Lời Chúa Mỗi Ngày : Chủ Nhật 16 Thường Niên, Năm A

Chủ Nhật 16 Thường Niên, Năm A
Bài đọc: Wis 12:13, 16-19; Rom 8:26-27; Mt 13:24-43 (hay 24-30)
1/ Bài đọc I: 13 Vì Chúa chăm sóc mọi loài. Ngoài Ngài ra, chẳng còn thần nào khác để Ngài phải chứng tỏ rằng các phán quyết của Ngài không bất công.
16 Chính do sức mạnh của Chúa mà Chúa hành động công minh, và vì Chúa làm bá chủ vạn vật,
nên Chúa nương tay với muôn loài. 17 Khi không có ai tin rằng Chúa nắm trọn quyền năng, thì Ngài tỏ sức mạnh; còn ai đã biết mà vẫn to gan, thì Ngài trị tội.
18 Nhưng Chúa xử khoan hồng vì Ngài làm chủ được sức mạnh. Ngài lấy lượng từ bi cao cả mà cai quản chúng con, nhưng có thể sử dụng quyền năng bất cứ khi nào Ngài muốn.
19 Làm như thế Chúa đã dạy dân rằng: người công chính phải có lòng nhân ái.
Ngài đã cho con cái niềm hy vọng tràn trề là người có tội được Ngài ban ơn sám hối.
2/ Bài đọc II: 26 Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. 27 Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa.
3/ Phúc Âm: 24 Đức Giê-su trình bày cho dân chúng nghe một dụ ngôn khác: “Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. 25 Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất. 26 Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện.
27 Đầy tớ mới đến thưa chủ nhà rằng: “Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy? ” Ông đáp: “Kẻ thù đã làm đó! ” Đầy tớ nói: “Vậy ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không? ” 29 Ông đáp: “Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. 30 Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi.”
31 Đức Giê-su còn trình bày cho họ nghe một dụ ngôn khác. Người nói: “Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình. 32 Tuy nó là loại nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ lớn nhất; nó trở thành cây, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được.” 33 Người còn kể cho họ một dụ ngôn khác: “Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men.”
34 Tất cả các điều ấy, Đức Giê-su dùng dụ ngôn mà nói với đám đông; và Người không nói gì với họ mà không dùng dụ ngôn, 35 hầu ứng nghiệm lời sấm của ngôn sứ: Mở miệng ra, tôi sẽ kể dụ ngôn, công bố những điều được giữ kín từ tạo thiên lập địa.
36 Bấy giờ, Đức Giê-su bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ lại gần Người và thưa rằng: “Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe.”
37 Người đáp: “Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người. 38 Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần. 39 Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. 40 Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy.
41 Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người,
42 rồi quăng chúng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng.
43 Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Kiên nhẫn chờ đợi sự công bằng và nhân từ của Thiên Chúa.
Khi chứng kiến những cảnh thê lương, hậu quả của những trận lũ lụt hay động đất, con người hay thắc mắc: Chúa nhân từ ở đâu sao không can thiệp mà lại để những điều đau thương xảy ra gây đau khổ cho dân lành? Nếu không tìm được câu trả lời, họ tự kết luận: hoặc Thiên Chúa không có uy quyền để ngăn cản, hoặc có uy quyền nhưng không nhân từ để ngăn cản, và họ gạt Thiên Chúa ra ngoài cuộc sống! Khi phải đương đầu với những bất công xảy ra cho cá nhân, cho gia đình, hay xã hội, con người cũng thắc mắc: Chúa công bằng ở đâu mà lại để cho kẻ dữ hoành hành làm thiệt hại cho dân lành? Như vậy trời cao không có mắt, và họ cũng gạt Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống! Nói tóm, con người thách đố Thiên Chúa trong sự quan phòng của Ngài cho thế giới theo như cách suy tư và hành động của con người! Con người muốn điều khiển Thiên Chúa, chứ không muốn để Thiên Chúa điều khiển mình.
Các bài đọc hôm nay muốn làm nổi bật sự khôn ngoan của Thiên Chúa trong việc quan phòng thế giới; đồng thời cũng nói lên những giới hạn về sự hiểu biết của con người. Trong bài đọc I, tác giả Sách Khôn Ngoan chứng minh Thiên Chúa luôn hành động khôn ngoan và đối xử nhân từ cũng như công bằng với hết mọi người. Trong bài đọc II, thánh Phaolô mặc khải cho chúng ta một chân lý: vì con người không biết cách cầu nguyện thế nào cho đúng, nên Thiên Chúa ban cho con người chính Thần Khí của Ngài, để giúp con người dâng lên những lời cầu nguyện thích hợp, vừa đẹp lòng Thiên Chúa vừa sinh ích lợi cho con người. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu trả lời một vấn nạn thường xuyên bị chất vấn bởi con người: Tại sao Thiên Chúa không tiêu diệt kẻ gian ác, mà cứ để chúng sống phây phây, ức hại dân lành?
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Thiên Chúa toàn năng, nhân từ và công bằng.
1.1/ Chính do sức mạnh của Chúa mà Chúa hành động công minh: Đọc lại các Sách Khôn Ngoan của Cựu Ước, chúng ta sẽ thấy rõ những giới hạn về hiểu biết của con người. Chẳng hạn trong Sách Ông Job, ông không hiểu tại sao Thiên Chúa để người lành phải đau khổ. Các bạn của ông vịn vào truyền thống cho là vì tội lỗi của tổ tiên, của chính ông hay của con cái. Ông xét thấy điều đó không đúng và băn khoăn, khắc khoải, muốn chính Thiên Chúa cho ông câu trả lời. Khi Thiên Chúa hiện ra và chất vấn, ông đã phải đưa tay bịt miệng mà thưa: “điều đã nói ra, con xin rút lại, trên tro bụi, con sấp mình thống hối ăn năn” (Job 42:6). Thực ra, ông bị đau khổ chỉ vì Thiên Chúa muốn ông chứng minh cho Satan biết niềm tin yêu ông dành cho Ngài không lệ thuộc vào những sự tốt lành Ngài đã ban cho và chúc lành cho ông (Job 1:6-2:7).
Thiên Chúa có khôn ngoan và uy quyền để dựng nên và quan phòng thế giới; con người quá yếu ớt và hạn hẹp để hiểu biết những công việc của Thiên Chúa. Bổn phận của con người là phải khiêm nhường nhận ra giới hạn của mình, và đừng bao giờ trách Thiên Chúa bất công. Tác giả Sách Khôn Ngoan cũng khuyên con người: “Chính do sức mạnh của Chúa mà Chúa hành động công minh, và vì Chúa làm bá chủ vạn vật, nên Chúa nương tay với muôn loài. Khi không có ai tin rằng Chúa nắm trọn quyền năng, thì Ngài tỏ sức mạnh; còn ai đã biết mà vẫn to gan, thì Ngài trị tội.”
1.2/ Thiên Chúa vừa nhân từ vừa công bằng: Nhân từ và công bằng là 2 đặc tính của Thiên Chúa. Các thánh ví hai đức tính này như hai cánh của con chim hoặc hai chân của một người. Chim không thể bay với một cánh và con người không thể đi lại với một chân. Khi một người quá chú trọng đến sự công bằng của Thiên Chúa, anh có thể sẽ rơi vào sự thất vọng, vì anh không tin Ngài có thể tha thứ những tội lỗi to lớn của anh. Khi một người quá chú trọng đến khía cạnh nhân từ của Thiên Chúa, anh dễ bị rơi vào tình trạng “lạc quan miền Thượng.” Ngài sẽ tha thứ hết tất cả mà chẳng cần phải ăn năn!
Làm sao Thiên Chúa dung hòa được hai nhân đức này? Tác giả Sách Khôn Ngoan trả lời: “Chúa xử khoan hồng vì Ngài làm chủ được sức mạnh. Ngài lấy lượng từ bi cao cả mà cai quản chúng con, nhưng có thể sử dụng quyền năng bất cứ khi nào Ngài muốn… Ngài đã cho con cái niềm hy vọng tràn trề là người có tội được Ngài ban ơn sám hối.”
2/ Bài đọc II: Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa.
2.1/ Con người chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải: Nếu thật tâm nhận xét, tất cả chúng ta đều không biết cách cầu nguyện thế nào cho phải. Trong Phúc Âm, các môn đệ nhận ra điều này, nên đến xin Chúa Giêsu dạy cho các ông biết cách cầu nguyện, và Ngài đã dạy cho các ông một Kinh nguyện vô giá; đó là Kinh Lạy Cha. Có ít nhất là 3 lý do chứng minh con người không biết cách cầu nguyện.
(1) Con người không biết những gì sẽ xảy đến trong tương lai: Con người chỉ biết những gì xảy ra trong giây phút hiện tại; vì thế, một điều có thể tốt trong giây phút hiện tại, nhưng sẽ không tốt cho con người trong tương lai. Ví dụ, xin cho giàu có thể đưa con người đến chỗ bị thiệt hại mạng sống hay mất hạnh phúc.
(2) Con người không biết điều gì tốt cho mình: Có những điều con người xin tưởng là tốt, nhưng mang lại nhiều cay đắng cho con người. Ví dụ, xin cho có quyền cao, chức trọng; nhưng con người không biết những hậu quả cay đắng mà con người không thể chịu được. Hay con cái xin cha mẹ cho được đi chơi đêm mà không biết hậu quả xấu sẽ xảy ra từ việc đi chơi đêm này.
(3) Con người không biết lời cầu xin của mình có hại cho người khác: Thiên Chúa có bổn phận bảo vệ mọi người, vì tất cả đều là con cái Ngài dựng nên dù họ có biết hay không. Ví dụ, xin Thiên Chúa trừng trị kẻ gian ác thích đáng và ngay lập tức. Ngài nói rõ ý định của Ngài: “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống” (Eze ).
2.2/ Chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho chúng ta: Vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải, nên Thiên Chúa ban cho chúng ta Thần Khí của Ngài. Thánh Phaolô nói rõ: “Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả.”
Động từ Hy-lạp dùng ở Rom 8:23 là stenázô, có nghĩa là rên xiết trong lòng. Danh từ dùng trong trình thuật ở đây là stenámois alalêtois, “những tiếng rên xiết không diễn tả được thành lời.” Danh từ này có nguồn gốc trong Sách Xuất Hành, khi Thiên Chúa nghe thấy những tiếng rên xiết của con cái Israel phải làm nô lệ bên Ai-cập. Họ bị đối xử bất công bởi các người đốc công và bị vất vả khổ cực tư bề; nhưng không biết kêu cầu đến ai, chỉ biết rên xiết trong lòng (Act 7:34; Exo 3:7-10).
Tại sao Thiên Chúa ban Thần Khí của Ngài cho con người? Thánh Phaolô cắt nghĩa:
“Ai trong loài người biết được những gì nơi con người, nếu không phải là thần trí của con người trong con người? Cũng thế, không ai biết được những gì nơi Thiên Chúa, nếu không phải là Thần Khí của Thiên Chúa. Phần chúng ta, chúng ta đã không lãnh nhận thần trí của thế gian, nhưng là Thần Khí phát xuất từ Thiên Chúa, để nhận biết những ân huệ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta” (1 Cor 2:11-13). “Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa.”
3/ Phúc Âm: Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt.
3.1/ Dụ ngôn cỏ lùng: Giống như dụ ngôn Người Gieo Giống, Chúa Giêsu cắt nghĩa cho các môn đệ dụ ngôn Cỏ Lùng khi các ông đến hỏi Ngài. Thiên Chúa luôn gieo những điều thiện hảo vào lòng con người. Kẻ thù của Chúa là ma quỉ luôn chờ cơ hội để gieo điều xấu. Con người muốn nhổ cỏ lùng ngay; nhưng Thiên Chúa bảo phải chờ đợi cho đến mùa gặt; lý do: nếu nhổ ngay, người ta sẽ nhổ cả lúa chung với cỏ lùng.
Điều khó cho các nhà chú giải ở đây là cách giải thích của Chúa: Chúa giải thích thửa ruộng là thế giới, lúa tốt là con cái sự sáng, và cỏ lùng là con cái ma quỉ. Điều này đúng trong Ngày Phán Xét khi mọi sự đã rõ ràng; nhưng không giải thích được tại sao phải chờ cho tới mùa gặt; một khi đã biết cỏ lùng muôn đời sẽ là cỏ lùng, không bao giờ có thể trở thành lúa. Giải thích hợp lý hơn: Dụ ngôn không bao giờ chủ trương áp dụng mọi điều; nó chỉ muốn nói lên một điều chính. Điều chính ở đây là thời gian chờ đợi để lúa có thể phân biệt với cỏ lùng; chứ không phải nguy hiểm của cỏ lùng cần phải nhổ ngay. Nếu muốn áp dụng vào cuộc sống: Con người luôn phải đương đầu với điều tốt và điều xấu bao lâu còn sống trên trần gian. Những điều tốt và điều xấu không xác định được người tốt hay người xấu cho đến Ngày Phán Xét. Trong ngày đó, Chúa sẽ phân định cho chúng ta thấy ai là người tốt và ai là người xấu. Trong khi chờ đợi ngày đó đến, chúng ta hãy cố gắng làm tốt tránh xấu. Không ai có thể hãnh diện xác nhận mình là tốt vì không biết điều xấu nó mọc lên lúc nào. Nếu có làm xấu cũng đừng nản lòng, nhưng biết ăn năn trở lại và cậy trông vào lòng nhân từ Chúa. Cũng đừng kết tội ai là cỏ lùng khi nhìn thấy việc xấu của họ.
3.2/ Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi: Kinh nghiệm dạy cho chúng ta, để có kết quả đòi phải có thời gian: hạt giống thành lúa phải đợi 3 tháng, cây có trái đòi 3 năm, con người thành tài đòi ít là 25 năm, và thành nhân đòi 100 năm hay cả cuộc đời! Trong thời gian chờ đợi con người phải kiên nhẫn. Kẻ thù của con người là sự thiếu kiên nhẫn, mặc dù nhiều người đã biết “dục tốc bất đạt hay có công mài sắt có ngày nên kim.” Con người hôm nay dường như không có kiên nhẫn để chờ; làm điều gì họ cũng muốn có kết quả ngay. Chính sự mất kiên nhẫn làm con người đau khổ và thất bại.
Tuy nhiên, kiên nhẫn cũng có giới hạn, mọi việc đều có thời gian của nó; nếu quá thời gian, cây sẽ phải chặt đi để dành cơ hội cho cây khác như dụ ngôn cây vả không sinh trái. Nếu cành nho không sinh trái sẽ bị chặt đi và quăng vào lửa! Công bằng sẽ tỏ rạng trong Ngày Phán Xét, khi mùa gặt sẽ tới: cỏ lùng sẽ bị cắt và quăng vào lửa, lúa sẽ được gặt và trữ vào kho lẫm. Khi những điều này xảy ra, không ai có quyền than trách Chúa không nhân từ hay không công bằng, vì mọi người đều có cơ hội đồng đều mà Ngài dành cho họ.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Hãy để Thiên Chúa cai trị và điều khiển thế giới theo đường lối khôn ngoan, nhân từ, và công bằng của Thiên Chúa. Chúng ta là ai mà dám chất vấn những việc làm của Thiên Chúa! Tốt hơn, chúng ta hãy học biết giới hạn của con người chúng ta.
– Chúng ta có bao giờ ước tính được chuyện gì sẽ xảy ra cho chúng ta, nếu để một con người bình thường như chúng ta điều khiển thế giới này? Chúng ta có kiên nhẫn để cho tội nhân có cơ hội ăn năn trở lại không? Án tử hình là một ví dụ của con người.
– Có bao giờ chúng ta tự hỏi: Tại sao một Thiên Chúa nhân từ lại để cho con mình chịu khổ đau chết quằn quại trên thập giá? Hay tại sao một Thiên Chúa công bằng không tru diệt hết những con người tội lỗi mà lại hy sinh người con một để cứu chuộc họ?

SUNDAY OF THE 16 OTA

Readings: Wis 12:13, 16-19; Rom 8:26-27; Mt 13:24-43 (hay 24-30)
1/ Reading I: RSV Wisdom 12:13 For neither is there any god besides thee, whose care is for all men, to whom you should prove that you hast not judged unjustly; 16 For your strength is the source of righteousness, and your sovereignty over all causes you to spare all. 17 For you do show your strength when men doubt the completeness of your power, and do rebuke any insolence among those who know it. 18 You who are sovereign in strength do judge with mildness, and with great forbearance you do govern us; for you have power to act whenever you do choose. 19 Through such works you have taught your people that the righteous man must be kind, and you have filled your sons with good hope, because you give repentance for sins.
2/ Reading II: RSV Romans 8:26 Likewise the Spirit helps us in our weakness; for we do not know how to pray as we ought, but the Spirit himself intercedes for us with sighs too deep for words. 27 And he who searches the hearts of men knows what is in the mind of the Spirit, because the Spirit intercedes for the saints according to the will of God.
3/ Gospel: RSV Matthew 13:24 Another parable he put before them, saying, “The kingdom of heaven may be compared to a man who sowed good seed in his field; 25 but while men were sleeping, his enemy came and sowed weeds among the wheat, and went away. 26 So when the plants came up and bore grain, then the weeds appeared also. 27 And the servants of the householder came and said to him, `Sir, did you not sow good seed in your field? How then has it weeds?’ 28 He said to them, `An enemy has done this.’ The servants said to him, `Then do you want us to go and gather them?’ 29 But he said, `No; lest in gathering the weeds you root up the wheat along with them. 30 Let both grow together until the harvest; and at harvest time I will tell the reapers, Gather the weeds first and bind them in bundles to be burned, but gather the wheat into my barn.'” 31 Another parable he put before them, saying, “The kingdom of heaven is like a grain of mustard seed which a man took and sowed in his field; 32 it is the smallest of all seeds, but when it has grown it is the greatest of shrubs and becomes a tree, so that the birds of the air come and make nests in its branches.” 33 He told them another parable. “The kingdom of heaven is like leaven which a woman took and hid in three measures of flour, till it was all leavened.” 34 All this Jesus said to the crowds in parables; indeed he said nothing to them without a parable. 35 This was to fulfil what was spoken by the prophet: “I will open my mouth in parables, I will utter what has been hidden since the foundation of the world.” 36 Then he left the crowds and went into the house. And his disciples came to him, saying, “Explain to us the parable of the weeds of the field.” 37 He answered, “He who sows the good seed is the Son of man; 38 the field is the world, and the good seed means the sons of the kingdom; the weeds are the sons of the evil one, 39 and the enemy who sowed them is the devil; the harvest is the close of the age, and the reapers are angels. 40 Just as the weeds are gathered and burned with fire, so will it be at the close of the age. 41 The Son of man will send his angels, and they will gather out of his kingdom all causes of sin and all evildoers, 42 and throw them into the furnace of fire; there men will weep and gnash their teeth. 43 Then the righteous will shine like the sun in the kingdom of their Father. He who has ears, let him hear.
________________________________________

I. THEME: We need to patiently wait for God’s justice and mercy.
When people witnessed tragedies resulting of hurricanes or earthquakes, they used to question, “Where is God? Why didn’t He prevent these tragedies but let them happen to the innocent?” If they can’t find a satisfactory answer, they shall conclude: either God has no power to prevent or He isn’t merciful. As a result of this reason, they no longer believe in Him! Or when people face injustices that happened for individuals, families or societies, they also question, “Where is a just God who let the evildoers cause so many damages for the innocent? Why didn’t He take them away?” And they concluded God can’t see and they don’t want to believe in Him anymore! In short, people challenge God to govern the world according to human way and thinking. They want to control God, not to let God control them.
Today readings emphasize on God’s wisdom in His providence for the world and limitations of human understanding. In the first reading, the author of the Book of Wisdom demonstrates that God always acts wisely and treats all people mercifully and justly. In the second reading, St. Paul revealed for us an important truth: since people don’t know how to pray properly, so God bestows on them His own Spirit, to help people to offer proper prayers that both please God and benefit people. In the Gospel, Jesus answered a frequent question posed by human beings, “Why God doesn’t destroy the evildoers but let them live and cause so many damages for the innocent?
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: God is almighty, merciful and just.
1.1/ By His strength, God acts righteously: When we read the Wisdom Books of the Old Testament, we can see clearly that human understanding is very limited. For example, in the Book of Job, he couldn’t understand why God let the good suffer. His friends, based on the tradition, told him that the reason for his suffering is either due to his ancestors’ sins, or his, or his children’s sins. He didn’t accept their explanation because it isn’t right in his case; he would like God to give him the answer. Finally, when God appeared and questioned him, Job had to raise his hands to cover his mouth and replied, “Therefore I despise myself, and repent in dust and ashes” (Job 42:6). The reason why Job must suffer is only because God wants him to demonstrate to Satan that he believes and loves God not based on good things which God blessed and bestowed on him (Job 1:6-2:7).
God has wisdom and power to create and to control the whole universe; human beings are so dull and limited to understand God’s works. The human duties are to humbly recognize their limitation and not to blame on God as “unjust.” The author of Wisdom also advised people, “For your strength is the source of righteousness, and your sovereignty over all causes you to spare all. For you do show your strength when men doubt the completeness of your power, and do rebuke any insolence among those who know it.”
1.2/ God is both merciful and just: “Merciful” and “just” are two of God’s attributes. Some saints liken these two attributes as two wings of a bird or two feet of a human being. A bird can’t fly with only a wing and a human being can’t walk with only one foot. When a person pays attention only to God’s justice, he can end up in desperation because he doesn’t believe God can forgive his enormous sins. In opposition, if a person pays attention only to God’s mercy, he can fall into presumption—God shall forgive all of his sins without the need of his repentance!
How can these two attributes be in God? The author of Wisdom gave the answer, “You (God) who are sovereign in strength do judge with mildness, and with great forbearance you do govern us; for you have power to act whenever you do choose. Through such works you have taught your people that the righteous man must be kind, and you have filled your sons with good hope, because you give repentance for sins.”
2/ Reading II: “The Spirit intercedes for the saints according to the will of God.”
2.1/ People don’t know how to pray properly: In reality, all of us don’t know how to pray correctly. In the Gospel according to St. Luke, the disciples recognized this so they came and asked Jesus to teach them a proper way to pray; and he taught them a priceless prayer, the Our Father (Lk 11:1-4). There are at least three reasons that show people don’t know how to pray properly:
(1) People don’t know what shall happen to them in future: People know only what happen in the present moment. Therefore, one thing can be good for people in the present moment but shall not be good for them in future; for example, richness can cause a person to lose his life or happiness. Or one thing can be bad for people in presence but shall be good for them in future; for example, losing a job can be bad in presence but can be the motivation for a person’s better job in future.
(2) People don’t know what is really good for them: There are many things which people consider as good for them but they can cause bitter results for them; for examples, most people want to have power, honor and richness but they can’t fathom their unbearable bitter results. Or children want their parents to let them out all night to party with their friends and they don’t know bad things which result from this party.
(3) People don’t know if their prayer might cause damages for others: God protects all people because they are His children even though they don’t know Him. For example, when one prays for God’s punishment on his enemy right away, God states clearly His will, “As I live, said the Lord GOD, I have no pleasure in the death of the wicked; but that the wicked turn from his way and live” (Eze 33:11).
2.2/ “The Spirit himself intercedes for us with sighs too deep for words”: Since we don’t know how to pray correctly, God bestows on us His own Spirit. St. Paul said clearly in today passage, “Likewise the Spirit helps us in our weakness; for we do not know how to pray as we ought, but the Spirit himself intercedes for us with sighs too deep for words.”
The Greek verb used in Rom 8:23 is “stenázô,” which is meant “to groan.” The noun used in today passage is “stenámois alalêtois,” which is translated by RSV as “sighs too deep for words.” This noun has its origin in the Book of Exodus where God heard the groans of the Israelites when they were maltreated by the Egyptian taskmasters; they don’t know whom they should pray to, only to groan in their heart (Cf. Act 7:34; Exo 3:7-10).
Why does God bestow His Spirit for people? St. Paul in his First Letter to the Corinthians explained, “For what person knows a man’s thoughts except the spirit of the man which is in him? So also no one comprehends the thoughts of God except the Spirit of God. 12 Now we have received not the spirit of the world, but the Spirit which is from God, that we might understand the gifts bestowed on us by God. 13 And we impart this in words not taught by human wisdom but taught by the Spirit, interpreting spiritual truths to those who possess the Spirit” (1 Cor 2:11-13). “And He who searches the hearts of men knows what is in the mind of the Spirit, because the Spirit intercedes for the saints according to the will of God” (Rom 8:27). In short, when people pray under the Holy Spirit’s guidance, they pray properly.
3/ Gospel: “Let both grow together until the harvest.”
3.1/ The Parable of the Weeds: Like the Parable of the Sower, Jesus explained for his disciples the Parable of the Weeds when they asked him. God is the One who always sows good things in people’s heart. His enemy, the devil always looks for opportunities to sow bad things in people’s heart. People want to root out the weeds right away but God tell them to wait until the harvest. His reason for this is that if they root them out right away, they shall root out both weeds and the wheat.
The difficulty for commentators is Jesus’ explanation. He explained in details: the field is the world, the wheat are the children of light and the weeds are the children of darkness. This is correct on the Last Day where everything are clear; but there is no reason why people have to wait until the harvest; once people know the weeds are always the weeds, they can’t become the wheat. We must stress that parables aren’t used to explain everything; they only aim at one main thing. That main thing in the Parable of the Weeds is the waiting time for the wheat to be recognized from the weeds; not the weeds’ danger that needs to be rooted out right away.
We can apply this parable in our life: People must face both good and bad things as long as they live in this world. The good and bad things can’t be used to determine the good and the evil people until the Last Judgment. On that day, God shall determine for us to see who are the good and the evil people. In waiting for that day to come, we must make efforts to do good and to avoid evil. No one can proudly say that he is good because he doesn’t know when the evil shall grow in him. If someone does evil, he shouldn’t be discouraged but be repented and hope for God’s mercy. We shouldn’t condemn anyone as the weed by looking at their bad works.
3.2/ God is patiently waiting for people to change: Experience teaches us that time is needed before we can see the result of our works; for examples: for a seed to be wheat, it needs three months; for a tree to bear fruit, it needs three years; for a person to be successful, it requires twenty-five years; and for a man to be good, it requires a hundred years or his whole life. People need to be patient during the waiting time. The dangerous enemy of people is the impatience; they need to understand the meanings of these maxims, “A haste decision only leads to failure” and “If one is patiently enough, he can make a piece of iron to be a needle.” Today people seem having no patience to wait; they want to see results right away. It is the lacking of patience that leads many to failure and sufferings.
However, patience also has its limit and all things have their time. If a tree exceeds its time to bear fruit, it must be cut out to give other tree an opportunity as Jesus’ parable about the fruitless fig tree or the fruitless branches must be cut out and thrown into fire. God’s justice shall be vindicated on the Judgment Day. When the harvest comes, the weeds shall be cut out and thrown into fire and the wheat shall be gathered into the barn. When these things happen, no one has a right to blame on God that He is not just or merciful because everyone has an equal opportunity from Him.
III. APPLICATION IN LIFE:
– Let God govern and control the universe according to His wisdom, mercy and justice. Who are we that question God about His providence? It is better for us to know our limitations.
– Have we ever imagine what shall happen to us if we let a human being control this universe? Does he have patience to wait for sinners to repent? The death penalty is an example of human impatience.
– Have we ever questioned why the merciful God let His only Son suffer greatly and die on the cross? Or why the just God didn’t destroy all sinners but sacrificed His Son to redeem them?

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP