgive our sins. If our sins shall not be forgiven, what shall we expect from God in the Last Judgment Day?
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP