Thứ Tư Tuần Thánh
Bài đọc: Isa 50:4-9; Mt 26:14-25.
1/ Bài đọc I: 4 ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng đã cho tôi nói năng như một người môn đệ,
để tôi biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức. Sáng sáng Người đánh thức, Người đánh thức tôi
để tôi lắng tai nghe như một người môn đệ.
5 ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng đã mở tai tôi, còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui.
6 Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu.
Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ.
7 Có ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không hổ thẹn,
vì thế, tôi trơ mặt ra như đá. Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng.
8 Đấng tuyên bố rằng tôi công chính, Người ở kề bên.
Ai tranh tụng với tôi? Cùng nhau ta hầu toà! Ai muốn kiện cáo tôi? Cứ thử đến đây coi!
9 Này, có ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng phù trợ tôi, ai còn dám kết tội?
Này, tất cả chúng sẽ mục đi như chiếc áo, và sẽ bị mối ăn.
2/ Phúc Âm: 14 Bấy giờ, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, đi gặp các thượng tế
15 mà nói: “Tôi nộp ông ấy cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu.” Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc.
16 Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giê-su.
17 Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Đức Giê-su: “Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?”
18 Người bảo: “Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: “Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy.”
19 Các môn đệ làm y như Đức Giê-su đã truyền, và dọn tiệc Vượt Qua.
20 Chiều đến, Đức Giê-su vào bàn tiệc với mười hai môn đệ.
21 Đang bữa ăn, Người nói: “Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy.”
22 Các môn đệ buồn rầu quá sức, lần lượt hỏi Người: “Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?”
23 Người đáp: “Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy.
24 Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn!”
25 Giu-đa, kẻ nộp Người cũng hỏi: “Ráp-bi, chẳng lẽ con sao?” Người trả lời: “Chính anh nói đó!”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Đương đầu với phản bội!
Con người phải đương đầu với phản bội và rất đau khổ khi bị phản bội, nhất là từ các người thân tín nghĩa thiết như: cha mẹ, vợ chồng, con cái, thầy trò, anh chị em, bạn hữu. Chúng ta phải làm gì khi phải đương đầu với phản bội? Một điều lợi ích: phản bội giúp chúng ta tìm ra đâu là tình yêu đích thực để trông cậy vào. Tiên tri Isaiah giúp chúng ta nhìn thấy ánh sáng: cho dù cha mẹ có bỏ chúng ta đi nữa, Thiên Chúa không bao giờ bỏ con cái của Ngài. Vì vậy, chúng ta cần chạy đến với Thiên Chúa để lấy sức mạnh và tình yêu mỗi khi đương đầu với phản bội.
Các Bài Đọc hôm nay giúp chúng ta biết khôn ngoan đương đầu với phản bội. Trong Bài Đọc I, tiên tri Isaiah cho chúng ta thấy đâu là nguồn sức mạnh của Người Tôi Trung của Thiên Chúa: một khi có Thiên Chúa nâng đỡ và bảo vệ, Người Tôi Trung có thể đương đầu với bất cứ nghịch cảnh nào, và tin chắc sẽ thắng vượt tất cả. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu phải đương đầu với sự phản bội vì sự ham tiền của Judah; nhưng Ngài bình tĩnh loan báo tin buồn cho tất cả các tông đồ, ngay cả Judah; và can đảm tiến tới để lãnh nhận các đau khổ từ sự phản bội này. Ngài biết Thiên Chúa sẽ cho Ngài toàn thắng.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Ai tranh tụng với tôi? Cùng nhau ta hầu toà! Ai muốn kiện cáo tôi? Cứ thử đến đây coi!
1.1/ Sống làm chứng cho Thiên Chúa: Trước khi có thể chu tòan sứ vụ làm chứng cho Thiên Chúa, Người Tôi Trung phải biết dành thời giờ để cầu nguyện và lắng tai nghe như một người môn đệ: “Đức Chúa là Chúa Thượng đã cho tôi nói năng như một người môn đệ, để tôi biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức. Sáng sáng Người đánh thức, Người đánh thức tôi để tôi lắng tai nghe như một người môn đệ.” Một khi đã hiểu biết kế họach khôn ngoan của Thiên Chúa, Người Tôi Trung sẽ không lùi bước trước những khó khăn trước mặt: “Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi, còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui.”
Người Tôi Trung sẵn sàng chịu mọi cực hình để làm chứng cho Thiên Chúa: “Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ.” Khi phải chịu cực hình, Người Tôi Trung chịu đựng với một niềm tin: “Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không hổ thẹn, vì thế, tôi trơ mặt ra như đá. Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng.” Tất cả những điều này trở nên rõ ràng khi chúng ta chứng kiến Chúa Giêsu chịu mọi cực hình trong Cuộc Thương Khó của Ngài.
1.2/ Ai có thể thắng nổi Thiên Chúa? Nguồn sức mạnh của Người Tôi Trung là ở nơi Thiên Chúa, Đấng tạo dựng, quan phòng, xét xử, và yêu thương con cái Ngài. Ông hãnh diện tuyên xưng Thiên Chúa và thách thức mọi kẻ thù: “Đấng tuyên bố rằng tôi công chính, Người ở kề bên. Ai tranh tụng với tôi? Cùng nhau ta hầu toà! Ai muốn kiện cáo tôi? Cứ thử đến đây coi!
Này, có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, ai còn dám kết tội? Này, tất cả chúng sẽ mục đi như chiếc áo, và sẽ bị mối ăn.” Sức mạnh và uy quyền của thế gian, nếu so sánh với quyền năng và sức mạnh của Thiên Chúa, chỉ như lấy trứng chọi vào đá.
2/ Phúc Âm: Judah Iscariot phản bội và bán Chúa.
2.1/ Lòng tham tiền thúc đẩy Judah Iscariot bán Chúa: “Bấy giờ, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Judah Iscariot, đi gặp các thượng tế mà nói: “Nếu tôi nộp ông ấy cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu.” Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc. Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giêsu.” Judah biết rõ các thượng tế muốn giết Chúa Giêsu, và muốn lợi dụng cơ hội để làm tiền. Qua trình thuật này, chúng ta phải học được bài học về sức mạnh của đồng tiền: Nó có thể làm cho Judah bán Chúa, bán Thầy, và bán chính mình (Judah tự kết liễu đời mình). Tiền bạc chỉ là phương tiện giúp con người sinh sống, con người phải điều khiển nó, chứ không để nó điều khiển con người. Nếu con người để tiền bạc điều khiển mình, con người đã trở thành nô lệ cho tiền bạc, và sẽ phải lãnh mọi hậu quả như Judah. Con người cần sống đơn giản.
2.2/ Chúa Giêsu tuyên báo sự phản bội của Judah Iscariot.
(1) Ăn Lễ Vượt Qua: Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Đức Giêsu: “Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?” Người bảo: “Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: “Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy.” Các môn đệ làm y như Đức Giêsu đã truyền, và dọn tiệc Vượt Qua. Chiều đến, Đức Giêsu vào bàn tiệc với mười hai môn đệ. Lễ Vượt Qua là một trong 3 Lễ vô cùng quan trọng của người Do-thái, vì họ kỷ niệm biến cố Thiên Chúa dẫn đưa họ ra khỏi đất nô lệ của Ai-cập, và tiến vào Đất Hứa. Chúa Giêsu đã sắp đặt mọi sự sẵn sàng. Ngài chuẩn bị sẵn phòng ăn và tất cả những gì cần trối trăn cho các môn đệ trong Lễ Vượt Qua cuối cùng của Ngài với các ông.
(2) Tuyên báo sự phản bội: Đang bữa ăn, Chúa Giêsu nói: “Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy.” Đây là một hung tin, thường thì người ta sẽ tránh loan tin buồn trong khi ăn, vì “trời đánh còn tránh miếng ăn;” nhưng đây là cơ hội cuối cùng của Chúa Giêsu với các đầy đủ các môn đệ, Chúa phải cho các ông biết trước khi sự việc xảy ra.
– Phản ứng của các tông đồ: Các môn đệ buồn rầu quá sức, lần lượt hỏi Người: “Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?” Tuy các ông không nộp Chúa như Judah; nhưng đã bỏ Chúa chạy hết, để Ngài phải đương đầu với Cuộc Thương Khó một mình.
– Phản bội bởi thân hữu gây đau khổ hơn của người dưng nước lã: Chúa Giêsu đáp: “Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy. Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn!” Câu tuyên bố của Chúa đầu tiên không chỉ đích danh ai phản bội, vì cả Nhóm Mười Hai đều chấm chung một đĩa với Chúa. Dĩ nhiên, phải có Judah thì Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa mới thành tựu; tuy nhiên, không phải Thiên Chúa tiền định cho Judah Iscariot phải phản bội Chúa, vì không khó để kiếm một Judah khác trong thế giới này.
– Phản ứng của Judah, kẻ nộp Người: Hắn cũng hỏi: “Rabbi, chẳng lẽ con sao?” Người trả lời: “Chính anh nói đó!” Đã phản bội còn có can đảm để đóng kịch, Chúa Giêsu không muốn tố cáo Judah, nhưng Ngài phải nói cho Judah biết sự thật. Điều ngạc nhiên ở đây là không thấy các tông đồ khác phản ứng. Có lẽ Chúa nói nhỏ đủ để cho mình Judah nghe mà thôi.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Phản bội xảy ra thường xuyên trong cuộc đời con người. Chúng ta cần bình tĩnh cầu nguyện để đối phó. Sức mạnh và tình yêu của Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta vượt qua những cơn khủng hoảng này.
– Chúng ta có thể đương đầu với mọi phản bội bao lâu chúng ta còn Chúa. Judah Iscariot không thể đương đầu vì ông không còn sức mạnh và niềm tin nơi Thiên Chúa.
– Cần tập luyện để có một niềm tin sắt đá vào Thiên Chúa. Khi phải đối diện với phản bội, chúng ta đã có sẵn khí cụ để dùng. Không thể chờ đến lúc đó mới đi tìm niềm tin và sức mạnh.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Wednesday of the Holy Week
Viết bởi Lan Hương
Reading 1: (Isa 50:4-9a)
The Lord GOD has given me
a well-trained tongue,
That I might know how to speak to the weary
a word that will rouse them.
Morning after morning
he opens my ear that I may hear;
And I have not rebelled,
have not turned back.
I gave my back to those who beat me,
my cheeks to those who plucked my beard;
My face I did not shield
from buffets and spitting.
The Lord GOD is my help,
therefore I am not disgraced;
I have set my face like flint,
knowing that I shall not be put to shame.
He is near who upholds my right;
if anyone wishes to oppose me,
let us appear together.
Who disputes my right?
Let him confront me.
See, the Lord GOD is my help;
who will prove me wrong?
Gospel: (Mt 26:14-25)
One of the Twelve, who was called Judas Iscariot, went to the chief priests and said,
“What are you willing to give me
if I hand him over to you?”
They paid him thirty pieces of silver,
and from that time on he looked for an opportunity to hand him over.
On the first day of the Feast of Unleavened Bread,
the disciples approached Jesus and said,
“Where do you want us to prepare
for you to eat the Passover?”
He said,
“Go into the city to a certain man and tell him,
‘The teacher says, “My appointed time draws near;
in your house I shall celebrate the Passover with my disciples.”‘”
The disciples then did as Jesus had ordered,
and prepared the Passover.
When it was evening,
he reclined at table with the Twelve.
And while they were eating, he said,
“Amen, I say to you, one of you will betray me.”
Deeply distressed at this,
they began to say to him one after another,
“Surely it is not I, Lord?”
He said in reply,
“He who has dipped his hand into the dish with me
is the one who will betray me.
The Son of Man indeed goes, as it is written of him,
but woe to that man by whom the Son of Man is betrayed.
It would be better for that man if he had never been born.”
Then Judas, his betrayer, said in reply,
“Surely it is not I, Rabbi?”
He answered, “You have said so.”
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Dinh Minh Tien, O.P.
I. THEME: Facing betrayal
People must face betrayals in their life and are very painful when they are betrayed, especially from the closed ones, such as: parents, spouses, children, brethren and friends. What must people do when they face betrayal? One of its benefits is that it helps people to recognize where is the true love to rely on. The prophet Isaiah advised people to look for God’s love because it is everlasting: “Can a woman forget her sucking child, that she should have no compassion on the son of her womb? Even these may forget, yet I will not forget you” (Isa 49:15).
Today readings help us to be wise when we face betrayals. In the first reading, the prophet Isaiah showed us the Suffering Servant’s source of strength. Once he realized that he was cared for and protected by God, the Suffering Servant can face any adversaries and shall overcome all of them. In the Gospel, Jesus must face Judas Iscariot’s and all apostles’ betrayals; but he was very calm to announce the betrayals to all of them. Jesus was courageous and confident in handling these betrayals because he knew that God shall lead him to final victory.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: The Suffering Servant’s confidence in God
1.1/ His relationship with God: Before the Suffering Servant can fulfill his mission; he must spend time to pray and to listen to God. The prophet Isaiah described this relationship as follows: “The Lord God has given me a well-trained tongue, that I might know how to speak to the weary a word that will rouse them. Morning after morning he opens my ear that I may hear; and I have not rebelled, have not turned back. I gave my back to those who beat me, my cheeks to those who plucked my beard; my face I did not shield from buffets and spitting.”
The prophetic mission of the Suffering Servant was to tell people what God wants them to do; if he didn’t listen and learn from God, he shall not know what to speak to people. He can’t give to others what he didn’t have. Therefore, the prophet must learn from God as much as he can so that he shall know how to help people to solve their problems according to God’s ways.
Another task of the Suffering Servant is to learn how to suffer because he was sent to people who are having no knowledge or a little knowledge about God. Due to their limited or false knowledge, they shall behave in wrong or improper ways. This means that the Suffering Servant must be very patient in leading them to God because they can be indifferent, rejecting, and maltreating him. Therefore, he must learn how to suffer for their sake and be patient to lead them to salvation.
We can see how Jesus, God’s Suffering Servant, fulfilled his mission during his life on earth, especially during his last week and Passion in this world.
1.2/ His confidence in God: When facing worldly adversaries, the Suffering Servant must rely on a power which is much greater than worldly power. The source of this power is from God, who creates, controls and leads everything to Him. This is the reason why the Suffering Servant had the confidence in dealing with all obstacles of his life, as the prophet described: “The Lord God is my help, therefore I am not disgraced; I have set my face like flint, knowing that I shall not be put to shame. He is near who upholds my right; if anyone wishes to oppose me, let us appear together. Who disputes my right? Let him confront me. See, the Lord God is my help; who will prove me wrong? Lo, they will all wear out like cloth, the moth will eat them up.”
The Suffering Servant knew well that the worldly power can’t be compared with God’s power, so he confidently faced all worldly adversaries without fear because he knew that he shall have the final victory.
2/ Gospel: Judah Iscariot’s betrayal
2.1/ The greed for money urged Judas to betray Jesus: St. Matthew reported the reason of Judas’ betrayal as follows: “Then one of the Twelve, who was called Judas Iscariot, went to the chief priestsand said, “What are you willing to give me if I hand him over to you?” They paid him thirty pieces of silver, and from that time on he looked for an opportunity to hand him over.”
Judas knew that the high priests wanted to kill Jesus, and he wanted to take advantage of the opportunity to earn money. Some said that Judas might think that Jesus shall use his power to overcome all adversaries; but if Judas listened to Jesus’ foretelling of his Passion, this should not be the case.
We should learn a valuable lesson from Judas about the greed for money. It caused Judas to sell Jesus, his master, and his own soul (Judas later committed suicide by hanging himself). We should know that money is only a mean to help us to live; we should control it, not let it to control us. If we let money control our life, we shall be slaves of it, and we must get the same results as Judas.
2.2/ Jesus announced Judah Iscariot’s betrayal.
(1) Announcing the betrayal: During the Passover meal, Jesus announced the bad new to his apostles: “Amen, I say to you, one of you will betray me.” Jesus can let everything happen to him without his apostles’ knowing; but he chose to reveal the betrayal to them so that they were prepared to act when the betrayal shall happen. Moreover, this was Jesus’ last chance to meet all of his disciples before his death.
(2) The apostles’ reactions: Deeply distressed at this, they began to say to him one after another, “Surely it is not I, Lord?” He said in reply, “He who has dipped his hand into the dish with me is the one who will betray me. The Son of Man indeed goes, as it is written of him, but woe to that man by whom the Son of Man is betrayed. It would be better for that man if he had never been born.”
Jesus’ announce didn’t point out who was the betrayer because all of them have dipped their hand into Jesus’ dish. According to God’s plan of salvation, there must be a betrayer for this plan to be successful. However, God didn’t predestine for Judas to be the betrayer because there are many betrayers who are ready to do as such. Moreover, even after Judas betrayed Jesus, he still had freedom to repent and to return to Jesus as Peter did; but Judas refused to repent.
(3) Judas’ reaction: Then Judas, his betrayer, said in reply, “Surely it is not I, Rabbi?” He answered, “You have said so.” Jesus didn’t want to accuse Judas with other apostles; but he needed to let him know the truth so that Judas might know that he couldn’t hide anything from him. Matthew didn’t report the apostles’ reaction. It might be that Jesus said this in a low voice that was enough for Judas to hear it.
III. APPLICATION IN LIFE:
– Betrayals shall happen in our life. We need to be calm and to find our strength to face them. God’s love and strength shall help us to overcome these crises.
– We can face all betrayals as long as we have God’s grace and protection. Judah Iscariot couldn’t handle it because he lost his faith and strength in Jesus.
– We need to train ourselves so that we always have a firm faith in God. When we must face betrayals, we already had this source of strength; we can’t wait to such moments to look for faith and strength.