Lời Chúa Mỗi Ngày : Lễ Kinh Thánh Laurensô TĐ

Lễ Kinh Thánh Laurensô TĐ
Bài đọc: II Cor 9:6-10; Jn 12:24-26.
1/ Bài đọc I: 6 Tôi xin nói điều này: gieo ít thì gặt ít; gieo nhiều thì gặt nhiều.
7 Mỗi người hãy cho tuỳ theo quyết định của lòng mình, không buồn phiền, cũng không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương.
8 Vả lại, Thiên Chúa có đủ quyền tuôn đổ xuống trên anh em mọi thứ ân huệ, để anh em vừa được luôn đầy đủ mọi mặt, vừa được dư thừa mà làm mọi việc thiện,
9 theo như lời đã chép: Kẻ túng nghèo, Người rộng tay làm phúc; đức công chính của Người tồn tại muôn đời.
10 Đấng cung cấp hạt giống cho kẻ gieo, và bánh làm của ăn nuôi dưỡng, tất sẽ cung cấp dư dật hạt giống cho anh em gieo, và sẽ làm cho đức công chính của anh em sinh hoa kết quả dồi dào.
2/ Phúc Âm: 24 Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.
25 Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.
26 Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cho đi là nguyên tắc sống của cuộc đời.
Nhiều người nghĩ muốn giầu có hạnh phúc phải biết cách đầu cơ tích trữ, để tiền vào như nước và tiền ra nhỏ giọt. Theo cách đầu tư khôn ngoan, họ phải làm sao để mua vào với giá rẻ như bèo, và bán ra với giá cắt cổ. Ngược lại, Chúa Giêsu dạy: nếu muốn sống sung mãn hạnh phúc phải phục vụ hết mình và luôn rộng lượng cho đi, vì “ai có sẽ được cho thêm, và ai không có, ngay cả cái nó đang có cũng sẽ bị lấy đi.” Phó-tế Lawrense là thủ quỹ của giáo-triều Rôma, và được nghĩ là người nắm hết tài sản của Giáo Hội. Khi bị thẩm vấn và bắt trao hết tài sản của Giáo Hội cho hoàng-đế Valerian, ông xin ba ngày để kiểm kê tài sản. Ngày thứ ba, ông dẫn tới cho hoàng đế một đám đông giáo hữu nghèo và nói với hoàng-đế: Đây là tài sản của Giáo Hội; nếu hoàng-đế muốn, xin trao lại cho hoàng-đế.
Các Bài Đọc hôm nay muốn chứng minh nguyên tắc sống này cho mọi người. Trong Bài Đọc I, thánh Phaolô khuyên các tín hữu Corintô hãy rộng lượng và vui vẻ giúp đỡ cho Giáo Hội Mẹ tại Jerusalem, vì Thiên Chúa sẽ rộng lượng cho lại họ cách dư đầy. Khi rộng lượng cho đi, họ cũng đang xây dựng cho họ kho tàng vĩnh cửu đời sau. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu muốn nêu bật một nguyên lý bất di dịch của cuộc sống: nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương.
1.1/ Định luật của trời đất: Thánh Phaolô nhắc nhở cho các tín hữu Corintô một định luật phổ quát: “gieo ít thì gặt ít; gieo nhiều thì gặt nhiều.” Thánh nhân muốn nói khi con người càng cho đi bao nhiêu, họ sẽ được nhận lại càng nhiều bấy nhiêu. Điều này có thể áp dụng cho mọi lãnh vực của cuộc sống; ví dụ, khi một học sinh bỏ nhiều thời giờ và nỗ lực cho việc học hành, anh sẽ hiểu biết nhiều hơn và thu lượm nhiều kết quả trên đường học vấn. Tương tự như thế cho việc chăn giữ đoàn chiên: nếu cha mẹ hay các mục tử biết dành nhiều thời giờ để giáo dục và chăm sóc con cái hay giáo dân, đàn chiên sẽ mạnh khỏe và tốt lành, gia đình cũng như giáo xứ sẽ tiến triển tốt đẹp; nhưng nếu cha mẹ và các mục tử không dành thời giờ để dạy dỗ và săn sóc con cái hay giáo dân, làm sao đàn chiên, gia đình, hay giáo xứ có thể phát triển được?
Của cho không quí trọng bằng cách cho. Vì Thiên Chúa thấu suốt mọi tư tưởng, thánh Phaolô khuyên các tín hữu phải tập luyện những điều này khi họ cho đi: “Mỗi người hãy cho tuỳ theo quyết định của lòng mình, không buồn phiền, cũng không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương.”
(1) Cho đi cách vô vị lợi: Khi cho, đừng tính toán xem người khác sẽ cho lại mình điều gì, như câu tục ngữ Việt-nam: “hòn đất ném đi, hòn chì ném lại.” Chắc chắn Thiên Chúa và tha nhân sẽ không để mình phải thiệt hại, nhưng mong muốn điều này không phải là lý do để khuyến khích con người cho đi. Những lý do chính giúp con người cho đi: Thứ nhất, vì mình đã nhận quá nhiều từ Thiên Chúa và tha nhân, nhất là những người mình không thể trả ơn được như Thiên Chúa và những người quá cố; vì thế, mình phải làm ơn cho con cái của Ngài và cho thế hệ mai sau. Thứ hai, tất cả là của Thiên Chúa, con người chỉ là quản lý; nhiệm vụ của quản lý là phân phát cho đúng thời đúng buổi, chứ không phải để hoang phí hay đào lỗ để chôn của. Sau cùng, cho đi là cách xây dựng cộng đồng: nếu tất cả mọi người đều biết hăng hái cho đi, hòa bình sẽ ngự trị trên trái đất và Nước Chúa sẽ trị đến ngay từ đời này.
(2) Cho đi cách vui vẻ, không cho đi cách miễn cưỡng: Nhiều người cho đi vì họ cảm thấy bắt buộc phải cho; ví dụ, khi một người có địa vị đến xin, họ phải cho cách miễn cưỡng vì sợ bị mang tiếng là keo kiệt. Người cho đi cách vui vẻ là người sau khi đã nhận ra nhu cầu và thấy mình có khả năng để đóng góp, họ vui vẻ góp phần vào việc giúp đỡ tha nhân.
(3) Không hối hận khi đã cho đi: Người rộng lượng không hối tiếc khi cho đi, họ có thể chấp nhận hy sinh thiếu thốn để tha nhân được sống. Người keo kiệt, tính toán sẽ tiếc nuối những gì mình đã cho đi. Nếu không chịu tập luyện, họ sẽ để cho tính ích kỷ thống trị, và sẽ không cho đi lần tới.
1.2/ Thiên Chúa là Đấng ban phát muôn ơn lành: Thánh Phaolô nêu lên một số lý do chính để giúp con người biết rộng lượng cho đi:
(1) Thiên Chúa tốt lành: Ngài ban cho con người không những đủ để sinh sống, mà còn dư thừa để làm việc thiện.
(2) Ngài yêu mến kẻ có lòng thương xót tha nhân: Tất cả tha nhân đều là con cái Thiên Chúa; vì thế, làm cho tha nhân là làm cho Thiên Chúa. Lòng thương xót, yêu mến, và giúp đỡ tha nhân làm con người trở nên giống Thiên Chúa hơn tất cả điều khác.
(3) Thiên Chúa muốn con người cộng tác vào sự quan phòng của Ngài: Thánh Phaolô diễn tả như sau: “Đấng cung cấp hạt giống cho kẻ gieo, và bánh làm của ăn nuôi dưỡng, tất sẽ cung cấp dư dật hạt giống cho anh em gieo, và sẽ làm cho đức công chính của anh em sinh hoa kết quả dồi dào.” Thiên Chúa có thể ban ơn lành trực tiếp đến tất cả mọi người; nhưng nếu làm như thế, con người chẳng có ơn ích gì trước mặt Ngài. Vì thế, Ngài ban qua chúng ta, để xem chúng ta có biết cách xử dụng để phát triển nhân đức và xây dựng cuộc sống vĩnh cửu cho chúng ta sau này hay không. Chúng ta đừng quên tiêu chuẩn phán xét của Thiên Chúa là hòan toàn dựa vào những gì chúng ta làm cho tha nhân (x/c Mt 25).
2/ Phúc Âm: Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất.
2.1/ Định luật của Thiên Chúa trong đời sống sinh vật: Chúa dạy các môn đệ: “Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.” Không một sinh vật nào không qua tiến trình này; nếu sinh vật nào từ chối không tham dự định luật này, nó sẽ chẳng những không sinh sôi nẩy nở, mà còn mục rữa và chết cách cô độc.
2.2/ Định luật của Thiên Chúa trong đời sống con người: Định luật trên chẳng những đúng với thiên nhiên mà còn đúng trong đời sống con người. Chúa dạy: “Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.”
Định luật này phải mở mắt cho những con người ích kỷ, những người chỉ biết tôn thờ chủ nghĩa cá nhân và vun quén cho mình. Thứ nhất, họ phải biết Thiên Chúa có mắt và vẫn đang theo dõi những việc làm của họ; họ không thể chỉ biết tận hưởng những ơn lành của Thiên Chúa mà từ chối không phục vụ và chia sẻ cho tha nhân. Dù họ có thể qua mặt Ngài trong cuộc sống đời này, họ vẫn phải đối diện với Ngài và tha nhân trong Ngày Phán Xét. Thứ hai, tha nhân không phải là những người ngu dại, họ chỉ có thể lợi dụng ít lần, nhưng không thể lợi dụng tha nhân suốt đời; người ích kỷ là người tự khai trừ mình ra khỏi đời sống của cộng đoàn. Nếu những người ích kỷ chịu khó suy xét: nếu ai cũng ích kỷ như mình, làm sao có mình và có những thứ cho mình hưởng thụ?
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta phải xác tín Thiên Chúa có uy quyền trên tất cả cuộc sống của con người: Ngài không những ban cho chúng ta đủ của ăn để sinh sống, mà còn dư thừa để làm việc phúc đức.
– Chúng ta chỉ là những người quản lý những ơn lành của Thiên Chúa, và Ngài muốn chúng ta hãy luôn rộng lượng cho đi; tại sao chúng ta lại muốn giữ lại?
– Khi cho đi, chúng ta làm theo ý Thiên Chúa, được Người yêu thương, được tha nhân quí mến, và xây dựng cuộc sống vĩnh cửu mai sau. Tại sao chúng ta cần ích kỷ giữ lại để rồi phải chịu trách nhiệm với Thiên Chúa?

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Feast of Saint Lawrence, deacon and martyr
Viết bởi Lan Hương

Reading 1 (2 Cor 9:6-10):
Brothers and sisters:
Whoever sows sparingly will also reap sparingly,
and whoever sows bountifully will also reap bountifully.
Each must do as already determined, without sadness or compulsion,
for God loves a cheerful giver.
Moreover, God is able to make every grace abundant for you,
so that in all things, always having all you need,
you may have an abundance for every good work.
As it is written:
He scatters abroad, he gives to the poor;
his righteousness endures forever.
The one who supplies seed to the sower and bread for food
will supply and multiply your seed
and increase the harvest of your righteousness.

Gospel (Jn 12:24-26):
Jesus said to his disciples:
“Amen, amen, I say to you,
unless a grain of wheat falls to the ground and dies,
it remains just a grain of wheat;
but if it dies, it produces much fruit.
Whoever loves his life loses it,
and whoever hates his life in this world
will preserve it for eternal life.
Whoever serves me must follow me,
and where I am, there also will my servant be.
The Father will honor whoever serves me.”
________________________________________
Fr. Anthony Dinh Minh Tien, O.P.
I. THEME: To give must be the principle of our life.
Many people think that happiness depends on richness; and to become rich they must store up in a way that money coming in must be more than money spending out. In order to have more money, they look for a way to buy things with a cheap price and to sell them out with a much higher price. Jesus taught us a different lesson; he said that if anyone wants to be happy, he must serve others and generously give away; for eample, “Give to the one who asks of you, and do not turn your back on one who wants to borrow” (Mt 5:42).
Deacon Lawrence was the treasurer of the Church at Rome and thought as the one who keeps all Church’s possession. When the Roman emperor Valerian investigated and commanded him to handle all Church’s possession, he asked for three days to do the inventory. On the third day, he led to the Roman emperor a big crowd of the poor and said to him: This is the Church’s possession; if you want, I handle them to you.
Today readings want to show this principle of life. In the first reading, St. Paul advised the Corinthian faithful to be generous and to joyfully help the Mother Church in Jerusalem because God shall abundantly give back to them. When they generously give away, they are building for them a lasting treasure for the next life. In the Gospel, Jesus wanted to teach an unchangeable principle of life, “Amen, amen, I say to you, unless a grain of wheat falls to the ground and dies, it remains just a grain of wheat; but if it dies, it produces much fruit.”
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: God loves a cheerful giver.
1.1/ The principle of life: St. Paul reminded the Corinthian faithful the universal principle: “Whoever sows sparingly will also reap sparingly, and whoever sows bountifully will also reap bountifully.” He wanted to say that the more a person gives out, the more he will get back. This principle can be applied to many areas of life; for examples, when a student dedicates more time and effort to study, he shall learn more and gather many good results for his study. Similarly in the caring of the sheep, if a pastor or parents dedicate more time and effort to educate and to care for the sheep, their sheep shall be good and healthy and their family and parish shall also be good; but if a pastor or parents don’t spend time and effort to educate and to care for the sheep, how could their sheep, family and parish be good?
Moreover, the gift isn’t valued as the way to give. Since God fathoms all human thoughts, St. Paul advised the faithful must practice the way they give out, “Each must do as already determined, without sadness or compulsion, for God loves a cheerful giver.”
(1) Giving out free-of charge: When giving out, we shouldn’t calculate to see if we shall get anything back. God and others certainly shall not let us suffer damage; but even this motivation shouldn’t be a cause for us to give. The following reasons should be the motivations for us to give. First, we received so many things from God and others, especially from those we can’t return their favors, such as: God and the deceased; therefore, we must help others as God’s children and the future generation. Secondly, all things in this world belong to God, we are only the stewards. The duty of the stewards is to distribute them on time, not to splendidly spend or to dig a hole to hide them. Lastly, to give is the way to build up our community. If all people eagerly give, peace shall reign on earth and God’s kingdom shall come, even in this world.
(2) Joyfully giving, not reluctantly: Many people give because they feel that they are under pressure to give; for example: when a person of high authority asks for help, they must reluctantly give because they are afraid that they shall be labeled as “tight.” The ones who cheerfully give are the people, after recognizing that there is a need and they have ability to contribute, joyfully contribute in helping others.
(3) Giving out without regret: The generous don’t regret when they give out; they can sacrifice so others could live. The tight and calculate regret what they give out. If they don’t practice charity, they shall let their selfishness dominate their life and shall not give out the next time.
1.2/ God is the One who bestows all blessings: St. Paul put out some main reasons to help people to generously give:
(1) God is good: God gives people not only enough to live but also abundantly to do good for others.
(2) God loves those who have mercy on others: All people are God’s children; therefore, to do to others is to do for God. The compassion and helping others make people to become like God more than other acts.
(3) God wants people to contribute to His providence: St. Paul explained as follows: “The one who supplies seed to the sower and bread for food will supply and multiply your seed and increase the harvest of your righteousness.” God can directly give His blessing to all; but if He does so, people shall have no merit before Him. Therefore, He gives them through us to see whether we know how to use them to develop virtues and to build up a lasting life for us. We shouldn’t forget that God’s standard to judge us base on what we have done to others (x/c Mt 25).
2/ Gospel: Whoever loves his life loses it.
2.1/ The natural principle: Jesus reminded his disciples this principle as follows: “Amen, amen, I say to you, unless a grain of wheat falls to the ground and dies, it remains just a grain of wheat; but if it dies, it produces much fruit.” Not a living being escapes this principle. If any living being refuses to go through this principle, it shall not be multiplied but also decayed and lonely died.
2.2/ God’s principle in human life: The above principle isn’t only true for natural beings but also true for human beings, as Jesus taught his disciples, “Whoever loves his life loses it, and whoever hates his life in this world will preserve it for eternal life.”
This principle must open the selfish’s eyes, those who follow individualism and only care for themselves. First, they must know that God fathoms their thoughts and sees all of their acts. They can’t enjoy all God’s blessings and deny to share them with others. Even though they can live like that in this life, they still have to face God’s judgment and others on the Last Day. Secondly, others aren’t naive; the selfish can overuse them a few times, not all the times. The selfish expel themselves from the family and the communal life. If the selfish should carefully think, they will find out that if all people are selfish like them, how could they find things so that they can enjoy?
III. APPLICATION IN LIFE:
– We must ascertain that God has authority over all aspects of human life. He gives us not only enough food to eat but also abudantly to share them with others.
– We are only the stewards of God’s blessings. He teaches us to generously give, why do we want to keep them back?
– When we give to other, we do God’s will, are loved by God and others and building up our eternal life; why do we need to selfishly keep back and to be responsible before God?