Thánh Giacôbê Tông Đồ
Bài đọc: II Cor 4:7-15; Mt 20:20-28.
1/ Bài đọc I: 7 Nhưng kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi.
8 Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng;
9 bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt.
10 Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi.
11 Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe doạ vì Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của chúng tôi.
12 Như thế, sự chết hoạt động nơi chúng tôi, còn sự sống thì lại hoạt động nơi anh em.
13 Vì có được cùng một lòng tin, như đã chép: Tôi đã tin, nên tôi mới nói, thì chúng tôi cũng tin, nên chúng tôi mới nói.
14 Quả thật, chúng tôi biết rằng Đấng đã làm cho Chúa Giê-su trỗi dậy cũng sẽ làm cho chúng tôi được trỗi dậy với Chúa Giê-su, và đặt chúng tôi bên hữu Người cùng với anh em.
15 Thật vậy, tất cả những điều ấy xảy ra là vì anh em. Như thế, ân sủng càng dồi dào, thì càng có đông người hơn dâng lên Thiên Chúa muôn ngàn lời cảm tạ, để tôn vinh Người.
2/ Phúc Âm: 20 Bấy giờ bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê đến gặp Đức Giê-su, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều.
21 Người hỏi bà: “Bà muốn gì? ” Bà thưa: “Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy.”
22 Đức Giê-su bảo: “Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không? ” Họ đáp: “Thưa uống nổi.”
23 Đức Giê-su bảo: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được.”
24 Nghe vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó.
25 Nhưng Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân.
26 Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em.
27 Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em.
28 Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sức mạnh của Thiên Chúa hoạt động trong sự yếu đuối của con người.
Con người bị bao vây bởi những yếu đuối về thể xác cũng như tinh thần: về thể xác: nghèo đói, bệnh tật, nguy hiểm, chết chóc; về tinh thần: ghen ghét, hận thù, tội lỗi. Tuy thế, lịch sử Giáo Hội không ngừng chứng minh: sức mạnh của Thiên Chúa hoạt động nơi những con người yếu đuối. Ví dụ: Phêrô chối Chúa 3 lần thành người điều khiển Giáo Hội, Phaolô nhiệt thành bắt bớ Đạo thành người nhiệt thành rao truyền Đạo, Augustino một thanh niên chơi bời hư hỏng thành thánh Giám-mục loan truyền tình yêu và sự khôn ngoan của Thiên Chúa …
Các Bài Đọc hôm nay muốn làm sáng tỏ tư tưởng Thiên Chúa hoạt động trong sự yếu đuối và tội lỗi của con người. Trong Bài Đọc I, thánh Phaolô so sánh sức mạnh của Thiên Chúa như kho tàng chứa đựng trong bình sành là thân xác yếu đuối và tội lỗi của con người. Trong Phúc Âm, vì ham muốn quyền bính và địa vị, người mẹ của Giacôbê và Gioan xin với Chúa Giêsu cho hai con mình được một đứa ngồi bên phải và một đứa ngồi bên trái trong vương quốc của Ngài. Điều này gây sự ghen tị và chia rẽ trong hàng ngũ các môn đệ. Chúa Giêsu gọi các ông lại và chỉ dạy các ông con đường lãnh đạo: hy sinh chịu gian khổ và phục vụ mọi người.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Sự chết hoạt động nơi chúng tôi, còn sự sống thì lại hoạt động nơi anh em.
1.1/ Kho tàng chứa đựng trong bình sành: Kho tàng là các hồng ân của Thiên Chúa và sức mạnh của Đức Kitô. Một sự phân tích những tư tưởng sau cho chúng ta thấy kho tàng của Thiên Chúa chứa đựng trong bình sành là thân xác yếu đuối của con người:
+ Bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp: Phaolô phải chịu bao áp lực nhưng ông vẫn có thể tìm cách thoát ra. Ví dụ: khi bị giam hãm trong lao tù, ông vẫn có thể cầu nguyện và kết hiệp với Thiên Chúa. Nếu Thiên Chúa muốn, Ngài vẫn có cách để giải thoát ông nhiều lần.
+ Bị hoang mang, nhưng không tuyệt vọng: Nhiều lần trong đời, Phaolô cũng như chúng ta hoang mang không biết đâu là thánh ý Chúa để theo. Thánh Gioan Thánh Giá gọi đây là “những đêm tăm tối,” khi chúng ta không cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa; nhưng chúng ta vẫn dùng đức tin để vượt qua và tiến tới. Khi đã trải qua rồi, chúng ta nhìn lại và nhận ra sự quan phòng khôn ngoan của Thiên Chúa.
+ Bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi: Người môn đệ của Đức Kitô sẽ bị người đời ngược đãi: nói hành, bôi nhọ, bắt bớ, tù đày… vì họ không sống theo tiêu chuẩn và đường lối của thế gian; nhưng Thiên Chúa không bỏ rơi họ. Ngài hứa sẽ ở cùng các môn đệ mọi ngày cho đến tận thế, và Thánh Thần sẽ giúp họ biết phải nói gì và làm gì khi bị thế gian ngược đãi.
+ Bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt: Phaolô cũng như các tín hữu đã nhiều lần bị quật ngã: hoặc cách thể lý như bị ngược đãi bởi người đời, hoặc cách tâm linh như những lúc sa ngã phạm tội. Nhưng với sức mạnh và ơn thánh của Chúa, họ lại trỗi dậy, giao hòa với Chúa, và tiếp tục phấn đấu cho đến hơi thở cuối cùng.
Hiểu như thế, cuộc đời mỗi tín hữu là cuộc đời luôn vác thánh giá theo chân Đức Kitô, như Phaolô diễn tả: “Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi. Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe doạ vì Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của chúng tôi.”
1.2/ Sự chết hoạt động nơi chúng tôi, còn sự sống thì lại hoạt động nơi anh em: Trong Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa: Đức Kitô là người đi tiên phong mở đường cứu độ bằng cách mặc lấy thân xác yếu đuối của con người để rao truyền Tin Mừng, để huấn luyện các môn đệ trước khi sai đi, và hy sinh chịu gian khổ để chuộc tội cho con người.
Noi gương Đức Kitô, Phaolô và các môn đệ cũng đi theo con đường đó: Các ông được sai đi rao giảng Tin Mừng, thu thập và huấn luyện các môn đệ để tiếp tục sai đi, và cũng phải hy sinh chịu gian khổ để làm chứng cho Đức Kitô và cho Tin Mừng được lan rộng khắp nơi. Các môn đệ dám hy sinh tất cả cho dẫu phải đổ máu vì các ông biết rằng: “Đấng đã làm cho Chúa Giêsu trỗi dậy cũng sẽ làm cho các ông được trỗi dậy với Chúa Giêsu, và đặt các ông bên hữu Người.”
Các tín hữu sau khi đã nhận được đức tin từ Phaolô và các môn đệ lại tiếp tục tiến trình đó, và cứ như vậy cho đến ngày Đức Kitô trở lại. Nếu tất cả đều trung thành với sứ vụ của mình và làm chứng cho Đức Kitô, toàn thế giới sẽ được nghe Tin Mừng và trở thành những môn đệ của Ngài. Lúc đó Nước Chúa sẽ trị đến, như Phaolô hy vọng: “Như thế, ân sủng càng dồi dào, thì càng có đông người hơn dâng lên Thiên Chúa muôn ngàn lời cảm tạ, để tôn vinh Người.”
2/ Phúc Âm: Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em.
2.1/ Tính mỏng giòn yếu đuối của con người:
(1) Lòng ham muốn địa vị: “Bấy giờ bà mẹ của các con ông Zebedee đến gặp Đức Giêsu, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều. Người hỏi bà: “Bà muốn gì?” Bà thưa: “Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy.”
Có sự khác biệt giữa hai trình thuật giữa Marcô và Matthew về biến cố này: Theo trình thuật của Marcô, chính hai anh em yêu cầu điều này với Chúa Giêsu. Theo trình thuật của Matthew, lời yêu cầu được làm qua người mẹ. Dù sao chăng nữa, đây cũng là điều yếu đuối rất thường xảy ra nơi con người: ai cũng mong được hơn người, có quyền hành và địa vị, và được người khác kính nể, phục vụ. Hai anh em không ngại đi theo Chúa, nhưng đi theo để đạt mục đích trần thế của mình.
(2) Lòng ghen tị khi thấy người khác hơn mình: “Nghe vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó.” Điều này cũng là yếu đuối con người nữa: Dưới mắt các ông, chỉ có hai chỗ cao trọng nhất mà hai anh em nhà Zebedee đã giành, còn mình ngồi đâu? Hơn nữa, hai anh em cùng với Phêrô, thường được coi là những người “thân tín” của Chúa!
2.2/ Sự khôn ngoan của Thiên Chúa:
(1) Lãnh đạo bằng hy sinh chịu đựng gian khổ: Đức Giêsu bảo họ: “Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?” Họ đáp: “Thưa uống nổi.”
Đức Giêsu bảo: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được.” Lịch sử chứng minh Giacôbê cũng uống chén đắng của Chúa bằng việc tử đạo tại Jerusalem (Acts 12:1-2), và Gioan uống chén đắng bằng cách sống trung thành với Đức Kitô cho đến tuổi già.
(2) Lãnh đạo bằng khiêm nhường phục vụ tha nhân: Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: “Anh em biết thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy. Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta đừng bao giờ nản chí khi phải đương đầu với yếu đuối của thân xác và sa ngã của linh hồn, vì sức mạnh của Thiên Chúa vẫn đang hoạt động trong chúng ta.
– Chúng ta phải sống theo chỉ đạo và đường lối của Thiên Chúa: lãnh đạo bằng hy sinh và phục vụ. Đừng sống theo tiêu chuẩn và đường lối của thế gian để đòi danh vọng và chức quyền.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Feast of Saint James, the Apostle
Viết bởi Lan Hương
Reading 1 (2 Cor 4:7-15):
Brothers and sisters:
We hold this treasure in earthen vessels,
that the surpassing power may be of God and not from us.
We are afflicted in every way, but not constrained;
perplexed, but not driven to despair;
persecuted, but not abandoned;
struck down, but not destroyed;
always carrying about in the body the dying of Jesus,
so that the life of Jesus may also be manifested in our body.
For we who live are constantly being given up to death
for the sake of Jesus,
so that the life of Jesus may be manifested in our mortal flesh.
So death is at work in us, but life in you.
Since, then, we have the same spirit of faith,
according to what is written, I believed, therefore I spoke,
we too believe and therefore speak,
knowing that the one who raised the Lord Jesus
will raise us also with Jesus
and place us with you in his presence.
Everything indeed is for you,
so that the grace bestowed in abundance on more and more people
may cause the thanksgiving to overflow for the glory of God.
Gospel: (Mt 20:20-28)
The mother of the sons of Zebedee approached Jesus with her sons
and did him homage, wishing to ask him for something.
He said to her,
“What do you wish?”
She answered him,
“Command that these two sons of mine sit,
one at your right and the other at your left, in your Kingdom.”
Jesus said in reply,
“You do not know what you are asking.
Can you drink the chalice that I am going to drink?”
They said to him, “We can.”
He replied,
“My chalice you will indeed drink,
but to sit at my right and at my left, this is not mine to give
but is for those for whom it has been prepared by my Father.”
When the ten heard this,
they became indignant at the two brothers.
But Jesus summoned them and said,
“You know that the rulers of the Gentiles lord it over them,
and the great ones make their authority over them felt.
But it shall not be so among you.
Rather, whoever wishes to be great among you shall be your servant;
whoever wishes to be first among you shall be your slave.
Just so, the Son of Man did not come to be served
but to serve and to give his life as a ransom for many.”
________________________________________
Fr. Anthony Dinh Minh Tien, O.P.
I. THEME: God’s power is at work in human weakness.
Human beings are surrounded by spiritual and physical weaknesses. About the physical weakness, there are hunger, diseases, dangers and death; about the spiritual weakness, there are hatredness, enmities and sins. However, the Church’ history continually proved that God’s power is at work in human weakness. For examples, Peter who denied Jesus three times became the first pope of the Church; Paul who eagerly persecuted those who follow Christianity became the one who eagerly preached Christiany; Augustine who was an immoral young man became a holy bishop to preach and to write about God’s wisdom and love, etc.
Today readings want to emphasize that God’s power is at work in human weakness and sin. In the first reading, St. Paul compared God’s power as “treasure in earthen vessels” which are human bodies full of weaknesses and sins. In the Gospel, because of the desire for authority and position, the mother of James and John asked Jesus to let her two sons sit one at his right and the other at his left in Jesus’ kingdom. This petition caused jealousy and division between the apostles. Jesus gathered and taught them the right way of leadership which are to sacrifice by enduring suffering and to serve all people.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “So death is at work in us, but life in you.”
1.1/ The treasure in earthen vessels: The treasure are God’s grace and Christ’s power. An analysis of Paul’s passage shall help us to understand what he wanted to say about “treasure in earthen vessels.”
(1) We are afflicted in every way, but not constrained: Paul were constantly under many pressures but he always found a way to get out. For example, when he was confined in prison, he could still pray and be united with God. If God wills, He still found a way to liberate him many times.
(2) We are perplexed, but not driven to despair: Many times in his life, St. Paul as many of us didn’t know what is God’s will to follow. St. John of the Cross called these moments “the darkest nights,” when we didn’t feel God’s presence; but we still our faith to overcome and to go forward. When the moment passed, we reflected and recognized God’s wise providence.
(3) We are persecuted, but not abandoned: Christ’s disciples shall be maltreated by worldly people, such as: to be reviled, seized, scourged and put in prison because they don’t live according to worldly standards and ways; but God shall never abandon them. He promised that he shall remain with them all the days until the Last Day, and the Holy Spirit shall help them what to say and to do when they are persecuted.
(4) We are struck down, but not destroyed: St. Paul, as many faithfuls, was struck down many times, physically as be maltreated by the world or spiritually as being sinful. But with God’s power and grace, they stood up, reconciled with God and continually fight until their last breath.
Understanding so, a believer’s life is a life of continual carrying of his cross to follow Christ, as Paul described: “We are always carrying about in the body the dying of Jesus, so that the life of Jesus may also be manifested in our body.For we who live, are constantly being given up to death for the sake of Jesus, so that the life of Jesus may be manifested in our mortal flesh.”
1.2/ So death is at work in us, but life in you: In God’s plan of salvation, Christ is the forerunner to open God’s plan by taking human body in order to preach the Good News, to train the disciples before sending them out and to suffer to redeem people’s sins.
Imitating Christ, St. Paul and all Christ’s disciples also followed that way. They were sent to preach the Good News, to gather and to train disciples before sending them out, and to suffer to witness for Christ and for the Good News to reach all people. Christ’s disciples are ready to sacrifice all even to the point of shedding blood, because they knew: “Even when we were dead in our transgressions, brought us to life with Christ (by grace you have been saved), raised us up with him, and seated us with him in the heavens in Christ Jesus” (Eph 2:5-6).
The faithful, after receiving their faith from Paul and other disciples, continue that process until the day which Christ shall return. If all are loyal to their mission and witness for Christ, the whole world shall listen to the Good News and become his disciples. At that time, God’s kingdom shall come as Paul hoped: “so that the grace bestowed in abundance on more and more people may cause the thanksgiving to overflow for the glory of God.”
2/ Gospel: Whoever wishes to be great among you shall be your servant.
2.1/ The fragility and weakness of human life:
(1) The desire of higher position: “Then the mother of the sons of Zebedee approached him with her sons and did him homage, wishing to ask him for something.He said to her, “What do you wish?” She answered him, “Command that these two sons of mine sit, one at your right and the other at your left, in your kingdom.”
There is a difference between Matthew and Mark about this event. In Matthew’s report, it is the mother who made the petitition; in Mark, it was made by the two brothers. Whatever, this is a human weakness which can often happen in human beings. They want to be higher than others, to have power and position, to be respected and served by others. James and John weren’t afraid to follow Christ, but to attain their worldly purpose.
(2) The jealousy of human beings: “When the ten heard this, they became indignant at the two brothers.” This is another human weakness. They think that there are only two most important seats; if the Zebedee’s brothers have that two seats, where are they seated? Moreover, Simon and this two brothers were regarded as Jesus’ inner cycle!
2.2/ God’s wisdom: is totally different with human wisdom. Jesus used this opportunity to teach them two lessons:
(1) Leadership by sacrifice: “Jesus said in reply, “You do not know what you are asking. Can you drink the cup that I am going to drink?” They said to him, “We can.”He replied, “My cup you will indeed drink, but to sit at my right and at my left, this is not mine to give but is for those for whom it has been prepared by my Father.”” The Church’s history recorded that James also drank Jesus’ cup by being a martyr at Jerusalem (Acts 12:1-2), and John drank the cup by being loyal to Christ all of his life.
(2) Leadership by humble service: “Jesus summoned them and said, “You know that the rulers of the Gentiles lord it over them, and the great ones make their authority over them felt.But it shall not be so among you. Rather, whoever wishes to be great among you shall be your servant;whoever wishes to be first among you shall be your slave.Just so, the Son of Man did not come to be served but to serve and to give his life as a ransom for many.””
III. APPLICATION IN LIFE:
– We should never be discouraged in facing human weakness and spiritual fall because God’s power is still at work in us.
– We must live according to God’s way and guidance which are to lead by sacrifice and service. We shouldn’t live according to human standard and way which are to look for power and position.