Chủ Nhật Mình Máu Chúa, Năm C
Bài đọc: Gen 14:18-20; 1 Cor 11:23-26; Lk 9:11b-17.
1/ Bài đọc I: 18 Ông Men-ki-xê-đê, vua thành Sa-lem, mang bánh và rượu ra; ông là tư tế của Thiên Chúa Tối Cao.
19 Ông chúc phúc cho ông Áp-ram và nói: “Xin Thiên Chúa Tối Cao, Đấng dựng nên trời đất, chúc phúc cho Áp-ram!
20 Chúc tụng Thiên Chúa Tối Cao, Đấng đã trao vào tay ông những thù địch của ông! “
Rồi ông Áp-ram biếu ông Men-ki-xê-đê một phần mười tất cả chiến lợi phẩm.
2/ Bài đọc II: 23 Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh,
24 dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.”
25 Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: “Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.”
26 Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết.
3/ Phúc Âm: 11 Khi ấy Chúa Giêsu nói với họ về Nước Thiên Chúa và chữa lành những ai cần được chữa.
12 Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Đức Giê-su thưa Người rằng: “Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây, tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng.”
13 Đức Giê-su bảo: “Chính anh em hãy cho họ ăn.” Các ông đáp: “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá, trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này.”
14 Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông. Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Anh em hãy bảo họ ngồi thành từng nhóm khoảng năm mươi người một.”
15 Các môn đệ làm y như vậy, và bảo mọi người ngồi xuống.
16 Bấy giờ Đức Giê-su cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông.
17 Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Bí-tích Thánh Thể diễn tả tình yêu Thiên Chúa dành cho con người.
Bí tích Thánh Thể và bí tích Truyền Chức không thể tách rời nhau và là hai tặng phẩm vô giá Thiên Chúa đã chuẩn bị cho con người từ xa xưa, vì yêu thương con người.
Các bài đọc hôm nay muốn nêu bật nguồn gốc và mục đích của hai bí tích này. Trong bài đọc thứ nhất, tác giả Sách Khởi Nguyên đề cập đến một nhân vật kỳ lạ là Melchizedek xuất hiện mang theo bánh và rượu để ra đón Abraham chiến thắng trở về. Không ai biết Melchizedek là ai cho đến khi tác giả Thư Do-thái dùng phương pháp “midrash” nối kết với Thánh Vịnh 110, để tuyên bố: Đức Kitô chính là Melchizedek Thiên Chúa đã chuẩn bị từ thời tổ phụ Abraham để làm Thượng Tế cứu thoát con người khỏi tội nhờ lễ vật Ngài dâng trên đồi Golgotha một lần là đủ, và giờ đây chúng ta vẫn còn tái diễn mỗi ngày trong các nhà thờ để hưởng nhờ hiệu quả của biến cố đó. Trong bài đọc II, thánh Phaolô truyền lại những gì Ngài đã tiếp nhận được nơi Đức Kitô cho các tín hữu Corintô về “bữa tiệc tình yêu.” Đây là trình thuật đầu tiên chúng ta biết được (Thư Corintô I có trước các Sách Tin Mừng) và các cộng đoàn đầu tiên đã trung thành cử hành mỗi khi hội họp để tưởng nhớ Đức Kitô và loan truyền Cuộc Khổ Nạn của Ngài. Trong Phúc Âm, tuy Đức Kitô chính thức thiết lập hai bí tích Thánh Thể và Truyền Chức trong Bữa Tiệc Ly; nhưng các động tác chính của bí tích Thánh Thể: “cầm lấy bánh, ngước mắt lên trời, tạ ơn, bẻ ra, và trao cho các môn đệ” đã có từ khi Chúa Giêsu làm phép lạ nuôi 5,000 người ăn.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Bí tích Thánh Thể và chức tư tế
Tác giả Thư Do-thái dùng phương pháp midrash (tra chữ Melchizedek) để xác định Melchizedek chính là Đức Kitô. Ngài là Thượng Tế Tối Cao và muôn đời theo phẩm trật Melchizedek. Tác giả dùng hai trình thuật chính:
1.1/ Sáng Thế Ký 14:18-20: Melchizedek không cha, không mẹ có nghĩa Ngài không có nguồn gốc thế gian và là tư tế của Thiên Chúa đến muôn đời. Tên Do-thái của Melchizedek có nghĩa “Vua công chính.” Ngài đang làm vua thành Salem có nghĩa là “thành bình an.” Hầu hết các học giả đều đồng nhất thành này với thành Jerusalem hiện giờ. Ông mang bánh và rượu ra để chỉ bữa ăn giao ước với Abraham. Ông chúc phúc cho Abram và nói: “Xin Thiên Chúa Tối Cao, Đấng dựng nên trời đất, chúc phúc cho Abram! Chúc tụng Thiên Chúa Tối Cao, Đấng đã trao vào tay ông những thù địch của ông!” Ông Melchizedek phải quyền thế hơn Abram, vì ông chúc phúc cho Abram và lãnh nhận “một phần mười tất cả chiến lợi phẩm” từ Abram.
1.2/ Thánh Vịnh 110:1-4: Thánh Vịnh này được làm bởi vua David và nói về ngày đăng quang của Đức Kitô như sau: Sấm ngôn của Đức Chúa ngỏ cùng Chúa Thượng tôi: “Bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt làm bệ dưới chân con.” Từ Sion, Đức Chúa sẽ mở rộng quyền vương đế của Ngài: Giữa lòng địch quân, xin Ngài làm bá chủ. Đức Chúa phán bảo rằng: “Ngày đăng quang con nắm quyền thủ lãnh, vẻ huy hoàng rực rỡ tựa thần linh. Ngay trước lúc hừng đông xuất hiện, tự lòng Cha, Cha đã sinh ra Con.” Đức Chúa đã một lần thề ước, Người sẽ chẳng rút lời, rằng: “Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm trật Melchizedek.”
Có rất nhiều điểm trùng hợp giữa hai trình thuật mà tác giả Thư Do-thái nêu lên: Đức Kitô là Thượng Tế đến muôn đời theo phẩm trật Melchizedek, chứ không phải là Thượng Tế theo phẩm trật Aaron hay Levi, được thiết lập ít nhất 430 năm sau Abraham. Chức tư tế của Đức Kitô được làm bởi lời thề của Thiên Chúa cao trọng hơn chức tư tế theo dòng dõi Levi, cha truyền con nối. Lễ vật của Đức Kitô cao trọng hơn lễ vật của tư tế dâng hằng ngày hay Thượng Tế dâng mỗi năm một lần. Ngài chỉ dâng một lần là đủ vì Ngài dâng chính máu của Ngài chứ không phải máu của các con vật… (x/c Thư Do Thái, chương 7-8) Nói tóm, Đức Kitô là Thượng tế của giao ước mới, hoàn hảo hơn giao ước cũ. Ngài đến để hủy bỏ toàn bộ chức tư tế cũ và lễ vật hy sinh của giao ước cũ.
1.3/ Qumran 11Q13: Đây là tài liệu khám phá tại Qumran, hang 11, nói về nhân vật Melchizedek như sau:
“Ông sẽ xuất hiện trong Năm Thánh sau cùng. Melchizedek sẽ trả lại cho dân chúng những gì thuộc về họ. Ông sẽ công bố cho họ Năm Thánh, và sẽ giải phóng họ khỏi nợ nần và tất cả các tội của họ. Bắt đầu Năm Thánh, Ông sẽ công bố chiếu chỉ này; sau đó đến Ngày Xá Tội (sau giai đoạn thứ 10 của Năm Thánh), Ông sẽ đền tội cho tất cả các “con của ánh sáng” và những người được tiền định cho Melchizedek. Vì đây là thời gian ấn định là “Năm hồng ân của Melchizedek.” Bằng quyền năng, Ông sẽ xét xử dân thánh của Thiên Chúa và sẽ thiết lập một vương quốc công chính, như đã được viết về ông trong Thánh Vịnh: “Một nhân vật giống như Đức Chúa đã thay thế Ngài trong công hội của Thiên Chúa; giữa các sứ thần, ông phân xử” (Psa 82:1). Kinh Thánh cũng nói về ông: “Hãy nhận chỗ cao nhất trên Trời: Một thiên sứ? sẽ phân xử con người” (Psa 7:7-8). Melchizedek sẽ thi hành việc báo thù theo chỉ thị của Thiên Chúa. Ông cũng giải phóng tất cả các tù nhân khỏi tay của Belial và tất cả quyền lực của quỉ thần với nó.”
Ngôn sứ Isaiah đề cập đến Năm Hồng Ân mà Đức Kitô xác định àm chỉ về Ngài: “Thần khí của Đức Chúa là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì Đức Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của Đức Chúa, một ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta” (Isa 61:1-2).
2/ Bài đọc II: Truyền thống của Giáo Hội về bí tích Thánh Thể
Thư Corintô là tài liệu sớm nhất (50-60 AC) nói về việc cử hành Lễ Bẻ Bánh hay Lễ Tình Yêu (tiệc Agapê) trong cộng đoàn sơ khai. Các Tin Mừng đều viết sau Thư Corintô (60-100 AC).
Phaolô viết: “Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.” Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: “Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.”
Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết.” Hai điều chúng ta cần nghiên cứu trong trình thuật này:
2.1/ Tưởng Niệm: “Anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.”
Tưởng niệm trước tiên là nhớ đến tình yêu của Chúa Giêsu đã làm cho các môn đệ trong suốt cuộc đời tại thế, và nhất là tình yêu hy hiến mà Ngài đã làm cho các ông trong Cuộc Khổ Nạn – Cái chết trên đồi Golgotha – và sự Phục Sinh vinh hiển của Ngài. Tưởng niệm cũng là lúc các môn đệ nhớ lại những gì Chúa Giêsu dạy và các ông phải làm: Noi gương Đức Kitô, các ông cũng phải chết đi cho các tín hữu để tỏ tình yêu cho Thiên Chúa và cho tha nhân.
Thánh Phaolô nhắc lại những điều này để khiển trách các tín hữu Corintô đã không dự tiệc theo như lòng Chúa Giêsu mong muốn. Họ coi đó như là một buổi dạ tiệc hay bữa ăn thông thường. Các tín hữu Corintô đã làm tổn thương đến đức bác ái khi họ chia nhóm theo giai cấp giầu nghèo, không đợi nhau và đoàn kết khi cử hành Lễ Bẻ Bánh. Nói tóm, Ngài khiển trách họ đã biến Lễ Bẻ Bánh thành buổi hội họp chỉ để ăn uống!
2.2/ Loan truyền: “Mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, anh em loan truyền Chúa đã chịu chết.”
Loan truyền trước hết là loan truyền ơn cứu độ được Đức Kitô thực hiện qua cái chết của Ngài. Bằng máu của Ngài đổ ra trên Thập Giá, Thiên Chúa đã tha các tội của nhân loại đã xúc phạm đến Ngài. Khi con người được sạch tội, họ được giao hòa với Thiên Chúa, và xứng đáng lãnh nhận ơn cứu độ là cuộc sống đời đời. Hy lễ của Đức Kitô vẫn tái diễn mỗi ngày trên bàn thờ vì con người vẫn phạm tội và cần được tha thứ, dù Lễ Tế của Ngài chỉ thực hiện một lần là có công hiệu suốt đời, vì đó là Máu của con Thiên Chúa.
3/ Phúc Âm: Những chuẩn bị trước cho việc lập Bí-tích Thánh Thể
Đây là trình thuật được tường thuật cả bốn Thánh Ký. Riêng Gioan, trình thuật này được tiếp nối bằng diễn từ về Thánh Thể trong suốt chương 6. Gioan không tường thuật sự kiện Chúa Giêsu thành lập bí tích Thánh Thể trong Bữa Tiệc Ly; nhưng chương 6 chứa đựng tất cả những gì Chúa Giêsu muốn mặc khải về bí tích Thánh Thể và các phản ứng của con người.
3.1/ Chúa Giêsu quan tâm đến nhu cầu ăn uống cũng như tinh thần của dân chúng.
Có thể nói trình thuật của Luca hôm nay như một Thánh Lễ: Chúa tập họp dân chúng từ khắp nơi lại để giảng dạy và chữa lành (tương ứng với Phụng Vụ Lời Chúa). Sau đó là phần cho dân chúng ăn (Phụng Vụ Thánh Thể).
Ba điều chúng ta cần để ý đến trong trình thuật hôm nay: Thứ nhất, Chúa động lòng xót thương dân chúng. Ngài không chỉ bằng lòng với việc dạy dỗ; nhưng còn lo đến kiếm của ăn cho dân. Thứ hai, Ngài truyền cho các môn đệ phải kiếm lương thực cho dân ăn dẫu các ông phản đối. Sau cùng, đây là một phép lạ: Từ năm chiếc bánh và hai con cá, Chúa đã phân phát cho các môn đệ để các môn đệ cho dân ăn no nê mà vẫn còn dư 12 thúng đầy. Phép lạ này phải có liên quan đến bữa tiệc Thánh Thể, vì chỉ một thân thể của Chúa Giêsu được bẻ ra để nuôi biết bao người ăn no nê mà vẫn còn dư.
3.2/ Công thức truyền phép trong bí tích Thánh Thể: “Bấy giờ Đức Giêsu cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông.” Có thể nói đây là một công thức truyền phép của tiệc Thánh Thể mà các môn đệ đã dần dần quen thuộc. Họ chỉ cần nhìn cử chỉ và điệu bộ Chúa làm, họ nhận ra là chính Chúa Giêsu, như hai môn đệ trên đường đi Emmaus của Lucas, hay như các môn đệ bên bờ hồ Galilee trong Gioan, chương 21.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Bí-tích Thánh Thể là bí tích tình yêu mà Thiên Chúa đã chuẩn bị và mặc khải cho con người từ thời tổ phụ Abraham. Sau khi đã nhận được tình yêu Thiên Chúa, chúng ta cũng phải mang tình yêu này vào cuộc sống để yêu thương tha nhân như Thiên Chúa yêu thương chúng ta.
– Bí-tích Thánh Thể là bí tích hiệp nhất mọi người trong cùng một thân thể của Đức Kitô. Chúng ta đừng để chia rẽ xảy ra trong gia đình và cộng đoàn.
– Bí-tích Thánh Thể là bí tích tạ ơn. Chúng ta cần nhận ra tất cả những ơn lành của Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, nhất là ơn cứu độ đến từ Đức Kitô qua hiến lễ trên đồi Golgotha của Ngài.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
The Most Sacred Body and Blood of ChristC
Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
THE BODY AND BLOOD OF CHRISTC
Readings: Gen 14:18-20; 1 Cor 11:23-26; Lk 9:11b-17.
1/ First Reading: RSV Genesis 14:18 And Melchizedek king of Salem brought out bread and wine; he was priest of God Most High. 19 And he blessed him and said, “Blessed be Abram by God Most High, maker of heaven and earth; 20 and blessed be God Most High, who has delivered your enemies into your hand!” And Abram gave him a tenth of everything.
2/ Second Reading: RSV 1 Corinthians 11:23 For I received from the Lord what I also delivered to you, that the Lord Jesus on the night when he was betrayed took bread, 24 and when he had given thanks, he broke it, and said, “This is my body which is for you. Do this in remembrance of me.” 25 In the same way also the cup, after supper, saying, “This cup is the new covenant in my blood. Do this, as often as you drink it, in remembrance of me.” 26 For as often as you eat this bread and drink the cup, you proclaim the Lord’s death until he comes.
3/ Gospel: RSV Luke 9:11 When the crowds learned it, they followed him; and he welcomed them and spoke to them of the kingdom of God, and cured those who had need of healing. 12 Now the day began to wear away; and the twelve came and said to him, “Send the crowd away, to go into the villages and country round about, to lodge and get provisions; for we are here in a lonely place.” 13 But he said to them, “You give them something to eat.” They said, “We have no more than five loaves and two fish — unless we are to go and buy food for all these people.” 14 For there were about five thousand men. And he said to his disciples, “Make them sit down in companies, about fifty each.” 15 And they did so, and made them all sit down. 16 And taking the five loaves and the two fish he looked up to heaven, and blessed and broke them, and gave them to the disciples to set before the crowd. 17 And all ate and were satisfied. And they took up what was left over, twelve baskets of broken pieces.
________________________________________
I. THEME: The sacrament of the Eucharist expresses God’s love for human beings.
The sacraments of the Eucharist and the Holy Orders can’t be separated, and are two invaluable gifts which God prepares from the beginning, out of His love for human beings.
Today readings want to emphasize on the origin and the purpose of these two sacraments. In the first reading, the author of the Book of Genesis mentioned a strange figure, Melchizedek, who brought bread and wine to welcome Abraham, who victoriously came home from the battle. No body knows who is Melchizedek until the author of the Book of Hebrews uses the technique called “midrash,” to connect with Psalm 110 and declared that Christ is this Melchizedek whom God prepared from the time of Abraham to be the High Priest to save people from sins by his sacrifice on Golgotha. Christ offered his sacrifice once and the effect of his sacrifice continues to happen on the daily Mass for all the faithful who participate in it. In the second reading, St. Paul hands on “the agape meal” which he received from Christ to the Corinthians. This passage is considered as the first report of the Mass which the early communities celebrated everytime they gather together to memorize Christ and to proclaim his passion, death and resurrection. The first Letter to the Corinthians was written before all the Gospels. In the Gospel, though Christ officially established the two sacraments, the Eucharist and the Holy Order, in the Last Supper; but the formula of the Eucharist, “He took the bread, said the blessing, broke it, and gave it to them” existed from the time Jesus did a miracle to feed five thousand people in the desert.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: The sacraments of the Eucharist and the Holy Order
The author of the Letter to the Hebrews used the midrash technique to determine Melchizedek in the Book of Genesis is Christ. He is the everlasting High Priest according to the order of Melchizedek. He used two main passages:
1.1/ Genesis 14:18-20: According to this passage, Melchizedek has no parents; this means he has no origin in this world and is God’s high priest forever. The Hebrew name of Melchizedek means “the righteous king.” He is the king of Salem, “the city of peace.” Many scholars identified this city with the modern Jerusalem. He brought bread and wine to make a covenant meal with Abraham. He blessed Abraham and said: “Blessed be Abram by God Most High, the creator of heaven and earth; and blessed be God Most High, who delivered your foes into your hand.” Then Abram gave him a tenth of everything” (Gen 14:19-20). Melchizedek must have a higher status than Abraham because he blessed Abraham and received “a tenth of everything” from him.
1.2/ Psalm 110:1-4: This Psalm was composed by King David and mentioned about the day of Christ’s enthronement as follows: “The Lord says to you, my lord: “Take your throne at my right-hand, while I make your enemies your footstool.” The scepter of your sovereign might the Lord will extend from Zion. The Lord says: “Rule over your enemies! Yours is princely power from the day of your birth. In holy splendor before the daystar, like the dew I begot you.” The Lord has sworn and will not waver: “Like Melchizedek you are a priest forever.””
There are many similarities between the two passages which the author of the Letter to the Hebrew mentioned such as: First, Christ is the everlasting high priest in the order of Melchizedek, not in the order of Aaron or Levi which was established at least 430 years after Abraham. Secondly, the order of Christ’s priesthood is made by God’s oath which is much higher than the order according to the Levi’s priesthood which is through generation. Thirdly, Christ’s sacrifice is much higher than the priest’ daily or the high priest’s yearly sacrifice because Christ offered his own blood, not the animals’ blood (Cf. Heb 7-8). In a word, Christ is the High Priest of the new which is more perfect than the old covenant. He comes to replace both the Levitical priesthood and the Old Testament’s system of offerings.
1.3/ Qumran 11Q13: This is the document which was discovered at cave 11 and talked about Melchizedek as follows:
“He shall appear in the last Jubilee. Melchizedek shall return to people what belong to them. He shall announce the Jubilee for them, and shall liberate them from all of their debts and sins. At the beginning of the Jubilee, he shall announce to them this decree; then is the Day of Atonement (after the tenth period of the Jubilee). He shall redeem all sins for all “children of light” and those are destined for Melchizedek. Since this is the determined time, “the Melchizedek’s graceful year.” By power, he shall judge God’s holy people and establish a righteous kingdom, as is written about him in the Psalm: “God has taken his place in the divine council; in the midst of the gods he holds judgment” (Psa 82:1). Scripture also talked about him, “Let the assembly of the peoples be gathered about thee; and over it take thy seat on high. The Lord judges the peoples; judge me, O Lord, according to my righteousness and according to the integrity that is in me” (Psa 7:7-8). Melchizedek shall execute the vengeance according to God’s decree. He also liberate all prisoners from Belial’s hand and all the devil’s power with him.”
The prophet Isaiah also mentions “the year of the Lord’s favor” which Christ said it is about him: “The Spirit of the Lord GOD is upon me, because the Lord has anointed me to bring good tidings to the afflicted; he has sent me to bind up the brokenhearted, to proclaim liberty to the captives, and the opening of the prison to those who are bound; to proclaim the year of the Lord’s favor, and the day of vengeance of our God” (Isa 61:1-2).
2/ Reading II: The Church’s tradition on the Eucharist
The First Letter to the Corinthians is the earliest document (50-60 AC) that mentioned the Breaking of Bread or the Agapê Meal of the early Church; all the Gospels were written after this Letter (60-100 AC).
Paul wrote these to them: “For I received from the Lord what I also delivered to you, that the Lord Jesus on the night when he was betrayed took bread, and when he had given thanks, he broke it, and said, “This is my body which is for you.” In the same way also the cup, after supper, saying, “This cup is the new covenant in my blood. Do this, as often as you drink it, in remembrance of me.”” There are two things we need to analyze in this passage:
2.1/ Remembrance: “Do this in remembrance of me.”
Remembrance, first of all, is to recall Jesus’ love for his disciples during his life on earth, especially the sacrificial love which he had for them in his Passion and Death on Golgotha and his glorious resurrection. Secondly, remembrance is also the time when Jesus’ disciples remember what Jesus teaches them to do: Imitating Christ, they must also die for others to express their love for God and others.
St. Paul recalled these to rebuke the Corinthian faithful that they didn’t attend “the agape meal” as Jesus desires. They treated it as a party or a normal meal. The Corinthians damaged their charity when they divided themselves into rich and poor classes, didn’t wait for others or weren’t in unity when celebrating it. In brief, he rebuked them for conversing the Breaking of the Bread to a party, an opportunity for eating and drinking!
2.2/ Proclaiming: “For as often as you eat this bread and drink the cup, you proclaim the Lord’s death until he comes.”
Proclaiming, first of all, is to proclaim the salvation which Jesus achieved through his death. By his blood pouring out on the cross, God forgives all sins of humankind violated against Him. When people are free of sins, they are reconciled with God, and deservedly receive salvation which is the eternal life. Jesus’ sacrifice is still repeated everyday on the altar because people still sin and need to be forgiven, although his sacrifice needs to happen only once but has everlasting effect because it is the blood of God’s son.
3/ Gospel: Previous preparation for establishing the Eucharist
The Feeding of the Five Thousand was reported by all four evangelists. For John, this event is followed by Jesus’ discourse about the sacrament of the Eucharist. John didn’t report the institution of the Eucharist at the Last Supper; but his chapter six contains all what Jesus wants to reveal about the Eucharist and people’s reactions.
3.1/ Jesus concerned about both material and spiritual needs of people.
The Lukan report today can be considered as a Mass: Jesus gathers people from all places to teach and to heal; this is corresponding with the Liturgy of the Word. Next is the serving of food for people as the Liturgy of the Eucharist.
We need to pay our attention to the three things in today report. Firstly, Jesus has compassion on people. He paid attention not only to instruct people, but also to find food for them to eat. Secondly, he commanded his disciples to look for food for people though they protested against it. Lastly, this is a miracle or a sign: from the five loaves of bread and the two fish, Jesus gave to his disciples and they distributed for people to have their fill and there still remained twelve baskets of broken pieces. This miracle must relate to the Eucharist because it represents Jesus’ body which is distributed to nourish many people.
3.2/ The blessing formula of the Eucharist: Luke reported this formula as follows, “And taking the five loaves and the two fish he looked up to heaven, and blessed and broke them, and gave them to the disciples to set before the crowd.” This is the formula of blessing of the Eucharist which Jesus’ disciples gradually become familiar with. They only need to see these actions, they recognize right away who is in front of them, as the two disciples on the Emmaus way or many disciples at the Galilee’s shore in John, chapter 21.
III. APPLICATION IN LIFE:
– The sacrament of the Eucharist is the sacrament of love which God prepares and reveals for people from the time of Abraham. After we receive God’s love, we must also bring this love in our daily life to love others as God loves us.
– The sacrament of the Eucharist unites all people in Jesus’ body. We shouldn’t cause any separation in our family or community.
– The sacrament of the Eucharist is the sacrament of thanksgiving. We need to recognize all the blessings which God has done for us, especially the salvation which Christ acquired for us by his sacrifice on Golgotha.