Lời Chúa Mỗi Ngày : Chủ Nhật II Phục Sinh, Năm A

Chủ Nhật II Phục Sinh, Năm A – DIVINE MERCY
Bài đọc: Acts 2:42-47; 1 Pet 1:3-9; Jn 20:19-31.
1/ Bài đọc I: 42 Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng. 43 Mọi người đều kinh sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. 44 Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. 45 Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu.
46 Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. 47 Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ.
2/ Bài đọc II: 3 Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta! Do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ Đức Giê-su Ki-tô đã từ cõi chết sống lại,
4 để được hưởng gia tài không thể hư hoại, không thể vẩn đục và tàn phai. Gia tài này dành ở trên trời cho anh em, 5 là những người, nhờ lòng tin, được Thiên Chúa quyền năng gìn giữ, hầu được hưởng ơn cứu độ Người đã dành sẵn, và sẽ bày tỏ ra trong thời sau hết.
6 Trong thời ấy, anh em sẽ được hân hoan vui mừng, mặc dầu còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách. 7 Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, – vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giê-su Ki-tô tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự.
8 Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến, tuy chưa được giáp mặt mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy, anh em được chan chứa một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang,
9 bởi đã nhận được thành quả của đức tin, là ơn cứu độ con người.
3/ Phúc Âm: 19 Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em! ” 20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. 21 Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” 22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. 23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.” 24 Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến.
25 Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tô-ma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.”
26 Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em.”
27 Rồi Người bảo ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.”
28 Ông Tô-ma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con! “
29 Đức Giê-su bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin! “
30 Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. 31 Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Niềm tin của các môn đệ vào Tin Mừng Phục Sinh
Nếu cuộc đời con người chấm dứt với cái chết, con người cứ việc ra sức ăn chơi, mua sắm, và hưởng thụ mọi thú vui trên đời; nhưng nếu con người biết có một cuộc sống vĩnh cửu mai sau, con người phải biết suy xét, và làm mọi cách để đạt được cuộc sống mai sau đó. Lý do đơn giản vì đó là cuộc sống mai sau là cuộc sống hạnh phúc và vững bền mãi mãi.
Tuần trước chúng ta đã được chứng kiến Tin Mừng Phục Sinh qua các bài đọc. Tuần này, các bài đọc cho chúng ta nhìn thấy những khía cạnh khác nhau của niềm tin vào sự phục sinh. Trong bài đọc I, Sách Công Vụ Tông Đồ tường thuật cho chúng ta một cộng đoàn lý tưởng, sống hạnh phúc với nhau đặt căn bản trên niềm tin của sự phục sinh. Tác giả muốn cho chúng ta thấy niềm tin vào sự phục sinh mai sau có sức mạnh biến đổi các cá nhân và cộng đoàn, để sống theo một lý tưởng tuyệt vời: để mọi sự làm của chung và sống tình hiệp thông huynh đệ trọn hảo với nhau. Trong bài đọc II, thánh Phêrô chúc tụng Thiên Chúa đã ban cho con người Đức Kitô để chịu chết thay cho con người. Nhờ Ngài, con người sẽ không phải chết đời đời; nhưng được hy vọng để đạt tới cuộc sống muôn đời. Để đạt được ơn cứu độ, đức tin con người cần được tinh luyện bằng những thử thách; nhưng đức tin sau khi được tinh luyện sẽ đem lại cho con người thành quả tuyệt vời là ơn cứu độ. Trong Phúc Âm, Thomas được Chúa Giêsu cho thấy bằng chứng để ông tin, nhưng Ngài cũng quở trách Thomas, và là lời răn dạy cho những người đòi bằng chứng trước khi tin: “Phúc cho những người không thấy mà tin.”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Trình thuật ngắn gọn của sách Công Vụ Tông Đồ cho chúng ta cái nhìn bên trong vào cộng đoàn Kitô hữu nguyên thủy, và hai nguyên tắc cốt yếu để xây dựng và làm cho cộng đoàn mỗi ngày mỗi lớn mạnh lên.
1.1/ Để thỏa mãn những nhu cầu tâm linh, họ làm ba việc:
(1) Chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy: Cộng đoàn đầu tiên phải ý thức rất rõ lời dạy của Chúa Giêsu, khi ma quỉ cám dỗ Ngài: “Con người không chỉ sống nhờ cơm bánh, nhưng còn bởi mọi Lời do miệng Thiên Chúa phán ra.” Các Tông-đồ không chỉ nhớ những lời giảng dạy của Thiên Chúa, nhưng đức tin của các ông còn được vững mạnh qua việc chứng kiến Chúa Giêsu Phục Sinh. Nghe và thực hành những gì Chúa dạy qua các Tông-đồ sẽ giúp xây dựng đời sống cá nhân, và như một hệ quả, cũng sẽ xây dựng đời sống cộng đoàn.
(2) Siêng năng tham dự Lễ Bẻ Bánh: Vì sách Công Vụ Tông Đồ được viết rất sớm (khoảng 50 AD), nên cộng đoàn đầu tiên phải thực hành lời Chúa Giêsu dạy trong Bữa Tiệc Ly chỉ ít năm sau khi Chúa Phục Sinh: “Anh em hãy làm việc này để nhớ đến Thầy.” Lễ Bẻ Bánh cung cấp sức sống cho cá nhân, và như một hệ quả, cũng cung cấp sức sống cho cộng đoàn. Lời Chúa và Lễ Bẻ Bánh trong cộng đoàn đầu tiên là hai yếu tố chính giúp hình thành cấu trúc của Thánh Lễ sau này.
(3) Cầu nguyện không ngừng: Giống như Chúa Giêsu, cộng đoàn đầu tiên phải đương đầu với nhiều nguy hiểm từ phía Thượng Hội Đồng, các hoàng đế Rôma, và ngay cả trong nội bộ. Họ vâng lời Chúa Giêsu dạy bằng cách cầu nguyện không ngừng để khỏi sa vào những chước cám dỗ.
1.2/ Để bày tỏ tình bác ái với nhau, họ cũng làm ba việc:
(1) Sống hiệp thông với nhau: Lễ Bẻ Bánh là căn nguyên của đời sống hiệp nhất. Chúa Giêsu là tấm bánh bẻ ra cho muôn người được ăn. Khi họ ăn Mình Thánh Chúa, tất cả cùng trở nên các chi thể của thân thể Ngài. Để giữ cho thân thể Chúa được vẹn toàn, sự hiệp nhất là điều không thể thiếu. Hiệp nhất cần để gìn giữ cộng đoàn khỏi những chia rẽ đến từ bên ngoài lẫn bên trong.
(2) Họ để mọi sự làm của chung: “Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu.” Đây là lý tưởng tuyệt vời và cũng là ý định của Thiên Chúa. Ngài dựng nên mọi sự cho tất cả mọi người hưởng dùng, chứ Ngài không muốn của cải nằm trong tay một số người trong khi những người khác phải thiếu thốn đau khổ. Cộng đoàn các Kitô hữu đã được trang bị đức tin đầy đủ để sống theo lý tưởng này. Nếu cộng đoàn các Kitô hữu không sống được lý tưởng này, sẽ không có một cộng đoàn hay chính thể nào trên thế giới có thể làm chuyện đó.
(3) Họ dùng bữa với lòng đơn sơ, vui vẻ: “Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ.” Khó có thể xác định Lễ Bẻ Bánh và bữa ăn huynh đệ là một hay hai biến cố khác nhau trong cộng đoàn đầu tiên; nhưng chúng ta có thể chắc chắn là họ dùng bữa với nhau với tâm hồn đơn sơ và vui vẻ.
2/ Bài đọc II: Người cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động.
2.1/ Sự sống đời đời được thực hiện nhờ Đức Kitô.
(1) Đức Kitô mang cho chúng ta niềm hy vọng là cuộc sống đời đời: Tác giả Thư Phêrô I dâng lời cảm tạ lên Thiên Chúa: “Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ Đức Giêsu Kitô đã từ cõi chết sống lại.” Trước khi Đức Kitô tới, con người không có hy vọng được hưởng cuộc sống đời đời; nhưng vì yêu thương, Chúa Cha đã cho Con Một của Ngài chịu chết để đền tội cho nhân loại. Nhờ cái chết và sự phục sinh, Ngài mang lại cuộc sống đời đời cho con người.
(2) Đặc điểm của gia tài của Đức Kitô: Tác giả nói cho chúng ta một số những chi tiết quan trọng về kho tàng là cuộc sống đời đời:
+ Không thể hư hại: Những gì thuộc về trái đất sẽ bị hư hại và hủy diệt; những gì thuộc thượng giới sẽ tồn tại muôn đời.
+ Không thể vẩn đục: Cuộc sống nơi trái đất có nhiều ô nhiễm, bệnh tật; cuộc sống trên thượng giới giải phóng con người khỏi mọi ô nhiễm của đời này.
+ Không thể tàn phai: Những gì là vật chất sẽ có ngày phai tàn; những gì thuộc thượng giới sẽ vĩnh viễn mãi mãi.
+ Được lãnh nhận trong Ngày sau hết: Con người chỉ có được kho tàng này sau khi chết.
2.2/ Phải trung thành trong mọi thử thách mới hy vọng đạt sự sống đời đời: Tác giả liệt kê một điều kiện cần thiết để đạt được kho tàng: Phải trung thành giữ vững đức tin vào Đức Kitô. Theo Tin Mừng, con người cần tin vào Đức Kitô; nhưng đức tin này sẽ bị thử thách vì những giá trị hào nhoáng của thế gian và của ma quỉ. Khi Đức Giêsu Kitô tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự cho người tin. Một điều khó cho con người là họ phải tin và yêu Đức Kitô dù chưa thấy mặt Ngài; nhưng chính vì điều này, con người sẽ lãnh nhận phần thưởng của mình. Tác giả viết: “Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến, tuy chưa được giáp mặt mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy, anh em được chan chứa một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang, bởi đã nhận được thành quả của đức tin, là ơn cứu độ con người.”
3/ Phúc Âm: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”
3.1/ Chúa Giêsu hiện ra với các Tông đồ, lúc không có Thomas.
(1) Bình an của Chúa Giêsu: Sự lo lắng và sợ sệt làm con người bất an, như trình thuật kể tâm trạng của các tông đồ vào những ngày sau khi Chúa chết: “Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái.” Đang khi các ông hoảng hốt lo sợ như thế, Đức Giêsu biết rõ các ông cần điều gì nhất. Ngài đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em! Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa.”
Bình an các ông có được là nhờ tin Đức Kitô sống lại. Các ông tưởng sẽ không bao giờ còn được nhìn thấy Ngài nữa, và còn đang bị khủng hoảng bởi những việc mới xảy ra; nhưng giờ đây các ông vui mừng vì được thấy Ngài bằng xương bằng thịt. Hơn nữa, Ngài còn chứng minh cho các ông biết tất cả những gì Ngài đã nói với các ông là sự thật, tất cả những gì Ngài tiên báo về Cuộc Khổ Nạn của Ngài đều hiện thực. Sự hiện diện của Đức Kitô mang lại cho các ông sự bình an đích thực trong tâm hồn, vì Ngài bảo đảm cho các ông uy quyền và tình yêu của Thiên Chúa, được biểu lộ qua Đức Kitô.
(2) Lệnh được sai đi: Khi Đức Kitô chọn các tông đồ, Ngài muốn các ông tiếp tục thi hành sứ vụ Ngài đã khởi sự; nên Người lại nói với các ông: “”Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”” Sự bình an các tông đồ có được, không phải chỉ do sự hiện diện của Đức Kitô, nhưng còn do sự hiện diện và quyền năng của Thánh Thần, mà Đức Kitô đã thổi hơi vào các tông đồ. Với sự bình an và quyền năng của Thánh Thần, Ngài sai các ông đi rao giảng Tin Mừng. Trước đây, sự lo lắng và sợ hãi làm cho các ông không dám sống và làm chứng cho sự thật; nhưng giờ đây, sau khi đã cảm nhận được sự bình an qua niềm tin vào Chúa sống lại và sức mạnh của Thánh Thần; các tông đồ mở tung cửa đi vào thế giới và làm chứng cho Đức Kitô. Các ông biết nếu Đức Kitô đã chinh phục kẻ thù ghê gớm nhất là sự chết, còn gì phải sợ nữa.
3.2/ Chúa Giêsu hiện ra với các Tông đồ, có cả Thomas.
(1) Sự cứng lòng của Thomas: “Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Thomas, cũng gọi là Didymus, không ở với các ông khi Đức Giêsu đến. Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Thomas đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” Chúng ta đừng vội trách Thomas, vì các tông đồ khác cũng từng cứng lòng như ông khi họ chưa nhìn thấy Chúa. Tuy nhiên, cách thức “khi nhìn thấy mới tin” chỉ là một trong nhiều cách thức con người dùng để tin một điều là sự thật.
(2) Phản ứng của Thomas khi nhìn thấy Chúa: “Tám ngày sau, các môn đệ của Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Thomas ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em.” Rồi Người bảo ông Thomas: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.”
Ông Thomas thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Đức Giêsu bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. ” Lời thưa của Thomas không đơn thuần chỉ là niềm tin vào Chúa sống lại; nhưng là lời tuyên xưng Đức Kitô là Thầy và là Thiên Chúa của ông. Tin khi đã thấy là cách thức thấp nhất con người dùng khi muốn tin điều gì là thật; nhưng Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến những cách thức cao hơn, khi Ngài nói: “Phúc thay những người không thấy mà tin!” Con người có thể tin Thiên Chúa qua các việc Ngài làm trong vũ trụ, hay qua Kinh Thánh, hay qua lời chứng của các chứng nhân. Lề Luật Do-thái chỉ đòi lời của 2 chứng nhân có thế giá. Chúng ta đã có hàng triệu chứng nhân đã làm chứng cho sự phục sinh của Thiên Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Đức tin giúp biến đổi mỗi cá nhân và cộng đoàn. Để có thể trở thành một cộng đoàn lý tưởng, mọi thành phần đều phải không ngừng thăng tiến niềm tin.
– Gian nan thử thách không thể thiếu để tôi luyện đức tin. Vì thế, chúng ta đừng sợ phải đương đầu với chúng, nhưng hãy khôn ngoan dùng sức mạnh của niềm tin để vượt thắng chúng.

Sunday of the 2 EasterA

Readings: Acts 2:42-47; 1 Pet 1:3-9; Jn 20:19-31.
1/ Reading I: RSV Acts 2:42 And they devoted themselves to the apostles’ teaching and fellowship, to the breaking of bread and the prayers. 43 And fear came upon every soul; and many wonders and signs were done through the apostles. 44 And all who believed were together and had all things in common; 45 and they sold their possessions and goods and distributed them to all, as any had need. 46 And day by day, attending the temple together and breaking bread in their homes, they partook of food with glad and generous hearts, 47 praising God and having favor with all the people. And the Lord added to their number day by day those who were being saved.
2/ Reading II: RSV 1 Peter 1:3 Blessed be the God and Father of our Lord Jesus Christ! By his great mercy we have been born anew to a living hope through the resurrection of Jesus Christ from the dead, 4 and to an inheritance which is imperishable, undefiled, and unfading, kept in heaven for you, 5 who by God’s power are guarded through faith for a salvation ready to be revealed in the last time. 6 In this you rejoice, though now for a little while you may have to suffer various trials, 7 so that the genuineness of your faith, more precious than gold which though perishable is tested by fire, may redound to praise and glory and honor at the revelation of Jesus Christ. 8 Without having seen him you love him; though you do not now see him you believe in him and rejoice with unutterable and exalted joy. 9 As the outcome of your faith you obtain the salvation of your souls.
3/ Gospel: RSV John 20:19 On the evening of that day, the first day of the week, the doors being shut where the disciples were, for fear of the Jews, Jesus came and stood among them and said to them, “Peace be with you.” 20 When he had said this, he showed them his hands and his side. Then the disciples were glad when they saw the Lord. 21 Jesus said to them again, “Peace be with you. As the Father has sent me, even so I send you.” 22 And when he had said this, he breathed on them, and said to them, “Receive the Holy Spirit. 23 If you forgive the sins of any, they are forgiven; if you retain the sins of any, they are retained.” 24 Now Thomas, one of the twelve, called the Twin, was not with them when Jesus came. 25 So the other disciples told him, “We have seen the Lord.” But he said to them, “Unless I see in his hands the print of the nails, and place my finger in the mark of the nails, and place my hand in his side, I will not believe.” 26 Eight days later, his disciples were again in the house, and Thomas was with them. The doors were shut, but Jesus came and stood among them, and said, “Peace be with you.” 27 Then he said to Thomas, “Put your finger here, and see my hands; and put out your hand, and place it in my side; do not be faithless, but believing.” 28 Thomas answered him, “My Lord and my God!” 29 Jesus said to him, “Have you believed because you have seen me? Blessed are those who have not seen and yet believe.” 30 Now Jesus did many other signs in the presence of the disciples, which are not written in this book; 31 but these are written that you may believe that Jesus is the Christ, the Son of God, and that believing you may have life in his name.
I. THEME: The disciples have believed in the Resurrected Christ.
If a human life is ended with death, people should spend their time for eating, drinking and making merry; but if people believe there is an eternal life after death, they must carefully think and do all they can to reach the eternal life. The simple reason for this effort is because the eternal life is perfect happiness and lasts forever.
Last week we witnessed Jesus’ resurrection through the readings. Today readings show us different aspects of the faith in the resurrection. In the first reading, the Book of Acts shows us an ideal community in which the first Christians lived happily with each other; the reason for this lifestyle is their faith in the resurrection. The author wants to show us that this faith has power to transform individuals and the whole community to live according to an ideal goal, that is: to put everything in common and to live in perfect charity with each other. In the second reading, the author of the First Peter praised God who gave Christ, His Son, to people and died for them. By him, people are no longer died forever but have a hope to reach the eternal life. In order to attain the eternal life, their faith need to be purified by sufferings; after their faith is purified, they can reach the perfect result which is the salvation. In the gospel, Jesus appeared to St. Thomas and showed him all the marks on his body so he could believe; but he also gave him a stern remark, “Have you believed because you have seen me? Blessed are those who have not seen and yet believe.”
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: The ideal community
The short and concise report of the Acts gives us an insight into the first Christian community and two basic principles to build up a community.
1.1/ To nourish spiritual need, the community did three things:
(1) Listening often to Christ’s teaching through the apostles: The first community clearly understood Jesus’ teaching when the devil tempted him, “Man shall not live by bread alone, but by every word that proceeds from the mouth of God” (Mt. 4:4). The apostles not only remembered Jesus’ teaching but their faith is also confirmed by seeing the resurrected Christ. By listening and by practicing Jesus’ teaching help them to build up their life, and as a consequence, also to build up the community.
(2) Participating diligently in the Breaking of Bread: The Acts was written early (ca. 50 A.D), so the first community practiced what Jesus taught in the Last Supper, “Do this in remembrance of me” only few years after Jesus’ resurrection. The Breaking of the Bread provides spiritual life for each individual, and as a result, also for the community. The words of God and the Breaking of the Bread are two main parts that constitute the structure of the Mass later.
(3) Praying incessantly: Like Jesus, the first community must face dangers from all directions, such as: the Sanhedrin, the Roman emperors and even from inside members. They obeyed Christ by praying incessantly to avoid falling into temptations.
1.2/ To live charitably with each other, they also did three things:
(1) Living in unity: The Breaking of the Bread is the cause of unity. Christ is the loaf of bread broken for many to eat. When Christians eat Jesus’ body and drink his blood, they become members of his body. To preserve his body whole, unity can’t be lacked. Unity is needed to keep the community from separation, both from inside and outside.
(2) Putting everything in common: The Acts reported, “All who believed were together and had all things in common; and they sold their possessions and goods and distributed them to all, as any had need.” This is an ideal goal and also God’s will. He created everything for all people to use; He doesn’t want properties concentrated in few rich people while others are in need of them. The Christian communities are equipped to live according to this ideal goal. If the Christian communities can’t live according to this ideal, no other communities in this world can do it.
(3) They have meals with simple and happy hearts: The Acts continued, “And day by day, attending the temple together and breaking bread in their homes, they partook of food with glad and generous hearts, praising God and having favor with all the people.” It is difficult to determine the Breaking of the Bread and the fraternal meal are one or two separated events in the first community; but we know for sure that they have meal with simple and happy hearts.
2/ Reading II: “We have been born anew to a living hope through the resurrection of Jesus Christ from the dead.”
2.1/ The eternal life is attained through Jesus Christ.
(1) Christ gives us a hope for the eternal life: The author of the First Letter of Peter praised God as follows, “Blessed be the God and Father of our Lord Jesus Christ! By his great mercy we have been born anew to a living hope through the resurrection of Jesus Christ from the dead.” Before Christ’s coming, people have no hope for such a life; but God, out of His immense love for people, gave us His only son, Christ, to die for us and to suffer our punishments. By his death and resurrection, Christ brings back eternal life for human beings.
(2) The qualities of Christ’s inheritance: The author described some important details about the eternal inheritance which is the eternal life:
+ Indestructible: What is material and belongs to this world shall be decayed and destroyed; what is immaterial and belongs to heaven shall be indestructible.
+ Undefiled: The human life on earth is affected by many viruses and sins; the human life in heaven is free of all viruses and sins; it is wholesome.
+ Unfading: What is composed by material shall be faded; what belongs to heaven shall be unfading and remaining forever.
+ It is given in the Last Day: People have this kind of life only after their death.
2.2/ The conditions to inherit Christ’s inheritance: The author listed the required condition to attain the eternal life which is to keep a firm faith in Christ. According to the gospel, people must believe in Christ; but their faith shall be tested by gaudy and ostentatious values of the world and the devil. When Christ comes in the second time, such purified faith shall become the praise and bring glory and honor for those who possess it. A difficulty for people is they must believe in and love Christ though they never see him; but according to the author, it is exactly because of this, people are deserved of their reward. The author expressed it as follows, “Without having seen him you love him; though you do not now see him you believe in him and rejoice with unutterable and exalted joy. As the outcome of your faith you obtain the salvation of your souls.”
3/ Gospel: Thomas answered him, “My Lord and my God!”
3.1/ Jesus appeared to his disciples the first time without Thomas.
(1) Jesus’ peace: Fear and worry cause people to have no peace, as the Fourth Gospel described the apostles’ behavior in the day after Jesus’ death, “On the evening of that day, the first day of the week, the doors being shut where the disciples were, for fear of the Jews.” While they are in such fear, Jesus knew what they need the most, so he appears and stands among them and said, “Peace be with you.” When he had said this, he showed them his hands and his side. Then the disciples were glad when they saw the Lord.
The apostles have peace because they saw the resurrected Christ. They thought they shall never see him again and were confounding by the events which had just happened; but now they are happy because they saw him in flesh and bones. Moreover, Christ has demonstrated to them that all what he spoke to them are true; all what he foretold about his Passion and Death were happened. Christ’s presence brought them the true peace because he guarantees them about God’s love and power which are expressed in him.
(2) The “send out” command: When Christ chose the apostles; he wants them to continue his mission; so now he repeats again: “Peace be with you. As the Father has sent me, even so I send you.” And when he had said this, he breathed on them, and said to them, “Receive the Holy Spirit. If you forgive the sins of any, they are forgiven; if you retain the sins of any, they are retained.”
Peace which the apostles have is not only because Christ’s presence but also the Holy Spirit’s presence and power when Christ breathes him into them. With the Holy Spirit’s presence and power, Christ sends them out to preach the Good News. Before this moment, fear and worry prevent them to live and to witness for Christ; but now, after are confirmed by Christ’s resurrection and the Holy Spirit’s power, the apostles open wide the door, enter into the world and are ready to witness for Christ. They strongly believe that if Christ conquered the most feared enemy which is the death, they have nothing to fear of.
3.2/ Jesus appeared to his disciples again including Thomas:
(1) Thomas’ stubbornness: The author reported his attitude as follows, “Now Thomas, one of the twelve, called the Twin, was not with them when Jesus came. So the other disciples told him, “We have seen the Lord.” But he said to them, “Unless I see in his hands the print of the nails, and place my finger in the mark of the nails, and place my hand in his side, I will not believe.””
We should not be quickly to criticize Thomas because all other apostles were also hard to believe before they see Christ. However, “believing when seeing” is only the lowest in many ways that helps one to believe the truth.
(2) Thomas’ reaction when he saw Jesus: To help Thomas to believe, Jesus appeared again as the evangelist reported, “Eight days later, his disciples were again in the house, and Thomas was with them. The doors were shut, but Jesus came and stood among them, and said, “Peace be with you.” Then he said to Thomas, “Put your finger here, and see my hands; and put out your hand, and place it in my side; do not be faithless, but believing.””
Thomas answered Christ, “My Lord and my God!” Jesus said to him, “Have you believed because you have seen me? Blessed are those who have not seen and yet believe.” Thomas’ answer isn’t purely his faith in Jesus’ resurrection; but also his proclamation “Christ is his Lord and God.” Believing by seeing is the lowest way which people can use to believe the truth; but Jesus wants to emphasize higher and better ways when he said, “Blessed are those who have not seen and yet believe.”
People can believe in God by seeing what He created and is controlling the universe, or through reading the Scripture, or by two reliable witnesses. We have millions of Christians who witnessed for Christ’s resurrection.
III. APPLICATION IN LIFE:
– Faith in Christ’s resurrection has power to transform individuals and communities. In order to become an ideal community, all members must continually increase their faith.
– Trials and sufferings can’t be lacked in purifying our faith; therefore, we should not be fearful when we confront them; but to use God’s wisdom and strength to overcome them.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP