Thứ Ba Tuần V PS
Bài đọc: Acts 14:19-28; Jn 14:27-31.
1/ Bài đọc I: 19 Bấy giờ có những người Do-thái từ An-ti-ô-khi-a và I-cô-ni-ô đến, thuyết phục được đám đông. Họ ném đá ông Phao-lô rồi lôi ông ra ngoài thành, vì tưởng ông đã chết.
20 Nhưng khi các môn đệ xúm lại quanh ông, ông đứng dậy và vào thành. Hôm sau, ông trẩy đi Đéc-bê cùng với ông Ba-na-ba.
21 Sau khi đã loan Tin Mừng cho thành ấy và nhận khá nhiều người làm môn đệ, hai ông trở lại Lýt-ra, I-cô-ni-ô và An-ti-ô-khi-a.
22 Hai ông củng cố tinh thần các môn đệ, và khuyên nhủ họ giữ vững đức tin. Hai ông nói: “Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa.”
23 Trong mỗi Hội Thánh, hai ông chỉ định cho họ những kỳ mục, và sau khi ăn chay cầu nguyện, hai ông phó thác những người đó cho Chúa, Đấng họ đã tin.
24 Hai ông đi qua miền Pi-xi-đi-a mà đến miền Pam-phy-li-a,
25 rao giảng lời Chúa tại Péc-ghê, rồi xuống Át-ta-li-a.
26 Từ đó hai ông vượt biển về An-ti-ô-khi-a, là nơi trước đây các ông đã được giao phó cho ân sủng của Thiên Chúa để làm công việc vừa mới hoàn thành.
27 Khi tới nơi, hai ông tập họp Hội Thánh và kể lại tất cả những gì Thiên Chúa đã cùng làm với hai ông, và việc Người đã mở cửa cho các dân ngoại đón nhận đức tin.
28 Rồi hai ông ở lại một thời gian khá lâu với các môn đệ.
2/ Phúc Âm: 27 Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi.
28 Anh em đã nghe Thầy bảo: “Thầy ra đi và đến cùng anh em”. Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy.
29 Bây giờ, Thầy nói với anh em trước khi sự việc xảy ra, để khi xảy ra, anh em tin.
30 Thầy sẽ không còn nói nhiều với anh em nữa, bởi vì Thủ lãnh thế gian đang đến. Đã hẳn, nó không làm gì được Thầy.
31 Nhưng chuyện đó xảy ra là để cho thế gian biết rằng Thầy yêu mến Chúa Cha và làm đúng như Chúa Cha đã truyền cho Thầy. Nào đứng dậy! Ta đi khỏi đây!”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải qua gian khổ mới đạt tới vinh quang.
Như người nhà nông phải vất vả cầy bừa, giầm mưa, dãi nắng, thì hạt giống gieo xuống mới mang lại mùa màng; đức tin của các tín hữu có được là do sự miệt mài rao giảng của các nhà truyền giáo. Họ không ngại đường sá xa xôi, cách trở; phải chịu đựng bao nguy hiểm, bắt bớ, ghen tị, tù đày, ném đá … để gieo vãi hạt giống đức tin, củng cố niềm tin, và chờ ngày hạt giống đức tin được sinh hoa kết trái.
Các Bài Đọc hôm nay dẫn chứng những điều này. Trong Bài Đọc I, Sách CVTĐ tường thuật những khó khăn và bách hại mà Phaolô và Barnabas phải trải qua trong hành trình rao giảng đức tin cho Dân Ngoại; nhưng hai ông vẫn kiên trì chịu đựng, đi từ thành này qua thành khác để gieo vãi hạt giống đức tin, củng cố niềm tin, và thiết lập các giáo đoàn địa phương. Khi trở về Antioch, các ông tập họp Hội Thánh và tường trình những gì Thiên Chúa đã thực hiện nơi hai ông. Trong Phúc Âm, mặc dù Chúa Giêsu biết trước bao nhiêu gian khổ đang chờ Ngài trong Cuộc Thương Khó sắp tới, Ngài vẫn can đảm tiến tới để đương đầu. Ngài khuyên các môn đệ đừng xao xuyến và sợ hãi vì Ngài sẽ ban bình an cho các ông, và bảo đảm quyền lực thế gian sẽ không thắng được quyền lực của Thiên Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa.
1.1/ Phaolô đi đâu, người Do-thái theo ông tới đó: “Bấy giờ có những người Do-thái từ Antioch và Iconium đến Lystra, thuyết phục được đám đông. Họ ném đá ông Phaolô rồi lôi ông ra ngoài thành, vì tưởng ông đã chết. Nhưng khi các môn đệ xúm lại quanh ông, ông đứng dậy và vào thành. Hôm sau, ông trẩy đi Derbe cùng với ông Barnabas.”
Chúng ta thấy sự nhẫn nhục, chịu đựng đau khổ của Phaolô trong việc rao giảng Tin Mừng: vừa thu nhận được chút kết quả là đối phương theo tới quấy phá; vừa bị đối phương ném đá gần chết lại chỗi dậy đi qua thành khác rao giảng Tin Mừng.
Điều chúng ta học được nơi Phaolô và Barnabas trong việc truyền giáo là phải trở lại thăm viếng và củng cố các giáo đoàn địa phương mình đã thành lập để củng cố tinh thần các môn đệ, và khuyên nhủ họ giữ vững đức tin. Hai ông nói: “Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa.”
1.2/ Phaolô và Barnabas hoàn tất cuộc hành trình thứ nhất: Trong cuộc hành trình này, hai ông bắt đầu từ Antioch của Syria đến Salamis và Paphos của đảo Cyprus, đến Perga, Antioch của Pisidia, đến Iconium, Lystra, Derbe, và theo đường cũ trở lại Perga, rồi từ Perga đến Attalia, trở về Pergha và dùng thuyền trở về Antioch của Syria. Đây là cuộc hành trình ngắn nhất trong 3 cuộc hành trình của Phaolô rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại. Ông đã đi qua tất cả 8 thành. Trong mỗi Hội Thánh, hai ông chỉ định cho họ những kỳ mục, và sau khi ăn chay cầu nguyện, hai ông phó thác những người đó cho Chúa, Đấng họ đã tin.
Khi trở về Antioch, hai ông tập họp Hội Thánh và kể lại tất cả những gì Thiên Chúa đã cùng làm với hai ông, và việc Người đã mở cửa cho các dân ngoại đón nhận đức tin. Rồi hai ông ở lại một thời gian khá lâu với các môn đệ trước khi bắt đầu cuộc hành trình thứ hai.
2/ Phúc Âm: Thầy nói với anh em trước khi sự việc xảy ra, để khi xảy ra, anh em tin.
2.1/ Bình an của Thiên Chúa: Biết Cuộc Thương Khó đã gần kề, và biết trước những gì sẽ xảy đến cho các môn đệ, Chúa Giêsu để lại một báu vật cho các môn đệ: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi.” Đây cũng là món quà các thiên sứ reo vang trong Ngày Chúa sinh ra: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm.”
Chúa Giêsu nhấn mạnh sự khác biệt giữa sự bình an của Thiên Chúa và của con người. Bình an của Thiên Chúa đến từ trong tâm hồn con người; trong khi sự bình an của thế gian đến từ bên ngoài. Bình an của Thiên Chúa ban không bao giờ mất được; trong khi sự bình an của thế gian rất mong manh và dễ vỡ. Chúng ta có thể nhận ra điều này qua các cuộc chiến tranh tương tàn, và chúng luôn đe dọa con người.
Bình an của Chúa Giêsu được bảo đảm bởi Thiên Chúa. Ngài tạm rời các môn đệ để về cùng Cha trong ít ngày; nhưng Ngài lại trở lại với các môn đệ sau Cuộc Thương Khó và Phục Sinh. Sự bình an các ông có được là sau khi chứng kiến tất cả những điều này: Nếu Chúa Giêsu đã chiến thắng thần chết, và đang ngự nên hữu Chúa Cha trên trời để luôn bầu cử cho các ông, thì chẳng còn gì sợ hãi nữa; và vì thế, các ông luôn có bình an.
2.2/ Xung đột giữa Thiên Chúa và thế gian: Sống trong thế gian, Chúa Giêsu và các môn đệ sẽ bị thế gian ghét bỏ và truy tố, vì không sống theo tiêu chuẩn và đường lối của thế gian. Chúa Giêsu biết thế gian sắp sửa truy tố Ngài, và nó cũng sẽ truy tố các môn đệ của Ngài, nên Ngài nói với các môn đệ: “Thầy sẽ không còn nói nhiều với anh em nữa, bởi vì Thủ Lãnh thế gian đang đến. Đã hẳn, nó không làm gì được Thầy. Nhưng chuyện đó xảy ra là để cho thế gian biết rằng Thầy yêu mến Chúa Cha và làm đúng như Chúa Cha đã truyền cho Thầy. Nào đứng dậy! Ta đi khỏi đây!”
Thế gian tưởng khi họ tiêu diệt Chúa Giêsu là họ đã dùng sức mình để chiến thắng; nhưng sự thật là họ đang thi hành ý muốn của Thiên Chúa. Ngài muốn Chúa Giêsu chịu đau khổ để gánh tội và mang lại sự sống đời đời cho con người. Khi Chúa Giêsu sống lại vinh hiển, thế gian sẽ sững sờ kinh ngạc, vì những gì họ tưởng đã chiến thắng, nhưng giờ bị thua thiệt, vì các tín hữu không còn sống nô lệ cho họ nữa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Đức tin là một gia sản vô giá mà Thiên Chúa trao tặng cho chúng ta qua sự cố gắng vượt bực của các nhà truyền giáo. Họ đã bỏ gia đình và quê hương, chấp nhận bao nhiêu đau khổ và nghiệt ngã của các xứ truyền giáo để trao cho chúng ta món quà quí giá này. Chúng ta đừng khinh thường nó.
– Bổn phận của chúng ta là gìn giữ và củng cố đức tin này sao cho ngày càng lớn mạnh, và cố gắng hết sức để trao lại cho con cháu và những người chúng ta có trách nhiệm. Nếu chúng ta đã lãnh nhận cách nhưng không, chúng ta cũng phải rộng rãi cho đi cách nhưng không.
– Riêng với con cháu Việt-nam, chúng ta biết để bảo vệ đức tin này, các nhà truyền giáo và cha ông chúng ta đã phải đổ máu và chịu đựng biết bao bắt bớ, roi đòn, tù đày, tủi nhục. Hãy sống đức tin làm sao cho xứng đáng với giá máu ấy.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Tuesday of Fifth Week of Easter
Viết bởi Lan Hương
Readings: Acts 14:19-28; Jn 14:27-31.
1/ First Reading: NAB Acts 14:19 However, some Jews from Antioch and Iconium arrived and won over the crowds. They stoned Paul and dragged him out of the city, supposing that he was dead. 20 But when the disciples gathered around him, he got up and entered the city. On the following day he left with Barnabas for Derbe. 21 After they had proclaimed the good news to that city and made a considerable number of disciples, they returned to Lystra and to Iconium and to Antioch. 22 They strengthened the spirits of the disciples and exhorted them to persevere in the faith, saying, “It is necessary for us to undergo many hardships to enter the kingdom of God.” 23 They appointed presbyters for them in each church and, with prayer and fasting, commended them to the Lord in whom they had put their faith. 24 Then they traveled through Pisidia and reached Pamphylia. 25 After proclaiming the word at Perga they went down to Attalia. 26 From there they sailed to Antioch, where they had been commended to the grace of God for the work they had now accomplished. 27 And when they arrived, they called the church together and reported what God had done with them and how he had opened the door of faith to the Gentiles. 28 Then they spent no little time with the disciples.
2/ Gospel: NAB John 14:27 Peace I leave with you; my peace I give to you. Not as the world gives do I give it to you. Do not let your hearts be troubled or afraid. 28 You heard me tell you, ‘I am going away and I will come back to you.’ If you loved me, you would rejoice that I am going to the Father; for the Father is greater than I. 29 And now I have told you this before it happens, so that when it happens you may believe. 30 I will no longer speak much with you, for the ruler of the world is coming. He has no power over me, 31 but the world must know that I love the Father and that I do just as the Father has commanded me. Get up, let us go.
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Tien M. Dinh, O.P.
I. THEME: Glory is achieved through sufferings.
In order to have a good harvest, farmers must go through hard works under scorching heat and cold rain. Similarly in spiritual field, the faith of believers is the result of the missionary’s hard works and sacrifices. They weren’t weary of long distance, danger, suffering, jealousy, persecution and even death to sow the seed of faith, to confirm the weak, and to establish communities of believers.
Today readings want to illustrate the missionaries’ toils in bringing out faith in believers. In the first reading, the Acts reported hardships and persecution which Paul and Barnabas must go through on their first missionary journey to the Gentiles. Even in the midst of these harships, they were still persevered and went from city to city to sow the seed of faith, to confirm the weak and to establish local churches. When they returned to Antioch, the place where they started, they gathered all the faithful and reported to them what God has achieved for the Gentiles through them. In the Gospel, though Jesus knew many sufferings are waiting for him in the Passion, he is still courageously coming forward to face them. He also advised his disciples not to worry and be fearful because he shall grant them his peace. He also guaranteed that God’s power shall triumph over worldly power.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “It is necessary for us to undergo many hardships to enter the kingdom of God.”
1.1/ Wherever Paul went, the Jews followed him there: The Acts reported some sufferings which Paul went through on his missionary journey: “Some Jews from Antioch and Iconium arrived and won over the crowds. They stoned Paul and dragged him out of the city, supposing that he was dead.But when the disciples gathered around him, he got up and entered the city. On the following day he left with Barnabas for Derbe.”
The city which Paul was stoned supposed to be Lystra, the sixth city of his first missionary journey. We can see Paul’s perseverance and courage in the preaching of the Good News. He had just received some good results from his toil, the Jews of Antioch and Iconium, the two cities that Paul passed by, came to destroy his work. Not only that, they wanted to destroy his life by stoning him to death. Even so, when they thought he was already dead, they threw him out of the city, he arose and came to other city to preach the Good News. It seems to us that nothing can extinguish his zeal of preaching God’s words, and God’s power is with him.
Another thing we can learn from Paul and Barnabas is to come back to the place where they evangelized to confirm the believers’ faith and the newly formed communities. They advised them to firmly keep their faith in the midst of sufferings, “It is necessary for us to undergo many hardships to enter the kingdom of God.”It is so obvious that the faithful can’t enter God’s kingdom without going through sufferings.
1.2/ Paul and Barnabas completed the first missionary journey: In their first journey, they started from Antioch of Syria to Salamis and Paphos of Cyprus, to Perga, Antioch of Psidia, to Iconium, Lystra, Derbe, and followed their earlier way to come back to Perga, and from Perga to Attalia, returned to Pergha and used ship to return to Antioch of Syria. This is the shortest of three Paul’s missionary journeys to the Gentiles. They traveled through eight cities. In each local community, they appointed presbyters for them, and with prayer and fasting, commended them to the Lord in whom they had put their faith.
When they arrived Antioch, they called the church together and reported what God had done with them and how he had opened the door of faith to the Gentiles.
2/ Gospel: “Now I have told you this before it happens, so that when it happens you may believe.”
2.1/ Christ’s peace: Jesus knew that his Passion is near and what shall happen to his disciples, so he left a most precious gift for them: “Peace I leave with you; my peace I give to you. Not as the world gives do I give it to you. Do not let your hearts be troubled or afraid.” Peace is also the gift which God’s angels announced on the day that Jesus was born: “Glory to God in the highest and on earth peace to those on whom his favor rests” (Lk 2:14).
Jesus emphasized the difference between his peace and worldly peace. God’s peace comes from human mind while worldly peace depends on outside circumstance. God’s peace can never be lost while worldly peace is so fragile. We can recognize this fragility in war and society, peace can be lost anytime where there is a conflict.
God’s peace is based on the truth and guaranteed by God. Jesus temporally left this world to return to his Father, then he shall return to his disciples after his Passion, Death and Resurrection. The peace that the disciples shall have is the result of witnessing all these events. If Jesus was victorious over death and is living to intercede with the Father for them, there is nothing to be afraid or worry about; therefore they always have peace.
2.2/ The conflict between God and the world: Jesus warned his disciples that they shall be persecuted by the world because they don’t live according to worldly standards. Jesus also knew the world is going to persecute him, and so he said to his disciples, “And now I have told you this before it happens, so that when it happens you may believe.I will no longer speak much with you, for the ruler of the world is coming. He has no power over me,but the world must know that I love the Father and that I do just as the Father has commanded me. Get up, let us go.”
The Jewish leaders thought that they used their power to kill Jesus and to end their worry about him; but the truth is they only did God’s will. God wants His Son to suffer to take away people’s sin and to bring eternal life for people. When Jesus resurrects, the world is startled. They thought they are victorious but they miserably failed, because the faithful are no longer slavery for them.
III. APPLICATION IN LIFE:
– Faith is the priceless gift which God bestows on us through the missionary’s effort and sacrifice. They left their family and country, accepted many sufferings and hardships from the countries they evangelized to give us this precious gift. We should never despise this gift.
– Our duty is to preserve and to confirm this faith. We also have a duty to propagate this faith in our children and unbelievers. If we receive the faith free of charge, we must also freely give.
– An advice for Vietnamese youth: To have this faith, the missionary and our forefathers must sacrifice their life and suffer persecution, scourging and prison. Let live our faith corresponding with their precious blood.