Thứ Ba Tuần VI TN
Bài đọc: Gen 6:5-8, 7:1-5, 10; Jam 1:12-18; Mk 8:14-21.
1/ Bài đọc I (năm lẻ): 5 Đức Chúa thấy rằng sự gian ác của con người quả là nhiều trên mặt đất, và lòng nó chỉ toan tính những ý định xấu suốt ngày.
6 Đức Chúa hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất, và Người buồn rầu trong lòng.
7 Đức Chúa phán: “Ta sẽ xoá bỏ khỏi mặt đất con người mà Ta đã sáng tạo, từ con người cho đến gia súc, giống vật bò dưới đất và chim trời, vì Ta hối hận đã làm ra chúng.” 8 Nhưng ông Nô-ê được đẹp lòng Đức Chúa.
1 Đức Chúa phán bảo ông Nô-ê: “Ngươi hãy vào tàu, ngươi và cả nhà ngươi, vì Ta chỉ thấy ngươi là người công chính trước nhan Ta trong thế hệ này.
2 Trong mọi loài vật thanh sạch, ngươi sẽ lấy bảy đôi, con đực và con cái, còn trong các loài vật không thanh sạch, thì một đôi, con đực và con cái, 3 trong các loài chim trời cũng lấy bảy đôi, trống và mái, để giữ giống trên khắp mặt đất.
4 Vì bảy ngày nữa Ta sẽ đổ mưa xuống đất trong vòng bốn mươi ngày bốn mươi đêm, và Ta sẽ xoá bỏ khỏi mặt đất mọi loài Ta đã làm ra.” 5 Ông Nô-ê làm đúng như Đức Chúa đã truyền. 10 Bảy ngày sau, nước hồng thủy tràn trên mặt đất.
2/ Bài đọc I (năm chẵn): 12 Phúc thay người biết kiên trì chịu đựng cơn thử thách, vì một khi đã được tôi luyện, họ sẽ lãnh phần thưởng là sự sống Chúa đã hứa ban cho những ai yêu mến Người.
13 Khi bị cám dỗ, đừng ai nói: “Tôi bị Thiên Chúa cám dỗ”, vì Thiên Chúa không thể bị cám dỗ làm điều xấu, và chính Người cũng không cám dỗ ai.
14 Nhưng mỗi người có bị cám dỗ, là do dục vọng của mình lôi cuốn và dùng mồi mà bắt. 15 Rồi một khi dục vọng đã cưu mang thì đẻ ra tội; còn tội khi đã phạm rồi, thì sinh ra cái chết. 16 Anh em thân mến của tôi, anh em đừng có lầm lẫn.
17 Mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo đều do từ trên, đều tuôn xuống từ Cha là Đấng dựng nên muôn tinh tú; nơi Người không hề có sự thay đổi, cũng không hề có sự chuyển vần khi tối khi sáng.
18 Người đã tự ý dùng Lời chân lý mà sinh ra chúng ta, để chúng ta nên như của đầu mùa trong các thọ tạo của Người.
3/ Phúc Âm: 14 Các môn đệ quên đem bánh theo; trên thuyền, các ông chỉ có một chiếc bánh. 15 Người răn bảo các ông: “Anh em phải coi chừng, phải đề phòng men Pha-ri-sêu và men Hê-rô-đê!” 16 Và các ông bàn tán với nhau về chuyện các ông không có bánh. 17 Biết thế, Người nói với các ông: “Sao anh em lại bàn tán về chuyện anh em không có bánh? Anh em chưa hiểu chưa thấu sao? Lòng anh em ngu muội thế!
18 Anh em có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe ư? Anh em không nhớ sao:
19 khi Thầy bẻ năm chiếc bánh cho năm ngàn người ăn, anh em đã thu lại được bao nhiêu thúng đầy mẩu bánh? ” Các ông đáp: “Thưa được mười hai.”
20 “Và khi Thầy bẻ bảy chiếc bánh cho bốn ngàn người ăn, anh em đã thu lại được bao nhiêu giỏ đầy mẩu bánh? ” Các ông nói: “Thưa được bảy.”
21 Người bảo các ông: “Anh em chưa hiểu ư?”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Con người cần sống đức tin trong cuộc đời.
Đức tin không phải chỉ là những hiểu biết về Thiên Chúa, nhưng còn là áp dụng những hiểu biết này trong cuộc đời. Nếu chúng ta không sống những gì chúng ta tin, đức tin chỉ là điều trong trí óc và chẳng giúp được gì cho chúng ta (Jam 2:14). Ví dụ, nếu chúng ta tin lời Thiên Chúa nói về sự quan phòng của Ngài, chúng ta không được phép lo lắng thái quá về việc ăn gì, uống gì, và mặc gì? Hay nếu chúng ta tin điều quan trọng nhất trong cuộc đời là lo sao cho mọi người được cứu độ, chúng ta sẽ dành nhiều thời giờ cho việc tìm hiểu và rao giảng Tin Mừng.
Các Bài Đọc hôm nay dẫn chứng những mẫu gương sống và không sống đức tin. Trong Bài Đọc I, năm lẻ, Noah được đẹp lòng Đức Chúa vì ông tuyệt đối sống đức tin nơi Thiên Chúa; trong khi tất cả những người khác sống ngược lại. Trong Bài Đọc I, năm chẵn, tác-giả Thư Giacôbê xác định cám dỗ không đến trực tiếp từ Thiên Chúa; nhưng cần thiết để thử luyện đức tin của con người. Trong Phúc Âm, Chúa nhắc nhở các tông-đồ “Anh em phải coi chừng, phải đề phòng men Pharisees và men Herode!” Vì tuy các ông đã chứng kiến 2 phép lạ cả thể Chúa Giêsu đã làm để nuôi một lần 5,000, một lần 4,000 người ăn no nê; các ông vẫn bàn tán về việc không mang đủ bánh theo.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I (năm lẻ): Thiên Chúa muốn tiêu diệt con người.
1.1/ Tội lỗi và hình phạt: “Đức Chúa thấy rằng sự gian ác của con người quả là nhiều trên mặt đất, và lòng nó chỉ toan tính những ý định xấu suốt ngày. Đức Chúa hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất, và Người buồn rầu trong lòng. Đức Chúa phán: “Ta sẽ xoá bỏ khỏi mặt đất con người mà Ta đã sáng tạo, từ con người cho đến gia súc, giống vật bò dưới đất và chim trời, vì Ta hối hận đã làm ra chúng.”” Có nhiều điểm sai về thần học nếu chúng ta hiểu theo nghĩa đen của đoạn văn này: Làm sao Thiên Chúa có thể “hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất, và Người buồn rầu trong lòng.” Chẳng lẽ Thiên Chúa không biết trước con người sẽ tội lỗi như thế khi trao ban tự do cho con người xử dụng? Tác-giả không để ý đến thần học mà chỉ chú ý đến hai điểm chính:
(1) Tội lỗi con người là nguyên nhân của Lụt Hồng Thủy: Đã gây ra tội lỗi, con người phải chấp nhận hình phạt tương xứng với tội của mình. Sở dĩ Thiên Chúa chưa phạt vì giờ của Ngài chưa đến. Đừng có ai nghĩ mình cứ phạm tội và có thể trốn thoát hình phạt của Thiên Chúa.
(2) Thiên Chúa có uy quyền sáng tạo và cũng có uy quyền tái tạo mọi sự. Qua Lụt Hồng Thủy và những trận lụt khắp nơi trên thế giới, chúng ta cảm nhận được một điều: Nếu Thiên Chúa muốn xoá sạch trái đất, Ngài chỉ cần cho mưa liên tục trong vài chục ngày.
1.2/ Niềm tin và sự cứu thoát: Sống công chính là lý do tại sao Đức Chúa cứu gia đình Noah. Ông sống công chính vì ông tuyệt đối tin tưởng và thi hành những gì Đức Chúa truyền. Trong khi mọi người nhạo cười ông khi được ông cho biết Nạn Hồng Thủy sắp xảy ra, ông vẫn một mực tin tưởng nơi lời Đức Chúa phán và hoàn tất việc đóng tàu. Điều này chứng minh sự công bằng của Thiên Chúa: Cho dù chỉ có một gia đình ông Noah sống công chính, Ngài không tru diệt gia đình ông cùng với toàn thể nhân loại.
Kích thước của con tàu do Noah đóng là: 300 cubits chiều dài, 50 cubits chiều ngang, và 30 cubits chiều cao. Một cubit tương đương với khỏang 18 inches. Nếu tính ra đơn vị của Anh, con tàu có kích thước: 450 ft chiều dài, 75 ft chiều rộng, và 45 ft chiều cao. Đây là một con tàu vĩ đại nếu đem so sánh với những chiếc tàu lớn hiện đại. Ví dụ, chiếc tàu Anh Mayflower chỉ dài 90 ft, tàu Noah phải dài gấp năm lần. Cộng với việc lựa chọn tất cả các sinh vật Thiên Chúa đã tạo dựng để cho vào bong tàu; đây là công việc rất khó khăn cho Noah thực hiện.
2/ Bài đọc I (năm chẵn): Phúc thay người biết kiên trì chịu đựng thử thách.
2.1/ Thiên Chúa để cám dỗ xảy đến cho con người.
(1) Nguồn gốc của cám dỗ: Con người thường có khuynh hướng đổ lỗi cho người khá hay hoàn cảnh đưa đến sự sa ngã của mình. Trong trình thuật về sự sa ngã đầu tiên của con người: ông Adong đổ tội cho bà Evà, người Thiên Chúa đã dựng nên và cho ông làm bạn. Bà Evà đổ lỗi cho con rắn đã lừa đảo và cám dỗ Bà. Câu hỏi được con người đặt ra: “Ai là nguyên nhân chính của cám dỗ?” Có ít nhất 4 ý kiến khác nhau:
+ Thiên Chúa: Ngài dựng nên mọi sự trong trời đất: thiên thần, quỉ thần, và con người với mọi dục vọng trong cơ thể. Tác giả thư Giacôbê phản đối ý kiến này: “Khi bị cám dỗ, đừng ai nói: “Tôi bị Thiên Chúa cám dỗ,” vì Thiên Chúa không thể bị cám dỗ làm điều xấu, và chính Người cũng không cám dỗ ai.” Hơn nữa, trình thuật tạo dựng cũng xác tín: “mọi sự Thiên Chúa dựng nên đều tốt lành.”
+ Quỉ thần: Rắn cám dỗ bà Evà trong vườn Địa Đàng, và vẫn đang cám dỗ con người như lời Chúa Giêsu cảnh cáo các môn đệ: “Thầy thấy Satan từ trời sa xuống, và sàng các con như sàng gạo.”
+ Thế gian: Những người sống chung quanh mình, và môi trường gia đình cũng như xã hội ảnh hưởng rất nhiều đến tội lỗi của cá nhân. Ví dụ: nghèo đói sinh ra mọi tệ nạn xã hội như ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp, và đĩ điếm. Tuy nhiên, con người vẫn có thể sống: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”
+ Xác thịt: Không biết kiềm chế những dục vọng trong con người mình. Thánh Giacôbê qui chế cám dỗ cho con người: “Nhưng mỗi người có bị cám dỗ, là do dục vọng của mình lôi cuốn và dùng mồi mà bắt.”
(2) Trách nhiệm của con người: Thực ra, Thiên Chúa chỉ chịu trách nhiệm gián tiếp vì Ngài dựng nên và điều khiển mọi sự; nhưng con người là nguyên nhân trực tiếp cho các hành động tội lỗi của mình. Thiên Chúa không dựng nên các điều xấu vì tội lỗi không bén mảng được vào Thiên Chúa. Ngài để những sự xấu xảy ra và ban cho con người có khôn ngoan để nhận ra các nguy hiểm và tự do để chọn lựa điều tốt giữa bao điều xấu xa. Cám dỗ cần thiết vì nó cung cấp thử thách cho con người để họ chứng minh niềm tin yêu của con người nơi Thiên Chúa. Tác giả Thư Giacôbê nhìn ra lợi ích của cám dỗ: “Phúc thay người biết kiên trì chịu đựng cơn thử thách, vì một khi đã được tôi luyện, họ sẽ lãnh phần thưởng là sự sống Chúa đã hứa ban cho những ai yêu mến Người.” Nhưng nếu con người không biết dùng khôn ngoan để nhận ra những nguy hiểm của cám dỗ và sa ngã, họ là người phải chịu trách nhiệm cho mọi hình phạt sẽ xảy đến, hình phạt nguy hiểm nhất là cái chết, như tác giả nhận xét: “một khi dục vọng đã cưu mang thì đẻ ra tội; còn tội khi đã phạm rồi, thì sinh ra cái chết.”
2.2/ Thiên Chúa là Đấng ban phát muôn ơn lành: Tác giả tin mọi sự Thiên Chúa dựng nên đều tốt lành, như trình thuật tạo dựng trong Sách Khởi Nguyên, khi viết: “Mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo đều do từ trên, đều tuôn xuống từ Cha là Đấng dựng nên muôn tinh tú; nơi Người không hề có sự thay đổi, cũng không hề có sự chuyển vần khi tối khi sáng.” Tác giả nhấn mạnh đến tính bất biến của Thiên Chúa. Ngài không bao giờ thay đổi: mặt trời, mặt trăng, và các tinh thể có thể lúc sáng lúc tối; nhưng nơi Thiên Chúa hoàn toàn là sự sáng.
Trách nhiệm của con người là biết tận dụng tất cả những gì Chúa dựng nên cho mục đích tốt lành mà Thiên Chúa mong muốn. Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, Ngài không để con người lầm lũi bước đi trong tăm tối và bị rơi vào bẫy của ba thù (quỉ thần, thế gian, và dục vọng xác thịt); nhưng ban cho con người một nguồn sáng không bao giờ tối là Kinh Thánh. Con người phải biết chạy đến với nguồn sáng này để nhận ra các cám dỗ và cách thức để vượt qua, như tác giả khuyên: “Người đã tự ý dùng Lời chân lý mà sinh ra chúng ta, để chúng ta nên như của đầu mùa trong các thọ tạo của Người.”
3/ Phúc Âm: Lo lắng chuyện ăn uống.
3.1/ Lo lắng chuyện thế gian: Các môn đệ lo lắng vì quên đem bánh theo; các ông chỉ có một chiếc bánh trên thuyền. Chúa Giêsu răn bảo các ông: “Anh em phải coi chừng, phải đề phòng men Pharisees và men Herode!” Men là miếng bột cũ còn giữ lại từ khối bột làm bánh cũ; mục đích là để cho bột nổi lên trước khi nướng bánh. Chỉ cần một chút men cũng đủ làm dạy cả một khối bột lớn. Người Do-thái đôi khi đồng hoá công việc của ma quỉ với men.
(1) Men Pharisees: Niềm tin đặt trên việc nhìn thấy phép lạ để đem lại uy quyền và lợi lộc vật chất. Chúng ta đã nói về vấn đề này hôm qua, khi họ đến tranh luận và thách thức Chúa Giêsu làm phép lạ, trước khi họ có thể tin vào Ngài.
(2) Men Herode: Nhà Vua chú trọng đến uy quyền, danh vọng, và hưởng thụ các của cải vật chất. Vì thế, ông đã từ chối sự thật và chém đầu Gioan Tẩy Giả.
Khi khuyên các môn đệ phải đề phòng “men Pharisees và men Herode,” Chúa Giêsu muốn nói với các ông đừng quan tâm đến những chuyện thế gian như họ. Hơn nữa, Chúa đang chuẩn bị cho các ông chấp nhận một Đấng Thiên Sai chịu đau khổ để cứu chuộc con người.
3.2/ Các Tông-đồ đã không sống niềm tin: Mặc dù đã được Chúa Giêsu cảnh cáo, các ông vẫn không hiểu những gì Chúa Giêsu muốn nói, vì “các ông vẫn bàn tán với nhau về chuyện các ông không có bánh.” Chúa Giêsu cũng phải bực mình nên Người nói với các ông: “Sao anh em lại bàn tán về chuyện anh em không có bánh? Anh em chưa hiểu chưa thấu sao? Lòng anh em ngu muội thế! Anh em có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe ư? Chúa Giêsu soi sáng bằng cách đặt câu hỏi cho các ông phải suy nghĩ và trả lời:
– Khi Thầy bẻ năm chiếc bánh cho 5,000 người ăn, anh em đã thu lại được bao nhiêu thúng đầy mẩu bánh?” Các ông đáp: “Thưa được mười hai.”
– Và khi Thầy bẻ bảy chiếc bánh cho 4,000 người ăn, anh em đã thu lại được bao nhiêu giỏ đầy mẩu bánh?” Các ông nói: “Thưa được bảy.” Người bảo các ông: “Anh em chưa hiểu ư?”
Mục đích của phép lạ là để khai mở niềm tin. Các Tông-đồ không những được khai mở một lần, mà đến hai lần; các ông vẫn không tin Chúa Giêsu có thể làm phép lạ cho các ông có bánh ăn! Nếu các ông được chứng kiến tận mắt hai lần phép lạ liên quan đến bánh hoá nhiều như thế, mà vẫn cứ nói về chuyện không mang bánh, phép lạ Chúa Giêsu làm có ảnh hưởng gì đến niềm tin của các ông?
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Đức tin phải đi đôi với hành động; đức tin không việc làm là đức tin chết (Jam 2:17). Nếu chúng ta thực sự tin Lời Chúa, chúng ta phải áp dụng những Lời của Ngài trong cuộc sống.
– Lời cảnh cáo của Chúa Giêsu “Anh em phải coi chừng, phải đề phòng men Pharisees và men Herode!” vẫn còn hiệu lực cho chúng ta ngày nay; vì rất nhiều lần chúng ta đã để cho những lo lắng thế gian làm chủ cuộc đời.
– Nếu chúng ta sống ngược lại với những gì chúng ta tin, chúng ta sẽ phải trả giá trước mặt Thiên Chúa. Hình ảnh Lụt Hồng Thủy nhắc nhở chúng ta thân phận yếu đuối và tội lỗi của con người.
TUESDAY OF THE 6 OT2
Readings: Jam 1:12-18; Mk 8:14-21.
1/ First Reading: RSV James 1:12 Blessed is the man who endures trial, for when he has stood the test he will receive the crown of life which God has promised to those who love him. 13 Let no one say when he is tempted, “I am tempted by God”; for God cannot be tempted with evil and he himself tempts no one; 14 but each person is tempted when he is lured and enticed by his own desire. 15 Then desire when it has conceived gives birth to sin; and sin when it is full-grown brings forth death. 16 Do not be deceived, my beloved brethren. 17 Every good endowment and every perfect gift is from above, coming down from the Father of lights with whom there is no variation or shadow due to change. 18 Of his own will he brought us forth by the word of truth that we should be a kind of first fruits of his creatures.
2/ Gospel: RSV Mark 8:14 Now they had forgotten to bring bread; and they had only one loaf with them in the boat. 15 And he cautioned them, saying, “Take heed, beware of the leaven of the Pharisees and the leaven of Herod.” 16 And they discussed it with one another, saying, “We have no bread.” 17 And being aware of it, Jesus said to them, “Why do you discuss the fact that you have no bread? Do you not yet perceive or understand? Are your hearts hardened? 18 Having eyes do you not see, and having ears do you not hear? And do you not remember? 19 When I broke the five loaves for the five thousand, how many baskets full of broken pieces did you take up?” They said to him, “Twelve.” 20 “And the seven for the four thousand, how many baskets full of broken pieces did you take up?” And they said to him, “Seven.” 21 And he said to them, “Do you not yet understand?”
________________________________________
I. THEME: We need to live our faith in life.
Faith isn’t only about knowledge of God but also application of these knowledge in life. If we don’t live what we believe, faith is merely knowledge and doesn’t have any benefit for us (Jam 2:14). For examples, if we believe what God said about His providence, we shouldn’t be worried so much about food, drink and clothes. Or if we believe that the most important task to do in life is to work for the salvation of souls, we should spend much time for learning and proclaiming of the Gospel.
Today readings emphasize the connection between knowledge and application of faith. In the first reading, the author of the Letter of James ascertained that temptation isn’t come from God and is necessary to test human faith. In the Gospel, Jesus warned his disciples: “Take heed, beware of the leaven of the Pharisees and the leaven of Herod.” Even though they witnessed two miracles of multiplication of the loaves by Jesus to feed people in the desert, one for five thousand and one for four thousand, they still talked about they forgot to bring enough bread.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “Blessed is the man who endures trial.”
1.1/ God let temptations happen to people.
A. The origin of temptation: People have a tendency to attribute their sins to others or environment. For example, in the first fall of human beings, Adam attributed his sin to Eve, the woman God had created and gave to him as a companion. Eve attributed her sin to the serpent who had deceived and tempted her. The question is put out, “who is the main cause of temptation?” There are at least four different opinions.
(1) God: He created everything in the universe: angels, devils, human beings with all passion in their body. The author of the Letter of James opposed this opinion by saying: “Let no one say when he is tempted, “I am tempted by God”; for God cannot be tempted with evil and he himself tempts no one.” Moreover, the author of Genesis also certified: “God saw everything that he had made, and behold, it was very good” (Gen 1:31).
(2) The devil: He was the serpent that tempted Eve in the Garden, and his companions are still tempting people today. Jesus himself warned his disciples, “I saw Satan fall like lightning from heaven. Behold, I have given you authority to tread upon serpents and scorpions, and over all the power of the enemy; and nothing shall hurt you” (Lk 10:18-19).
(3) The world: Those who live with us in our family and society have a great influence on our sins. For example, poverty is the cause of crimes, such as: theft, burglary, robbery and prostitution.
(4) The human flesh: People commit sins because they can’t control passion in their body. The author of James thought this was the reason of human temptation: “but each person is tempted when he is lured and enticed by his own desire. Then desire when it has conceived gives birth to sin; and sin when it is full-grown brings forth death.”
B. Human responsibility: God is only indirectly responsible because He creates and controls all things; but human being is a direct cause of his sinful act. God doesn’t create evil things because they are privation of good things. He can’t be the cause of sin because He is the most holy. He let evil things happen but He equipped people with wisdom to recognize dangers and freedom to choose the good from many bad ones. Temptation is necessary because it is an opportunity for human beings to show their faith and love for God. The author recognized the benefits of temptation when he wrote: “Blessed is the man who endures trial, for when he has stood the test he will receive the crown of life which God has promised to those who love him.”
But if people don’t use wisdom to recognize dangers of temptation and fall, they are responsible for their sin and must endure corresponding punishments, as the author said: “but each person is tempted when he is lured and enticed by his own desire. Then desire when it has conceived gives birth to sin; and sin when it is full-grown brings forth death.”
1.2/ God is the One who bestows all good things: The author believed everythings that God creates are good, as he wrote: “Every good endowment and every perfect gift is from above, coming down from the Father of lights with whom there is no variation or shadow due to change. Of His own will he brought us forth by the word of truth that we should be a kind of first fruits of his creatures.” The author emphasized God’s immovability: He never changes; the sun, the moon and the stars can be light or dark, but there is all light in God.
Human responsibility is to use all things which God created for a good purpose which God desired. In His providence, God doesn’t let people walk in darkness and fall in the traps of the three enemies (the devil, the world and their own flesh); but He gives them a source of light which is the Scripture. People must come to this source in order to recognize their temptation and to use its described way to overcome temptation. The author advised us: “Of his own will he brought us forth by the word of truth that we should be a kind of first fruits of his creatures.”
2/ Gospel: Basic temptation of human life: eating and drinking
2.1/ Disciples’ worriness: “Now they had forgotten to bring bread; and they had only one loaf with them in the boat. And he cautioned them, saying, “Take heed! Beware of the leaven of the Pharisees and the leaven of Herod.” And they discussed it with one another, saying, “We have no bread.” Leaven is a piece of old flour, its purpose is to raise a new dough before baking it. A small piece of leaven can raise a big amount of flour. The Jews sometimes identify devils’ works with leaven.
(1) Pharisees’ leaven: They want to have a powerful Messiah who can work miracles and bring material gains. In yesterday reading, they came to Jesus and asked him to work miracles before they can believe in him.
(2) Herode’s leaven: He paid attention to power, fame and enjoyment. Because of these, he denied the truth and beheaded John Baptist.
When Jesus warned his disciples to guard against “the leaven of the Pharisees and the leaven of Herod,” he wanted to say to them, “Don’t pay too much attention to material dimension as them.” Moreover, Jesus was preparing for his disciples to accept a suffering Messiah to save people.
2.2/ The disciples didn’t live their faith: Even they heard Jesus’ warning, they still didn’t understand what it meant, because they still “discussed it with one another, saying, “We have no bread.”” Jesus must remind them more clearly: “Why do you discuss the fact that you have no bread? Do you not yet perceive or understand? Are your hearts hardened? Having eyes do you not see, and having ears do you not hear? And do you not remember? When I broke the five loaves for the five thousand, how many baskets full of broken pieces did you take up?” They said to him, “Twelve.” “And the seven for the four thousand, how many baskets full of broken pieces did you take up?” And they said to him, “Seven.””
The purpose of a miracle is to lighten up one’s faith. The disciples were enlightened twice, they still didn’t believe Jesus can multiply bread again for them to have bread to eat! This fact shows people can witness miracles but they are still lack of faith.
III. APPLICATION IN LIFE:
– Faith must be in parallel with action. Faith without works is death (Jam 2:17). If we believe in God’s words, we must apply them into our life.
– Jesus’ warning, “Take heed, beware of the leaven of the Pharisees and the leaven of Herod,” is still effective to us now; because we let worldly anxiety dominate our life instead of God’s words.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP