Thưa quý vị và các bạn, Lễ Hiển Dung là Lễ Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabore , “Biến Hình”, có nghĩa là biến đổi hình dạng. Ngày nay gọi là “Hiển Dung”, có nghĩa là Dung Nhan vinh hiển của Đấng Cứu Thế được biểu lộ cho một vài môn đệ xem thấy. Hay nói cách khác là Chúa Giêsu bày tỏ vinh quang Thiên Tính của Người cho một số môn đệ. Ngày xưa thì gọi là ”Biến Hình”, nhưng từ ngữ biến hình nghe giống ma thuật, vì vậy, ngày nay gọi là “ Hiển Dung”.
Điều ấy để làm gì? Thưa để củng cố đức tin cho các ông. Đồng thời tiên báo Mầu Nhiệm Phục Vinh vinh hiển của Người. Tin Mừng Chúa Nhật 18 cho chúng ta thấy Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi năm ngàn người chưa kể đàn bà và trẻ con. Vâng, đó là phép lạ Thánh Thể, mà phép lạ ấy vẫn tiếp diễn trên bàn thờ mỗi ngày. Điều ấy không phải mang ý nghĩa “ nhường cơm , sẻ áo “cho nhau, mà là một mầu nhiệm tiên trưng của Bí Tích Thánh Thể.
Chúa Giêsu chạnh lòng thương vì qua cái đói thể lý, thì cái đói khát tâm linh, có nghĩa tâm hồn nhân loại không có Thiên Chúa , thì còn đau khổ hơn cái đói thể lý gấp muôn vạn lần. Biết rõ điều ấy , Chúa Giêsu chạnh lòng thương xót biết bao! Nên , Người truyền cho các mộn đệ “cho họ ăn”, là Người truyền Bí Tích Thánh Thể và chức linh để ở cùng nhân loại.
Hôm nay, Người bày tỏ vinh quang Thiên Tính là để củng cố đức tin cho các môn đệ. Tin Mừng thuật lại đầy đủ chi tiết để cho chúng ta hiểu, Đoạn Tin Mừng hôm nay ai cũng có thể hiểu và nhận ra. Nhưng, có mấy điểm cần chú ý là :
= Thứ nhất về con số : Con số 3, là mầu nhiệm yêu thương và hiệp thông, chúng ta thấy rõ ràng có Ba Ngôi Thiên Chúa cùng hiện diện. Chúa Thánh Thần, chúng ta không thấy vì Tin Mừng không thấy, nhưng thật ra , Chúa Thánh Thần là tác nhân chính trong sự kiện Biến Hình của Chúa Giêsu. Sự kiện Biến Hình trên Núi Tabore của Chúa Giêsu trung khớp với sự kiện Người chịu phép Rửa tại sông Gio-đan, phép Rửa là hình thức vâng lời Thiên Chúa, đồng thời ,Người thiết lập Bí Tích Rửa tội cho thế nhân.
Chúa Thánh Thần hiện diện siêu hình và biến đổi hình dạng Chúa Giêsu, đó là quyền lực siêu nhiên mà các môn đệ khiếp sợ ngã lăn ra đất, và thánh Phê-rô nói trong hoảng loạn, là chúng con xin dựng “ba cái lều”. Vì , có Chúa Giêsu, Êlia, và Môise, nghĩa là có sự hiện diện giữa Cựu và Tân Ứơc. Điều ây cho thấy, nếu Chúa Giêsu bản tính Thiên Chúa để xuống thế làm Người, hay dùng bản tính Thiên Chúa để thi hành ơn Cứu Độ thì không thể hợp lý, bởi uy quyền Thiên Chúa sẽ không thể hoàn thành mầu nhiệm Thập Gía, tức mầu nhiệm Tử Nạn.
Vì thế, việc đàm đạo giữa Chúa Giêsu và hai tiên tri Cựu Ứơc là Moise và Êlia làsự nâng đỡ phần nhân tính của Chúa Giêsu để Người chu toàn ơn Cứu Độ. Điều nầy cho thấy, mầu nhiệm Thập giá đối với bản tính nhân loại là điều không thể. Quân dữ phải kinh ngạc về điều ấy, và phải thốt lên :” Ông ấy quả thật là Con Thiên Chúa”. Vì thế nhân không thể chịu đựng để hoàn tất trên Thập giá với cực hình đau đớn như thế. Đoạn trường 14 chặng Thánh giá cũng đủ nói lên điều ấy.
Và ba môn đệ Người dẫn theo là Phero, Gioan và Giacobe, nói lên tính hiệp thông vũng chắc.
Theo đó, tiếng nói và sự chiếu sáng đến hoảng sợ là âm thanh và hình ảnh là áo Người trở nên trắng như tuyết, không thợ giặt trần gian nào giặt được.
= Thứ hai: sự chứng nhận Chúa Giêsu là Đấng Messia, bởi vì không có nhân thế nào được diện kiến hai ngôn sứ lớn của Cứu Ứơc và sự kiện ấy là duy nhất, vô tiền khoáng hậu đối với một phàm nhân nào. Ba môn đệ được diện kiến là một sự làm chứng có cơ sở.
– Thứ ba: Củng cố đức tin và tiên báo phục sinh, cùng bước theo Chúa để nên biến đổi.
Mầu nhiệm phục sinh là điều dân Israel mong đợi và tin tưởng, nhưng họ tin xác sống lại vào ngày quang lâm, niềm tin ấy xác thực, nhưng đến độ họ mù quáng, họ ngông cuồng và họ không chịu mở mắt, mở tai, đến độ họ bị câm điếc như Chúa Giêsu đã nói về họ , vì vậy, họ không tin nhận Người là Đấng Messia.
Như vậy, mầu nhiệm Biến Hình của Người cũng không tỏ cho ai biết, vì Người chỉ biểu lộ cho 3 môn đê mà thôi. Vì thế, củng cố cho ba môn đệ một đức tin vững vàng, để các ông có sức chịu đựng một mầu nhiệm cao cả là Thập giá của Người. Theo đó, đức tin là sức mạnh nội tâm mà không có gì thay thế được. Đến độ có lần Chúa Giêsu nói : ” Nếu các con có đức tin bằng hạt cải, thì các con bảo ngọn núi nầy dời xuống biển , thì nó cũng vâng nghe các con”.
Như vậy : Đức tin là điều ta không nhìn thấy, nhưng làm cho chúng ta trở nên phi thường, nếu chúng ta sở hữu được. Mong thay !
Lạy Chúa Giêsu, Chúa tỏ vinh quang Thần Tính trên Núi Tabore là Chúa biểu lộ vinh quang phục sinh trước, hầu cho chúng con thấy được sự vinh quang Thần Tính, khi chúng con vượt qua khổ nạn là cùng vác Thánh giá bước theo Người. Người là Thiên Chúa Hằng Sống và hiển trị cùng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần muôn đời ./. Amen
P.Trần Đình Phan Tiến