Thứ Năm Tuần 14 TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: Hos 11:1b, 3-4, 8c-9; Mt 10:7-15.
1/ Bài đọc I: 1 Khi Ít-ra-en còn là đứa trẻ, Ta đã yêu nó,
từ Ai-cập Ta đã gọi con Ta về.
3 Ta đã tập đi cho Ép-ra-im, đã đỡ cánh tay nó,
nhưng chúng không hiểu là Ta chữa lành chúng.
4 Ta lấy dây nhân nghĩa, lấy mối ân tình mà lôi kéo chúng.
Ta xử với chúng như người nựng trẻ thơ, nâng lên áp vào má;
Ta cúi xuống gần nó mà đút cho nó ăn.
8 Hỡi Ép-ra-im, Ta từ chối ngươi sao nổi!
Hỡi Ít-ra-en, Ta trao nộp ngươi sao đành!
Làm sao Ta xử với ngươi như với Át-ma,
để ngươi nên giống như Xơ-vô-gim được?
Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi.
9 Ta sẽ không hành động theo cơn nóng giận,
sẽ không tiêu diệt Ép-ra-im nữa,
vì Ta là Thiên Chúa, chứ không phải người phàm.
Ở giữa ngươi, Ta là Đấng Thánh,
và Ta sẽ không đến trong cơn thịnh nộ.
2/ Phúc Âm: 7 Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần.
8 Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ. Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy.
9 Đừng kiếm vàng bạc hay tiền giắt lưng.
10 Đi đường, đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi dép hay cầm gậy. Vì thợ thì đáng được nuôi ăn.
11 “Khi anh em vào bất cứ thành nào hay làng nào, thì hãy dò hỏi xem ở đó ai là người xứng đáng, và hãy ở lại đó cho đến lúc ra đi.
12 Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy.
13 Nếu nhà ấy xứng đáng, bình an của anh em sẽ đến với họ; còn nếu nhà ấy không xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ trở về với anh em.
14 Nếu người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi nhà hay thành ấy, anh em hãy giũ bụi chân lại.
15 Thầy bảo thật anh em, trong Ngày phán xét, đất Xơ-đôm và Gô-mô-ra còn được xử khoan hồng hơn thành đó.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Lòng thương xót của Thiên Chúa thắng vượt sự vô ơn của con người.
Công bằng và thương xót là hai trong những đặc tính nơi Thiên Chúa. Nhiều người đã tự hỏi đặc tính nào nổi bật hơn nơi Thiên Chúa? Nhiều người cho Thiên Chúa của Cựu Ước mang hình ảnh của Thiên Chúa công bằng; trong khi Chúa Giêsu của Tân Ước mang hình ảnh Thiên Chúa thương xót hơn. Thực ra, Thiên Chúa của Cựu Ước cũng là Thiên Chúa của Tân Ước. Hình ảnh một Thiên Chúa thương xót vẫn trổi vượt hơn nếu chúng ta so sánh tỉ lệ thời gian 2000 năm của Cựu Ước với 33 năm ngắn ngủi của Chúa Giêsu sống trên trần gian. Nếu Thiên Chúa không thương xót bỏ qua lầm lỗi, loài người chúng ta đã không tồn tại đến ngày hôm nay!
Các bài đọc hôm nay muốn chúng ta nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa mạnh hơn những tội lỗi và sự vô ơn của con người. Trong bài đọc I, ngôn sứ Hosea diễn tả tình thương Thiên Chúa dành cho con cái Israel như tình thương của một người cha nuôi dưỡng đứa con thơ của mình. Lòng thương xót của Ngài đã thắng vượt tất cả những tội lỗi và vô ơn của họ. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu lo lắng cho các thế hệ tương lai bằng cách đào tạo các tông đồ. Ngài huấn luyện, ban quyền và sai họ đi để trừ quỉ, chữa lành mọi bệnh tật, và mang Tin Mừng đến cho mọi người cách nhưng không.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: “Ta là Thiên Chúa, chứ không phải người phàm.”
1.1/ Thiên Chúa chăm sóc con cái Israel như cha hiền chăm sóc con thơ: Biến cố Xuất Hành, khi Thiên Chúa dẫn đưa con cái Israel ra khỏi Ai-cập là một bằng chứng cho Israel nhận thấy Ngài yêu thương họ. Ngài đập tan quân đội Pharaoh, đồng hành với họ suốt 40 năm trường trong sa mạc, và đẩy lui tất cả các địch thù trên đường tiến vào Đất Hứa. Ngôn sứ Hosea diễn tả sự yêu thương này qua hình ảnh người cha chăm sóc cho đoàn con của mình: “Ta đã tập đi cho Ephraim, đã đỡ cánh tay nó, nhưng chúng không hiểu là Ta chữa lành chúng. Ta lấy dây nhân nghĩa, lấy mối ân tình mà lôi kéo chúng. Ta xử với chúng như người nựng trẻ thơ, nâng lên áp vào má; Ta cúi xuống gần nó mà đút cho nó ăn.”
1.2/ Lòng thương xót của Thiên Chúa toàn thắng: Chỉ được ít lâu sau khi vào Đất Hứa, con cái Israel bắt đầu quên công ơn Thiên Chúa và không tuân giữ những gì Chúa truyền dạy. Tội nặng nhất và xảy ra rất nhiều lần là tội bỏ Thiên Chúa để chạy theo các thần ngoại. Mỗi lần như thế, thay vì thẳng tay tiêu diệt, Thiên Chúa lại gởi các ngôn sứ hay các nhà lãnh đạo tới để mang con cái Israel trở về.
Trong trình thuật hôm nay, ngôn sứ Hosea dùng ngôn ngữ con người để con cái Israel hiểu được lòng thương xót của Thiên Chúa. Câu hỏi đặt ra là Thiên Chúa nên đối xử công bằng hay theo lòng thương xót? Nếu Thiên Chúa đối xử công bằng, Israel sẽ không trách Thiên Chúa được điều gì cả, vì tội lỗi của họ đã xúc phạm quá nhiều lần tới Thiên Chúa. Mỗi khi muốn đánh phạt con cái Israel, Thiên Chúa đã bị dằn vặt và khổ tâm: một bên là công bằng phải thẳng tay tiêu diệt như Ngài đã tiêu diệt 4 thành của Dân Ngoại: Admah, Zeboiim, Sodom và Gomorrha bằng lửa diêm sinh từ trời (Deut 29:23), một bên là lòng thương xót khi phải nhìn những đứa con ruột chìm trong biển lửa. Ngài đã phải thốt lên: “Làm sao Ta xử với ngươi như với Admah, để ngươi nên giống như Zeboiim được? Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi. Ta sẽ không hành động theo cơn nóng giận, sẽ không tiêu diệt Ephraim nữa.”
Để hiểu sự đau khổ của Thiên Chúa, chúng ta có thể so sánh với những đau khổ của cha mẹ khi nuôi dưỡng con cái: Con hư cha mẹ đã buồn, con bị đánh đau, lòng mẹ còn xót xa hơn, con vô ơn bạc nghĩa, lòng mẹ quặn đau như bị dao đâm. Cho dẫu vậy, sự đau đớn của mẹ vẫn còn thua xa sự đau đớn của Thiên Chúa. Ngài vẫn kiên nhẫn chờ con người nhận ra tình thương và ăn năn trở lại. Sau cùng, lòng thương xót của Thiên Chúa toàn thắng. Lý do đơn giản: “vì Ta là Thiên Chúa, chứ không phải người phàm. Ở giữa ngươi, Ta là Đấng Thánh, và Ta sẽ không đến trong cơn thịnh nộ.”
2/ Phúc Âm: Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy.
2.1/ Bổn phận các môn đệ: Chúa chọn các Tông-đồ để huấn luyện các ông là cho một mục đích. Ngài biết sẽ phải từ bỏ thế gian để trở về với Chúa Cha, nên Ngài huấn luyện các ông để các ông thay Ngài tiếp tục sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Mục đích của việc rao giảng Tin Mừng là để con người nhận ra tình yêu Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn con người tin vào Đức Kitô để được chung hưởng hạnh phúc với Ngài trên Thiên Đàng.
(1) Việc phải làm: Bổn phận hàng đầu của các môn đệ được Chúa Giêsu nói rất rõ ràng: “Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần.” Để muôn dân tin vào lời các môn đệ rao giảng, Chúa Giêsu cũng ban cho các ông quyền chữa lành các vết thương hồn xác: “Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ.” Mục đích của việc chữa lành là để muôn dân nhận ra quyền năng Thiên Chúa và tin vào Ngài, chứ không phải để kiếm các lợi lộc vật chất. Ngài truyền cho các ông: “Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy.”
(2) Việc không được phép làm: Vì Chúa Giêsu biết trước những cám dỗ vật chất có thể làm các môn đệ xao lãng bổn phận rao giảng Tin Mừng; nên Ngài ngăn cấm các ông:
+ Đừng kiếm vàng bạc hay tiền giắt lưng: Người môn đệ trung thành của Đức Kitô không bao giờ được phép tìm kiếm những thứ này; ngày nào người môn đệ tìm kiếm những thứ này, họ không thể là người môn đệ của Đức Kitô, và lời rao giảng của họ sẽ mất hết hiệu lực.
+ Đừng tích trữ của cải mang theo: Nhiều người cho những lời dạy này không thực tế, vì lên đường mà không có những vật dụng cần thiết, khi cần đến lấy gì mà dùng. Điều chính yếu Chúa Giêsu muốn nêu lên ở đây là người môn đệ phải sống một cuộc đời đơn giản. Nếu người môn đệ có quá nhiều của cải, làm sao ông có thể sẵn sàng lên đường đến những nơi xa xôi hẻo lánh để rao giảng Tin Mừng? Hơn nữa, Đức Kitô muốn các môn đệ phải tuyệt đối tin tưởng nơi sự quan phòng của Thiên Chúa, “vì thợ thì đáng được nuôi ăn.” Thiên Chúa sẽ không để những nhà rao giảng Tin Mừng của Ngài phải chết đói dọc đường.
2.2/ Kiếm người xứng đáng để ở trọ: Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, Ngài sẽ không ngừng thúc đẩy những tâm hồn có lòng quảng đại để họ lo chăm sóc đời sống vật chất của các nhà rao giảng. Chính vì điều này mà Đức Kitô đã dạy các môn đệ: “Khi anh em vào bất cứ thành nào hay làng nào, thì hãy dò hỏi xem ở đó ai là người xứng đáng, và hãy ở lại đó cho đến lúc ra đi.”
(1) Phần thưởng cho những người tiếp đón các môn đệ Chúa: “Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy. Nếu nhà ấy xứng đáng, bình an của anh em sẽ đến với họ; còn nếu nhà ấy không xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ trở về với anh em.”
(2) Hình phạt cho những người không tiếp đón các môn đệ Chúa: “Nếu người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi nhà hay thành ấy, anh em hãy giũ bụi chân lại. Thầy bảo thật anh em, trong Ngày Phán Xét, đất Sodom và Gomorrah còn được xử khoan hồng hơn thành đó.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta có một Thiên Chúa thương xót và bao dung hơn bất cứ cha mẹ nào trên thế gian này. Hãy biết chạy đến và van xin lòng thương xót của Ngài.
– Đã được hưởng lòng thương xót của Thiên Chúa chúng ta cũng phải biết xót thương anh chị em. Đừng bao giờ nhân danh công bằng để luận tội và tiêu diệt tha nhân.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Thursday of the Fourteenth Week in Ordinary Time
Viết bởi Lan Hương
Reading 1 (Hos 11:1-4, 8c-9)
Thus says the LORD:
When Israel was a child I loved him,
out of Egypt I called my son.
The more I called them,
the farther they went from me,
Sacrificing to the Baals
and burning incense to idols.
Yet it was I who taught Ephraim to walk,
who took them in my arms;
I drew them with human cords,
with bands of love;
I fostered them like one
who raises an infant to his cheeks;
Yet, though I stooped to feed my child,
they did not know that I was their healer.
My heart is overwhelmed,
my pity is stirred.
I will not give vent to my blazing anger,
I will not destroy Ephraim again;
For I am God and not man,
the Holy One present among you;
I will not let the flames consume you.
Gospel (Mt 10:7-15)
Jesus said to his Apostles:
“As you go, make this proclamation:
‘The Kingdom of heaven is at hand.’
Cure the sick, raise the dead,
cleanse the lepers, drive out demons.
Without cost you have received; without cost you are to give.
Do not take gold or silver or copper for your belts;
no sack for the journey, or a second tunic,
or sandals, or walking stick.
The laborer deserves his keep.
Whatever town or village you enter, look for a worthy person in it,
and stay there until you leave.
As you enter a house, wish it peace.
If the house is worthy,
let your peace come upon it;
if not, let your peace return to you.
Whoever will not receive you or listen to your words
go outside that house or town and shake the dust from your feet.
Amen, I say to you, it will be more tolerable
for the land of Sodom and Gomorrah on the day of judgment
than for that town.”
________________________________________
Fr. Anthony Dinh Minh Tien, O.P.
I. THEME: God’s mercy overcomes all human ingratitude.
Justice and mercy are two of God’s characteristics. Many people asked which one of the two is stronger in God? Some say God of the Old Testament is the God of justice while God of the New Testament is the God of mercy. In reality, God of the Old Testament is also God of the New Testament. The image of the God of mercy is still exceeded than the God of justice if we compare the proportion between more than two thousands years of the Old Testament with only thirty-three years of Jesus in the world. If God doesn’t have mercy to forgive our sins, human beings shall not survive until now!
Today readings want us to recognize that God’s mercy is stronger than human sins and ingratitude. In the first reading, the prophet Hosea expressed God’s love for the Israelites as a father’s love for his son. His mercy overcame all of their sins and ingratitude. In the Gospel, Jesus’ concern for future generation is expressed through his forming of the apostles. He trained, bestowed power and sent them out to expel demons, to heal all sins and to bring the Gospel to all people free-of-charge.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “I am God, not a human being.”
1.1/ God cares for Israel as a father cares for his son. In the Exodus event, when God led the Israelites out of Egypt is the proof for them to know how much He loves them. He let them win over Pharaoh’s powerful army, He accompanied them during their forty years in the deserts and helped them to conquer all their enemies on the way to the Promise Land. The prophet Hosea expressed God’s love through the image of a father who cared for his children as follows: “When Israel was a child I loved him, out of Egypt I called my son. Yet it was I who taught Ephraim to walk, who took them in my arms; I drew them with human cords, with bands of love; I fostered them like one who raises an infant to his cheeks.”
1.2/ God’s mercy overcomes all things: Only fews years after the Israelites entered the Promise Land, they began to forget God and didn’t keep His commandments. The most serious sin and happened many times is the sin of forfeiting God and worshipping idols. Each time it happened, instead of completely destroying them, God sent prophets or judges to bring them back to Him.
In today passage, Hosea used human language for the Israelites to understand God’s mercy. The question is put out by the prophet: Should God behave mercifully or justly to the Israelites? If God behaves justly with them, they can’t blame on God of anything because they sinned many times against Him. Each time when God wanted to punish the Israelites, He was greatly torn between the two sides. On the one hand, He must be justly to destroy them as He destroyed four Gentile cities: Admah, Zeboiim, Sodom and Gomorrha by fire from heaven (Deut 29:23). On the other hand is His mercy when He must see His children to die on the sea of fire. He spoke out these words: “How could I give you up, O Ephraim, or deliver you up, O Israel? How could I treat you as Admah, or make you like Zeboiim? My heart is overwhelmed, my pity is stirred. I will not give vent to my blazing anger, I will not destroy Ephraim again; for I am God and not man, the Holy One present among you; I will not let the flames consume you.”
To partly understand God’s suffering, we can compare His suffering with parents’ suffering in punishing their children. When their children are bad, they are already sad; when they must punish their children, they feel even worse; and when their children are ingratitude and maltreat them, their hearts are hurted as a knife comes through. Even so, parents’ suffering can’t be compared with God’s suffering because He has many children like that. God is still patient to wait for people to recognize their sins and to return to Him.
2/ Gospel: “Without cost you have received; without cost you are to give.”
2.1/ The disciples’ duties: Jesus selected his apostles and trained them for a purpose. He knew that He is going to leave this world to be back to his Father, he trained them so that they can replace him to continue the mission of preaching Gospel to all people. The purpose of the preaching Gospel is for people to recognize God’s love for them. God wants people to believe in Christ to attain happiness with Him in heaven.
(1) What they need to do: Their first duty was clearly spelled out by Jesus’ command: “As you go, make this proclamation: ‘The kingdom of heaven is at hand.’” In order for people to believe in the apostles’ preaching, Jesus empowered them to heal all kinds of diseases, spiritually and physically: “Cure the sick, raise the dead, cleanse lepers, drive out demons.” The purpose of healings is for people to recognize God’s power and to believe in Him, not to show-off or to have financial gains. Jesus also commaned them, “Without cost you have received; without cost you are to give.”
(2) What they shouldn’t do: Since Jesus knew that the material temptation can make his disciples to forget their duty to preach the Good News, so he commanded them:
– Don’t look for gold or money: A loyal disciple of Christ is never permitted to search for these things. The day they look for these things, their preaching shall loose its effect and they are no longer Christ’s true disciples.
– Don’t bring so many things with them: Many say this teaching isn’t practical because if preachers keep moving from place to place, and don’t bring with him necessary things, when they need them, where can they find? The main thing which Jesus wanted to teach us here is that a preacher must live a simple life. If he has so many things, how can be ready to move on to far away regions to preach the Good News? Moreover, Christ also wanted for his disciples to completely trust in God’s providence, because “the laborer deserves his keep.” God shall never let preachers of the Gospel die on their journey.
2.2/ Find the worthy’s house to dwell: In God’s providence, He continually urges the rich to have generosity so that they shall take care preachers’ material needs. This is why Jesus taught his disciples: “Whatever town or village you enter, look for a worthy person in it, and stay there until you leave.”
(1) The rewards for those who welcome Jesus’ disciples: Jesus continued to teach them, “As you enter a house, wish it peace. If the house is worthy, let your peace come upon it; if not, let your peace return to you.”
(2) The punishments for those who reject Jesus’ disciples: “Whoever will not receive you or listen to your words– go outside that house or town and shake the dust from your feet. Amen, I say to you, it will be more tolerable for the land of Sodom and Gomorrah on the Day of Judgment than for that town.”
III. APPLICATION IN LIFE:
– We have a God who is compassionate and merciful than any parents of this world. We should come to Him and ask for His mercy.
– When we are received God’s mercy, we must also have mercy on our brothers and sisters. We should never use the name of justice to destroy others.