Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Tư Tuần 19 TN1, Năm lẻ.

Thứ Tư Tuần 19 TN1, Năm lẻ.
Bài đọc: Deut 34:1-12; Mt 18:15-20.

1/ Bài đọc I:1 Từ đồng bằng Mô-áp, ông Mô-sê lên núi Nơ-vô, tới Pít-ga, đối diện với Giê-ri-khô, và ĐỨC CHÚA cho ông xem thấy tất cả miền đất: miền Ga-la-át cho đến Đan,2 tất cả Náp-ta-li, miền đất Ép-ra-im và Mơ-na-se, tất cả miền đất Giu-đa cho đến Biển Tây,3 miền Ne-ghép, vùng sông Gio-đan, thung lũng Giê-ri-khô là thành Chà Là, cho đến Xô-a.4 ĐỨC CHÚA phán với ông: “Đây là miền đất Ta đã thề hứa với Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp, khi nói: “Ta sẽ ban đất ấy cho dòng dõi ngươi. Ta đã cho ngươi thấy tận mắt, nhưng ngươi sẽ không được qua đó.”5 Ông Mô-sê, tôi trung của ĐỨC CHÚA, qua đời tại đó, trong đất Mô-áp, theo lệnh ĐỨC CHÚA.6 Ông được mai táng trong thung lũng, ở miền đất Mô-áp, đối diện với Bết Pơ-o. Cho đến ngày hôm nay, không ai biết mộ ông ở đâu.7 Khi chết, ông Mô-sê thọ một trăm hai mươi tuổi, mắt không mờ, khí lực không giảm.8 Con cái Ít-ra-en khóc ông Mô-sê trong đồng bằng Mô-áp ba mươi ngày; rồi những ngày than khóc thọ tang ông Mô-sê chấm dứt.9 Ông Giô-suê, con ông Nun, đã được đầy thần khí khôn ngoan, vì ông Mô-sê đã đặt tay trên ông. Con cái Ít-ra-en nghe ông và làm như ĐỨC CHÚA đã truyền cho ông Mô-sê.10 Trong Ít-ra-en, không còn xuất hiện một ngôn sứ nào như ông Mô-sê, người mà ĐỨC CHÚA biết rõ, mặt giáp mặt.11 ĐỨC CHÚA đã sai ông thực hiện mọi điềm thiêng dấu lạ tại nước Ai-cập, phạt Pha-ra-ô cùng tất cả bề tôi và cả nước.12 Ông Mô-sê đã biểu dương tất cả sức mạnh bàn tay ông và gây tất cả nỗi kinh hoàng lớn lao trước mắt toàn thể Ít-ra-en.

2/ Phúc Âm: 15 “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em.16 Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân.17 Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.18 “Thầy bảo thật anh em: dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy.
19 “Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho.20 Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ.”
________________________________________

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Chiều kích cộng đoàn phải đặt trên chiều kích cá nhân.
Thiên Chúa không sống một mình, Ngài hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa, với thiên thần, và với con người. Thiên Chúa có dư uy quyền để làm tất cả mọi sự; nhưng Ngài chọn để cộng tác với tất cả trong chương trình cứu độ của Ngài. Nếu Thiên Chúa chú trọng chiều kích cộng đoàn hơn chiều kích cá nhân, con người cũng phải làm như thế.
Các Bài Đọc hôm nay đều muốn nêu bật tính cộng đoàn trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, tác giả Sách Đệ Nhị Luật nêu bật sự hy sinh và lãnh đạo của ông Moses trong việc đưa dân Chúa ra khỏi đất nô lệ của Ai-cập và vào Đất Hứa. Moses đã hoàn tất sứ vụ Thiên Chúa trao và trước khi qua đời, ông đã chuyển giao sứ vụ cho ông Joshua như ý Thiên Chúa muốn, để đưa dân vào Đất Hứa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đưa ra một số điều phải làm để bảo vệ và lãnh đạo cộng đoàn: sửa lỗi huynh đệ, quyền cầm buộc và tháo cởi, và những giờ cầu nguyện chung.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Thiên Chúa gởi mỗi nhà lãnh đạo tới để hoàn tất một phần của chương trình cứu độ.
1.1/ Ông Moses hoàn tất trách nhiệm Thiên Chúa trao phó: Theo sự quan phòng của Thiên Chúa: những gì Thiên Chúa hứa, Ngài sẽ thực hiện; khi nào Ngài sẽ thực hiện, không ai biết được thời gian. Lịch sử cứu độ là bằng chứng của điều này. Ông Abraham không sống trên đời để nhìn thấy ngày con cháu của ông “đông như sao trên trời và như cát dưới biển” như ngày nay. Chúa Giêsu không sống trên dương gian đến ngày nhìn thấy Tin Mừng lan ra đến tận cùng bờ cõi trái đất. Và trong trình thuật hôm nay, Moses không sống để đưa con cái Israel vào miền đất mà Thiên Chúa hứa sẽ đem dân vào khi ông đưa dân ra khỏi Ai-cập; mặc dù Thiên Chúa đã đem ông lên núi Nebo để nhìn thấy trước vùng Đất Hứa này. Thiên Chúa dùng mỗi nhà lãnh đạo trong một thời gian, để thực thi một phần Kế Hoạch Cứu Độ của Ngài cho nhân loại.
1.2/ Con cái Israel nhìn lại cuộc đời ông Moses: Nước chảy đá mòn; để hoàn tất sứ vụ Thiên Chúa trao, ông Moses đã phải hy sinh đời mình cho con cái Israel đến hơi thở cuối cùng. Con cái Israel than khóc cái chết của ông Moses một phần vì hối hận đã đối xử không tốt với ông khi ông đồng hành với họ suốt 40 năm trong sa mạc, một phần vì thương tiếc cho ông đã không sống để được hưởng kết quả mà ông đã vất vả thực hiện.
Ông Moses phải là mẫu gương cho các nhà lãnh đạo tinh thần: Mục đích của việc lãnh đạo là hoàn tất ý định của Thiên Chúa, chứ không phải để mưu cầu lợi ích cho bản thân mình. Những điều họ làm cho dân chúng không luôn được định giá và mang đến kết quả ngay, nhiều khi phải chờ đến lúc tạm biệt ra đi hay lúc chết, dân chúng mới nhìn thấy và ghi ơn những gì họ đã làm cho dân. Con cái Israel nhận ra tất cả những gì ông Moses đã làm cho họ:
+ Ông Moses đã chuẩn bị cho họ có nhà lãnh đạo mới: “Ông Joshua, con ông Nun, đã được đầy thần khí khôn ngoan, vì ông Moses đã đặt tay trên ông. Con cái Israel nghe ông và làm như Đức Chúa đã truyền cho ông Moses.” Sự nối tiếp giữa Moses và Joshua có thể so sánh với sự nối tiếp sứ vụ tiên tri giữa Elijah và Elisha. Việc đặt tay có ý muốn nói lên sự chuyển thông thần khí (spirit); đồng thời với việc chuyển giao sứ vụ.
+ Ông Moses là ngôn sứ cao trọng nhất: “Trong Israel, không còn xuất hiện một ngôn sứ nào như ông Moses, người mà Đức Chúa biết rõ, mặt giáp mặt.” Có nhiều ngôn sứ trong lịch sử Israel; nhưng họ chỉ được nghe tiếng của Thiên Chúa trong giấc mơ hay trong thị kiến, chỉ có ông Moses được đàm đạo với Thiên Chúa mặt đối mặt mà không phải chết.
2/ Phúc Âm: Hiệp nhất trong cộng đoàn
2.1/ Cách sửa lỗi anh/chị/em: Sửa lỗi người khác là một việc rất tế nhị, nhưng phải làm vì lợi ích của cộng đoàn. Để việc sửa lỗi có kết quả, Chúa Giêsu dạy chúng ta phải theo cẩn thận tiến trình như sau:
(1) Giữa hai người mà thôi: “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em.” Hai điều Chúa muốn chúng ta lưu ý: Thứ nhất, hầu hết chúng ta thường sửa lỗi đương sự trước mặt người thứ ba. Làm như thế sẽ không có kết quả hay đưa đến kết quả ngược lại điều chúng ta mong muốn, vì theo tâm lý chung, không ai muốn bị sửa lỗi trước mặt người khác, nhất là người đó lại là người thân thiết với đương sự. Thứ hai, mục đích của việc sửa lỗi là chinh phục đương sự, không phải là để thỏa mãn tính nóng giận.
(2) Sự thật được chứng minh bởi hai hay ba nhân chứng: “Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân.” Đây là điều rất khôn ngoan vì nó giúp cho cả hai tránh được cái nhìn chủ quan. Hầu hết các tòa án trong mọi quốc gia đều dựa vào lời của hai hoặc ba nhân chứng.
(3) Can thiệp của cộng đoàn: “Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.” Cộng đoàn có thể là gia đình, đoàn thể, dòng tu, hay Giáo Hội. Đây chỉ là giải pháp sau cùng để bảo vệ lợi ích của cộng đoàn và tránh gương mù. Người ngoại hay người thu thuế là người không biết hay coi thường Lề Luật của Thiên Chúa. Tuy vậy, vẫn phải tha thứ khi họ biết ăn năn trở lại.
2.2/ Thiên Chúa hiện diện giữa cộng đoàn: Dĩ nhiên, chúng ta không phủ nhận việc Thiên Chúa cũng hiện diện trong cá nhân; nhưng sự hiện diện của Ngài trong cộng đoàn có một thứ tự ưu tiên hơn. Chúa Giêsu đưa ra hai ví dụ để chứng minh sự hiện diện của Thiên Chúa trong cộng đoàn:
(1) Quyền cầm buộc và tháo cởi: “Thầy bảo thật anh em: dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy.” Trước tiên, quyền này áp dụng cho sự thật; chứ không cho sự sai lầm vì Thiên Chúa là sự thật. Thứ hai, Chúa muốn nhắc nhở những tội nhân: tuy họ chưa thấy những hậu quả xảy ra đời này, nhưng không có nghĩa họ có thể tránh được ở đời sau. Sau cùng, Giáo Hội dùng quyền này cho Bí-tích Hòa Giải, để tội nhân có thể làm lại cuộc đời.
(2) Hiệp nhất trong lời cầu nguyện: “Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ.” Lời hứa này không có nghĩa tất cả những gì con người cầu xin đều được Thiên Chúa chấp nhận. Để được Thiên Chúa nhận lời, con người phải tránh những lời cầu xin ích kỷ hay có hại cho người khác, mà là những lời đẹp lòng Thiên Chúa và sinh ích cho tha nhân. Thứ đến, khi Thiên Chúa nhận lời, không có nghĩa người xin sẽ được đúng điều mình mong muốn. Thiên Chúa biết điều tốt lành, Ngài sẽ ban những gì tốt lành cho tương lai con người. Sau cùng, Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh việc hiện diện của Ngài ngay cả khi ít người, chứ không phải chỉ những nơi có đông người tụ họp.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Thiên Chúa không bao giờ muốn con người sống riêng lẻ. Ngài muốn con người sống quây quần thành đoàn thể, và chúc lành cho các công việc của cộng đoàn.
– Mỗi khi có xung đột quyền lợi, chúng ta phải luôn luôn đặt quyền lợi của cộng đoàn lên trên lợi ích của cá nhân trong việc lãnh đạo, sửa lỗi, hay cầu nguyện.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Wednesday in the nineteenth week of the Ordinary Time1
Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
WEDNESDAY OF THE 19 OT1

Readings: Deut 34:1-12; Mt 18:15-20.
1/ First Reading: RSV Deuteronomy 34:1 And Moses went up from the plains of Moab to Mount Nebo, to the top of Pisgah, which is opposite Jericho. And the Lord showed him all the land, Gilead as far as Dan, 2 all Naphtali, the land of Ephraim and Manasseh, all the land of Judah as far as the Western Sea, 3 the Negeb, and the Plain, that is, the valley of Jericho the city of palm trees, as far as Zoar. 4 And the Lord said to him, “This is the land of which I swore to Abraham, to Isaac, and to Jacob, `I will give it to your descendants.’ I have let you see it with your eyes, but you shall not go over there.” 5 So Moses the servant of the Lord died there in the land of Moab, according to the word of the Lord, 6 and he buried him in the valley in the land of Moab opposite Bethpeor; but no man knows the place of his burial to this day. 7 Moses was a hundred and twenty years old when he died; his eye was not dim, nor his natural force abated. 8 And the people of Israel wept for Moses in the plains of Moab thirty days; then the days of weeping and mourning for Moses were ended. 9 And Joshua the son of Nun was full of the spirit of wisdom, for Moses had laid his hands upon him; so the people of Israel obeyed him, and did as the Lord had commanded Moses. 10 And there has not arisen a prophet since in Israel like Moses, whom the Lord knew face to face, 11 none like him for all the signs and the wonders which the Lord sent him to do in the land of Egypt, to Pharaoh and to all his servants and to all his land, 12 and for all the mighty power and all the great and terrible deeds which Moses wrought in the sight of all Israel.
2/ Gospel: RSV Matthew 18:15 “If your brother sins against you, go and tell him his fault, between you and him alone. If he listens to you, you have gained your brother. 16 But if he does not listen, take one or two others along with you, that every word may be confirmed by the evidence of two or three witnesses. 17 If he refuses to listen to them, tell it to the church; and if he refuses to listen even to the church, let him be to you as a Gentile and a tax collector. 18 Truly, I say to you, whatever you bind on earth shall be bound in heaven, and whatever you loose on earth shall be loosed in heaven. 19 Again I say to you, if two of you agree on earth about anything they ask, it will be done for them by my Father in heaven. 20 For where two or three are gathered in my name, there am I in the midst of them.”
________________________________________
I. THEME: The communal must be put above individual dimension.
God doesn’t live alone; He communicates with other two persons of the Holy Trinity, the angels and the human beings. God has power to do all things; but He chooses others to co-operate with Him in His plan of salvation. If God pays attention more to the communal than to the individual dimension, human beings must also do the same.
Today readings want to emphasize the communal dimension in God’s plan of salvation. In the first reading, the author of the Book of Deuteronomy emphasized Moses’ sacrifice and guidance in leading God’s people from the Egyptians’ slavery land to the Promise Land. Moses fulfilled God’s given mission; and before passing away, he hands his leading mission to Joshua as God’s will so he could lead the Israelites to the Promise Land. In the Gospel, Jesus gives some important things which people need to do to protect and to guide the community such as: fraternal correction, holding and forgiving of one’s sin and communal prayers.

II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “God sends each leader to fulfill a part of His plan of salvation.”

1.1/ Moses fulfilled God’s given duty: According to God’s providence, whatever God promises He shall achieve; when He achieves, no one knows the time. The history of salvation is a proof of this. Abraham didn’t live in this world to see his descendants to be “as many as stars in heaven or sand at the seashore” as they are today. Jesus didn’t live in this world to see his Gospel to extend to the end of the earth. And in today passage, Moses shall not live to guide the Israelites into the Promise Land which God promises to their patriarchs, though God leads him on Mount Nebo of Moab so he could see this Promise Land. God uses each leader in a certain time to do a part of His plan of salvation for humankind.

1.2/ The Israelites looked back at Moses’ life: In order to complete God’s given mission, Moses sacrificed all of his life for the Israelites until the last moment of his life. The Israelites wept and lamented Moses’ death partly because they are regretted of their maltreatment to him when he accompanied them during their forty years in the desserts, partly because they are sorry for him of not living long enough to see the result which he sacrificed his whole life to achieve.
Moses must be the exemplar for all spiritual leaders. The purpose of leadership is to fulfill God’s will, not to accumulate benefits for the leaders. What they did for people aren’t always be recognized, appreciated or had result instantly; sometimes they must wait until they have to leave them or to pass away, people shall look back to recognize and to appreciate what they have done for them. The Israelites finally recognized and appreciated all things which Moses has done for them when he passed away.
(1) Moses prepared for the Israelites a new leader: A responsible leader is the one who cares for people not only in the presence but also for their future by grooming a good leader to replace him. Moses prepared for the Israelites a good leader according to what is written in today passage, “And Joshua the son of Nun was full of the spirit of wisdom, for Moses had laid his hands upon him; so the people of Israel obeyed him, and did as the Lord had commanded Moses.” The transition between Moses and Joshua can be compared with the transition between two prophets Elijah and Elisha. The laying of hands wants to emphasize that the communication of spirit is happened the same time with the handing of the mission.
(2) Moses is the most important prophet: The author of the Book of Deuteronomy has a high regard for Moses when he said, “There has not arisen a prophet since in Israel like Moses, whom the Lord knew face to face,none like him for all the signs and the wonders which the Lord sent him to do in the land of Egypt, to Pharaoh and to all his servants and to all his land,and for all the mighty power and all the great and terrible deeds which Moses wrought in the sight of all Israel.”
There were many prophets in the Old Testament, but they could only hear God’s word in their dreams or visions; only Moses could converse with God face-to-face without dying. The prophet Elijah could do many wonderful signs, but can’t be compared with Moses, both the amount of signs and the mighty power.

2/ Gospel: The unity in a community

2.1/ Fraternal correction: Correcting others is a very delicate issue and must be done due to the benefits of the community and the individual violator. In order for the correction to bear fruits, Jesus teaches us to carefully follow this process:
(1) First, between only the two related persons: Jesus said, “If your brother sins against you; go and tell him his fault, between you and him alone. If he listens to you, you have gained your brother.” Two things Jesus wants us to pay attention in this sentence. First, correction must be done between the two related persons, the violator and the violated. Most of the time, we corrected the violator through or under the presence of others. Doing at such shall have no result or the unwanted result, because no one wants to be corrected before others, especially before their intimate or relatives. Secondly, the purpose of correction isn’t about to satisfy our anger, but to gain a brother or a sister.
(2) Next, bringing two or three witnesses: Jesus continues, “But if he does not listen, take one or two others along with you, that every word may be confirmed by the evidence of two or three witnesses.” This is a wise thing to do because it helps both members to avoid their subjective views. Two or three witnesses are enough to conclude something is true. Most of the worldly courts use two or three witnesses to judge their people.
(3) Lastly, before the whole community: Jesus continues, “If he refuses to listen to them, tell it to the church; and if he refuses to listen even to the church, let him be to you as a Gentile and a tax collector.” The “ekklesia” in Greek can be any gathering of people, so it can be a family, a community or the Church. This is the last step to solve a problem to safeguard the common good and to avoid setting a “bad example” for a community. A Gentile and a tax collector are those who don’t know or disregard God’s law. However, we must be ready to forgive them when they repent.

2.2/ God presents in the midst of a community: We don’t deny God’s presence in an individual but His presence in a community must take precedence and have the priority. Jesus gives two examples to illustrate God is always presence in a community.
(1) The right to bind and to loose one’s sin: Jesus said, “Truly, I say to you, whatever you bind on earth shall be bound in heaven, and whatever you loose on earth shall be loosed in heaven.” First of all, this right is used for the truth, not for the falsity because God is the truth. Secondly, Jesus wants to remind sinners that though they don’t see yet the result in this world, it isn’t meant that they can avoid it in the next life. Lastly, the Church uses this right for the sacrament of Reconciliation to forgive sins so sinners could begin a new life.
(2) Unity in prayers: Jesus said, “Again I say to you, if two of you agree on earth about anything they ask, it will be done for them by my Father in heaven.For where two or three are gathered in my name, there am I in the midst of them.” This promise doesn’t mean all things which people ask shall be guaranteed by God. In order to be heard, people must avoid selfish requests or those which cause damages for others; but those please God and bring benefits for others. Next, when God hears their prayer, it isn’t meant the petitioners shall receive exactly what they desire. Only God knows what is good and He shall give what is good for their future. Lastly, Jesus wants to emphasize God’s presence even in a group of two or three people, not only in a big gathering.

III. APPLICATION IN LIFE:
– God never wants people to live by themselves; He wants people to live in community and blesses all things which they do together.
– When there is a conflict of right, we must always put the common good over our individual good, whether in leading, correcting or praying.