Chủ Nhật II Mùa Vọng, Năm A
Bài đọc: Isa 11:1-10; Rom 15:4-9; Mt 3:1-12.
1/ Bài đọc I: 1 Từ gốc tổ Gie-sê, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non.
2 Thần khí ĐỨC CHÚA sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và minh mẫn,
thần khí mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính sợ ĐỨC CHÚA.
3 Lòng kính sợ ĐỨC CHÚA làm cho Người hứng thú, Người sẽ không xét xử theo dáng vẻ bên ngoài, cũng không phán quyết theo lời kẻ khác nói, 4 nhưng xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng, và phán quyết vô tư bênh kẻ nghèo trong xứ sở. Lời Người nói là cây roi đánh vào xứ sở, hơi miệng thở ra giết chết kẻ gian tà. 5 Đai thắt ngang lưng là đức công chính, giải buộc bên sườn là đức tín thành. 6 Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ.
Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau, một cậu bé sẽ chăn dắt chúng.
7 Bò cái kết thân cùng gấu cái, con của chúng nằm chung một chỗ, sư tử cũng ăn rơm như bò.
8 Bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục, trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang.
9 Sẽ không còn ai tác hại và tàn phá trên khắp núi thánh của Ta, vì sự hiểu biết ĐỨC CHÚA sẽ tràn ngập đất này, cũng như nước lấp đầy lòng biển. 10 Đến ngày đó, cội rễ Gie-sê sẽ đứng lên làm cờ hiệu cho các dân. Các dân tộc sẽ tìm kiếm Người, và nơi Người ngự sẽ rực rỡ vinh quang.
2/ Bài đọc II: 4 Quả thế, mọi lời xưa đã chép trong Kinh Thánh, đều được chép để dạy dỗ chúng ta. Những lời ấy làm cho chúng ta nên kiên nhẫn, và an ủi chúng ta, để nhờ đó chúng ta vững lòng trông cậy. 5 Xin Thiên Chúa là nguồn kiên nhẫn và an ủi, làm cho anh em được đồng tâm nhất trí với nhau, như Đức Ki-tô Giê-su đòi hỏi. 6 Nhờ đó, anh em sẽ có thể hiệp ý đồng thanh mà tôn vinh Thiên Chúa, là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. 7 Vậy, anh em hãy đón nhận nhau, như Đức Ki-tô đã đón nhận anh em, để làm rạng danh Thiên Chúa. 8 Thật vậy, tôi xin quả quyết: Đức Ki-tô có đến phục vụ những người được cắt bì, để thực hiện những gì Thiên Chúa đã hứa với tổ tiên họ, đó là do lòng trung thành của Thiên Chúa. 9 Còn các dân ngoại có được tôn vinh Thiên Chúa, thì đó là do lòng thương xót của Người, như có lời chép: Vì thế giữa muôn dân con cất lời cảm tạ, dâng điệu hát cung đàn ca mừng danh thánh Chúa.
3/ Phúc Âm: 1 Hồi ấy, ông Gio-an Tẩy Giả đến rao giảng trong hoang địa miền Giu-đê rằng: 2 “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần.” 3 Ông chính là người đã được ngôn sứ I-sai-a nói tới: Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. 4 Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn. 5 Bấy giờ, người ta từ Giê-ru-sa-lem và khắp miền Giu-đê, cùng khắp vùng ven sông Gio-đan, kéo đến với ông. 6 Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan.
7 Thấy nhiều người thuộc phái Pha-ri-sêu và phái Xa-đốc đến chịu phép rửa, ông nói với họ rằng: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? 8 Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối. 9 Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: “Chúng ta đã có tổ phụ Áp-ra-ham.” Vì, tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Áp-ra-ham. 10 Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa. 11 Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa. 12 Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Biết cách chuẩn bị sẽ giúp con người đạt được kết quả mong muốn.
Con người lo lắng, sợ hãi, và bất an, vì phải đương đầu với bao nhiêu gian tà, chiến tranh, chia ly, và chết chóc. Con người mong ước được biết sự thật, hiệp nhất, và bình an. Thiên Chúa hứa sẽ ban cho con người một Đấng Thiên Sai để dạy cho con người biết sự thật và cai trị họ trong công bằng và yêu thương.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung trong những quà tặng mà Đấng Thiên Sai sẽ mang tới cho con người. Trong Bài Đọc I, Thánh Thần của Thiên Chúa xuống trên Đấng Thiên Sai. Ngài có đầy đủ mọi ơn cần thiết để cai trị dân chúng cách khôn ngoan và xét xử dân chúng trong công bình. Trong Bài Đọc II, Đấng Thiên Sai sẽ xóa đi tất cả mọi dị biệt ngăn cách và ban cho con người được hiệp nhất và bình an. Trong Phúc Âm, để đón nhận Đấng Thiên Sai, con người cần thật lòng ăn năn xám hối và chuẩn bị tâm hồn. Đấng Thiên Sai sẽ làm phép rửa cho con người trong Thánh Thần và lửa để tha tội và thánh hóa con người.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tràn ngập đất này, cũng như nước lấp đầy lòng biển.
1.1/ Thiên Chúa hứa ban cho nhân loại Đấng Thiên Sai: Để hiểu lời tiên-tri hôm nay, một người cần trở về hoàn cảnh lịch sử thời của tiên-tri Isaiah sống. Các vua của Judah đã dần dần suy xụp, vì họ đã bỏ Thiên Chúa để chạy theo các thần ngoại bang và đối xử rất bất công với dân chúng. Hậu quả là toàn nước bị quân đội Bablon phá đổ tan tành vào năm 587 BC, vua quan cũng như dân chúng bị lưu đày và không biết sẽ có ngày trở lại. Chính trong bối cảnh lịch sử này, Thiên Chúa đã sai tiên-tri Isaiah tới để khơi nguồn hy vọng cho dân. Ba điều chính Thiên Chúa hứa với dân trong trình thuật hôm nay.
(1) Nhà Judah sẽ không mất ngôi vua: Như lời Thiên Chúa hứa cùng David, giòng dõi ông sẽ làm vua cai trị đến muôn đời. Sống trong nơi lưu đày, làm sao có vua để cai trị? Nhưng Thiên Chúa hứa: “Từ gốc tổ Jesse, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non.” Mầm non mọc lên từ gốc tổ Jesse chính là Đức Kitô, thuộc giòng tộc Jesse, cha của vua David.
(2) Đặc trưng của Đấng Thiên Sai: Tuy sinh ra như một con người; nhưng Ngài lại có uy quyền của Thiên Chúa, vì “Thần khí Đức Chúa sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và thông hiểu, thần khí mưu lược và mạnh mẽ, thần khí hiểu biết và đạo đức, thần khí kính sợ Đức Chúa.”
Bản Do-thái MT có hai lần “kính sợ Thiên Chúa;” trong khi Bản Hy-lạp LXX và Latin Vulgate thay thế “ơn đạo đức” cho một lần “kính sợ Đức Chúa.” Đấng Thiên Sai được xức dầu với bảy ơn Chúa Thánh Thần và Ngài thông ban 7 ơn này cho con người qua bí-tích Thêm Sức.
(3) Đấng Thiên Sai sẽ xét xử dân chúng trong công bình và chính trực: Biết cách xét xử đúng đắn và trung tín là hai đặc tính cần thiết của một vị anh quân; vì thế, Ngài sẽ có “đai thắt ngang lưng là đức công chính, giải buộc bên sườn là đức tín thành.” Vì thấu hiểu những gì bên trong con người, nên “Người sẽ không xét xử theo dáng vẻ bên ngoài, cũng không phán quyết theo lời kẻ khác nói, nhưng xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng, và phán quyết vô tư bênh kẻ nghèo trong xứ sở.”
1.2/ Hiệu quả là toàn dân sẽ được hưởng cảnh thái bình: Kể từ khi phạm tội trong Vườn Địa Đàng, con người càng ngày càng xa cách Thiên Chúa, tha nhân, và các tạo vật của Ngài. Lời tiên-tri của Isaiah có ý muốn nói: Khi triều đại của Đấng Thiên Sai đến, Ngài sẽ đưa vũ trụ trở về tình trạng nguyên thủy tốt lành trong Vườn Địa Đàng, khi con người chưa phạm tội, lúc đó dã thú ở chung và tùng phục con người. Tiên tri Isaiah diễn tả: “Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau, một cậu bé sẽ chăn dắt chúng. Bò cái kết thân cùng gấu cái, con của chúng nằm chung một chỗ, sư tử cũng ăn rơm như bò. Bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục, trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang.”
Khi con người hiểu biết mọi sự thật của Thiên Chúa, con người sẽ không còn theo đuổi chiến tranh, và Sion cũng như mọi nơi được hưởng hòa bình: “Sẽ không còn ai tác hại và tàn phá trên khắp núi thánh của Ta, vì sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tràn ngập đất này, cũng như nước lấp đầy lòng biển.” Lời tiên-tri Isaiah không chỉ mang lợi ích cho người Do-thái, mà còn lan tràn ra cho hết mọi dân tộc. Tất cả các quốc gia sẽ tìm kiếm để học hỏi sự thật của Thiên Chúa: “Đến ngày đó, cội rễ Jesse sẽ đứng lên làm cờ hiệu cho các dân. Các dân tộc sẽ tìm kiếm Người, và nơi Người ngự sẽ rực rỡ vinh quang.”
2/ Bài đọc II: Thiên Chúa là nguồn mạch của hiệp nhất.
2.1/ Mọi lời đã chép trong Kinh Thánh để dạy dỗ chúng ta: Nguy cơ chia rẽ luôn hiện diện với con người ở mọi nơi, mọi thời, vì bất đồng ý kiến, lợi nhuận vật chất, ham hố quyền hành, và hãnh diện cá nhân hay dân tộc. Lịch sử con người và Giáo Hội là một bằng chứng hùng hồn cho sự hiện diện của chia rẽ. Để đề phóng và hàn gắn các chia rẽ, thánh Phaolô khuyên các tín hữu nên đọc Kinh Thánh: “Quả thế, mọi lời xưa đã chép trong Kinh Thánh, đều được chép để dạy dỗ chúng ta. Những lời ấy làm cho chúng ta nên kiên trì, và khích lệ chúng ta, để nhờ đó chúng ta vững lòng trông cậy.”
Trước tiên, Kinh Thánh cung cấp cho chúng ta niềm hy vọng vào Thiên Chúa, vì Ngài là Chủ Tể trời đất và điều khiển muôn loài; không ai có thể làm hại nếu chúng ta sống theo sự thật và giữ vững niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa, và kẻ gian ác chắc chắn phải đền tội. Thứ đến, Lời Chúa giúp chúng ta kiên trì vượt qua mọi đau khổ, vì chúng ta biết đau khổ gian nan rèn luyện nhân đức. Nói cách khác, đau khổ không thể thiếu trong cuộc đời, vì đau khổ giúp chúng ta chứng tỏ niềm tin yêu của chúng ta vào Thiên Chúa. Sau cùng, Lời Chúa luôn an ủi chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, vì nó nhắc nhở chúng ta sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời.
Vì thế, thánh Phaolô cầu nguyện cho các tín hữu: “Xin Thiên Chúa là nguồn kiên trì và khích lệ, làm cho anh em được đồng tâm nhất trí với nhau, như Đức Giêsu Kitô đòi hỏi. Nhờ đó, anh em sẽ có thể hiệp ý đồng thanh mà tôn vinh Thiên Chúa, là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.”
2.2/ Anh em hãy đón nhận nhau, như Đức Kitô đã đón nhận anh em: Vì luôn có một hố sâu chia cách giữa người Do-thái và các Dân Ngoại: Người Do-thái không tin Thiên Chúa muốn cho Dân Ngoại được cứu độ, và Dân Ngoại luận tội người Do-thái đã giết Đức Kitô; thánh Phaolô phải cắt nghĩa cho cả hai bên biết họ được cứu độ là hoàn toàn do Thiên Chúa, chứ không do sự xứng đáng lãnh nhận hay công trạng của họ.
(1) Đối với người Do-thái: Đức Kitô đến để phục vụ người Do-thái là vì Thiên Chúa trung thành với lời đã hứa với các tổ phụ của họ.
(2) Đối với các Dân Ngoại: Đức Kitô đến để kêu gọi các Dân Ngoại là vì tình thương Thiên Chúa dành cho họ. Và ngài kết luận: ”Vậy, anh em hãy đón nhận nhau, như Đức Kitô đã đón nhận anh em, để làm rạng danh Thiên Chúa.”
3/ Phúc Âm: Phải sửa soạn và dọn đường mới có thể đón nhận Đấng Thiên Sai.
Không phải ai cũng có thể đón nhận Đấng Thiên Sai. Nếu ai muốn đón nhận Ngài, họ phải thanh tẩy tâm hồn sạch mọi tội lỗi và dọn đường cho thẳng, như lời của Gioan kêu gọi: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần.” Và: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.”
3.1/ Được cứu độ bằng niềm tin chân thành, chứ không chỉ danh xưng: Bấy giờ, người ta từ Jerusalem và khắp miền Judah, cùng khắp vùng ven sông Jordan, kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Jordan.
(1) Niềm tin biểu tỏ bằng hoa quả bên ngoài: Khi thấy nhiều người thuộc phái Pharisees và phái Sadducees cũng đến chịu phép rửa, ông nói với họ rằng: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối.” Chỉ dọn tâm hồn bằng hình thức bên ngoài, mà không chịu thanh tẩy tâm hồn bên trong, sẽ không tiếp nhận được Đấng Thiên Sai, vì Ngài thấu suốt tâm hồn con người và là Đấng rất mực thánh thiện.
(2) Danh xưng không giúp con người được cứu độ: Nhiều người Do-thái bị dụ dỗ để tin, họ có thể được cứu độ bằng bất cứ giá nào vì họ là con cái của tổ phụ Abraham. Gioan thẳng thắn đả phá niềm tin lầm lạc này: “Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: ‘Chúng ta đã có tổ phụ Abraham.’ Vì, tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Abraham. Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa.” Tương tự như thế cho những người tín hữu nghĩ mình có thể được cứu độ mà không cần phải ăn năn xám hối hay sống ngay lành.
3.2/ Đấng Thiên Sai sẽ làm phép rửa cho con người trong Thánh Thần và lửa: Gioan phân biệt hai phép rửa bằng nước và bằng Thánh Thần và lửa:
(1) Phép rửa của Gioan là phép rửa bằng nước để tỏ lòng ăn năn xám hối.
(2) Phép rửa của Chúa Giêsu là phép rửa bằng Thánh Thần và bằng lửa.
– Phép rửa bằng Thánh Thần: Mặc dù truyền thống Do-thái chưa có sự cắt nghĩa rõ ràng về Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa như Công Giáo sau này; nhưng họ đã có một số những quan niệm về thần khí. Trong tiếng Do-thái, họ chỉ có một danh từ “ruah” dùng chung cho thần khí, gió, và hơi thở. Gió tượng trưng cho sức mạnh hay quyền lực; khi thần khí của Thiên Chúa vào trong con người, thần khí sẽ giúp họ làm những điều mà người thường không làm nổi. Hơi thở tượng trưng cho sự sống, khi Thiên Chúa thổi hơi vào lỗ mũi của con người, Ngài làm cho con người được sống. Thần khí của Thiên Chúa cũng bao gồm 7 ơn mà chúng ta gọi là 7 ơn của Thánh Thần như trong Bài Đọc I. Thần khí sẽ giúp con người nhận ra sự thật từ những sự gian tà và giúp cho con người biết kính sợ Thiên Chúa.
– Phép rửa bằng lửa: Gioan có lẽ dùng cách khác để giải nghĩa sự hiện diện của Thánh Thần bằng cách dùng biểu tượng của lửa. Có 3 công dụng chính của lửa: lửa dùng để soi sáng như Thánh Thần giúp con người nhận ra sự thật; lửa dùng để sưởi ấm như Thánh Thần sưởi ấm con người với tình yêu Thiên Chúa; sau cùng, lửa dùng để thanh luyện con người sạch mọi tội lỗi và làm cho con người xứng đáng với Thiên Chúa. Ngoài ra, một tác dụng khác của lửa là để đốt sạch những dơ bẩn của thế gian, như cũng được diễn tả trong trình thuật hôm nay: “Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta khát vọng được Đấng Thiên Sai ngự đến, vì Ngài sẽ xóa tan mọi sợ hãi, sai lầm, và chia rẽ bất đồng. Ngài sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi tội lỗi và thánh hóa chúng ta bằng cách ban cho chúng ta 7 ơn của Thánh Thần qua bí tích Rửa Tội và Thêm Sức.
– Để có thể đón nhận Đấng Thiên Sai, chúng ta cần thật lòng ăn năn xám hối và xưng thú mọi tội lỗi. Chỉ có những người thành tâm mới có thể đón nhận Ngài. Chúng ta hãy chuẩn bị và cầu xin để Ngài ngự đến trong tâm hồn chúng ta.
SECOND SUNDAY OF ADVENTA
Readings: Isa 11:1-10; Rom 15:4-9; Mt 3:1-12.
1/ Reading I: RSV Isaiah 11:1 There shall come forth a shoot from the stump of Jesse, and a branch shall grow out of his roots. 2 And the Spirit of the Lord shall rest upon him, the spirit of wisdom and understanding, the spirit of counsel and might, the spirit of knowledge and the fear of the Lord. 3 And his delight shall be in the fear of the Lord. He shall not judge by what his eyes see, or decide by what his ears hear; 4 but with righteousness he shall judge the poor, and decide with equity for the meek of the earth; and he shall smite the earth with the rod of his mouth, and with the breath of his lips he shall slay the wicked. 5 Righteousness shall be the girdle of his waist, and faithfulness the girdle of his loins. 6 The wolf shall dwell with the lamb, and the leopard shall lie down with the kid, and the calf and the lion and the fatling together, and a little child shall lead them. 7 The cow and the bear shall feed; their young shall lie down together; and the lion shall eat straw like the ox. 8 The sucking child shall play over the hole of the asp, and the weaned child shall put his hand on the adder’s den. 9 They shall not hurt or destroy in all my holy mountains; for the earth shall be full of the knowledge of the Lord as the waters cover the sea. 10 In that day the root of Jesse shall stand as an ensign to the peoples; him shall the nations seek, and his dwellings shall be glorious.
2/ Reading II: RSV Romans 15:4 For whatever was written in former days was written for our instruction, that by steadfastness and by the encouragement of the scriptures we might have hope. 5 May the God of steadfastness and encouragement grant you to live in such harmony with one another, in accord with Christ Jesus, 6 that together you may with one voice glorify the God and Father of our Lord Jesus Christ. 7 Welcome one another, therefore, as Christ has welcomed you, for the glory of God. 8 For I tell you that Christ became a servant to the circumcised to show God’s truthfulness, in order to confirm the promises given to the patriarchs, 9 and in order that the Gentiles might glorify God for his mercy. As it is written, “Therefore I will praise thee among the Gentiles, and sing to thy name.”
3/ Gospel: RSV Matthew 3:1 In those days came John the Baptist, preaching in the wilderness of Judea, 2 “Repent, for the kingdom of heaven is at hand.” 3 For this is he who was spoken of by the prophet Isaiah when he said, “The voice of one crying in the wilderness: Prepare the way of the Lord, make his paths straight.” 4 Now John wore a garment of camel’s hair, and a leather girdle around his waist; and his food was locusts and wild honey. 5 Then went out to him Jerusalem and all Judea and all the regions about the Jordan, 6 and they were baptized by him in the river Jordan, confessing their sins. 7 But when he saw many of the Pharisees and Sadducees coming for baptism, he said to them, “You brood of vipers! Who warned you to flee from the wrath to come? 8 Bear fruit that befits repentance, 9 and do not presume to say to yourselves, `We have Abraham as our father’; for I tell you, God is able to raise up from these stones children to Abraham. 10 Even now the axe is laid to the root of the trees; every tree therefore that does not bear good fruit is cut down and thrown into the fire. 11 “I baptize you with water for repentance, but he who is coming after me is mightier than I, whose sandals I am not worthy to carry; he will baptize you with the Holy Spirit and with fire. 12 His winnowing fork is in his hand, and he will clear his threshing floor and gather his wheat into the granary, but the chaff he will burn with unquenchable fire.”
________________________________________
I. THEME: The Messiah is the source of people’s happiness.
People in every generation desire to know the truth, to unite with each other and to have peace; but they are surrounded by lies, wars, separation and death. People should not be discouraged and losing hope because God promised with them from the beginning that He shall give them the Messiah who is the source of all happiness. He has all the gifts to help people to fight against sins and to grow in holiness. Moreover, he shall fight with them and govern them in love and peace.
Today readings concentrate on the gifts which the Messiah shall bring for humankind. In the first reading, the prophet Isaiah foretold about the Messiah’s earthly origin. He shall be equipped with the Holy Spirit’s gifts to judge and to govern people in justice and love. He shall restore for people the original justice which they lost through the original sin. In the second reading, St. Paul said the Messiah shall wipe out all differences and separation so people could live with each other in unity and peace. In the Gospel, John Baptist spent all his time to prepare for people to receive the Messiah. According to him, the condition to receive the Messiah is the sincerely contrite. He also said that the Messiah shall baptize people with the Holy Spirit and fire to take away sins and to sanctify them.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “The earth shall be full of the knowledge of the Lord as the waters cover the sea.”
1.1/ God promised to give humankind the Messiah: To understand the Isaiah’s prophecy, one needs to understand the historical circumstance of his life. The Judah’s kingdom gradually declined because the kings turned their back to God and chased after foreign gods and treated people maliciously. As a result, their kingdom was completely destroyed by the year of 587 B.C. by the Babylon king; the Judah’s king, his officers and many people were on exile to Babylon. It seemed to be the end of the kingship according to Davidic lineage. It is in this historical background that the prophet Isaiah lighted up the hope for the house of Judah and the people. There are three things which God promises to people in today passage.
(1) Judah shall not lose the crown: God promised to David that his descendants shall continue to govern Israel forever; but when their country was lost and all people lived on exile, how could that promise be fulfilled in such situation? But God said through the prophet Isaiah, “There shall come forth a shoot from the stump of Jesse, and a branch shall grow out of his roots.” A shoot from Jesse’ stump, David’s father, is Christ, the Messiah. He belongs to David’s lineage; and he shall rule not only Judah, but also all people of the world forever.
(2) The Messiah’s characters: Though is born like a man; but he has God’s power, because “the Spirit of the Lord shall rest upon him, the spirit of wisdom and understanding, the spirit of counsel and might, the spirit of knowledge and piety. And his delight shall be in the fear of the Lord.” The MT has “the fear of the Lord” twice; while the LXX and Vulgate have “piety” in place of one “fear of the Lord.” The Messiah is anointed with the Holy Spirit’s seven gifts and gives them to his people through the sacraments of Baptism and Confirmation.
(3) The Messiah shall judge people in righteousness and faithfulness: To judge right and to be faithful are two important characters of a good king. The Messiah has these two important virtues, according to Isaiah, “Righteousness shall be the girdle of his waist, and faithfulness the girdle of his loins.” Since he can understand what are inside human beings, so, “He shall not judge by what his eyes see, or decide by what his ears hear; but with righteousness he shall judge the poor, and decide with equity for the meek of the earth; and he shall smite the earth with the rod of his mouth, and with the breath of his lips he shall slay the wicked.”
1.2/ All people shall enjoy peace: From the time when Adam and Eve committed their sins in the Garden, people become alienated from God, others and His creatures. The Isaiah’s prophecy wants to say that when the Messiah comes, he shall bring people back to the original justice which they had when they didn’t commit their sins yet. At that time, all animals lived with and obeyed people. The prophet described this original state as followings, “The wolf shall dwell with the lamb, and the leopard shall lie down with the kid, and the calf and the lion and the fatling together, and a little child shall lead them. The cow and the bear shall feed; their young shall lie down together; and the lion shall eat straw like the ox. The sucking child shall play over the hole of the asp, and the weaned child shall put his hand on the adder’s den.”
When people understand all God’s truth, they shall no longer pursue wars; then Zion and all places shall enjoy peace, as the prophet said, “They shall not hurt or destroy in all my holy mountains; for the earth shall be full of the knowledge of the Lord as the waters cover the sea.” This prophecy isn’t limited for the Jews but also is extended to all nations. All of them shall come and learn the truth of God according to Isaiah’s words, “In that day the root of Jesse shall stand as an ensign to the peoples; him shall the nations seek, and his dwellings shall be glorious.”
2/ Reading II: Christ is the source of unity.
2.1/ The Scriptures were written to educate people: The danger of separation is always present with people at all times and in all generations due to different thinking, material gain, power thirsting, and individual or national pride. The history of humankind and the Church are living examples of the separation. To prevent and to heal it, St. Paul advised his faithful to read the scriptures, “For whatever was written in former days was written for our instruction, that by steadfastness and by the encouragement of the scriptures we might have hope.”
First of all, the scriptures provide us to have hope in God because He is the Lord of the heaven and earth and controls everything; no one can harm us if we live according to the truth and hold firm to our faith, whoever does it, he shall have to pay a dearly price. Secondly, the scriptures help us to overcome all sufferings because we know sufferings are needed to practice virtues. In other words, sufferings can’t be lacked in our life because they help us to show our faith and love for God. Finally, the scriptures always console us in all trials and sufferings, because they remind us of God’s presence in our life. Therefore, St. Paul prayed for his faithful, “May the God of steadfastness and encouragement grant you to live in such harmony with one another, in accord with Christ Jesus, that together you may with one voice glorify the God and Father of our Lord Jesus Christ.”
2.2/ People must receive each other as Christ received them: There exists a deep enmity between the Jews and the Gentiles. Many Jews don’t think the Gentiles can be saved by God. The Gentiles hate the Jews for their exclusive thinking; many Gentiles condemned the Jews for their murder of Christ. St. Paul explained for both of them to understand that they are saved completely by believing in Christ, not by their worthy or merit. He said:
(1) To the Jews: Christ came to serve them because God is faithful to the promise with their forefathers.
(2) To the Gentiles: Christ came to call the Gentiles because of God’s love for them. And St. Paul concluded, “Welcome one another, therefore, as Christ has welcomed you, for the glory of God.”
3/ Gospel: People must be prepared in order to receive the Messiah.
Not everyone can receive the Messiah. Whoever wants to receive him, they must repent from their sins and make straight their way, as John Baptist demanded, “Repent, for the kingdom of heaven is at hand… Prepare the way of the Lord, make his paths straight.””
3.1/ People are saved by their sincere faith, not only in name.
Matthew reported that many people, from Jerusalem and all Judea and all the regions about the Jordan came to John Baptist. They confessed their sins and were baptized by him in the river Jordan.
(1) Faith is known by outside deeds: When he saw many of the Pharisees and Sadducees coming for baptism, he said to them, “You brood of vipers! Who warned you to flee from the wrath to come? Bear fruit that befits repentance.” Whoever prepares himself only by outside ceremony and doesn’t repent from his sins, shall not receive the Messiah because he can see through his mind and heart and he is holy.
(2) Name shall not help people to receive salvation: Many Jews misunderstood that they can be saved at all cost because they are Abraham’s descendants. John Baptist forceful rejected this belief and said, “Do not presume to say to yourselves, `We have Abraham as our father’; for I tell you, God is able to raise up from these stones children to Abraham. Even now the axe is laid to the root of the trees; every tree therefore that does not bear good fruit is cut down and thrown into the fire.” Similar thing shall happen to the faithful who think they can be saved without a sincere repentance and living a good life.
3.2/ The Messiah shall baptize people in spirit and fire.
John Baptist made a differentiation between the two baptisms: by water and by the Holy Spirit and fire:
(1) His baptism in water to show people’s repentance of sins.
(2) Jesus’ baptism in the Holy Spirit and fire to take away people’s sins and to sanctify them with the Holy Spirit’s gifts.
– Baptism in the Holy Spirit: Though the Jewish tradition had no clear explanation about the Holy Spirit as the third person of the Trinity as the Catholic tradition, but they had some conception about the spirit. In Jewish language, there is only one noun, ruah, for spirit, wind and breath. For examples, wind is the symbol of strength or power. When God’s spirit descends upon men, they can do things which a normal person can’t do. Breath is the symbol of life; when God breathes into Adam’s nostril, he becomes a living man; when God withdraws his breath, he shall be died. When people are baptized in the Holy Spirit, they shall receive the Holy Spirit’s seven gifts as described in the first reading. The Holy Spirit shall sanctify the believers and help them to recognize the truth from all falsities and to revere God.
– Baptism in fire: Matthew may use another way to explain the Holy Spirit’s presence by using the symbol of fire. There are three main uses of fire: First of all, fire is used to shine as the Holy Spirit enlightens people to recognize the truth. Secondly, fire is used to warm up as the Holy Spirit warms up people with God’s love. Lastly, fire is used to purify all dirties from a metal, as also described in today passage, “His winnowing fork is in his hand, and he will clear his threshing floor and gather his wheat into the granary, but the chaff he will burn with unquenchable fire.”
III. APPLICATION IN LIFE:
– We are thirsting for the Messiah’s coming and remaining in our soul because he shall wipe out all our fear, falsities and separation. He shall wipe out all of our sins and sanctify us by the Holy Spirit’s seven gifts.
– In order to receive the Messiah, we need to truly repent and to confess all of our sins. Only sincere people can receive him. Let prepare our souls and ask him to come and to remain with us forever.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP