Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Năm Tuần VII PS

Thứ Năm Tuần VII PS
Bài đọc: Acts 22:30, 23:6-11: Jn 17:20-26.
1/ Bài đọc I: 30 Hôm sau, vì muốn biết chắc chắn người Do-thái tố cáo ông Phao-lô về điều gì, vị chỉ huy tháo xiềng cho ông và ra lệnh cho các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Đồng họp lại, rồi ông đưa ông Phao-lô từ đồn xuống, để ra trước mặt họ.
6 Ông Phao-lô biết rằng một phần Thượng Hội Đồng thuộc phái Xa-đốc, còn phần kia thuộc phái Pha-ri-sêu, nên ông nói lớn tiếng giữa hội nghị: “Thưa anh em, tôi là người Pha-ri-sêu, thuộc dòng dõi Pha-ri-sêu; chính vì hy vọng rằng kẻ chết sẽ sống lại mà tôi bị đưa ra xét xử.”
7 Ông vừa nói thế, thì người Pha-ri-sêu và người Xa-đốc chống đối nhau, khiến hội nghị chia rẽ.
8 Thật vậy, người Xa-đốc chủ trương rằng chẳng có sự sống lại, chẳng có thiên sứ hay quỷ thần; còn người Pha-ri-sêu thì lại tin là có.
9 Người ta la lối om sòm. Có mấy kinh sư thuộc phái Pha-ri-sêu đứng lên phản đối mạnh mẽ: “Chúng tôi không thấy người này có gì là xấu. Biết đâu một vị thần hay một thiên sứ đã nói với ông ấy? “
10 Hai bên chống đối gay gắt đến nỗi vị chỉ huy sợ người ta xé xác ông Phao-lô, nên mới ra lệnh cho lính xuống lôi ông ra khỏi đám người đó mà đưa về đồn.
11 Đêm ấy Chúa đến bên ông Phao-lô và nói: “Hãy vững lòng! Con đã long trọng làm chứng cho Thầy ở Giê-ru-sa-lem thế nào, thì con cũng phải làm chứng như vậy tại Rô-ma nữa.”
2/ Phúc Âm: 20 Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con,
21 để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con.
22 Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một:
23 Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con.
24 Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành.
25 Lạy Cha là Đấng công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng con, con đã biết Cha, và những người này đã biết là chính Cha đã sai con.
26 Con đã cho họ biết danh Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa, để tình Cha đã yêu thương con, ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Chia rẽ và hiệp nhất
Hiệp nhất là điều ao ước của con người cho gia đình, cộng đoàn, Giáo Hội, và toàn thế giới. Nhưng sự hiệp nhất hệ tại điều gì? Có phải là cùng chung một màu da hay nói cùng một ngôn ngữ? Nếu hiệp nhất chỉ cần như thế, thì đã không có những cuộc nội chiến tương tàn như chiến tranh Nam-Bắc tại Việt Nam! Có phải là mang cùng một tên gọi? Nếu thế, đã không có quá nhiều giáo phái giữa các Kitô hữu! Hay tin vào cùng một Chúa? Cả ba tôn giáo độc thần: Do-thái, Kitô Giáo, và Hồi Giáo đều tin vào một Chúa mà vẫn không hiệp nhất với nhau! Các Đức Giáo Hoàng sau này đã kêu gọi và cổ võ cho sự hiệp nhất bằng cách chú trọng nhiều đến điểm tương đồng giữa các tôn giáo, để cùng nhau làm việc và làm cho mọi người nhận biết Thiên Chúa.
Các Bài Đọc hôm nay cho chúng ta thấy sự hiệp nhất hòan hảo phải đặt căn bản trên sự thật và yêu thương quí trọng nhau. Trong Bài Đọc I, Phaolô tuy là người rao giảng về hiệp nhất về nền học thần học thân thể, đã nói những lời gây ra cuộc ẩu đả dữ dội giữa hai phái Pharisees và Saduccees. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu chú trọng đến việc làm theo thánh ý Thiên Chúa và yêu thương. Đây là hai điều căn bản xây dựng sự hiệp nhất.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Chính vì hy vọng rằng kẻ chết sẽ sống lại mà tôi bị đưa ra xét xử.
1.1/ Phaolô gây chia rẽ giữa những người Pharisees và Saduccees trong THĐ:
(1) Sự sống lại: Phaolô rất tinh ý. Ông biết cả hai giáo phái đều chống ông về niềm tin vào Đức Kitô, nên ông không đề cập trực tiếp đến Đức Kitô; nhưng ông đề cập đến sự sống lại mà hai giáo phái khác biệt nhau, nên ông nói lớn tiếng giữa hội nghị: “Thưa anh em, tôi là người Pharisee, thuộc giòng dõi Pharisees; chính vì hy vọng rằng kẻ chết sẽ sống lại mà tôi bị đưa ra xét xử.”
(2) Hậu quả của những gì Phaolô nói: Ông vừa nói thế, thì người Pharisees và người Saduccees chống đối nhau, khiến hội nghị chia rẽ. Thật vậy, người Saduccees chủ trương rằng chẳng có sự sống lại, chẳng có thiên sứ hay quỷ thần; còn người Pharisees thì lại tin là có.
Người ta la lối om sòm. Có mấy kinh sư thuộc phái Pharisees đứng lên phản đối mạnh mẽ: “Chúng tôi không thấy người này có gì là xấu. Biết đâu một vị thần hay một thiên sứ đã nói với ông ấy?” Hai bên chống đối gay gắt đến nỗi vị chỉ huy sợ người ta xé xác ông Phaolô, nên mới ra lệnh cho lính xuống lôi ông ra khỏi đám người đó mà đưa về đồn.
1.2/ Niềm tin của Phaolô vào sự sống lại: Một người có thể trách Phaolô đã gây chia rẽ trong THĐ, và đã không là sứ giả mang hòa bình tới cho mọi người; nhưng Phaolô hoàn toàn có lý khi làm như thế vì những lý do sau:
+ Hiệp nhất lý tưởng là hiệp nhất trong sự thật; chứ không hiệp nhất trong sự gian dối. Những người trong THĐ đã không theo hướng dẫn của Lề Luật khi xét xử Chúa Giêsu, Phêrô, Phaolô, và các môn đệ của Ngài. Một THĐ gồm những người như thế, con người không buộc phải tuân theo, như Phêrô và Gioan đã từng nói: “Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người đời.” Phaolô không nói điều gì gian dối, nhưng hoàn toàn đúng theo sự thật: Ông tin có sự sống lại, và chính vì điều này mà ông vào tin Đức Kitô, khi Ngài hiện ra khuyến cáo ông trên đường ngã ngựa tại Damascus. Sự sống lại là nền tảng chính yếu cho đức tin của Kitô Giáo, đến nỗi Phaolô đã phải nói mạnh: “Nếu Đức Kitô không sống lại, niềm tin của chúng ta sẽ ra vô ích.”
+ Hiệp nhất đòi con người phải công bằng: Người Kitô hữu không phải ngây thơ đến độ “cứ đưa má cho người ta vả;” nhưng có lúc họ phải chất vấn những người bắt nạt, như Chúa Giêsu đã chất vấn viên sĩ quan của Thượng Tế, khi hắn vả mặt Ngài: “Nếu Ta nói sai, hãy chứng minh; nếu ta nói phải, sao ngươi đánh Ta” (Jn 18:22)?
+ Hiệp nhất đòi người môn đệ phải khôn ngoan: Phaolô biết cách phân tán lực lượng của kẻ thù; đồng thời ông cũng biết cách đặt vấn đề cho con người phải suy nghĩ. Chính Chúa Giêsu cũng hài lòng về những gì ông làm, khi “đêm ấy Chúa đến bên ông Phaolô và nói: “Hãy vững lòng! Con đã long trọng làm chứng cho Thầy ở Jerusalem thế nào, thì con cũng phải làm chứng như vậy tại Rôma nữa.””
2/ Phúc Âm: Để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha.
2.1/ Mô hình lý tưởng của sư hiệp nhất: Sự hiệp nhất giữa Ba Ngôi Thiên Chúa.
+ Hiệp nhất trong sự thật: mọi người cùng chung một niềm tin vào Đức Kitô. Đây là lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cho hết mọi người, trong đó có chúng ta, những người đã tin vào Ngài: “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con.” Trong lời cầu nguyện này, chúng ta thấy biểu lộ một niềm tin không lay chuyển của Chúa Giêsu vào Thiên Chúa và vào con người, cho dẫu Ngài đã thấy trước sự phản bội của các môn đệ trong Cuộc Thương Khó. Ngài tin các môn đệ, sau khi đã trải qua sóng gió, sẽ nhận ra sự thật, sẽ tin và làm chứng cho Ngài.
+ Hiệp nhất trong tình yêu: mọi người cùng chung một tình yêu đến từ Thiên Chúa. Chúa Giêsu biết rõ hai điều căn bản cho sự hiệp nhất là sự thật và tình yêu, nên Ngài cầu xin với Chúa Cha: “Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con.” Tình yêu phải là đồng phục của hiệp nhất: các tín hữu có thể khác biệt về những điều khác, nhưng phải cùng một tình yêu, như Chúa đã nhấn mạnh: “Người ta cứ dấu này, mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con yêu thương nhau” (Jn 13:35).
2.2/ Vinh quang của Chúa Cha ban cho Chúa Giêsu: Tình yêu đòi hỏi sự hiệp nhất với nhau trong mọi nơi và mọi lúc, khi vinh quang cũng như lúc gian khổ. Chúa Giêsu cầu xin Chúa Cha liên kết Ngài với các môn đệ luôn: “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành.” Vinh quang Thiên Chúa đã ban cho Chúa Giêsu là những điều gì?
(1) Thập Giá là vinh quang của Chúa Giêsu: Theo Gioan, khi chịu treo trên Thập Giá là lúc Chúa Giêsu được vinh quang. Thiên Chúa cũng được vinh quang vì Kế Hoạch Cứu Độ của Ngài hoàn tất. Con người cũng được vinh quang vì từ nay con người không ở dưới ách của tử thần nữa. Vì thế, khi các môn đệ chịu đựng đau khổ vì Chúa Giêsu, họ mang lại vinh quang cho chính họ và cho Thiên Chúa.
(2) Hoàn toàn vâng lời làm theo thánh ý Thiên Chúa là vinh quang của Chúa Giêsu: Trong giờ phút hấp hối ở Vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu đã cầu nguyện để làm theo thánh ý Thiên Chúa. Vì thế, vượt qua mọi gian khổ để chu toàn thánh ý Thiên Chúa, làm Chúa Giêsu được vinh quang.
(3) Làm cho các môn đệ nhận biết Chúa là vinh quang: “Con đã cho họ biết danh Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa, để tình Cha đã yêu thương con, ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa.”
Khi các môn đệ làm cho mọi người nhận biết Thiên Chúa, họ làm cho Danh Chúa được cả sáng.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Để có hiệp nhất trong gia đình và cộng đoàn, chúng ta cần biết sống theo sự thật và yêu thương nhau bằng tình yêu Thiên Chúa.
– Mỗi con người đều có ý kiến khác nhau. Điều làm cho con người liên kết với nhau là cùng làm theo ý Thiên Chúa.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Thursday of the Seventh Week of Easter
Viết bởi Lan Hương

Reading 1 (Acts 22:30; 23:6-11)

Wishing to determine the truth
about why Paul was being accused by the Jews,
the commander freed him
and ordered the chief priests and the whole Sanhedrin to convene.
Then he brought Paul down and made him stand before them.

Paul was aware that some were Sadducees and some Pharisees,
so he called out before the Sanhedrin,
“My brothers, I am a Pharisee, the son of Pharisees;
I am on trial for hope in the resurrection of the dead.”
When he said this,
a dispute broke out between the Pharisees and Sadducees,
and the group became divided.
For the Sadducees say that there is no resurrection
or angels or spirits,
while the Pharisees acknowledge all three.
A great uproar occurred,
and some scribes belonging to the Pharisee party
stood up and sharply argued,
“We find nothing wrong with this man.
Suppose a spirit or an angel has spoken to him?”
The dispute was so serious that the commander,
afraid that Paul would be torn to pieces by them,
ordered his troops to go down and rescue Paul from their midst
and take him into the compound.
The following night the Lord stood by him and said, “Take courage.
For just as you have borne witness to my cause in Jerusalem,
so you must also bear witness in Rome.”

Gospel (Jn 17:20-26)

Lifting up his eyes to heaven, Jesus prayed saying:
“I pray not only for these,
but also for those who will believe in me through their word,
so that they may all be one,
as you, Father, are in me and I in you,
that they also may be in us,
that the world may believe that you sent me.
And I have given them the glory you gave me,
so that they may be one, as we are one,
I in them and you in me,
that they may be brought to perfection as one,
that the world may know that you sent me,
and that you loved them even as you loved me.
Father, they are your gift to me.
I wish that where I am they also may be with me,
that they may see my glory that you gave me,
because you loved me before the foundation of the world.
Righteous Father, the world also does not know you,
but I know you, and they know that you sent me.
I made known to them your name and I will make it known,
that the love with which you loved me
may be in them and I in them.”
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Dinh Minh Tien, O.P.
I. THEME: Division and unity
Unity is a desire of a family, a community, the Church and the world. What does unity depend on? Is it depended on speaking of a same language? If unity only demands that, there won’t be civil war as happened in the Northern and Southern kingdom, in North and South Korean and in Vietnam. Is it depended on bearing a same name? If it is, there won’t be too many denominations between Christians. Or is it depended on believing in the same God? All three religions, Judaism, Islam and Catholic believe in the same God and aren’t in union with each other. The last several popes called for and aimed at the unity by paying attention to the similarities between religions so that all can work together and help people to know God.
Today readings show that the perfect unity must be based on truth, love and respect of others. In the first reading, Paul, though preached about unity through his image of the human body, caused an intense conflict between Pharisees and Sadducees. In the Gospel, Jesus paid attention to doing God’s will and love, the two poles of unity.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “It is my hope in resurrection that I was accused.”
1.1/ Paul caused division between the Pharisees and the Sadducees in the Sandherin.
(1) Resurrection: Paul was very clever. He knew that both sects opposed his faith in Christ; so he didn’t directly mention Christ, but the resurrection which the two sects are opposed each other. So he called out before the Sanhedrin, “My brothers, I am a Pharisee, the son of Pharisees; I am on trial for hope in the resurrection of the dead.”
(2) The result: “When he said this, a dispute broke out between the Pharisees and Sadducees, and the group became divided. For the Sadducees say that there is no resurrection or angels or spirits, while the Pharisees acknowledge all three. A great uproar occurred, and some scribes belonging to the Pharisee party stood up and sharply argued, “We find nothing wrong with this man. Suppose a spirit or an angel has spoken to him?”
1.2/ Paul’s faith in resurrection: One might blame Paul that he caused a division in the Sandherin, and isn’t a messenger of peace; but Paul was completely right when he did that due to the following reasons:
(1) The true unity must be based on the truth, not on the falsity: The Sandherin didn’t follow the law when they condemned Jesus, Peter, Paul and other disciples. If the Sandherin unjustly treated people, Paul had no obligation to obey them, as Peter and John declared to them: “We must obey God than you.” Paul didn’t say anything wrong, but completely according to the truth. He believed in the resurrection. It is this belief that he believed in Christ when he appeared to him on the way to Damascus. The resurrection is the foundation for the Catholic faith that Paul stressed: “If Christ has not been raised, then empty too is our preaching; empty, too, your faith” (1 Cor 15:14).
(2) The unity demands justice: A Christian isn’t required to obey all people, there will be a time that he must contest those who maltreated him, as Jesus protested the temple guard when this one struck him: “If I have spoken wrongly, testify to the wrong; but if I have spoken rightly, why do you strike me” (Jn 18:22)?
(3) The unity demands a disciple to be wise: Paul knew how to weaken his enemies’ strength and also to raise the question which forces people to think. Jesus was please with what he did. He appeared to Paul that night and said, “Take courage. For just as you have borne witness to my cause in Jerusalem, so you must also bear witness in Rome.”
2/ Gospel: “They may all be one, as you, Father, are in me and I in you.”
2.1/ The ideal form of unity is the union between the Holy Trinity.
(1) Unity in truth when people have the same faith in Jesus: This is Jesus’ prayer for all people, including us, who believed in him: “I pray not only for them, but also for those who will believe in me through their word,so that they may all be one, as you, Father, are in me and I in you, that they also may be in us, that the world may believe that you sent me.” In this prayer, we see Jesus’ firm faith in the Father and people, although he foresaw his disciples’ betrayals in the passion. He believed that his disciples, after going through their trials, shall recognize the truth and witness for him.
(2) Unity in love when people have the same God’s love: Jesus knew two basic things for unity, that are: truth and love, so he prayed to the Father: “I have given them the glory you gave me, so that they may be one, as we are one, I in them and you in me, that they may be brought to perfection as one, that the world may know that you sent me, and that you loved them even as you loved me.” Love must be the uniform of unity. The believers may differ with each other about other things, but they must have the same love as Jesus emphasized, “This is how all will know that you are my disciples, if you have love for one another” (Jn 13:35).
2.2/ The Father gives glory to Jesus: Love requires people to unite with each other everywhere and at all time, both in glory and in suffering. Jesus prayed that the Father always unites him with his disciples: “Father, they are your gift to me. I wish that where I am they also may be with me, that they may see my glory that you gave me, because you loved me before the foundation of the world.” What did Jesus do to achieve his glory?
(1) The cross is Jesus’ glory: According to the author of the Fourth Gospel, when Jesus is crucified on the cross, it is the time Jesus is glorified. God is also glorified because His plan of salvation is completed. People are also glorified because from now on, they are no longer under the power of death. When the disciples suffered in Christ’s name, they glorify God and themselves.
(2) A complete obedience to God’s will is Jesus’ glory: In Jesus’ agony in Ghetsemane garden, he prayed that he shall do God’s will even he must die. When the disciples overcome suffering to do God’s will, they glorify God and Christ.
(3) Making his disciples to know God is Jesus’ glory: Jesus said, “I made known to them your name and I will make it known, that the love with which you loved me may be in them and I in them.” When the disciples teach people to know God, they glorify God’s name.
III. APPLICATION IN LIFE:
– To achieve unity in our family and community, we must live according to the truth and love each other with God’s love.
– Everyone have their own will; what helps people to unite with each other is to do God’s will, and there is only one God’s will.