Thứ Năm Tuần VI TN2
Bài đọc: Jam 2:1-9; Mk 8:27-33.
1/ Bài đọc I: 1 Thưa anh em, anh em đã tin vào Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, là Chúa vinh quang, thì đừng đối xử thiên tư.
2 Quả vậy, giả như có một người bước vào nơi anh em hội họp, tay đeo nhẫn vàng, áo quần lộng lẫy, đồng thời có một người nghèo khó, ăn mặc tồi tàn, cũng bước vào, 3 mà anh em kính cẩn nhìn người ăn mặc lộng lẫy và nói: “Xin mời ông ngồi vào chỗ danh dự này,” còn với người nghèo, anh em lại nói: “Đứng đó!” hoặc: “Ngồi dưới bệ chân tôi đây!” 4 thì anh em đã chẳng tỏ ra kỳ thị và trở thành những thẩm phán đầy tà tâm đó sao?
5 Anh em thân mến của tôi, anh em hãy nghe đây: nào Thiên Chúa đã chẳng chọn những kẻ nghèo khó trước mặt người đời, để họ trở nên người giàu đức tin và thừa hưởng vương quốc Người đã hứa cho những ai yêu mến Người hay sao? 6 Thế mà anh em, anh em lại khinh dể người nghèo! Chẳng phải những người giàu áp bức anh em đó sao? Chẳng phải họ lôi anh em ra toà đó sao?
7 Chẳng phải họ nói xúc phạm đến Danh Thánh cao đẹp mà anh em được mang đó sao?
8 Đã hẳn, anh em làm điều tốt, nếu anh em chu toàn luật Kinh Thánh đưa lên hàng đầu: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. 9 Nhưng nếu anh em đối xử thiên tư, thì anh em phạm một tội và bị Lề Luật kết án là kẻ vi phạm.
2/ Phúc Âm: 27 Đức Giê-su và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xê-da-rê Phi-líp-phê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: “Người ta nói Thầy là ai?” 28 Các ông đáp: “Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó.”
29 Người lại hỏi các ông: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Phê-rô trả lời: “Thầy là Đấng Ki-tô.” 30 Đức Giê-su liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.
31 Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại.
32 Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. 33 Nhưng khi Đức Giê-su quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phê-rô: “Xa-tan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thánh Giá là dấu hiệu tình yêu của Thiên Chúa.
Con người hay quên, nên phải có các biểu tượng để nhắc nhở con người. Mỗi khi nhìn biểu tượng, con người hồi tưởng lại những gì đã xảy ra. Mục đích của việc hồi tưởng là giúp cho con người biết ăn ở làm sao để không phải lãnh nhận hậu quả xấu, hay sống xứng đáng với tình yêu của người đã hy sinh cho họ. Ví dụ, di ảnh người quá cố, các đài kỷ niệm của các chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc …
Trong các Bài Đọc hôm nay, Thiên Chúa dùng các biểu tượng cụ thể để nhắc nhở con người. tác giả Thư Giacôbê chú trọng đặc biệt đến cách cư xử của các tín hữu với tha nhân: Nếu đã tin vào Đức Kitô, họ không thể đối xử thiên vị với người giàu và khinh thường người nghèo. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ con đường Thánh Giá mà Ngài sắp phải trải qua. Mỗi lần nhìn Thánh Giá, con người nhớ lại tội lỗi là nguyên nhân cái chết của con Thiên Chúa, và tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Người nghèo là những chứng nhân của Nước Trời.
1.1/ Phải triệt hạ tính đối xử thiên vị: Thánh Giacôbê khuyên các tín hữu: “Thưa anh em, anh em đã tin vào Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, là Chúa vinh quang, thì đừng đối xử thiên tư.”
(1) Đối xử thiên vị: là đối xử với hai người cách khác nhau tùy theo lối nhìn hay cách suy nghĩ mà mình có về người đó; ví dụ, tính thích chơi với người giàu sang hơn là người nghèo khó, thích làm bạn với người có địa vị hơn là thường dân, thích giao tiếp với người mỹ trắng hơn người mỹ đen. Đây là cách cư xử của những người không biết Thiên Chúa; nhưng đối với các tín hữu, những người đã thấm nhuần đạo lý của Đức Kitô, họ không được đối xử thiên vị, mà phải đối xử theo cách thức Đức Kitô truyền dạy: Anh em hãy có lòng nhân từ như Cha anh em trên trời, Ngài cho mặt trời mọc lên chiếu soi và cho mưa rơi trên người công chính cũng như kẻ tội lỗi. Hay như thánh Phaolô quả quyết: “Thật vậy, nhờ đức tin, tất cả anh em đều là con cái Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. Quả thế, bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Đức Kitô, đều mặc lấy Đức Kitô. Không còn chuyện phân biệt Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô” (Gal 3:26-28).
(2) Đừng đánh giá tha nhân và đối xử với họ theo dáng vẻ bên ngoài; nhưng phải biết tôn trọng phẩm giá con người và đối xử với họ theo công bằng và yêu thương. Thánh Phaolô dẫn chứng một ví dụ cụ thể khi hai người vào hội đường: một ăn mặc giàu có và một ăn mặc nghèo khó. Các tín hữu không được đối xử với hai người cách khác nhau; nhưng phải đối xử các đồng đều, vì cả hai đều thuộc về gia đình của Đức Kitô.
1.2/ Con người trong Kế-hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa: Tất cả của cải vật chất là do Thiên Chúa ban cho mọi người hưởng dùng; chứ không do con người tạo dựng nên. Điều quan trọng là phải biết dùng của cải, chứ đừng làm nô lệ cho chúng; nhất là đừng đặt chúng lên trên phẩm giá của con người.
(1) Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó: Thực tế cho thấy người nghèo khó là người dễ tin tưởng và trông cậy vào Thiên Chúa hơn là vào sức lực của mình. Ngược lại, người giàu có là người cậy vào của cải mình có và dễ bỏ quên Thiên Chúa và những lời dạy dỗ của Ngài. Đó là lý do người nghèo được chúc phúc; vì thế, khinh dể người nghèo là coi thường những lời Chúa dạy dỗ. Thánh Giacôbê nhắc nhở các tín hữu: “Nào Thiên Chúa đã chẳng chọn những kẻ nghèo khó trước mặt người đời, để họ trở nên người giàu đức tin và thừa hưởng vương quốc Người đã hứa cho những ai yêu mến Người hay sao? Thế mà anh em, anh em lại khinh dể người nghèo!”
(2) Người giàu là những người hay đối xử bất công với người nghèo: Thánh Giacôbê liệt kê ba điều xấu của những người giàu: Thứ nhất, tính đối xử bất công với người nghèo khó, khi họ dùng tiền của để chèn ép người nghèo. Thứ hai, dùng tiền của để hối lộ quan tòa đứng về phe của họ. Sau cùng, họ là những người khinh thị các Kitô hữu, vì dại dột tin theo một người nghèo khổ chết trần trụi trên thánh giá, và khinh thường phú quí của thế gian.
2/ Phúc Âm: Thánh Giá là giao ước tình yêu giữa Thiên Chúa và con người.
2.1/ Căn tính của Chúa Giêsu: Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu đã gần kề, Ngài biết trước những gì sẽ xảy ra cho Ngài và cho các môn đệ. Đã đến lúc Ngài cần biết niềm tin của con người vào Ngài, nhất là của các môn đệ, sau khi đã mặc khải, dạy dỗ, và biểu tỏ uy quyền. Trình thuật hôm nay xảy ra trên đường tới các làng xã vùng Caesarea Philipphê, Banias hiện giờ. Đây là một vùng rất đẹp và linh thiêng, nằm dưới rặng núi Hermon, và giáp giới nhiều sông từ Syria chảy xuống, nên có rất nhiều nước. Nó là đầu nguồn của Biển Hồ và sông Jordan, nguồn cung cấp nước duy nhất cho Palestine. Nơi đây tập trung đền thờ của nhiều thần: Thần Pan của Hy-Lạp, Hoàng-đế Caesar của Roma, thần của Syria, và thần Baal của Do-thái. Chúa Giêsu muốn dùng nơi này để giúp các môn đệ nhận ra sự khác biệt giữa Ngài và các thần của các tôn giáo khác.
Người hỏi các môn đệ: “Người ta nói Thầy là ai?” Các ông đáp: “Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Elijah, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó.” Vua Herode cũng cho Chúa Giêsu là Gioan Tẩy Giả mà ông đã chém đầu nay sống lại. Truyền-thống Do-thái tin Elijah sẽ trở lại trước ngày Đấng Thiên Sai tới; nhưng tất cả những câu trả lời này không nói đúng căn tính của Đức Kitô. Chúa Giêsu lại hỏi các ông: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Phêrô trả lời: “Thầy là Đấng Kitô.” Đây là câu trả lời mà Chúa Giêsu mong mỏi vì đó là căn tính của Ngài, Đấng Thiên Sai, Người được sai tới từ Thiên Chúa Cha.
2.2/ Cách cứu độ của Đấng Messiah: Phêrô tuy nói đúng căn tính của Chúa Giêsu, nhưng không thể chấp nhận điều Chúa Giêsu mặc khải về cách cứu độ của Ngài, đó là qua con đường Thập Giá. Ông cố gắng thuyết phục Chúa Giêsu đi con đường khác, và Chúa Giêsu đã khiển trách ông nặng nề: “Satan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Mỗi khi nhìn Thập Giá, chúng ta nhớ lại cái chết tủi nhục của Chúa Giêsu, và tội lỗi chúng ta là nguyên nhân cái chết của Ngài. Vì yêu thương nhân loại, Chúa Cha đã ban cho chúng ta Người Con Một của Ngài, sẵn sàng chết thay để chúng ta được hưởng Ơn Cứu Độ.
– Chúng ta phải tôn trọng phẩm giá con người vì họ là con Thiên Chúa, anh chị em của chúng ta, và đã được cứu chuộc bằng Máu Thánh của Đức Kitô. Chúng ta đừng bao giờ đặt của cải và lợi nhuận vật chất lên trên phẩm giá con người.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Thursday in the sixth week of the Ordinary Time2
Viết bởi Lan Hương
Reading 1: (Jam 2:1-9) My brothers and sisters, show no partiality
as you adhere to the faith in our glorious Lord Jesus Christ.
For if a man with gold rings and fine clothes
comes into your assembly,
and a poor person with shabby clothes also comes in,
and you pay attention to the one wearing the fine clothes
and say, “Sit here, please,”
while you say to the poor one, “Stand there,” or “Sit at my feet,”
have you not made distinctions among yourselves
and become judges with evil designs?
Listen, my beloved brothers and sisters.
Did not God choose those who are poor in the world
to be rich in faith and heirs of the Kingdom
that he promised to those who love him?
But you dishonored the poor.
Are not the rich oppressing you?
And do they themselves not haul you off to court?
Is it not they who blaspheme the noble name that was invoked over you?
However, if you fulfill the royal law according to the Scripture,
You shall love your neighbor as yourself, you are doing well.
But if you show partiality, you commit sin,
and are convicted by the law as transgressors.
Gospel: (Mk 8:27-33) Jesus and his disciples set out
for the villages of Caesarea Philippi.
Along the way he asked his disciples,
“Who do people say that I am?”
They said in reply,
“John the Baptist, others Elijah,
still others one of the prophets.”
And he asked them,
“But who do you say that I am?”
Peter said to him in reply,
“You are the Christ.”
Then he warned them not to tell anyone about him.
He began to teach them
that the Son of Man must suffer greatly
and be rejected by the elders, the chief priests, and the scribes,
and be killed, and rise after three days.
He spoke this openly.
Then Peter took him aside and began to rebuke him.
At this he turned around and, looking at his disciples,
rebuked Peter and said, “Get behind me, Satan.
You are thinking not as God does, but as human beings do.”
________________________________________
I. THEME: The cross is the sign of God’s love.
Since people are easy to forget; therefore, a symbol is needed to remind them. Everytime people look at the symbol, they remember what happened. The purposes of memorization (anamnesis) are twofold: First, to help people to remember what the departed did for them. Secondly, to live deservedly with the departed’s love and sacrifice. The symbols could be the departed’s pictures, the monuments, the ceremonies, etc.
Today readings concentrate on the meaning of symbols and people’s proper behaviors. In the first reading, the author paid attention to the faithful’s manner to others. If they are Christ’s disciples, they can’t behave partially by respecting the rich and despising the poor. In the Gospel, Jesus foretold his disciples the way of the cross which he was going to pass by. Everytime looking at the cross, people are reminded the cause of the Son of God’s death and God’s love for His people.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: The poor in the world are rich in faith and heirs of the kingdom.
1.1/ The faithful must discard partiality: The author advised his faithful: “My brethren, show no partiality as you hold the faith of our Lord Jesus Christ, the Lord of glory.”
(1) Partiality is an unfair tendency to treat one person, group, or thing better than another. For examples, one treats the rich better than the poor; the powerful than the lowly; the white than the black, etc. This can be the heathen’s way, but can’t be acceptable by Christians. Christ taught us: “Love your enemies and pray for those who persecute you, so that you may be sons of your Father who is in heaven; for he makes his sun rise on the evil and on the good, and sends rain on the just and on the unjust” (Mt 5:44-45). St. Paul taught the same: “For in Christ Jesus you are all sons of God, through faith. For as many of you as were baptized into Christ have put on Christ. There is neither Jew nor Greek, there is neither slave nor free, there is neither male nor female; for you are all one in Christ Jesus” (Gal 3:26-28).
(2) Don’t treat others according to outside appearances, but according to human dignity, justice and love. The author illustrated a practical example: there are two people who entered a synagogue, one in rich clothing and other in poor clad. The faithful can’t treat one different from the other, but must treat them equally because both of them belonged to Christ’s family.
1.2/ Human beings in God’s plan of salvation: All material things belong to God; He gave them to people to use. The important thing is to properly use them, not to become a slave for them; especially not to set them above human dignity.
(1) Blessed are the poor: In reality, the poor are easy to believe in God than in themselves. In opposition, the rich rely on their possession and are easy to forget God and His teachings. That is the reason why the poor are blessed; therefore, insulting the poor is disregarding God’s teaching. The author reminded the faithful: “Listen, my beloved brethren. Has not God chosen those who are poor in the world to be rich in faith and heirs of the kingdom which he has promised to those who love him? But you have dishonored the poor man.”
(2) The rich usually treat the poor unjustly: The author listed out three characteristics of the rich: Firstly, they maltreat the poor by using their richness to oppress them. Secondly, they use their money to buy judges so that these people shall favorably judge them. Lastly, they are those who looked down on the Christians because the latter believed in a poor man who died naked on the cross and despised their richness.
2/ Gospel: The cross is the covenant of love between God and human beings.
2.1/ Jesus’ true identity: The Passion is near, Jesus knew in advance what shall happen to him. It is the time for him to know people’s faith in him, especially the faith of his disciples after he has revealed, taught and displayed of his power. Today passage happened on the way to villages of Caesarea Philippi which is Banias now. This is a beautiful and sacred area, it lies at the foot of Mt. Hermon and is the intersection of many Syrian rivers; therefore it is inudated with water. It is the origin source of Galilee sea and Jordan river, the only source of water for Palestine. There are many altar of gods which were discovered in this area: the god of Pan of the Greek; the emperor Caesar of the Romans; many gods of the Syrians and the Baal god of the Hebrew. The golden calf which Jeroboam made and put at Dan was also found in this area. Jesus intended to use this place and put out the question so that his disciples could recognize the difference between him and all the gods of other religions.
Jesus asked his disciples, “Who do men say that I am?” And they told him, “John the Baptist; and others say, Elijah; and others one of the prophets.” King Herode believed Jesus was John Baptist whom he killed and resurrected. The Jewish tradition believed the prophet Elijah shall come back before the Messiah’s coming. All these answers didn’t reveal Jesus’ true identity. Jesus put out the same question for his disciples: “But who do you say that I am?” Peter answered him, “You are the Christ.” And he charged them to tell no one about him. This is the correct answer which Jesus desired because this is his true identity, the Messiah, the one sent from the Father.
2.2/ The Messiah’s way of salvation: “And Jesus began to teach them that the Son of man must suffer many things, and be rejected by the elders and the chief priests and the scribes, and be killed, and after three days rise again. And he said this plainly.”
Peter, though he knew Jesus’ true identity, didn’t know Jesus’ way of salvation. He couldn’t accept a suffering Messiah who must go through the way of the cross to save humankind. He tried to persuade Jesus to use other way, and Jesus heavily rebuked him: “Get behind me, Satan! For you are not on the side of God, but of men.”
III. APPLICATION IN LIFE:
– Everytime when we look at the cross, we remember Jesus’ painful and humiliated death; and our sins are the cause of it. We also know that God the Father, out of His immense love, gave us His only Son to die for us and to bring salvation.
– We must respect human dignity of all people because they are God’s children and our brothers and sisters. They are also saved by Christ’s precious blood. We should never value material gains over human souls.