Thứ Bảy Tuần VII PS
Bài đọc: Acts 28:16-20, 30-31: Jn 21:20-25.
1/ Bài đọc I: 16 Khi chúng tôi vào Rô-ma, ông Phao-lô được phép ở nhà riêng cùng với người lính canh giữ ông.
17 Ba ngày sau, ông mời các thân hào Do-thái đến. Khi họ đã tới đông đủ, ông nói với họ: “Thưa anh em, tôi đây, mặc dầu đã không làm gì chống lại dân ta hay các tục lệ của tổ tiên, tôi đã bị bắt tại Giê-ru-sa-lem và bị nộp vào tay người Rô-ma.
18 Sau khi điều tra, họ muốn thả tôi, vì tôi không có tội gì đáng chết.
19 Nhưng vì người Do-thái chống đối, nên bó buộc tôi phải kháng cáo lên hoàng đế Xê-da; tuy vậy không phải là tôi muốn tố cáo dân tộc tôi.
20 Đó là lý do khiến tôi xin được gặp và nói chuyện với anh em, bởi chính vì niềm hy vọng của Ít-ra-en mà tôi phải mang xiềng xích này.”
30 Suốt hai năm tròn, ông Phao-lô ở tại nhà ông đã thuê, và tiếp đón tất cả những ai đến với ông.
31 Ông rao giảng Nước Thiên Chúa và dạy về Chúa Giê-su Ki-tô, một cách rất mạnh dạn, không gặp ngăn trở nào.
2/ Phúc Âm: 20 Ông Phê-rô quay lại, thì thấy người môn đệ Đức Giê-su thương mến đi theo sau; ông này là người đã nghiêng mình vào ngực Đức Giê-su trong bữa ăn tối và hỏi: “Thưa Thầy, ai là kẻ nộp Thầy? “
21 Vậy khi thấy người đó, ông Phê-rô nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, còn anh này thì sao? “
22 Đức Giê-su đáp: “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? Phần anh, hãy theo Thầy.”
23 Do đó, mới có tiếng đồn giữa anh em là môn đệ ấy sẽ không chết. Nhưng Đức Giê-su đã không nói với ông Phê-rô là: “Anh ấy sẽ không chết”, mà chỉ nói: “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? “
24 Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực.
25 Còn có nhiều điều khác Đức Giê-su đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ: cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Chúa trong mọi hoàn cảnh.
Mùa Phục Sinh sẽ kết thúc sau ngày hôm nay, để đón mừng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống ngày Chủ Nhật, và sau đó tiếp tục tuần 8 mùa Thường Niên, bắt đầu ngày thứ hai.
Các Bài Đọc hôm nay đều rút ra từ chương cuối cùng của hai Sách: Công Vụ Tông Đồ và Tin Mừng Gioan mà chúng ta đã nghe suốt từ ngày đầu của Mùa Phục Sinh cho tới giờ. Đây là cơ hội thuận tiện để chúng ta nhìn lại hai Sách này và rút ra những điểm thần học chính yếu từ đấy. Mục đích của Sách CVTĐ là tường thuật sự thành hình của Giáo Hội qua sự rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Chúa Giêsu Phục Sinh, bắt đầu từ Jerusalem, đến khắp vùng Judea và Samaria, rồi cho đến tận cùng trái đất (Acts 1:8). Vì mục đích này mà thánh-sử Lucas chấm dứt Sách CVTĐ khi Phaolô đặt chân tới Rôma và bắt đầu rao giảng Tin Mừng trong trình thuật hôm nay. Rôma được coi là trung tâm của thế giới, một khi Tin Mừng đạt tới trung tâm của thế giới là có thể lan ra đến tận cùng trái đất. Trong cuộc hành trình rao giảng Tin Mừng từ Jerusalem đến Roma, niềm tin vào Chúa Giêsu Phục Sinh đã biến đổi các Tông-đồ và các môn đệ, từ những người nhát đảm sợ sệt thành những người can đảm, lợi khẩu, dám đương đầu với mọi quyền lực, và vượt qua mọi khó khăn để làm chứng cho Tin Mừng. Niềm tin vào Chúa Phục Sinh cũng biến đổi Phaolô, từ một người hăng say bắt đạo đến chỗ thành một người nhiệt thành rao giảng đạo, qua 3 cuộc hành trình đầy khó khăn, cam go, nguy hiểm.
Mục đích của Tin Mừng Gioan là tường trình những biến cố chính và quan trọng liên quan tới Chúa Giêsu, để khơi dậy niềm tin nơi khán giả; và vì niềm tin, họ được hưởng Ơn Cứu Độ. Đoạn kết của Tin Mừng hôm nay nói rõ: “Chính môn đệ này (Gioan) làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực. Còn có nhiều điều khác Đức Giêsu đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ: cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra.” Hai điều thần học quan trọng chúng ta nghe nhắc đi nhắc lại trong suốt Mùa Phục Sinh là tình yêu Thiên Chúa và lời hứa ban Thánh Thần: Để có thể rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Chúa Giêsu, hai điều này không thể thiếu nơi người rao giảng, và được ban cho từ Thiên Chúa, qua Đức Kitô.
Điểm quan trọng của mỗi ngày là Giáo Hội cố gắng sắp xếp song song, giữa những gì Chúa Giêsu nói hay những biến cố liên quan đến Ngài trong Phúc Âm, với những gì các môn đệ nói hay những biến cố liên quan tới các ông, để làm nổi bật một chủ đề hay hoàn thành lời hứa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Phaolô làm chứng cho Chúa Giêsu tại Roma.
1.1/ Phaolô tập họp các tín hữu tại Rôma để cho họ biết tình trạng của ông: Khi tới Rôma, ông Phaolô được phép ở nhà riêng cùng với người lính canh giữ ông. Ba ngày sau, ông mời các thân hào Do-thái đến. Khi họ đã tới đông đủ, ông nói với họ: “Thưa anh em, tôi đây, mặc dầu đã không làm gì chống lại dân ta hay các tục lệ của tổ tiên, tôi đã bị bắt tại Jerusalem và bị nộp vào tay người Rôma.”
Giống như trường hợp của Chúa Giêsu, mặc dù quan Philatô không nhận thấy Chúa Giêsu làm điều gì đáng chết cả; nhưng những người Do-thái vẫn muốn xin Philatô cho đóng đinh Chúa vào Thập Giá. Trường hợp của Phaolô cũng thế, Phaolô tâm sự với giáo đoàn Rôma: “Sau khi điều tra, họ muốn thả tôi, vì tôi không có tội gì đáng chết. Nhưng vì người Do-thái chống đối, nên bó buộc tôi phải kháng cáo lên hoàng đế Caesar; tuy vậy không phải là tôi muốn tố cáo dân tộc tôi. Đó là lý do khiến tôi xin được gặp và nói chuyện với anh em, bởi chính vì niềm hy vọng của Israel mà tôi phải mang xiềng xích này.”
1.2/ Phaolô tiếp tục rao giảng Tin Mừng trong khi bị giam cầm: “Suốt hai năm tròn, ông Phaolô ở tại nhà ông đã thuê, và tiếp đón tất cả những ai đến với ông. Ông rao giảng Nước Thiên Chúa và dạy về Chúa Giêsu Kitô, một cách rất mạnh dạn, không gặp ngăn trở nào.”
Phaolô chứng minh mặc dù ông bị giam cầm, nhưng Lời Chúa không bị xiềng xích. Ông đã có thể loan báo Tin Mừng ngay trong ngục tù cho những lính cai tù thay phiên nhau canh gác ông trong suốt hai năm; tranh luận để thuyết phục những người Do-thái; và viết các Thư Ngục Tù để yên ủi và khích lệ các tín hữu của các cộng đoàn mà ông đã thành lập. Đi tới đâu ông luôn tìm dịp để Lời Chúa được thấm nhập tới đó.
2/ Phúc Âm: Phần anh, hãy theo Thầy!
2.1/ Phêrô muốn biết số phận của người môn đệ được Chúa Giêsu thương mến: Khi Phêrô quay lại và nhìn thấy người môn đệ Đức Giêsu thương mến đi theo sau (ông này là người đã nghiêng mình vào ngực Đức Giêsu trong bữa ăn tối và hỏi: “Thưa Thầy, ai là kẻ nộp Thầy?”), ông Phêrô nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, còn anh này thì sao?” Đức Giêsu đáp: “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? Phần anh, hãy theo Thầy.”
Chúa Giêsu mời gọi các ông luôn nhìn thẳng tới phía trước và cố gắng hoàn thành trọng trách Chúa trao phó; chứ đừng phí thời giờ nhìn chung quanh để so sánh hay ghen tị với người khác. Khi nghe Chúa Giêsu nói thế, các môn đệ đồn thổi giữa các ông là môn đệ ấy sẽ không chết. Nhưng Đức Giêsu đã không nói với ông Phêrô là: “Anh ấy sẽ không chết,” mà chỉ nói: “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh?”
2.2/ Người môn đệ được Chúa Giêsu thương mến làm chứng cho Chúa Giêsu: Có nhiều giả thuyết về “người môn đệ Chúa Giêsu thương mến:” Có người cho là tác giả của Sách Tin Mừng không muốn chỉ rõ là ai, nhưng để độc giả có thể đặt tên mình vào đó; nhưng đa số đều cho đó là Gioan. Nhất là theo trình thuật hôm nay, khi Phêrô nói rõ là người môn đệ đã ngả đầu vào ngực Chúa trong Bữa Tiệc Ly.
Mục đích Chúa Giêsu chọn các Tông-đồ và các môn đệ là cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Chúa Giêsu. Có nhiều cách làm chứng khác nhau, nhưng Gioan làm chứng cho Chúa Giêsu bằng cách viết sách Tin Mừng để làm chứng cho những gì Chúa đã nói và làm. Tác giả xác tín: “Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực. Còn có nhiều điều khác Đức Giêsu đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ: cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Chúa Giêsu Phục Sinh phải là bổn phận quan trọng hàng đầu của những người môn đệ Chúa. Bao lâu Tin Mừng chưa được rao giảng cho đến tận cùng trái đất, chúng ta chưa làm tròn bổn phận Chúa trao.
– Phải tìm dịp rao giảng Tin Mừng mọi nơi, mọi lúc, và trong mọi hoàn cảnh: khi thuận tiện cũng như lúc bất tiện. May mắn hơn Phaolô và các môn đệ thuở ban đầu, với kỹ thuật hiện đại, chúng ta có thể ngồi nhà và rao truyền Tin Mừng cho mọi người qua mạng internet.
– Sống trong tình yêu Thiên Chúa và theo sự hướng dẫn của Thánh Thần là hai điều kiện không thể thiếu để việc rao giảng Tin Mừng được bền bỉ và có kết quả tốt đẹp.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Saturday of the Seventh Week of Easter
Readings: Acts 28:16-20, 30-31: Jn 21:20-25.
1/ First Reading: NAB Acts 28:16 When he entered Rome, Paul was allowed to live by himself, with the soldier who was guarding him. 17 Three days later he called together the leaders of the Jews. When they had gathered he said to them, “My brothers, although I had done nothing against our people or our ancestral customs, I was handed over to the Romans as a prisoner from Jerusalem. 18 After trying my case the Romans wanted to release me, because they found nothing against me deserving the death penalty. 19 But when the Jews objected, I was obliged to appeal to Caesar, even though I had no accusation to make against my own nation. 20 This is the reason, then, I have requested to see you and to speak with you, for it is on account of the hope of Israel that I wear these chains.” 30 He remained for two full years in his lodgings. He received all who came to him, 31 and with complete assurance and without hindrance he proclaimed the kingdom of God and taught about the Lord Jesus Christ.
2/ Gospel: NAB John 21:20 Peter turned and saw the disciple following whom Jesus loved, the one who had also reclined upon his chest during the supper and had said, “Master, who is the one who will betray you?” 21 When Peter saw him, he said to Jesus, “Lord, what about him?” 22 Jesus said to him, “What if I want him to remain until I come? What concern is it of yours? You follow me.” 23 So the word spread among the brothers that that disciple would not die. But Jesus had not told him that he would not die, just “What if I want him to remain until I come? (What concern is it of yours?)” 24 It is this disciple who testifies to these things and has written them, and we know that his testimony is true. 25 There are also many other things that Jesus did, but if these were to be described individually, I do not think the whole world would contain the books that would be written.
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Dinh M. Tien, O.P.
I. THEME: To preach the Good News and to witness for Christ in all situations.
The Easter season shall end after today. We shall celebrate the Pentecost Sunday tomorrow, and the 8th week of the Ordinary Time begins on Monday.
Today readings are drawn from the last chapters of the two books: the Acts and the Fourth Gospel by which we has heard from the beginning of the Easter season until now. This is the proper opportunity for us to review these two books and to draw out the main theological points from them.
The main purpose of the Acts is to report the forming of the Church through the preaching of the Good News and the witnessing for the Resurrected Christ, beginning at Jerusalem to the regions of Judea and Samaria, and then to the end of the earth (Acts 1:8). Because of this purpose, St. Luke ended the Acts when Paul came to Rome and began to preach the Good News as reported in today passage. Rome was considered the world’s headquarter; once the Good News reached there, it can spread out to all the earth. In the journey of preaching the Good News from Jerusalem to Rome, it is the faith in the Resurrected Christ that transformed the apostles and the disciples from the plain and timid to the courageous, eloquent and brave who dared to confront all powers and obstacles to witness for Christ. The faith in Jesus Christ also transformed Paul from an eager persecutor to an jealous preacher who untiredly preached the Good News to the Gentiles in his three missionary journeys which were full of difficulties, dangers and persecution.
The purpose of the Fourth Gospel is to report the main and important events that related to Jesus’ life on earth to light up faith in the audience; and because of their faith, they shall inherit the salvation. The end of the Gospel in today passage clearly declared: “It is this disciple who testifies to these things and has written them, and we know that his testimony is true.There are also many other things that Jesus did, but if these were to be described individually, I do not think the whole world would contain the books that would be written.” Two main theological points which we repeatedly heard during the Easter by John are God’s love and the promise to send the Holy Spirit to believers. In order to preach the Good News and to witness for Christ, these two things can’t be lacking in preachers, and are given by God through Christ.
The Church tried to paralelly arrange between what Jesus said to his disciples or the events that related to Jesus in the Gospel and what the disciples said or the events that related to them to emphasize a theme or the fulfillment of a promise.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: St. Paul witnessed for Christ at Rome, the center of the world.
1.1/ Paul gathered the Jews at Rome to let them know about his situation: When Paul came to Rome; he was permitted to live in his own place with a soldier to guard him. Three days later, he called together the leaders of the Jews. When they had gathered he said to them, “My brothers, although I had done nothing against our people or our ancestral customs, I was handed over to the Romans as a prisoner from Jerusalem.After trying my case the Romans wanted to release me, because they found nothing against me deserving the death penalty.”
As in Christ’s case, though Pilate couldn’t find any crime in Jesus to deserve a death penalty; but the Jews in the Sandherin still wanted to ask Pilate to crucify him. Similarly in Paul’s case, Paul said to the Jews at Rome: “But when the Jews objected, I was obliged to appeal to Caesar, even though I had no accusation to make against my own nation.This is the reason, then, I have requested to see you and to speak with you, for it is on account of the hope of Israel that I wear these chains.”
1.2/ Paul continued to spread the Good News during his imprisonment: The Acts reported, “He remained for two full years in his lodgings. He received all who came to him,and with complete assurance and without hindrance he proclaimed the kingdom of God and taught about the Lord Jesus Christ.”
St. Paul showed us that eventhough he was imprisoned, but God’s words weren’t chained. He could preach the Gospel from the prison to the soldiers who took turn to guard him during two years. He preached it to the Jews who visited him. He wrote letters which are called the Imprisoned Letters to console and to encourage the faithful of the communities which he helped to form. In a word, Paul always found a way to preach the Good News in all situations.
2/ Gospel: You follow me!
2.1/ Peter would like to know the beloved disciple’s fate: The author reported the dialogue between Jesus and Peter about the beloved disciple’s fate as follows: “Peter turned and saw the disciple following whom Jesus loved, the one who had also reclined upon his chest during the supper and had said, “Master, who is the one who will betray you?”When Peter saw him, he said to Jesus, “Lord, what about him?”Jesus said to him, “What if I want him to remain until I come? What concern is it of yours? You follow me.””
Jesus invited Peter to look forward and tried to complete the mission which Jesus gave to him, not to waste time to look around to compare or to be jealous with others. Not only Peter, but other disciples also wasted time for prediction as the author reported: “So the word spread among the brothers that that disciple would not die. But Jesus had not told him that he would not die, just “What if I want him to remain until I come? (What concern is it of yours?)”
2.2/ The beloved disciple witnessed for Christ: There are many hypotheses about who is “the beloved disciple.” Some say the author didn’t name him, so the audience can put their name in there because whoever loves Jesus he is called “the beloved disciple.” The majority think it is St. John, the Fourth Gospel’s author; this hypothesis found a reason in today passage when Peter clearly said that he is “the one who had also reclined upon his chest during the supper and had said, “Master, who is the one who will betray you?”
Jesus’ purpose in selecting his apostles and disciples is to preach the Good News and to witness for him. There are many ways to witness for Christ, but John chose to witness for Christ by writing the Gospel. He confirmed his purpose in writing the Gospel, “It is this disciple who testifies to these things and has written them, and we know that his testimony is true.There are also many other things that Jesus did, but if these were to be described individually, I do not think the whole world would contain the books that would be written.”
III. APPLICATION IN LIFE:
– To preach the Good News and to witness for Christ must be the two most important duties for Christians. As long as the Gospel doesn’t spread to the end of the earth, we don’t fulfill the duty which Jesus has given to us.
– We must find all possible ways to preach the Good News in everywhere and at all situations, whether it is convenient or not. We are more fortunate than Paul because with modern technology, we can sit at home to preach the Godd News to all people through the internet.
– Living in God’s love and following the Holy Spirit’s guidance are two necessary conditions for the preaching of the Good News to be lasting and to bear good fruits.