Lễ Thánh Marcô Thánh Sử (Ngày 25 tháng 4)
Bài đọc: 1 Pet 5:5b-14; Mk 16:15-20.
1/ Bài đọc I: Vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường.
6 Vậy anh em hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định.
7 Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em.
8 Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé.
9 Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế.
10 Thiên Chúa là nguồn mọi ân sủng, cũng là Đấng đã kêu gọi anh em vào vinh quang đời đời của Người trong Đức Ki-tô. Phần anh em là những kẻ phải chịu khổ ít lâu, chính Thiên Chúa sẽ cho anh em được nên hoàn thiện, vững vàng, mạnh mẽ và kiên cường.
11 Kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. A-men.
12 Nhờ tay anh Xin-va-nô mà tôi coi là một người anh em trung tín, tôi viết ít lời để khuyên nhủ anh em và làm chứng rằng đó thật là ân sủng của Thiên Chúa: anh em hãy sống vững vàng trong ân sủng đó.
13 Hội Thánh ở Ba-by-lon, cũng được chọn như anh em, và Mác-cô, con tôi, gửi lời chào anh em.
14 Anh em hãy hôn chào nhau trong tình yêu thương.
Chúc tất cả anh em, những người đang sống trong Đức Ki-tô, được bình an.
2/ Phúc Âm: 5 Người nói với các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.
16 Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án.
17 Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ.
18 Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ.”
19 Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa.
20 Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Trung thành với sứ vụ rao giảng Tin Mừng.
Theo truyền thống, Marcô Thánh Ký được đồng nhất với John Mark (Acts 12:12, 25; 15:37; Col 4:10; 2 Tim 4:11; Phi 24). Thánh Phêrô trong bài đọc I hôm nay gọi Marcô là “con của ngài” (1 Pet 5:13). Marcô là anh em họ (anepsios) của Barnabas (Col 4:10), là con của bà Mary. Bà này là bạn với thánh Phêrô, sống tại Jerusalem (Acts 21:12), và là một thành phần quan trọng của giáo hội sơ khai tại Jerusalem. Chính tại nhà Bà mà thánh Phêrô đến, sau khi được sứ thần của Thiên Chúa giải thoát khỏi ngục tù (Acts 12:12-13).
Khi nạn đói xảy ra vào năm 45-46 AD, Barnabas và Phaolô sau khi đã hoàn thành sứ vụ tại Jerusalem, họ mang Marcô đi với họ trong hành trình trở về Antioch (Acts 12:25). Không lâu sau đó, khi bắt đầu hành trình truyền giáo thứ nhất, họ đem Marcô theo như một trợ tá (hupereten, Acts 13:5). Theo văn mạch ám chỉ, Marcô có thể đã giúp hai ông ngay cả trong việc rao giảng Tin Mừng. Khi hai ông tiếp tục cuộc hành trình từ Perga tiến vào trong vùng trung tâm của Asia Minor, Marcô bỏ hai ông và trở về Jerusalem (Acts 13:13). Tại sao Marcô trở lại Jerusalem, không ai biết rõ lý do; nhưng có thể Marcô sợ khổ cực (Acts 15:38). Phaolô không quên biến cố này, nên ông từ chối cho Marcô đi theo trong hành trình truyền giáo thứ hai. Sự từ chối này dẫn tới việc phân ly giữa Phaolô và Barnabas, Phaolô tiếp tục cuộc hành trình, Barnabas và Marcô xuống thuyền tới đảo Cyprus (Acts 15:37-40). Sau biến cố này (khoảng 49-50 AD), chúng ta mất dấu Marcô trong CVTĐ, cho tới khi Marcô xuất hiện khoảng 10 năm sau như một bạn đồng hành của Phaolô, và đi theo Phêrô tại Rôma.
Theo cuốn Lịch Sử Giáo Hội của Eusebius (III,39), viết khoảng năm 130 AD, đặt căn bản trên thế giá của một kỳ mục, Marcô là “người thông dịch” (hermeneutes) của Phêrô, và đã viết cách chính xác, mặc dù không theo niên lịch, giáo huấn của Phêrô. Nhiều người giả sử chàng thanh niên ở trần trốn chạy từ vườn Gethsemane là Marcô (Mk 14:51). Điều này có thể vì nhà mẹ của Marcô nằm trong Jerusalem và là nơi các môn đệ hay lui tới. Ngày chết của Marcô không chắc chắn, thánh Jerome cho là năm thứ tám của triều đại Nero (62-63 AD). Thánh Marcô là quan thầy của Alexandria, Ai-cập; và là quan thầy của thành phố Venice, nước Ý.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Hội-thánh ở Babylon, và Marcô, con tôi, gửi lời chào anh em.
1.1/ Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường.
Trình thuật hôm nay là phần khuyên nhủ và kết thúc Thư I của thánh Phêrô. Ngài tóm tắt những điều cần khuyên nhủ quan trọng tới các tín hữu.
(1) Hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định: Đây là đức tính quan trọng hàng đầu người tín hữu cần luyện tập; nếu không có đức tính này, họ sẽ dễ dàng rơi vào bẫy giăng của ma quỉ và sa ngã như ông Adam và bà Eva trong Vườn Địa Đàng
(2) Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em: Lo lắng làm con người bất an và nghi ngờ tình thương của Thiên Chúa. Để diệt lo lắng, con người cần tin tưởng nơi sự quan phòng của Thiên Chúa, chẳng lẽ Ngài bỏ rơi con cái trông đợi nơi tình thương của Ngài!
(3) Hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé: Tin tưởng nơi sự quan phòng của Thiên Chúa không có nghĩa con người không cần phải làm chi cả. Thánh Phêrô khuyên con người hãy tập luyện để biết sống tiết độ. Nói cách khác, con người cần tập luyện nhân đức mới có thể thắng vượt các chước cám dỗ của ba thù.
(4) Hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế: Đức tin cần được thử thách bằng những gian khổ, ai cũng phải trải qua tiến trình rèn luyện để vượt qua những gian khổ. Người chiến thắng là người kiên vững trong đức tin cho dù phải gian nan, đau khổ, ngay cả phải chấp nhận cái chết.
1.2/ Phần thưởng của các tín hữu là cuộc sống mai sau: Các Kitô hữu phải chịu đau khổ để thử luyện đức tin trước khi được lãnh nhận vinh quang: “Thiên Chúa là nguồn mọi ân sủng, cũng là Đấng đã kêu gọi anh em vào vinh quang đời đời của Người trong Đức Kitô. Phần anh em là những kẻ phải chịu khổ ít lâu, chính Thiên Chúa sẽ cho anh em được nên hoàn thiện, vững vàng, mạnh mẽ và kiên cường.”
Ân sủng của Thiên Chúa đủ cho các tín hữu: Khi phải chịu thử thách nặng nề, thay vì kêu trách Thiên Chúa và tha nhân, các tín hữu cần chạy đến với Thiên Chúa để xin gia tăng ơn thánh, hầu có thể đứng vững trong đức tin. Thánh Phêrô, cũng như thánh Phaolô, tin chắc ơn thánh của Thiên Chúa ban đủ sức giúp các tín hữu vượt qua mọi trở ngại trong cuộc đời: “Tôi viết ít lời để khuyên nhủ anh em và làm chứng rằng đó thật là ân sủng của Thiên Chúa: anh em hãy sống vững vàng trong ân sủng đó.”
2/ Phúc Âm: Chúa Giêsu trao sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho các môn đệ.
2.1/ Trao sứ vụ rao giảng Tin Mừng: Người nói với các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án.” Khi Chúa Giêsu phục sinh và lên trời, Ngài đã hoàn tất sứ vụ mang lại ơn cứu độ cho con người. Giờ đây Ngài trao sứ vụ loan báo Tin Mừng cho các môn đệ, để các ông mang ơn cứu độ này cho mọi người sống trên trần thế. Để được hưởng ơn cứu độ, con người cần tin vào Đức Kitô và chịu Phép Rửa.
2.2/ Ban uy quyền cho các môn đệ để khán giả tin vào lời các ông rao giảng: Chúa hứa với các nhà rao giảng: “Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ:
(1) Khai trừ quỷ: Phaolô truyền cho quỉ xuất khỏi người đầy tớ tại Philippi (Acts 16:18)
(2) Nói được những tiếng mới lạ: Các Tông-đồ nói tiếng của thổ dân trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Acts 2:1-11)
(3) Tránh được nguy hiểm: “Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao.”
(4) Chữa lành: “Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ.” Điều này đã được làm bởi Phêrô, Phaolô, và rất nhiều môn đệ.
“Nói xong, Chúa Giêsu được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn các Tông Đồ ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Trung thành theo Chúa đến cùng không phải là điều dễ dàng vì chúng ta phải đương đầu với ba kẻ thù nặng ký là ma quỉ, thế gian và xác thịt.
– Để có thể vượt qua các thử thách, con người cần tập luyện nhân đức và cầu nguyện xin Thiên Chúa ban ơn thánh. Chúng ta phải trỗi dậy sau mỗi lần bị ngã và tiếp tục tiến bước. Ngoài ra, chúng ta cũng phải giúp nhau để trung thành trong ơn gọi của mình.
ST. MARK, THE EVANGELIST
Readings: 1 Pet 5:5b-14; Mk 16:15-20.
1/ First Reading: NAB 1 Peter 5:5 “God opposes the proud but bestows favor on the humble.” 6 So humble yourselves under the mighty hand of God, that he may exalt you in due time. 7 Cast all your worries upon him because he cares for you. 8 Be sober and vigilant. Your opponent the devil is prowling around like a roaring lion looking for (someone) to devour. 9 Resist him, steadfast in faith, knowing that your fellow believers throughout the world undergo the same sufferings. 10 The God of all grace who called you to his eternal glory through Christ (Jesus) will himself restore, confirm, strengthen, and establish you after you have suffered a little. 11 To him be dominion forever. Amen. 12 I write you this briefly through Silvanus, whom I consider a faithful brother, exhorting you and testifying that this is the true grace of God. Remain firm in it. 13 The chosen one at Babylon sends you greeting, as does Mark, my son. 14 Greet one another with a loving kiss. Peace to all of you who are in Christ.
2/ Gospel: NAB Mark 16:15 He said to them, “Go into the whole world and proclaim the gospel to every creature. 16 Whoever believes and is baptized will be saved; whoever does not believe will be condemned. 17 These signs will accompany those who believe: in my name they will drive out demons, they will speak new languages. 18 They will pick up serpents (with their hands), and if they drink any deadly thing, it will not harm them. They will lay hands on the sick, and they will recover.” 19 So then the Lord Jesus, after he spoke to them, was taken up into heaven and took his seat at the right hand of God. 20 But they went forth and preached everywhere, while the Lord worked with them and confirmed the word through accompanying signs.
________________________________________
I. THEME: Be loyal with our mission of preaching the Good News.
According to the tradition, the evangelist Mark is identified with John Mark (Acts 12:12, 25; 15:37; Col 4:10; 2 Tim 4:11; Phi 24). St. Peter in the first reading called Mark “his child” (1 Pet 5:13). Mark was Barnabas’ cousin “anepsios” (Col 4:10), Mary’s children. This woman was Peter’s friend, who lived in Jerusalem (Acts 21:12), and was an important member of the early church in Jerusalem. Peter came to her house after God’s angel liberated him from prison (Acts 12:12-13).
When a famine happened in 45-46 AD, Barnabas and Paul, after fulfilled their mission in Jerusalem, brought Mark with them on their journey back to Antioch (Acts 12:25). Not long after that, when they started their first missionary journey, they brought Mark with them as a helper “hupereten” (Acts 13:5). According to the syntatical analysis, Mark might help them in the preaching of the Good News. When they continued their mission from Perga to the center region of Asia Minor, Mark left them to come back to Jerusalem (Acts 13:13). Why did Mark come back to Jerusalem, no one exactly knew the reason; some stipulated that Mark might be afraid of sufferings (Acts 15:38). Paul couldn’t forget this event, so he refused to take Mark with him in his second missionary journey. This refusal led to the separation between Paul and Barnabas, Paul continued on with his journey, Barnabas and Mark sailed to Cyprus (Acts 15:37-40). After this event (about 49-50 AD), we lost the trace of Mark in the Acts until ten years later, when Mark appeared as Paul’s companion and followed Peter at Rome.
According to Eusebius’ Church History (III,39), written about 130 AD, based on the position of an elder, Mark was an interpreter of Peter “hermeneutes,” and concisely wrote down Peter’s teaching, though not according to an order. Many supposed that the young man who ran naked from Ghetsemane garden when Jesus was seized is Mark (cf. Mk 14:51). This is possible because his mother’s house was in Jerusalem, the place where Jesus’ disciples used to visit. The day of Mark’s death isn’t certain. St. Jerome thought it was the eighth year of Nero’s reign (62-63 AD). St. Mark is the patrol saint of Alexandria, Egypt, and Venice, Italy.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: The chosen one at Babylon sends you greeting, as does Mark, my son.
1.1/ God opposes the pride, but bestows blessing on the humble: Today passage belongs to the exhortary part and the end of the First Letter of Peter. These are very important advises for all the faithful.
(1) “Humble yourselves under the mighty hand of God, that he may exalt you in due time.” Humility is one of the important virtues which the faithful need to have; without this virtue, they are easy to fall in the devil’s trap and fail as Adam and Eve in the garden.
(2) “Cast all your worries upon him because he cares for you.” Anxieties lead people to doubt God’s love and providence and have no peace. To eliminate anxieties, people need to strongly believe in God’s providence. He shall protect those who sincerely believe in His love.
(3) “Be sober and vigilant. Your opponent the devil is prowling around like a roaring lion looking for someone to devour.” Believing in God’s providence isn’t meant that people don’t have to work. Peter advised us to train ourselves to live temperately. In other words, people need to train for virtues in order to overcome temptations of the devil, the world and one’s own flesh.
(4) “Resist him, steadfast in faith, knowing that your fellow believers throughout the world undergo the same sufferings.” Faith needs to be tested by sufferings as gold by fire. Everyone must go through such a process to show their faith in God. The victorious is the one who is solid in his faith even though he must endure pain, suffering and even death.
1.2/ The believer’s reward is the eternal life: The faithful must suffer to test their faith before they can receive the eternal glory. St. Peter clearly said about the purpose of sufferings: “The God of all grace who called you to his eternal glory through Christ Jesus will himself restore, confirm, strengthen, and establish you after you have suffered a little.To him be dominion forever. Amen.”
God’s grace is enough for the faithful to stand firm in sufferings. When facing heavy trials, instead of complaining against God and others, the faithful need to come to God to ask for grace so that they can be firm in their faith. St Peter, also as St. Paul, firmly believed that God’s grace is enough to help the faithful to overcome all of their obstacles in life. St. Peter said, “I write you this briefly through Silvanus, whom I consider a faithful brother, exhorting you and testifying that this is the true grace of God. Remain firm in it.”
2/ Gospel: Jesus handed over the mission of preaching the Good News to his disciples.
2.1/ Handing over his mission: Jesus said to them: “Go into the whole world and proclaim the gospel to every creature. Whoever believes and is baptized will be saved; whoever does not believe will be condemned.”
When Jesus resurrected and ascended, he fulfilled his mission of bringing salvation to humankind. Now, he handed over the mission of preaching the Good News for his disciples so that they would bring this salvation to all who are living in the world through their preaching. In order to attain salvation, people need to believe in Christ and be baptized.
2.2/ Giving his disciples power to do miracles so people shall believe in them: Jesus promised to his disciples: These signs will accompany those who believe:
(1) They will drive out demons: St. Paul expelled the devil out of a servant at Philippi (Acts 16:18).
(2) They will speak new languages: The apostles spoke all the native languages at the Pentecost (Acts 2:1-11).
(3) They will avoid dangers: “They will pick up serpents (with their hands), and if they drink any deadly thing, it will not harm them.”
(4) They will heal: “They will lay hands on the sick, and they will recover.” This was performed by Peter, Paul and many disciples.
“So then the Lord Jesus, after he spoke to them, was taken up into heaven and took his seat at the right hand of God.But they went forth and preached everywhere, while the Lord worked with them and confirmed the word through accompanying signs.”
III. APPLICATION IN LIFE:
– Be loyal to God until the end isn’t easy because we must face three powerful enemies, the devil, the world and our own flesh. All of them are stronger than us.
– To overcome them, we need to train for virtues and to pray for God’s grace. We must quickly rise up after each fall and continue to go forth. Moreover, we must help each other to be loyal in our vocation.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP