Chủ Nhật 21 Thường Niên, Năm A
Bài đọc: Isa 22:15, 19-23; Rom 11:33-36; Mt 16:13-20.
1/ Bài đọc I: 15 ĐỨC CHÚA các đạo binh là Chúa Thượng phán:
Hãy đi gặp viên quan ấy là Sép-na, tể tướng triều đình, và nói:
19 Đức Chúa phán: “Ta sẽ tống ngươi khỏi chức vụ,
Ta sẽ đuổi ngươi khỏi địa vị.
20 Ngày ấy, Ta sẽ gọi tôi tớ Ta
là En-gia-kim, con của Khin-ki-gia-hu.
21 Áo thụng của ngươi, Ta sẽ lấy mặc cho nó,
cân đai của ngươi, Ta sẽ đem thắt cho nó,
quyền bính của ngươi, Ta sẽ trao vào tay nó,
nó sẽ là cha đối với cư dân Giê-ru-sa-lem và với nhà Giu-đa.
22 Chìa khoá nhà Đa-vít, Ta sẽ đặt trên vai nó.
Nó mở ra thì không ai đóng được,
nó đóng lại thì không ai mở được.
23 Ta sẽ làm cho nó vững chắc như đinh đóng cột,
nó sẽ nên như ngai vinh hiển cho nhà cha nó.”
2/ Bài đọc II: 33 Sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết định của Người, ai dò cho thấu! Đường lối của Người, ai theo dõi được!
34 Thật vậy, ai đã biết tư tưởng của Chúa? Ai đã làm cố vấn cho Người?
35 Ai đã cho Người trước, để Người phải trả lại sau?
36 Vì muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn tại và quy hướng về Người. Xin tôn vinh Thiên Chúa đến muôn đời! A-men.
3/ Phúc Âm: 13 Khi Đức Giê-su đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai?”
14 Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ.”
15 Đức Giê-su lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”
16 Ông Si-môn Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống.”
17 Đức Giê-su nói với ông: “Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.
18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.
19 Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.”
20 Rồi Người cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai biết Người là Đấng Ki-tô.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Quyền bính đến từ Thiên Chúa.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà sự tôn trọng quyền bính bị khủng hỏang trầm trọng từ trong gia đình đến xã hội và lan cả trong Hội Thánh. Lý do của cuộc khủng hỏang là khuynh hướng tự do quá trớn cho rằng mọi người đều bình đẳng, không ai có quyền bảo ai làm gì cả nếu họ không muốn. Trong gia đình, từ chỗ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó đến chỗ con đặt đâu cha mẹ ngồi đó. Nơi các giáo xứ, từ chỗ cha xứ bảo sao nghe làm vậy đến chỗ giáo dân làm áp lực để Đức Giám-mục phải thuyên chuyển cha xứ đi nơi khác. Ngay cả trong Giáo Hội, từ chỗ phải tuyệt đối vâng lời Đức Giáo Hoàng vì Ngài là đại diện của Chúa ở trần gian đến chỗ chỉ trích ngài già nua, lỗi thời, và khinh thường mọi giáo huấn đến từ ngài.
Các Bài đọc hôm nay giúp chúng ta nhận biết nguồn gốc và sự quan trọng của quyền bính, và sẽ giúp chúng ta biết tôn trọng và nghe lời các nhà lãnh đạo hơn. Trong bài đọc I, ngôn sứ Isaiah muốn làm nổi bật quyền bính đến từ Thiên Chúa. Ngài không muốn quyền bính ở trong tay quan Tể Tướng Shebna nữa, nên Ngài trao quyền bính vào tay Eliakim con của Hilkiah. Trong bài đọc II, thánh Phaolô phải ngạc nhiên khi suy niệm về sự giàu có, sự khôn ngoan, và sự thấu hiểu của Thiên Chúa. Không một ai có thể hiểu nổi những quyết định và những đường lối của Ngài. Bổn phận của con người không phải là chất vấn Thiên Chúa, nhưng biết khiêm nhường vâng theo những thánh chỉ của Ngài. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu thiết lập Giáo Hội của Ngài trên Tảng Đá Phêrô và trao quyền cầm buộc và tháo cởi cho ông qua biểu tượng chìa khóa Nước Trời. Ngài cũng long trọng hứa: “quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Quyền bính đến từ Thiên Chúa.
1.1/ Quyền bính đến từ Thiên Chúa: Ngài có quyền trao ban và có quyền cất đi, không ai có thể chống cự lại khi Ngài cất đi. Quyền hành bị lấy đi và trao vào tay người khác khi người đương cầm quyền khinh thường Thiên Chúa hay không chu toàn sứ vụ của mình.
Chúa phán với tiên tri Isaiah: “Hãy đi gặp viên quan ấy là Shebna, tể tướng triều đình, và nói: Đức Chúa phán: “Ta sẽ tống ngươi khỏi chức vụ, Ta sẽ đuổi ngươi khỏi địa vị. Ngày ấy, Ta sẽ gọi tôi tớ Ta là Eliakim, con của Hilkiah: Áo thụng của ngươi, Ta sẽ lấy mặc cho nó, cân đai của ngươi, Ta sẽ đem thắt cho nó, quyền bính của ngươi, Ta sẽ trao vào tay nó, nó sẽ là cha đối với cư dân Jerusalem và với nhà Judah.” Lý do Thiên Chúa truất phế Shebna có lẽ vì lối sống xa hoa của ông hay vì thái độ cấu kết với ngoại bang (Ai-cập) mà không chịu hành động theo sự hướng dẫn của Ngài qua các ngôn sứ. Thiên Chúa không chỉ có quyền bính trên dân của Ngài, nhưng còn có toàn quyền trên tất cả những nhà lãnh đạo của mọi dân tộc. Ví dụ, Vua Cyrus, hoàng đế Ba-tư. Thiên Chúa dùng Nhà Vua như khí cụ để phóng thích cho dân tộc Do-thái về hồi hương.
1.2/ Khi Chúa ban quyền, Ngài cũng ban khôn ngoan và sức mạnh của Ngài cho người cầm quyền. Chìa khóa là biểu tượng của quyền hành. Khi Chúa trao chìa khóa cho ai là Ngài đặt trọn vẹn tin tưởng và trao quyền hành cho người đó thay Chúa để điều khiển. “Chìa khoá nhà David, Ta sẽ đặt trên vai nó. Nó mở ra thì không ai đóng được, nó đóng lại thì không ai mở được. Ta sẽ làm cho nó vững chắc như đinh đóng cột, nó sẽ nên như ngai vinh hiển cho nhà cha nó.”
Người lãnh nhận quyền bính từ Thiên Chúa là để phục vụ Dân Chúa, để trở thành “cha đối với cư dân Jerusalem và với nhà Judah;” chứ không phải để bắt người khác phục vụ, hay ức hiếp dân lành.
2/ Bài đọc II: Không ai có thể hiểu sự khôn ngoan và đường lối của Thiên Chúa.
2.1/ Con người thường đánh giá trị theo những tiêu chuẩn bên ngoài: Con người thường có khuynh hướng đánh giá trị dựa vào những tiêu chuẩn thấy được: khỏe mạnh, trẻ trung, sắc đẹp, lanh lợi, lịch thiệp, kiến thức, giàu có… Nhưng biết bao người đã lầm to sau khi đã dựa vào những tiêu chuẩn này để chọn lựa vì không ai học được chữ “ngờ!” Những hình thức bên ngòai chỉ là những lớp sơn hào nhoáng che giấu những mưu toan nham hiểm bên trong đang chờ cơ hội để bộc phát.
2.2/ Thiên Chúa thấu rõ những ý định trong tâm hồn con người: Nếu thái độ “suy bụng ta ra bụng người” trên không thể áp dụng vào con người, càng không thể áp dụng cho Thiên Chúa. Vì, “Sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết định của Người, ai dò cho thấu! Đường lối của Người, ai theo dõi được! Thật vậy, ai đã biết tư tưởng của Chúa? Ai đã làm cố vấn cho Người? Ai đã cho Người trước, để Người phải trả lại sau? Vì muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn tại và quy hướng về Người.”
Trong lịch sử của Do-thái cũng như của nhân lọai, biết bao nhiêu lần con người đã đánh giá trị sai về các biến cố đã xảy ra trong lịch sử! Lý do đơn giản là vì họ đã dùng những tiêu chuẩn của con người thay vì của Thiên Chúa; họ quá chú trọng đến hình thức bên ngòai trong khi Thiên Chúa nhìn thấu suốt bên trong; họ chỉ có thể biết những gì đang xảy ra hiện tại trong khi quá khứ, hiện tại, và tương lai là một trước Thiên Chúa.
3/ Phúc Âm: Quyền điều khiển Giáo Hội được trao cho Phêrô.
3.1/ Hai cách nhìn khác nhau: cách nhìn của người thường và cách nhìn của các môn đệ về “Con người của Chúa Giêsu.” Cuộc đối thọai giữa Chúa Giêsu và các môn đệ dẫn chứng hai cách nhìn này: Khi Đức Giêsu đến vùng kế cận thành Caesarea Philippi, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai?” Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Elijah, có người lại cho là ông Jeremiah hay một trong các vị ngôn sứ.” Đức Giêsu lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Simon Phêrô thưa: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.”
Phêrô là người đầu tiên nhận ra và tuyên xưng Đức Kitô là Con Thiên Chúa vì ông không nhìn theo dáng vẻ bên ngoài như các người đương thời, nhưng ông nhìn tận bên trong theo mặc khải của Thiên Chúa. Cũng vậy, khi người Công-giáo nhìn vào Đức Giáo Hoàng và cấu trúc của Giáo-hội, chúng ta không nhìn ngài như một người lãnh đạo bình thường và cấu trúc đó như bao cấu trúc khác; nhưng là đại diện của Thiên Chúa và cấu trúc được Thiên Chúa soi sáng.
3.2/ Trên Đá Tảng này Thầy sẽ xây Giáo Hội: Các nhà chú giải tranh luận “Ai là Đá trong câu này?” Đối với người Do-Thái: Đá tảng chỉ áp dụng cho Thiên Chúa mà thôi (Ps 18:2, 31; Dt 32:4, 31; I Sam 2:2, II Sam 22:2). Thánh Augustin đồng ý lập luận này. Người khác cho rằng “Đá tảng” là “Sự Thật,” Phêrô là người đầu tiên khám phá và tuyên xưng Sự Thật này. Người khác cho “Đá tảng” là chính niềm tin của Phêrô vào Chúa, và chính niềm tin này mà “quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.” Mỗi câu trả lời đều cho chúng ta một lối nhìn về Phêrô: Ông là người được chọn bởi Thiên Chúa, nếu Thiên Chúa là Đá tảng, người cũng sẽ làm cho ông thành Đá tảng mà trên đó Gíao Hội được xây dựng. Đá tảng cũng là Sự Thật và niềm tin của Phêrô vào Chúa mà không một quyền lực nào có thể lấn át được.
3.3/ Tranh luận về quyền của Thánh Phêrô và các Đức Gíao Hòang kế vị ngài: “Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.” Không biết bao nhiêu giáo hội và con người qua các thời đại đã tranh luận về câu Phúc Âm này và quyền bính tuyệt đối của Đức Gíao Hòang. Nhiều người đã công nhận đây là lý do chính ngăn cản các giáo hội trong sự hiệp nhất chứ không phải khác biệt về đạo lý. Nhiều giáo hội sợ một khi đã đồng ý trở về với Giáo Hội là họ phải phục tùng quyền bính của Đức Giáo Hoàng.
* Tranh luận về ơn “không thể sai lầm” khi tuyên xưng trọng thể những tín điều thuộc lãnh vực đức tin và luân lý. Công đồng Vatican II, trong Hiến-chế “Ecclesiae Christi,” chương iv, đã xác định như sau: “Chúng tôi truyền dạy và xác định đó là một tín điều do Thiên Chúa mặc khải khi Đức Giáo Hòang tuyên xưng ex cathedra, nghĩa là khi ngài dùng chức vụ mục tử và tiến sĩ của tất cả các Kitô hữu, bởi quyền tối thượng kế vị các Tông Đồ của ngài, khi ngài định nghĩa là một tín điều liên quan đến đức tin hay luân lý phải được chấp thuận bởi Giáo Hội phổ quát, vì sự trợ giúp từ Thiên Chúa đã được hứa cho ngài qua Thánh Phêrô, vì được sở hữu của ơn không thể sai lầm mà Đấng Cứu Chuộc đã mong muốn Giáo Hội của Ngài được trang bị trong việc định nghĩa là tín điều những gì thuộc đức tin và luân lý, và vì thế, những định nghĩa như thế bởi Đức Giáo Hòang và không bởi sự đồng ý của Gíao Hội không thể sửa đổi.”
* Nhiều người đã phủ nhận quyền bính và “ơn không thể sai lầm” của Đức Giáo Hoàng trong câu Phúc Âm này, nhưng một bằng chứng mà họ không phủ nhận được là quyền bính của Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội vẫn tồn tại hơn 2000 năm qua. Hai bằng chứng hùng hồn cho thấy đâu là sự phiên dịch đúng của Phúc Âm hôm nay.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Vì yêu thương con người, Thiên Chúa đã chuẩn bị kế họach để con người luôn có những nhà lãnh đạo cần thiết trong mọi trạng huống của cuộc đời.
– Chúng ta cần tuân phục cha mẹ, thầy cô, các nhà lãnh đạo trong tôn giáo cũng như ngòai xã hội để bảo vệ trật tự chung trong gia đình, xã hội, và Giáo Hội.
– Người lãnh đạo được trao quyền bởi Thiên Chúa để phục vụ và mưu ích chung cho mọi người chứ không phải để hống hách và vun xới cho bản thân. Họ phải chịu trách nhiệm trước mặt Chúa về những người Chúa trao.
– Người Công Giáo phải nhìn mọi sự dưới con mắt đức tin. Họ phải tuyệt đối tin tưởng và vâng lời Đức Giáo Hoàng.
SUNDAY OF THE 21 OTA
Readings: Isa 22:15, 19-23; Rom 11:33-36; Mt 16:13-20.
1/ Reading I: RSV Isaiah 22:15 Thus says the Lord GOD of hosts, “Come, go to this steward, to Shebna, who is over the household, and say to him: 19 I will thrust you from your office, and you will be cast down from your station. 20 In that day I will call my servant Eliakim the son of Hilkiah, 21 and I will clothe him with your robe, and will bind your girdle on him, and will commit your authority to his hand; and he shall be a father to the inhabitants of Jerusalem and to the house of Judah. 22 And I will place on his shoulder the key of the house of David; he shall open, and none shall shut; and he shall shut, and none shall open. 23 And I will fasten him like a peg in a sure place, and he will become a throne of honor to his father’s house.”
2/ Reading II: RSV Romans 11:33 O the depth of the riches and wisdom and knowledge of God! How unsearchable are his judgments and how inscrutable his ways! 34 “For who has known the mind of the Lord, or who has been his counselor?” 35 “Or who has given a gift to him that he might be repaid?” 36 For from him and through him and to him are all things. To him be glory forever. Amen.
3/ Gospel: RSV Matthew 16:13 Now when Jesus came into the district of Caesarea Philippi, he asked his disciples, “Who do men say that the Son of man is?” 14 And they said, “Some said John the Baptist, others say Elijah, and others Jeremiah or one of the prophets.” 15 He said to them, “But who do you say that I am?” 16 Simon Peter replied, “You are the Christ, the Son of the living God.” 17 And Jesus answered him, “Blessed are you, Simon Barjona! For flesh and blood has not revealed this to you, but my Father who is in heaven. 18 And I tell you, you are Peter, and on this rock I will build my church, and the powers of death shall not prevail against it. 19 I will give you the keys of the kingdom of heaven, and whatever you bind on earth shall be bound in heaven, and whatever you loose on earth shall be loosed in heaven.” 20 Then he strictly charged the disciples to tell no one that he was the Christ.
I. THEME: All authorities come from God.
We are living in the world which the respect for authority is in crisis, from the family to society and even in the Church. The reason for this is the theory of absolute freedom which thinks everyone is equal; no one can force others to do what they don’t want. We can see this crisis in the Vietnamese family; from whomever the parents want their children to get marry they must obey to the point that whomever the children want to get marry the parents must agree. In the parish, from whatever the pastor commands the parishioners must do to the point that if the parishioners don’t want that pastor, they can cause pressure with the local bishop to move him from the parish. This crisis is also in the Church, from the believers must listen to whatever the pope teaches because he is God’s representative in the world to the point that they can freely criticize him as old, strict, odd and insult all of his teaching.
Today readings help us to recognize the origin and the necessary of the authority and shall help us to respect and to listen to our parents and leaders. In the first reading, the prophet Isaiah emphasized that the authority comes from God. When He no longer wants Shebna to be the Prime Minister, he gives that authority for Eliakim, Hilkiah’s son. In the second reading, St. Paul was startled when he meditated about God’s richness, wisdom and understanding. No one can fathom His decisions and ways. Therefore, the human duty isn’t about to question God, but to be humble and to follow His decrees. In the Gospel, Christ established His Church on Peter who is the rock, and gave him the authority to loose and to bind through the symbol of the key of the heaven. He solemnly promises that “the powers of death shall not prevail against it.”
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: The origin of all authorities
1.1/ All authorities come from the Lord: God has the power to bestow authority and to take it away; no one can resist Him. The authority is taken away and given to other when the authorities insulted God, didn’t listen to Him or neglected their duties.
In today passage, the Lord said to the prophet Isaiah, “Come, go to this steward, to Shebna, who is over the household, and say to him: I will thrust you from your office, and you will be cast down from your station. In that day I will call my servant Eliakim, the son of Hilkiah, and I will clothe him with your robe, and will bind your girdle on him, and will commit your authority to his hand; and he shall be a father to the inhabitants of Jerusalem and to the house of Judah.”
The reason for taking away Shebna’s authority might be because of his luxurious lifestyle or his connection with the foreign authority, Egypt, and disregard God’s will, revealed through His prophets. God has authority, not only on His people but also on all the world’s leaders. We can prove this point in the Old Testament when God chose Cyrus, the Persian king, to issue the decree to liberate the Israelites from the exile, to return and to re-establish their lost country.
1.2/ When God gives authority, He also gives wisdom and strength for those in power: The key is the symbol of authority; when God gives the key to someone, He trusts and bestows His authority on that person. The one in authority governs people under him in the place of God. That is the reason why God said to Isaiah, “And I will place on his shoulder the key of the house of David; he shall open, and none shall shut; and he shall shut, and none shall open. And I will fasten him like a peg in a sure place, and he will become a throne of honor to his father’s house.”
Those who received God’s authority must serve His people well; they become like a father for people who are under them. The father’s duties are to serve, to care and to protect his children; not to be served by them or to maltreat them.
2/ Reading II: No one can fathom God’s wisdom and ways.
The background for this passage is Paul’s effort—trying to understand God’s plan of salvation. Before Christ’s appear to him on the way to Damascus, like many Jews, he thought the Gentiles have no place in God’s plan. After this appearance, he understood that even the Jews’ hardness is in God’s providence so that God’s salvation can extend to all people of all nations.
2.1/ People often evaluate things according to their appearances: Since people can only see the outside, they evaluate things according to their appearance, such as: strength, age, beauty, position, richness, degree; but many people judged wrongly because they can’t see what are inside, such as: reverence for God, love for people, knowledge, temperament and virtues. The appearance can hide many bad things inside and deceive people.
Though God can choose leaders and send them to people; He chooses to enlighten people by His Spirit so they can choose good leaders for themselves. People should pray with the Holy Spirit to guide them with wisdom before every election. Even when people chose bad leaders, God still can provide opportunities for them to correct their mistake and to choose better leaders.
2.2/ God can see thorough human minds and hearts: Since God fathoms human minds and hearts, no one can deceive Him. God chooses leaders according to His standards and His decisions are always right. St. Paul gave us the reasons for God’s right decisions, “O the depth of the riches and wisdom and knowledge of God! How unsearchable are His judgments and how inscrutable His ways! “For who has known the mind of the Lord, or who has been His counselor?” “Or who has given a gift to Him that He might be repaid?” For from Him and through Him and to Him are all things.”
When God chooses anyone to lead His people, He also gives him necessary graces to fulfill his mission. Therefore, the leader’s duty is to always open to God’s graces and pray for them; as King Solomon prayed for the divine wisdom so that he can govern God’s people. If a leader neglects to seek God’s guidance, he can fall into disgrace and can’t fulfill his mission.
In the history of Israel and of humankind, so many times people made wrong evaluations about things happened in the world. The main reason for these is because they used human instead of God’s standards in evaluating them. They paid attention to outside appearances instead of looking into inside values. They forget to pray to God who can fathom all past, present and future; all three are one before Him.
3/ Gospel: Christ bestowed on Peter the authority to govern the Church.
3.1/ Many different opinions about Jesus’ identity: Jesus’ Passion is near and he wants to make sure his disciples to know his true identity. First, he wants them to know others’ opinions about him, so he asked them, “Who do men say that the Son of man is?” And they answered, “Some said John the Baptist, others say Elijah, and others Jeremiah or one of the prophets.” Then, he said to them, “But who do you say that I am?” Simon Peter replied, “You are the Christ, the Son of the living God.”
Peter is the first one who recognized and proclaimed Christ is the Son of God because he didn’t see Christ according to his appearance as the contemporaries, but he looked at him according to God’s revelation. Similarly, when the Catholics look at the pope and the Church’s structure, they shouldn’t consider him purely as a worldly leader and that structure as many other structures; but the representative of God in the world and the structure according to God’s will.
3.2/ “I shall build my Church on this rock”: Many biblical scholars argued, “Who is the rock in this sentence?” There are many different opinions:
(1) To the Jews, the rock is only applied for God (Ps 18:2, 31; Dt 32:4, 31; I Sam 2:2, II Sam 22:2). St. Augustine also agreed with this position.
(2) Others thought the rock is “the truth;” and Peter is the first who discovered and proclaimed this truth.
(3) Still others thought the rock is Peter’s faith in Christ; and because of this faith, the powers of death shall not prevail against it.
Each opinion gives us a different view about Peter. He is the one chosen by God. If God is the rock, He also makes Peter to be the rock which the Church shall be built upon it. The rock is also the truth and Peter’s faith in Christ which no power in the world can destroy them.
3.3/ Different opinions about Peter’s and his successors’ authority: Christ said to Peter, “I will give you the keys of the kingdom of heaven, and whatever you bind on earth shall be bound in heaven, and whatever you loose on earth shall be loosed in heaven.” Many churches and people through all generations argued the meaning of this sentence and the pope’s infallibility. Many point out that this is the main reason that prevents many churches to unite together, not the differences in their doctrines. Many churches are afraid that once they return to the Church, they must obey the pope’s authority.
3.4/ Arguments about the pope’s infallibility: The infallibility of the pope was formally defined in 1870, although the tradition behind this view goes back much further. In the conclusion of the fourth chapter of its Dogmatic Constitution on the Church,Pastor Aeternus, theFirst Vatican Councildeclared the following, “We teach anddefinethat it is a dogmadivinelyrevealed that the Roman pontiff when he speaksex cathedra, that is when in discharge of the office of pastor and doctor of all Christians, by virtue of his supreme apostolic authority, he defines a doctrine regardingfaithormoralsto be held by the universal Church, by the Divine assistance promised to him inBlessed Peter, is possessed of that infallibility with which theDivine Redeemerwilled that his Church should be endowed in defining doctrine regarding faith or morals, and that therefore such definitions of the Roman pontiff are of themselves and not from the consent of the Church infallible. So then, should anyone, which God forbid, have the temerity to reject this definition of ours: let him beanathema. Vatican Council I, Constitution de Ecclesiae Christi, chapter IV (see Denziger §1839).
The dogmatic constitutionLumen Gentiumof the Second Vatican Ecumenical Council, which was also a document on the Church itself, explicitly reaffirmed the definition of papal infallibility, so as to avoid any doubts, expressing this in the following words: “This sacred Council, following closely in the footsteps of the First Vatican Council, with that Council teaches and declares that Jesus Christ, the eternal Shepherd, established His holy Church, having sent forth the apostles as He Himself had been sent by the Father; and He willed that their successors, namely the bishops, should be shepherds in His Church even to the consummation of the world. And in order that the episcopate itself might be one and undivided, He placed Blessed Peter over the other apostles, and instituted in him a permanent and visible source and foundation of unity of faith and communion. And all this teaching about the institution, the perpetuity, the meaning and reason for the sacred primacy of the Roman Pontiffand of his infallible magisterium, this sacred Council again proposes to be firmly believed by all the faithful.”
Many people denied the pope’s authority and infallibility in this verse (Mt 16:19); but the fact that they can’t deny is the pope’s authority and the Church continues to exist more than two thousand years. This fact shows the correct interpretation of this verse.
III. APPLICATION IN LIFE:
– Out of love for human beings, God always prepares to give people good leaders to guide them in all difficult situations.
– We need to obey parents, teachers and religious and civil leaders to safeguard the common order in our family, communities and society.
– God gives authorities to serve and to protect the common good, not to be served or proud of it. All leaders must be responsible for people they serve and judged by God.
– The Catholics must use their eye of faith; they must absolutely obey and believe the pope when he declares anything ex-cathedra.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP