Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Tư Tuần 19 TN2, Năm Chẵn

Thứ Tư Tuần 19 TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: Eze 9:1-7, 10:18-22; Mt 18:15-20
1/ Bài đọc I: 1 Bấy giờ, ĐỨC CHÚA kêu lớn tiếng vào tai tôi: “Hỡi các ngươi là những kẻ có nhiệm vụ trừng phạt thành, hãy đến gần, mỗi người cầm trong tay dụng cụ tiêu diệt!”
2 Và kìa từ phía Cửa Trên hướng về phương bắc, có sáu người đến, mỗi người cầm trong tay dụng cụ huỷ diệt. Ở giữa họ, có một người mặc áo vải gai đeo tráp ký lục ở ngang lưng. Họ đến đứng bên cạnh bàn thờ bằng đồng.
3 Vinh quang của Thiên Chúa Ít-ra-en bay lên khỏi thần hộ giá, nơi vinh quang Thiên Chúa ngự, mà tiến về phía thềm Đền Thờ. ĐỨC CHÚA gọi người mặc áo vải gai, đeo tráp ký lục ở ngang lưng 4 và phán với người ấy: “Hãy rảo khắp thành, khắp Giê-ru-sa-lem. Hãy ghi dấu chữ thập trên trán những người đang rên siết khóc than về mọi điều ghê tởm đang xảy ra trong khắp thành.”
5 Tôi lại nghe ĐỨC CHÚA phán với năm người kia: “Hãy đi theo người ấy vào thành mà chém giết. Đừng nhìn mà thương hại, đừng xót thương.
6 Người già, thanh niên, thiếu nữ, cũng như đàn bà con trẻ, các ngươi hãy giết cho sạch; nhưng tất cả những ai mang dấu trên mình, các ngươi chớ đụng đến. Các ngươi sẽ bắt đầu từ Nơi Thánh của Ta.” Và họ đã bắt đầu từ đàn ông, từ người già ở trước Đền Thờ.
7 Người phán với họ: “Hãy làm cho Đền Thờ ra ô uế; tại các tiền đình, hãy chất đầy xác chết, mau đi! ” Họ ra đi và chém giết trong thành.
18 Vinh quang ĐỨC CHÚA bay lên khỏi thềm Đền Thờ và dừng lại trên các thần hộ giá.
19 Các thần hộ giá dang cánh và cất mình lên khỏi mặt đất trước mắt tôi khi đi ra; các bánh xe cũng chuyển theo cùng một lúc. Các thần hộ giá dừng lại ở lối vào cửa đông Nhà ĐỨC CHÚA, và vinh quang của Thiên Chúa Ít-ra-en ngự bên trên các vị ấy.
20 Đó là sinh vật tôi đã thấy ở bên dưới Thiên Chúa Ít-ra-en, tại sông Cơ-va, và tôi nhận ra đó là các thần hộ giá.
21 Mỗi thần hộ giá có bốn mặt và bốn cánh: có cái gì giống như bàn tay con người ở dưới cánh các vị ấy.
22 Còn bộ mặt của các vị ấy thì đó là những bộ mặt tôi đã thấy bên sông Cơ-va. Mỗi thần hộ giá cứ thẳng trước mặt mình mà đi.
2/ Phúc Âm: 15 “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em.
16 Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân.
17 Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.
18 “Thầy bảo thật anh em: dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy.
19 “Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho.
20 Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ.”

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Giáo dục và hình phạt.
Tiêu diệt một phạm nhân là điều công bằng và dễ làm; nhưng giáo dục phạm nhân đó để họ trở thành con người lành thánh là điều khó làm, nhưng đó là điều Thiên Chúa đã làm, và Ngài muốn mọi người chúng ta thực hiện điều đó. Trong tiến trình giáo dục, chúng ta phải giúp cho tội nhân nhận ra tội của mình bằng những nhân chứng khác nhau. Nếu tội nhân vẫn cố tình vi phạm, phải bị cảnh cáo và chịu những hình phạt nhẹ. Sau cùng, nếu tội nhân vẫn ngoan cố không chịu lìa bỏ tội lỗi của mình, họ mới bị tiêu diệt.
Các bài đọc hôm nay cho chúng ta hai cách giáo dục của Thiên Chúa và của Đức Kitô. Trong bài đọc I, Đức Chúa cho ngôn sứ Ezekiel thấy những thị kiến khác nhau để ông nhận ra sự giáo dục của Ngài dành cho con cái Israel. Tiêu diệt họ và phá hủy Đền Thờ chỉ là biện pháp sau cùng, sau khi Ngài đã dùng tất cả các biện pháp. Tuy nhiên, nếu bất cứ người Do-thái nào nhận ra và khóc than tội lỗi mình, Ngài sẽ không tiêu diệt họ. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ về cách sửa lỗi anh/chị/em của mình: bắt đầu giữa hai người, sau đó mời thêm các nhân chứng, sau cùng mới đem ra cộng đoàn; khai trừ khỏi cộng đoàn chỉ xảy ra khi tội nhân vẫn ngoan cố không nhận tội.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Hình phạt của Thiên Chúa dành cho con cái Israel.
1.1/ Thiên Chúa tiêu diệt Jerusalem: Ezekiel là ngôn sứ của thời lưu đày. Sứ vụ của ông là làm cho con cái Israel nhận ra tội lỗi của họ và khuyến khích họ quay trở về với Đức Chúa. Phương cách của ông là trình bày một Thiên Chúa công bằng và nhân từ trong việc sửa phạt: ông liệt kê các tội lỗi của họ đã xúc phạm đến Đức Chúa, Ngài đã cảnh cáo họ nhiều lần qua các ngôn sứ (Isaiah, Jeremiah, Micah) và nói trước về các hình phạt sẽ xảy ra, sau cùng Ngài mới ra tay phạt. Khi phải phạt, Ngài cũng rất công bằng, chỉ những người tội lỗi mới bị phạt; ai nhận ra tội lỗi và ăn năn trở lại, Đức Chúa sẽ cho hồi hương và phục hồi xứ sở.
Sự kiên nhẫn của Thiên Chúa có giới hạn vì họ đã quá khinh thường các lời giáo huấn của Ngài. Thị kiến mà Ezekiel mô tả hôm nay báo trước những gì sẽ xảy ra cho Đền Thờ và dân thành Jerusalem. Thiên Chúa không trừng phạt tất cả mọi người trong thành vì vẫn có những người biết thờ phượng Ngài và gớm ghét tất cả mọi điều ghê tởm đang xảy ra trong thành, nhưng chỉ các tội nhân mà thôi. Để phân biệt người công chính ra khỏi các tội nhân, thiên thần của Chúa sẽ đi khắp thành và đánh dấu chữ thập trên trán những người công chính trước khi các thiên thần có bổn phận phải trừng phạt sẽ theo sau tàn sát.
1.2/ Thiên Chúa rời bỏ Đền Thờ Jerusalem: Từ thời vua Solomon, người Do-thái tin tưởng Đền Thờ Jerusalem là nơi Thiên Chúa hiện diện với con cái Israel, là Nhà của Ngài. Nhiều người vẫn nghĩ Đức Chúa sẽ không bao giờ phá hủy hay để cho quân thù phá hủy Nhà của Ngài, mặc dù Đức Chúa đã phán qua các ngôn sứ: Đền Thờ không đủ bảo đảm sự an toàn của họ.
Thị kiến Ezekiel nhìn thấy hôm nay muốn làm sáng tỏ một điều: Đức Chúa không còn hiện diện trong Đền Thờ nữa. Trước khi phá hủy Đền Thờ, Thiên Chúa được di chuyển khỏi đó.
Các cherubim (thần sốt mến) là những người di chuyển. Hình phạt đau đớn nhất cho con cái Isael là Đức Chúa không còn ở với họ nữa.
2/ Phúc Âm: Cách sửa lỗi cho nhau
Như chúng ta đã nhấn mạnh: mục đích của việc sửa lỗi là để đưa người anh em phạm lỗi trở về, chứ không phải vì tự ái, vì tức giận, hay bất kỳ lý do nào khác. Vì thế, việc sửa lỗi cần được làm hết sức khôn ngoan và tế nhị mới mong đạt được kết quả tốt đẹp. Trong trình thuật hôm nay, Chúa Giêsu đưa ra phương pháp sửa lỗi rất khôn ngoan với ba tiến trình tuần tự phải làm:
(1) Bước đầu tiên: “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em.” Điều Chúa muốn mạnh trong bước đầu tiên này là giữa hai người mà thôi. Tại sao? Vì tâm lý con người rất phức tạp, họ không muốn tội của họ bị phơi bày trước đám đông, nhất là trước mặt những người có liên hệ mật thiết với họ. Vả lại bước này cũng cần cho việc bảo đảm sự công bằng, vì người vi phạm có cơ hội trình bày lý do và hoàn cảnh tại sao họ làm như thế.
(2) Bước thứ hai: “Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân.” Nếu chuyện giữa hai người không thể giải quyết được thì cần thêm nhân chứng. Theo phong tục của Do Thái, lời chứng của 3 người trở lên là chứng thật. Để có thể chinh phục được người anh em, chúng ta cần khôn ngoan trong việc chọn các nhân chứng: cần chọn những người có thế giá và được sự kính trọng của người anh em phạm lỗi. Nếu không, kết quả sẽ không được như chúng ta mong muốn vì người anh em đó có thể cho chúng ta “bè cánh” để ức hiếp họ.
(3) Bước sau cùng: “Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh (ekklesía)[1]. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.” Nếu người anh em đó vẫn không chịu nghe lời các nhân chứng thì mang nó ra trước cộng đoàn. Mỗi cộng đoàn đều có hiến pháp, luật lệ và hình phạt cho những thành viên vi phạm. Hình phạt sau cùng là khai trừ họ ra khỏi cộng đoàn. Phúc Âm nói hãy coi họ như người Dân Ngoại (ngoài Do Thái) hay một người thu thuế (tội lỗi). Dĩ nhiên Phúc Âm ở đây không có ý so sánh với những người Dân Ngoại chưa có cơ hội biết Chúa và những người thu thuế chưa có cơ hội ăn năn trở lại.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Sửa lỗi là việc làm hết sức tế nhị, nhất là sửa lỗi cho những người bằng vai hoặc vai trên chúng ta. Vì thế, có nhiều người chủ trương xin hai chữ bình an vì không muốn mất thời gian, gánh chịu ghen ghét, và hậu quả không hay có thể sẽ đến. Nhưng như Lời Chúa hôm nay, sửa lỗi là một bổn phận để đưa người anh em tội lỗi trở về, chứ không phải là việc có thể không làm.
– Biết bao lần chúng ta đã sửa lỗi không vì mục đích “đưa họ trở về,” nhưng vì không kềm được tính nóng giận, để vạch lá tìm sâu… Hình phạt chỉ là bước sau cùng phải áp dụng trên người lầm lỗi sau khi đã áp dụng cả 3 bước này, và mục đích của hình phạt là để thanh tẩy chứ không để hủy hoại con người.
– Ba bước phải làm mà Chúa dạy hôm nay sẽ bảo đảm sự công bằng và tránh được các nỗi sợ về phương diện tâm lý.

________________________________________
[1] Danh từ ekklesía gây nhiều tranh cãi, vì làm gì đã có Hội Thánh hay Giáo Hội khi Chúa Giêsu nói những lời này? Theo tự điển, danh từ này có nhiều nghĩa: nhà thờ, giáo đoàn, buổi hội họp cho cả tôn giáo, chính trị, chính thức hay không chính thức. Điều muốn được hiểu ở đây là mang đương sự ra một tổ chức mà đương sự thuộc về, để tổ chức này xử lý và cho hình phạt.

WEDNESDAY OF THE 19 OT2

Readings: Eze 9:1-7, 10:18-22; Mt 18:15-20
1/ First Reading: RSV Ezekiel 9:1 Then he cried in my ears with a loud voice, saying, “Draw near, you executioners of the city, each with his destroying weapon in his hand.” 2 And lo, six men came from the direction of the upper gate, which faces north, every man with his weapon for slaughter in his hand, and with them was a man clothed in linen, with a writing case at his side. And they went in and stood beside the bronze altar. 3 Now the glory of the God of Israel had gone up from the cherubim on which it rested to the threshold of the house; and he called to the man clothed in linen, who had the writing case at his side. 4 And the LORD said to him, “Go through the city, through Jerusalem, and put a mark upon the foreheads of the men who sigh and groan over all the abominations that are committed in it.” 5 And to the others he said in my hearing, “Pass through the city after him, and smite; your eye shall not spare, and you shall show no pity; 6 slay old men outright, young men and maidens, little children and women, but touch no one upon whom is the mark. And begin at my sanctuary.” So they began with the elders who were before the house. 7 Then he said to them, “Defile the house, and fill the courts with the slain. Go forth.” So they went forth, and smote in the city. RSV Ezekiel 10:18 Then the glory of the LORD went forth from the threshold of the house, and stood over the cherubim. 19 And the cherubim lifted up their wings and mounted up from the earth in my sight as they went forth, with the wheels beside them; and they stood at the door of the east gate of the house of the LORD; and the glory of the God of Israel was over them. 20 These were the living creatures that I saw underneath the God of Israel by the river Chebar; and I knew that they were cherubim. 21 Each had four faces, and each four wings, and underneath their wings the semblance of human hands. 22 And as for the likeness of their faces, they were the very faces whose appearance I had seen by the river Chebar. They went every one straight forward.
2/ Gospel: RSV Matthew 18:15 “If your brother sins against you, go and tell him his fault, between you and him alone. If he listens to you, you have gained your brother. 16 But if he does not listen, take one or two others along with you, that every word may be confirmed by the evidence of two or three witnesses. 17 If he refuses to listen to them, tell it to the church; and if he refuses to listen even to the church, let him be to you as a Gentile and a tax collector. 18 Truly, I say to you, whatever you bind on earth shall be bound in heaven, and whatever you loose on earth shall be loosed in heaven. 19 Again I say to you, if two of you agree on earth about anything they ask, it will be done for them by my Father in heaven. 20 For where two or three are gathered in my name, there am I in the midst of them.”
________________________________________
I. THEME: Education and punishment
To kill the criminal is just and easy to do; but to educate that criminal to be a good person is difficult to do. God did that and He wants all of us to do the same. In the educational process, we must help the sinner to recognize his sin by using all possible ways. If the sinner intentionally committed a sin, he must be warned and received the corresponding punishment. Lastly, if the sinner is still stubborn–not to give up his sin, then he shall be destroyed.
Today readings give us two ways of education of God and Christ. In the first reading, God let the prophet Ezekiel see different visions so he could recognize the way God educated the Israelites. To destroy them and the Jerusalem Temple are only the last way after He used all other ways. However, if any Israelite recognizes his sins and weeps over it, He shall not destroy him. In the Gospel, Jesus teaches his disciples how to do the fraternal correction: At first, it must be strictly between the two, the violator and the violated; if that doesn’t work, they should invite more witnesses; if that also doesn’t work, then they should present their problem before their community. The excommunication can only be used when the sinner is stubborn in his sin.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: The punishments which God used for the Israelites.
1.1/ The Lord destroyed completely Jerusalem: Ezekiel was the prophet during the exile. His mission is to help the Israelites to recognize their sins and to return to the Lord. His way is to display a god who is just and merciful in his punishments. Ezekiel listed all the sins they committed against God. The Lord warned them countless times through many prophets (Isaiah, Jeremiah, and Micah) and foretold them all punishments which are going to happen before He actually does that. When God must punish, He is also just—only sinners are punished; whoever recognizes his sins and repents, God shall let him return and rebuild the nation and the Temple.
God’s patience has a limit because they so insulted His teaching. The vision which Ezekiel described in today passage, foretold what shall happen for the Jerusalem Temple and its inhabitants. God shall not punish all the inhabitants because there are still some people who sincerely worship Him and sigh and groan over all the abominations that are committed in it, only the sinners. To differentiate the righteous from the sinners, God’s angel shall go through the city and mark a sign on the righteous’ foreheads before other angels who have the duty to destroy shall follow and kill.
1.2/ God left the Jerusalem Temple: From King Solomon’s time, the Israelites believe the Jerusalem Temple is the place where God presents with the Israelites, His dwelling place. Many of them thought God shall never destroy or let their enemy destroy His house, although God told them through the prophets: The Temple isn’t enough for their safety.
Ezekiel’s vision in today passage revealed to them one important point: God is no longer present in the Temple. Before destroying the Temple, the Lord is carried away from it. The Cherubim are those who carried the Lord away. The most severe punishment for the Israelites is the Lord is no longer with them.
2/ Gospel: The unity in a community
2.1/ The fraternal correction: Correcting others is a very delicate issue and must be done for the benefits of the community and the individual violator. In order for the correction to bear fruits, Jesus teaches us to carefully follow this process:
(1) First, between only the two related persons: Jesus said, “If your brother sins against you; go and tell him his fault, between you and him alone. If he listens to you, you have gained your brother.” Two things Jesus wants us to pay attention in this sentence. First, correction must be done between the two related persons, the violator and the violated. Most of the time, we corrected the violator through or under the presence of others. Doing at such shall have no result or the unwanted result, because no one wants to be corrected before others, especially before their intimates or relatives. Secondly, the purpose of correction isn’t about to satisfy our anger, but to gain a brother or a sister.
(2) Next, bringing two or three witnesses: Jesus continues, “But if he does not listen, take one or two others along with you, that every word may be confirmed by the evidence of two or three witnesses.” This is a wise thing to do because it helps both members to avoid their subjective views. Two or three witnesses are enough to conclude something is true. Most of the worldly courts use two or three witnesses to judge their people.
(3) Lastly, before the whole community: Jesus continues, “If he refuses to listen to them, tell it to the church; and if he refuses to listen even to the church, let him be to you as a Gentile and a tax collector.” The “ekklesia” in Greek can be any gathering of people, so it can be a family, a community or the Church. This is the last step to solve a problem to safeguard the common good and to avoid setting a “bad example” for a community. A Gentile and a tax collector are those who don’t know or disregard God’s law. However, we must be ready to forgive them if they repent.
2.2/ God presents in the midst of a community: We don’t deny God’s presence in an individual but His presence in a community must take precedence and have the priority. Jesus gives two examples to illustrate God is always presence in a community.
(1) The right to bind and to loose one’s sin: Jesus said, “Truly, I say to you, whatever you bind on earth shall be bound in heaven, and whatever you loose on earth shall be loosed in heaven.” First of all, this right is used for the truth, not for the falsity because God is the truth. Secondly, Jesus wants to remind sinners that though they don’t see yet the result in this world, it isn’t meant that they can avoid it in the next life. Lastly, the Church uses this right for the sacrament of Reconciliation to forgive sins so sinners could begin a new life.
(2) Unity in prayers: Jesus said, “Again I say to you, if two of you agree on earth about anything they ask, it will be done for them by my Father in heaven. For where two or three are gathered in my name, there am I in the midst of them.” This promise doesn’t mean all things which people ask shall be guaranteed by God. In order to be heard, people must avoid selfish requests or those which cause damages for others; but those please God and bring benefits for others. Next, when God hears their prayer, it isn’t meant the petitioners shall receive exactly what they desire. Only God knows what is good and He shall give what is good for their future. Lastly, Jesus wants to emphasize God’s presence even in a group of two or three people, not only in a big gathering.
III. APPLICATION IN LIFE:
– To correct others is a delicate thing to do, especially to correct those who are our peers or older than us. Therefore, many people want to have peace and not to waste their time to correct others; they are afraid to be hated or to endure the unwanted results. But today God’s words clearly say to us that the fraternal correction is our duty to bring others to the right way, not an option.
– Many times we corrected others, not to bring them back, but to satisfy our anger or to find fault in them. Punishment is only the last step we should use for the sinner after we went through these three steps; and the punishment’s purpose is to purify, not to destroy others.
– These three steps which God teaches us in today Gospel safeguard justice and avoid all psychological fears.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP