Thưa quý vị, thánh Phê-rô là vị tông đồ trưởng, là rường cột của Hội Thánh tiên khởi nhờ vào câu nói hôm nay của ngài. “Thầy là Đức Ki-tô , Con Thiên Chúa hằng sống”.
Sự tuyên xưng đức tin của thánh Phê-rô vào Chúa Giêsu , tuy không hợp thời, nhưng đúng lúc, bởi vì, như Chúa Giêsu nói :” Này anh Simon, con ông Giô -na , anh thật có phúc , vì chẳng phải huyết nhục mặc khải cho anh điều ấy, nhưng Cha của Thầy, Đấng ngự trên Trời đã cho anh biết …” (c 17)
Vâng, chúng ta thấy, thật là tuyệt vời , bởi vì, mầu nhiệm về Chúa Giêsu, về vai trò, sứ vụ chính của Người, được mặc khải cho một phàm nhân, điều mà hằng giấu kín từ muôn thuở. Nhưng, muốn tỏ lộ cho ai tùy ý Ngài. Mầu nhiệm được mặc khải nhưng không, không mua bán, không đổi trao, không ra giá, không mặc cả, mà cho không , biếu không.
Nếu như một chiếc ghế trưởng phòng Quận là 2 tỷ, thì chiếc ghế giáo hoàng là 100 tỷ. Nhưng, được trao hoàn toàn miễn phí cho thánh Phê-rô, một con người nhiệt tình nhưng nông nổi.
Không phải vì Phê-rô khen Chúa Giêsu mà Người trao cho ông quyền cai quản Hội Thánh của Người. mà là nhờ bởi sự mặc khải của Chúa Cha. Nghĩa là Chúa Cha đã chọn thánh Phê-rô, một anh thuyền chài ít học, nhưng gắn bó với nghề nghiệp của mình,tuy nhiên, tại sao Thiên Chúa không chọn rừng , mà là chọn biển, vì như người ta thường nói :” rừng vàng, biển bạc”, rừng phải quý hơn biển, quả nhiên, tài nguyên của rừng giàu hơn. Nhưng, biển có cá, mà cá tượng trưng cho nhân loại, nhân loại là cá, vì thế, cần có người chài lưới.
Tuy nhiên, không phải Chúa Cha trao một người thiếu thiện chí đâu, đức tính của Phê-rô tuy nông nổi , nhưng sự nhiệt thành của ông không thể bật ra những kỳ công nơi Chúa Giêsu là Vị Thầy ông yêu kính, vì những điều kỳ diệu Thầy đã làm, Phê-rô quyết đoán và chân thành, cương trực và biết hối lỗi. Có thể nói, nhiệt huyết nơi thánh nhân làm lay động nơi Chúa Cha.
Bối cảnh lời tuyên xưng hôm nay xảy ra tại địa hạt Xê-za-re Philiphê, có nghĩa là Chúa Giêsu vẫn còn ở miền Bắc Israel, kế bên xứ Ca-na-an, nơi mà có người đàn bà xin Chúa chữa cho con bà.Cả hai địa danh nầy nằm sát Nước Li-bang, có thủ đô Berut, nơi mà vừa bị nổ bom cách đây 2 tuần.
Danh Hiệu Ki-tô là một điều gì đó rất dị ừng với người Israel lúc bấy giờ, bởi vì, Đấng Ki-tô phải ngự “ mây trời” mà xuống, một cách oai nghi, nhưng, xuất thân của Chúa Giêsu không giống như thế. Suy nghĩ của người Dothai khác với sự thật từ Chúa Giêsu. Vì thế, khi thấy Người làm những phép lạ, họ cũng nghĩ Người như một tiên tri mà thôi, như Gioan –Tẩy giả, hay Êlia, hoặc Giêremia hay một tiên tri nào đó. Hiểu được điều đó, Người không muốn sứ vụ Ki-tô của Người được tiết lộ. Những, nhân vật đó đã xuất hiện rồi, còn Đấng Kitô là Đấng mà muôn dân mong đợi đang ngự ngay giữa họ, nhưng họ không thèm tin, hay “xem thường”. Nhưng, nếu họ tôn vinh Người là Đấng Kitô, thì mầu nhiệm Thập giá không xuất hiện. Như vậy, “ Thiên cơ đã lộ”, vì thế, nên Người cấm không được tiết lộ sứ vụ Kitô của Người.
– Phần thứ hai: Chúa Giêsu trao cho thánh Phê-rô quyền cai quản Hội Thánh của Người.
Chúa nói :
” Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết : anh là Phê-rô, nghĩa là, ‘ Tảng Đá’, trên Tảng Đá nầy, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” ( c 18).
Chúng ta thấy, rõ ràng Lời nói của Chúa Giêsu trên thánh Phê-rô là ‘Tảng Đá’, dù cho thánh nhân có phản bội Chúa , nhưng trong chốc lát, thì ngài cũng ăn năn trở lại, vâng, vì Chúa Giêsu đã đặt để rồi. Chúa thấy trước, nhưng Người vẫn chọn và đặt để Phê-rô, một người nhiệt thành , nhưng, nông nổi. Chúng ta thấy quyền năng và tình thương của Thiên Chúa lớn hơn tội lỗi và sự bất xứng của nhân loại là thế. Tảng Đá mà hơn hai ngàn năm qua, Chúa Giêsu đã xây dựng và củng cố trên Hội Thánh là “ Lòng Thương Xót” và “ân sủng”, vì thế ‘Tảng Đá ‘ấy không lay chuyển, dù biết bao thăng trầm , dù tội lỗi, bất xứng, nhưng những thứ ấy là sự tác động của tử thần , tức sự dữ, sự chết, kể cả bây giờ. Nếu chúng ta thấy, Giáo Hội nhiều phen điêu đứng, thăng trầm, nhưng vẫn đứng vững, thế lực satan bằng nhiều hình thức, vì người tín hữu không phải lúc nào cũng tốt hết. Phong ba , bão táp, gió cuốn , mưa sa, nhưng Chúa Giêsu vẫn ở cùng nhân loại mọi ngày cho đến tận thế cùng với Hội Thánh của Người.
Như chúng ta biết, giáo xứ là Giáo Hội thu nhỏ, đặc tính giáo dân cũng có thế nói là tính cách của mười hai vị tông đồ, trung tín, nhiệt thành, bất trung, phản bội, vì tiền , vì danh, đều có đủ. Hội Thánh hoàn vũ cũng vậy thôi, vì tiền, vì tình, vì danh, vì lợi, phản bội, nhiệt thành, trung tín và thất tín có đủ. Giáo Hội Việt Nam cũng vậy, nhưng, chúng ta TIN vào Chúa Giêsu, Đấng cứu mọi linh hồn, và Người xây dựng Hội Thánh của Người trên ‘Đá Tảng’ PHÊ-RÔ, chứ không xây trên người khác.
Chúa Giêsu không xây Hội Thánh trên GIU-ĐA, vì thế chúng ta hãy nói như thánh Giáo Hoàng Giooan Phaolo II :” Đừng sợ”, vâng, không sợ thế lực ác thần, vì chúng ta có Chúa Giêsu, Đấng yêu tương chúng ta. Vì, “… Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời : dưới đất , anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy ; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.” ( c 19)
Vâng, thánh Phê-rô qủa thật là ngườii đại phúc , bởi vì, ngài nắm tất cả mọi quyền bính trên trời , dưới đất, quyền bính thánh Phê-rô, một quyền bính trọn vẹn của Hội Thánh ở cả hai phương diện hữu hình và vô hình, siêu nhiên và tự nhiên. Chúa Giêsu không chia hai cho mỗi người một nữa, mà là dồn hết cho Phê-rô trên trời và dưới đất.
Như vậy, sự nông nổi của thánh Phê-rô thì nhỏ hơn sự nhiệt thành của ngài. Nhiệt thành và nông nổi hai mặt của một con người PHÊ-RÔ, nhưng , được Chúa Giêsu cân bằng và Chúa Thánh Thần thánh hóa, vì vậy, ngài đã vững tay chèo , không phải chỉ ở trần gian , mà ngay cả trên Nước Trời. Từ đó suy ra, dựa vào Lời nói của Chúa Giêsu, thánh Phê-rô bởi quyền cai quản, ngài vẫn hằng dõi theo các vị Giáo Hoàng như “con ngươi” trong mắt mình. Vì , quyền bính của ngài không phải chết là hết, mà là “ dưới đất cũng như trên trời” vậy.
Vì thế, quyền bính của các vị Giáo Hoàng , không phải chỉ dựa vào năng lực của các ngài, mà là năng quyền siêu nhiên từ thượng giới mà Chúa Giêsu đã trao cho thánh Phê-rô. Chúng ta thấy rõ, đặc tính của Phê-rô, nhưng, Chúa Giêsu thấy rõ hơn chúng ta. Các vị giáo hoàng cũng vậy, chính Chúa Giêsu thấy rõ và chọn, nhờ sự tiến cử của thánh Phê-rô.
Vì thế, quyền bính nơi Đức thánh cha là quan trọng, dù nghiêng nhưng không ngã, nếu có ngã, Chúa cũng nâng dậy, vì :“ Quyền lực tử thần không thắng nỗi”. và người nắm giữ CHÌA KHÓA Nước Trời là thánh Phê-rô. Chứ không phải ai khác.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã trao cho thánh Phê-rô quyền cai quản Hội Thánh trên trời, dưới đất, xin cho chúng con biết kính yêu và vâng phục các vị giáo hoàng là đại diện của ngài ở trần gian. Hầu minh chứng chúng con trung tín với Lời dạy của Chúa trao cho thánh Phê-rô ./. Amen
P.Trần Đình Phan Tiến