Lời Chúa Mỗi Ngày : Chủ Nhật 20 Thường Niên, Năm A

Chủ Nhật 20 Thường Niên, Năm A
Bài đọc: Isa 56:1, 6-7; Rom 11:13-15, 29-32; Mt 15:21-28
1/ Bài đọc I: 1 ĐỨC CHÚA phán như sau: Hãy tuân giữ điều chính trực, thực hành điều công minh, vì ơn cứu độ của Ta đã gần tới, và đức công chính của Ta sắp được biểu lộ.
6 Người ngoại bang nào gắn bó cùng ĐỨC CHÚA
để phụng sự Người và yêu mến Thánh Danh,
cùng trở nên tôi tớ của Người,
hết những ai giữ ngày sa-bát mà không vi phạm,
cùng những ai tuân thủ giao ước của Ta,
7 đều được Ta dẫn lên núi thánh
và cho hoan hỷ nơi nhà cầu nguyện của Ta.
Trên bàn thờ của Ta, Ta sẽ ưng nhận
những lễ toàn thiêu và hy lễ chúng dâng,
vì nhà của Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của muôn dân.
2/ Bài đọc II: 13 Tôi xin ngỏ lời với anh em là những người gốc dân ngoại. Với tư cách là Tông Đồ các dân ngoại, tôi coi trọng chức vụ của tôi,
14 mong sao nhờ vậy mà tôi làm cho anh em đồng bào tôi phải ganh tị, và tôi cứu được một số anh em đó. 15 Thật vậy, nếu vì họ bị gạt ra một bên mà thế giới được hoà giải với Thiên Chúa, thì việc họ được thâu nhận lại là gì, nếu không phải là từ cõi chết bước vào cõi sống?
29 Quả thế, khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi, thì Người không hề đổi ý.
30 Thật vậy, trước kia anh em đã không vâng phục Thiên Chúa, nhưng nay anh em đã được thương xót, vì họ không vâng phục; 31 họ cũng thế: nay họ không vâng phục Thiên Chúa, vì Người thương xót anh em, nhưng đó là để chính họ cũng được thương xót.
32 Quả thế, Thiên Chúa đã giam hãm mọi người trong tội không vâng phục, để thương xót mọi người.
3/ Phúc Âm: 21 Ra khỏi đó, Đức Giê-su lui về miền Tia và Xi-đôn,
22 thì này có một người đàn bà Ca-na-an, ở miền ấy đi ra, kêu lên rằng: “Lạy Ngài là con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi! Đứa con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm!”
23 Nhưng Người không đáp lại một lời.
24 Người đáp: “Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Ít-ra-en mà thôi.”
25 Bà ấy đến bái lạy mà thưa Người rằng: “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi!”
26 Người đáp: “Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con.”
27 Bà ấy nói: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống.”
28 Bấy giờ Đức Giê-su đáp: “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy.” Từ giờ đó, con gái bà được khỏi.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Muôn dân sẽ được hưởng ơn Cứu Độ của Thiên Chúa.
Vì tình yêu thương, Thiên Chúa có kế hoạch Cứu Độ cho muôn dân. Theo kế hoạch này, ơn Cứu Độ sẽ bắt đầu từ số nhỏ rồi lan ra đến hết mọi người. Chúa chọn dân tộc Do-thái từ đầu làm Dân Riêng của Thiên Chúa. Từ dân tộc Do-thái, ơn Cứu Độ được lan ra hết các Dân Ngoại khắp nơi trên thế giới cho đến tận cùng trái đất.
Các Bài đọc hôm nay cho chúng ta cái nhìn tổng quan về kế hoạch Cứu Độ này. Trong bài đọc I, ngôn sứ Isaiah nhìn thấy trước ngày những người ngoại bang nào gắn bó cùng Thiên Chúa, yêu mến Thánh Danh của Ngài, tuân thủ giao ước… sẽ được Ngài chấp nhận và kể như dân của Ngài, và lời của họ cầu xin và lễ vật họ dâng sẽ được Ngài hoan hỷ chấp nhận. Trong bài đọc II, thánh Phaolô cắt nghĩa cho mọi người biết kế hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa. Trong giai đoạn đầu, Ngài đã chọn dân tộc Do-thái như dân riêng để chuẩn bị cho Đấng Thiên Sai tới. Khi Đấng Thiên Sai tới, Ngài bắt đầu giai đoạn thứ hai là mang ơn Cứu Độ cho tất cả mọi người, chứ không còn bị giới hạn trong vòng dân tộc Do-thái nữa. Lý do một số người Do-thái không chịu tin Đức Kitô là để cho Tin Mừng được lan rộng đến Dân Ngoại; nhưng sau cùng, người Do-thái cũng sẽ trở lại và tin vào Đức Kitô để họ cũng được cứu độ. Trong Phúc Âm, thánh sử Matthew cho chúng ta một ví dụ cụ thể: Một người đàn bà Canaan có đứa con gái bị quỉ ám và đến xin Chúa chữa. Sau thử đức tin của Bà, Ngài đã ban cho Bà theo như ý Bà xin.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Nhà của Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của muôn dân.
Trình thuật của Isaiah hôm nay nằm trong phần mà một số học giả gọi là Isaiah đệ tam (chương 56-66), phần này được viết bởi môn đệ hay trường phái của Isaiah sau thời gian lưu đày. Hai điểm nổi bật trong trình thuật hôm nay:
1.1/ Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa gần đến. Tác giả tuyên sấm: “Đức Chúa phán như sau: Hãy tuân giữ điều chính trực, thực hành điều công minh, vì ơn cứu độ của Ta đã gần tới, và đức công chính của Ta sắp được biểu lộ.”
– Trên phương diện lịch sử, lời tiên tri này được ứng nghiệm khi Vua Cyrus nước Ba-Tư, sau khi được Thiên Chúa ban cho đánh bại đế quốc Babylon, đã ra chiếu chỉ ban phép cho dân Do-thái được hồi hương. Không những thế, ông còn tạo phương tiện để họ có vật liệu cần thiết xây dựng lại Đền Thờ Jêrusalem. Sự kiện này được sách Erza ghi lại như sau: “Cyrus, vua Ba-tư, phán thế này: Đức Chúa, Thiên Chúa trên trời, đã ban cho ta mọi vương quốc dưới đất. Chính Người đã trao cho ta trách nhiệm tái thiết cho Người một ngôi nhà ở Jerusalem tại Judah. Vậy ai trong các ngươi thuộc dân Người, thì xin Thiên Chúa của họ ở với họ, và họ hãy lên Jerusalem tại Judah và xây Nhà Đức Chúa, Thiên Chúa của Israel. Chính Người là Thiên Chúa ngự tại Jerusalem. Và mọi người còn lại ở bất cứ nơi nào họ đang trú ngụ, phải được dân địa phương cấp cho bạc vàng, của cải và thú vật, cũng như lễ vật tự nguyện, để dâng cúng cho Nhà Thiên Chúa ở Jerusalem” (Erz 1:2-4).
– Trên phương diện của lịch sử cứu độ, lời tiên tri này được ứng nghiệm khi Đức Kitô, Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa đến để chuộc tội và mang ơn Cứu Độ cho muôn người. Câu này có thể bị cắt nghĩa sai là vì dân chúng sống công chính nên họ xứng đáng được hưởng ơn cứu độ của Thiên Chúa. Thánh Phaolô cắt nghĩa chính xác và rõ ràng hơn: Đức Kitô chính là sự công chính của Thiên Chúa (Rom 3:22). Con người được cứu độ không phải vì họ sống công chính; nhưng vì nhờ họ tin vào Đức Kitô (Rom 3:28).
1.2/ Ơn cứu độ không còn bị giới hạn trong vòng dân tộc Do-thái, nhưng lan rộng đến mọi người: “Người ngoại bang nào gắn bó cùng Đức Chúa để phụng sự Người và yêu mến Thánh Danh, cùng trở nên tôi tớ của Người, hết những ai giữ ngày Sabbath mà không vi phạm, cùng những ai tuân thủ giao ước của Ta, đều được Ta dẫn lên núi thánh và cho hoan hỷ nơi nhà cầu nguyện của Ta. Trên bàn thờ của Ta, Ta sẽ ưng nhận những lễ toàn thiêu và hy lễ chúng dâng,
vì nhà của Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của muôn dân.”
Nhà cầu nguyện của Thiên Chúa không còn giới hạn phải là Đền Thờ tại Jerusalem, vì như Chúa Giêsu nói với người phụ nữ Samaria: “Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Jerusalem” (Jn 4:21).
2/ Bài đọc II: Thiên Chúa đã giam hãm mọi người trong tội không vâng phục, để thương xót mọi người.
Thánh Phaolô cũng quả quyết “Cả người Do Thái lẫn Dân Ngọai đều có thể được hưởng ơn Cứu Độ trong kế hoạch mầu nhiệm của Thiên Chúa.” Để hiểu bài đọc, chúng ta có thể chia làm ba giai đoạn chính trong kế hoạch này:
2.1/ Từ ban đầu cho tới khi Chúa Giêsu đến: Dân Ngoại là những người không tin và vâng phục Thiên Chúa. Thánh Phaolô lý luận:
(1) Tuy chưa được nghe về Thiên Chúa, nhưng Dân Ngọai vẫn bị kết tội vì vinh quang của Chúa biểu lộ khắp nơi qua việc sáng tạo và quan phòng vũ trụ. Họ có thể dùng trí khôn ngoan của họ để nhận ra quyền năng của Thiên Chúa và tin vào Ngài (Rom 1:19-21), nhưng họ đã không làm như thế.
(2) Người Do Thái rất hãnh diện vì có Chúa Tể trời đất là Thiên Chúa của họ và Ngài ban cho họ Lề Luật; nhưng có người Do-thái nào tuân giữ tất cả Lề Luật đâu. Vì thế, họ có thể bị luận phạt nhiều hơn vì có Luật mà không chịu giữ.
2.2/ Từ thời Chúa Giêsu đến cho tới thời Cánh Chung: Vì người Do Thái không tin, nên Tin Mừng Cứu Độ được rao giảng cho Dân Ngoại.
Thánh Phaolô được Chúa dùng đặc biệt để rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngọai. Chính người đã thú nhận: “Tôi xin ngỏ lời với anh em là những người gốc Dân Ngoại. Với tư cách là Tông Đồ các Dân Ngoại, tôi coi trọng chức vụ của tôi, mong sao nhờ vậy mà tôi làm cho anh em đồng bào tôi (người Do-Thái) phải ganh tị, và tôi cứu được một số anh em đó.”
Nhưng khi một số Dân Ngoại đã đón nhận Tin Mừng và tin nơi Thiên Chúa, họ lại kiêu hãnh coi thường hay ghét bỏ người Do-thái. Thánh Phaolô phải giải thích cho họ biết lý do tại sao họ không nên kiêu hãnh và coi thường chỗ đứng của người Do-thái trong kế hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa: “Thật vậy, nếu vì họ bị gạt ra một bên mà thế giới được hoà giải với Thiên Chúa, thì việc họ được thâu nhận lại là gì, nếu không phải là từ cõi chết bước vào cõi sống?”
2.3/ Giai đoạn sau cùng: Chúa sẽ đưa người Do-thái trở về và cứu họ vì: “Khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi, thì Người không hề đổi ý. Lý do tại sao họ không vâng phục Thiên Chúa là để Người thương xót anh em, nhưng đó là để chính họ cũng được thương xót.”
Và thánh Phaolô kết luận: “Quả thế, Thiên Chúa đã giam hãm mọi người trong tội không vâng phục, để thương xót mọi người.” Con người chúng ta không thể hiểu nổi kế hoạch Cứu Độ nhiệm mầu của Thiên Chúa, chỉ một mình Thiên Chúa, Đấng dựng nên con người, biết cách xử dụng con người để hoàn tất kế hoạch Cứu Độ của Ngài.
3/ Phúc Âm: “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy.”
Điểm chính trong Bài Phúc Âm không ở chỗ phép lạ, nhưng ở niềm tin của bà mẹ vào Chúa Giêsu. Bà phải vượt qua ba trở ngại trước khi con bà được chữa lành.
(1) Trở ngại thứ nhất: thành kiến. Tyre và Sidon (hai thành phố thương mại phồn thịnh của ANE ngày xưa, Lebanon ngày nay). Chúa và các tông đồ là người Do Thái, bà là người xứ Canaan, Dân Ngoại. Theo sử gia Josephus, người Canaan là kẻ thù của người Do Thái. Vì lòng thương con Bà đã vượt qua hàng rào thành kiến để đến với Chúa vì Bà biết chỉ có Chúa mới chữa được con Bà. Bà van xin: “Lạy Ngài là con vua David, xin dủ lòng thương tôi! Đứa con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm!”
(2) Trở ngại thứ hai: thinh lặng của Chúa Giêsu và xua đuổi của các môn đệ. Bà đã can đảm vượt thành kiến nhưng vẫn phải chờ thái độ của Chúa và các môn đệ. Chúa không đáp lại một lời và khi các môn đệ thúc bách: “Xin Thầy truyền cho bà ấy đi, vì Bà cứ kêu van đàng sau chúng ta” (câu 23b này có trong bản Hy-lạp, nhưng không có trong bản dịch của Việt Nam). Ngài đáp: “Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Israel mà thôi.” Đây là lần duy nhất mà Phúc Âm Nhất Lãm tường thuật Chúa đi ra ngòai lãnh thổ Do-thái gặp người ngọai quốc. Nhưng không nản chí trước những thái độ khước từ, Bà ấy đến bái lạy mà thưa Người rằng: “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi!”
(3) Trở ngại thứ ba: thử thách của Chúa Giêsu. Chúa thử đức tin bà trầm trọng khi Ngài nói: “Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con.” Thử tưởng tượng phản ứng của chúng ta thế nào khi nghe người khác gọi con chúng ta là chó! Chúng ta có can đảm để đứng lại nài van xin ơn? Nhưng bà vẫn không bỏ cuộc và đáp lại: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống.” Chúa Giêsu phải nhường bước trước đức tin vững mạnh của Bà và Ngài bảo: “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy.” Từ giờ đó, con gái bà được khỏi.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Vì tình yêu thương, Thiên Chúa muốn mọi người được hưởng ơn Cứu Độ. Chúng ta không được kỳ thị bất cứ một chủng tộc nào vì họ đều là con cái Thiên Chúa và xứng đáng được hưởng ơn Cứu Độ của Thiên Chúa.
– Nhân loại ở mọi nơi và mọi thời đều khao khát được nghe Tin Mừng, sứ vụ truyền giáo phải là sứ vụ của tất cả mọi người. Niềm tin chúng ta có được là do công sức của các nhà truyền giáo ngọai quốc, vì thế khi đến lượt, chúng ta cũng phải loan truyền niềm tin này.
– Năm Thánh Phaolô nhắc chở cho chúng ta biết noi gương Ngài, dám hy sinh tất cả vì lòng yêu mến Chúa Kitô để rao giảng Tin Mừng cho hết mọi người.
– Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội phổ quát, dành cho hết mọi người. Chúng ta đừng ngại đối thoại với những người của các tôn giáo khác và mời gọi họ tham gia phụng vụ của chúng ta; nhưng chúng ta phải tôn trọng chân lý và không thể cho họ thông hiệp những bí-tích mà họ không có cùng niềm tin như chúng ta.

SUNDAY OF THE 20 OTA

Readings: Isa 56:1, 6-7; Rom 11:13-15, 29-32; Mt 15:21-28
1/ Reading I: RSV Isaiah 56:1 Thus says the LORD: “Keep justice, and do righteousness, for soon my salvation will come, and my deliverance be revealed. 6 “And the foreigners who join themselves to the LORD, to minister to him, to love the name of the LORD, and to be his servants, everyone who keeps the Sabbath, and does not profane it, and holds fast my covenant — 7 these I will bring to my holy mountain, and make them joyful in my house of prayer; their burnt offerings and their sacrifices will be accepted on my altar; for my house shall be called a house of prayer for all peoples.
2/ Reading II: RSV Romans 11:13 Now I am speaking to you Gentiles. Inasmuch then as I am an apostle to the Gentiles, I magnify my ministry 14 in order to make my fellow Jews jealous, and thus save some of them. 15 For if their rejection means the reconciliation of the world, what will their acceptance mean but life from the dead? 29 For the gifts and the call of God are irrevocable. 30 Just as you were once disobedient to God but now have received mercy because of their disobedience, 31 so they have now been disobedient in order that by the mercy shown to you they also may receive mercy. 32 For God has consigned all men to disobedience, that he may have mercy upon all.
3/ Gospel: RSV Matthew 15:21 And Jesus went away from there and withdrew to the district of Tyre and Sidon. 22 And behold, a Canaanite woman from that region came out and cried, “Have mercy on me, O Lord, Son of David; my daughter is severely possessed by a demon.” 23 But he did not answer to her a word. And his disciples came and begged him, saying, “Send her away, for she is crying after us.” 24 He answered, “I was sent only to the lost sheep of the house of Israel.” 25 But she came and knelt before him, saying, “Lord, help me.” 26 And he answered, “It is not fair to take the children’s bread and throw it to the dogs.” 27 She said, “Yes, Lord, yet even the dogs eat the crumbs that fall from their masters’ table.” 28 Then Jesus answered her, “O woman, great is your faith! Be it done for you as you desire.” And her daughter was healed instantly.
________________________________________

I. THEME: Many people shall inherit God’s salvation.
Out of love, God designs the plan of salvation for all people. According to this plan, the salvation shall begin with a small number before it extends to all people. God chose the Israelites at the beginning to be His own people. From them, the salvation is extended to the Gentiles of all nations till the end of the earth.
Today readings give us an overview of God’s plan of salvation. In the first reading, the prophet Isaiah foresaw the day that all foreigners “who join themselves to the Lord, to minister to him, to love the name of the Lord and to be his servants… these I will bring to my holy mountain, and make them joyful in my house of prayer; their burnt offerings and their sacrifices will be accepted on my altar.” In the second reading, St. Paul explained for everyone to know God’s plan of salvation. In the first stage, God chose the Israelites as His people to prepare for the Messiah’s coming. When the Messiah comes, he initiates the second stage to bring the salvation for all people; it is no longer limited in the Israelites’ cycle. Some of the Israelites refuse to believe the second stage of God’s plan of salvation. According to St. Paul, it is also in God’s providence so that the Gospel is extended to the Gentiles; but at the end, the Israelites shall also return, believe in Christ and inherit the salvation. In the Gospel, St. Matthew gave us a concrete example: A Canaanite woman who has a daughter being possessed by a demon came and asked God to heal her daughter. After tested her faith, God granted her wish.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “My house shall be called a house of prayer for all peoples.”
Today passage belongs to the third part which some of biblical scholars called the Third Isaiah (chapters 56-66). They believed this part was written by his disciple or the one who belongs to the school of Isaiah after the exile. There are two important points in today passage:
1.1/ God’s salvation is coming soon: The author prophesized, “Thus says the Lord: ‘Keep justice, and do righteousness, for soon my salvation will come, and my deliverance be revealed.’”
– On the historical plane, this prophecy was fulfilled when Cyrus, the Persian king issues the decree to permit the Israelites to return to their country after God helped him to conquer the Babylon Empire. Not only permitted, he also helped them to have all necessary means to rebuild the Jerusalem Temple. Ezra recorded this event as follows: “Thus says Cyrus king of Persia: The Lord, the God of heaven, has given me all the kingdoms of the earth, and he has charged me to build him a house at Jerusalem, which is in Judah. Whoever is among you of all his people, may his God be with him, and let him go up to Jerusalem, which is in Judah, and rebuild the house of the Lord, the God of Israel — he is the God who is in Jerusalem; and let each survivor, in whatever place he sojourns, be assisted by the men of his place with silver and gold, with goods and with beasts, besides freewill offerings for the house of God which is in Jerusalem” (Ezr 1:2-4).
– On the plane of salvation, this prophecy was fulfilled when Christ, the Messiah of God came to redeem people from sins and to bring salvation for people. This verse can be wrongly explained as because people live righteously, they are deserved to receive God’s salvation. St. Paul explained more concisely and clearly: Christ is God’s righteousness (Rom 3:22). People are saved not by their righteousness, but by their faith in Christ (Rom 3:28).
1.2/ God’s salvation is no longer limited in the Israelites, but extended to all people: The author stated this clearly, “The foreigners who join themselves to the Lord, to minister to him, to love the name of the Lord, and to be his servants, everyone who keeps the Sabbath, and does not profane it, and holds fast my covenant — these I will bring to my holy mountain, and make them joyful in my house of prayer; their burnt offerings and their sacrifices will be accepted on my altar; for my house shall be called a house of prayer for all peoples.”
God’s house of prayer is no longer limited to the Jerusalem Temple, as Jesus said to the Samaritan woman, “Woman, believe me, the hour is coming when neither on this mountain nor in Jerusalem will you worship the Father” (Jn 4:21).
2/ Reading II: “God has consigned all men to disobedience, that he may have mercy upon all.”
St. Paul confirmed this, “Both the Jews and the Gentiles can receive the salvation according to God’s plan.” To understand this passage, we can divide God’s plan of salvation into three stages:
2.1/ From the beginning until Jesus’ coming: The Gentiles don’t believe and obey God. St. Paul rationalized:
(1) Though they weren’t heard about God, the Gentiles are still sinful because God’s glory is revealed everywhere through His creation and providence. They can use their intellect to recognize God’s power and believe in Him (Rom 1:19-21); but they didn’t do so.
(2) The Jews are proud because they have God of heaven and earth is their Lord, and He gave to them the Ten Commandments through Moses; but there is none of them who carefully keep all the commandments. Therefore, they should be condemned more because they didn’t keep the law.
2.2/ From Jesus till the Last Day: Since some of the Jews don’t believe in Jesus, so the Gospel is preached to the Gentiles.
God used St. Paul to preach the Gospel to the Gentiles. Paul himself confessed, “I am speaking to you Gentiles. Inasmuch then as I am an apostle to the Gentiles, I magnify my ministry in order to make my fellow Jews jealous, and thus save some of them.”
When the Gentiles welcomed the Gospel and believed in Christ, some of them became proud and insulted the Jews. So, St. Paul must explain for them to know the reason why they shouldn’t be proud and disregard the Jews’ position in God’s plan of salvation, “For if their rejection means the reconciliation of the world, what will their acceptance mean but life from the dead?”
2.3/ The last stage: God shall help them to return and save them because, “The gifts and the call of God are irrevocable. Just as you were once disobedient to God but now have received mercy because of their disobedience, so they have now been disobedient in order that by the mercy shown to you they also may receive mercy.”
And Paul concluded, “For God has consigned all men to disobedience, that he may have mercy upon all.” We can’t fathom God’s wonderful plan of salvation; only God who creates people, knows how to use people to fulfill His plan of salvation.
3/ Gospel: “O woman, great is your faith! Be it done for you as you desire.”
The main point of this passage isn’t on the miracle itself; but on the mother’s faith in Jesus. She overcame three trials before her daughter is healed by Jesus.
(1) The first trial, prejudice: Tyre and Sidon were two prosperous cities of the ANE, the modern Lebanon. Jesus and his disciples are the Jews while the woman is a Canaanite, a Gentile. According to the historian Josephus, the Canaanites are the Jews’ enemies. Because of the love for her daughter, she overcame the fence of prejudice to approach Jesus. She knew only Jesus can heal her daughter. So she begged him, “Have mercy on me, O Lord, Son of David; my daughter is severely possessed by a demon.”
(2) The second trial, Jesus’ silence and the disciples’ insult: She courageously overcame the fence of prejudice; but still has to wait for Jesus and his disciples’ responses. Jesus didn’t respond a word until his disciples urged him, “Send her away, for she is crying after us.” He answered, “I was sent only to the lost sheep of the house of Israel.” This is the only time which the Synoptic Gospels reported Jesus went out the Israelites’ territory and met a foreigner. The woman wasn’t discouraged by Jesus’ refusal; she came and knelt before him, saying, “Lord, help me.”
(3) The third trial, Jesus’ testing: Jesus seriously tested her faith when he said, “It is not fair to take the children’s bread and throw it to the dogs.” Imagine what we shall react when someone likens us to a dog! Do we have courage to continue to beg for a favor? The woman didn’t give up; she insisted, “Yes, Lord, yet even the dogs eat the crumbs that fall from their masters’ table.” Jesus had to yield before her strong faith, then Jesus answered her, “O woman, great is your faith! Be it done for you as you desire.” And her daughter was healed instantly.
III. APPLICATION IN LIFE:
– Out of His love, God wants everybody to inherit His salvation. We can’t discriminate anyone out of race or nationality because all of them are God’s children and deserved to receive God’s salvation.
– People in everywhere and all generations are thirsty to hear the Gospel and missionary is our mission. We must remember that our faith is the result of the foreign missionaries’ efforts and blood; therefore, in our turn, we must propagate this faith for others.
– The Church had just celebrated the Jubilee Year of St. Paul to encourage us to learn from him. We should imitate him to sacrifice all things out of our love for Christ to bring the Good News to all people.
– The Church is catholic which means for all people to join. We shouldn’t be hesitated to dialogue with people of other religions and to invite them to attend our liturgy; but we must respect the truth and can’t let them to receive the sacraments because they have not the same faith with us.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP