Thứ Sáu Tuần VII PS
Bài đọc: Acts 25:13-21: Jn 21:15-19.
1/ Bài đọc I: 13 Ít ngày sau, vua Ác-ríp-pa và bà Béc-ni-kê đến Xê-da-rê chào mừng ông Phét-tô.
14 Vì hai người ở lại đó nhiều ngày, ông Phét-tô mới đem vụ ông Phao-lô ra trình bày với nhà vua. Ông nói: “Ở đây có một người tù ông Phê-lích để lại.
15 Khi tôi tới Giê-ru-sa-lem, các thượng tế và các kỳ mục Do-thái đến kiện và xin tôi kết án người ấy.
16 Tôi đã trả lời họ rằng người Rô-ma không có lệ nộp bị cáo nào, trước khi đương sự ra đối chất với nguyên cáo, và được cơ hội biện hộ về lời tố cáo.
17 Vậy họ cùng đến đây với tôi, và không chút trì hoãn, ngày hôm sau tôi ra ngồi toà và truyền điệu đương sự đến.
18 Đứng quanh đương sự, các nguyên cáo đã không đưa ra một tội trạng nào như tôi tưởng.
19 Họ chỉ tranh luận với ông ta về một số vấn đề liên quan đến tôn giáo riêng của họ, và liên quan đến một ông Giê-su nào đó đã chết, mà Phao-lô quả quyết là vẫn sống.
20 Phần tôi, phân vân trước cuộc tranh luận về những chuyện ấy, tôi hỏi xem ông ta có muốn đi Giê-ru-sa-lem để được xử tại đó về vụ này không.
21 Nhưng Phao-lô đã kháng cáo, xin dành vụ này cho Thánh Thượng xét xử, nên tôi đã ra lệnh giữ ông ta lại cho đến khi giải lên hoàng đế.”
2/ Phúc Âm: 15 Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giê-su hỏi ông Si-môn Phê-rô: “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có mến Thầy hơn các anh em này không? ” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” Đức Giê-su nói với ông: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy.”
16 Người lại hỏi: “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có mến Thầy không? ” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” Người nói: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy.”
17 Người hỏi lần thứ ba: “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy không? ” Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi tới ba lần: “Anh có yêu mến Thầy không? ” Ông đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy.” Đức Giê-su bảo: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy.
18 Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.”
19 Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: “Hãy theo Thầy.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Người môn đệ phải lãnh trách nhiệm coi sóc và hy sinh cho đoàn chiên.
Trong cuộc đời, chúng ta rất dễ tìm người lãnh đạo ngoài xã hội, vì ai cũng mong có địa vị, uy quyền, và các lợi lộc vật chất; nhưng không dễ tìm người lãnh đạo trong Giáo Hội, vì chẳng những không có lợi lộc vật chất, mà còn đòi phải chịu phê bình, bắt bớ, tù đày, và ngay cả phải hy sinh đến tính mạng. Vì thế, chẳng lạ gì mà càng ngày càng thiếu những người tình nguyện hy sinh cuộc đời làm mục tử để lãnh đạo Dân Chúa, nhất là trong những quốc gia phát triển, nơi mà sự thành công được đo lường trên địa vị và lương bổng. Điều gì đã thúc đẩy các mục tử trong Giáo Hội sẵn sàng hy sinh quên mình, để chăm sóc cho đoàn chiên của Thiên Chúa?
Các Bài Đọc hôm nay cho chúng ta thấy những mẫu gương và lý do của việc hy sinh phục vụ. Trong Bài Đọc I, Phaolô bị các người Do-thái trong Thượng Hội Đồng bắt nộp cho Thống-đốc Rôma, vì niềm tin vào Đức Kitô và sự loan truyền đạo lý của Ngài. Những nhà cầm quyền Rôma không dám tha cho Phaolô, dù không tìm thấy nơi ông tội gì đáng chết, vì họ sợ người Do-thái. Phaolô kháng cáo lên hoàng đế Caesar vì ông có quốc tịch Rôma. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu hỏi Phêrô ba lần: “Anh có yêu mến Thầy không?” trước khi trao cho ông nhiệm vụ chăm sóc đoàn chiên của Ngài. Nếu không có tình yêu dành cho Chúa Giêsu, Phêrô không bao giờ có thể hy sinh nghề nghiệp để chăm sóc đoàn chiên, nhất là phải chịu tù đày và hy sinh mạng sống.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Phaolô được chuyển đi Rôma để được xét xử bởi Hoàng-đế Caesar.
1.1/ Các nguyên cáo đã không đưa ra một tội trạng nào như tôi tưởng: Khi vua Agrippa trị vì lãnh thổ của Galilee và Perea, và Bernice, chị em với bà Drussila, vợ của Felix, tới Judea thăm Festus, là Thống-đốc của Judea, Festus biết Agrippa có kiến thức sâu rộng về Đạo Do-thái và truyền thống, nên đã đề nghị ông có cuộc nói chuyện về trường hợp của Phaolô. Ông nói với Agrippa: “Ở đây có một người tù do ông Felix để lại. Khi tôi tới Jerusalem, các thượng tế và các kỳ mục Do-thái đến kiện và xin tôi kết án người ấy. Tôi đã trả lời họ rằng người Rôma không có lệ nộp bị cáo nào, trước khi đương sự ra đối chất với nguyên cáo, và được cơ hội biện hộ về lời tố cáo. Vậy họ cùng đến đây với tôi, và không chút trì hoãn, ngày hôm sau tôi ra ngồi toà và truyền điệu đương sự đến. Đứng quanh đương sự, các nguyên cáo đã không đưa ra một tội trạng nào như tôi tưởng.”
1.2/ Tranh luận về tôn giáo: Giống như trong trường hợp của Chúa Giêsu, Philatô không tìm được một lý do chính trị hay luật pháp nào để buộc tội Chúa. Người Do-thái phải họp nhau để lập mưu và tìm một lý do chính trị “Chúa Giêsu xưng mình là Vua! Ai xưng mình là Vua, kẻ ấy chống lại Caesar!” Với lý do đó, Philatô sợ và trao Chúa Giêsu cho họ mang đi đóng đinh. Trong trường hợp của Phaolô, Festus nói: “Họ chỉ tranh luận với ông ta về một số vấn đề liên quan đến tôn giáo riêng của họ, và liên quan đến một ông Giêsu nào đó đã chết, mà Phaolô quả quyết là vẫn sống. Phần tôi, phân vân trước cuộc tranh luận về những chuyện ấy, tôi hỏi xem ông ta có muốn đi Jerusalem để được xử tại đó về vụ này không. Nhưng Phaolô đã kháng cáo, xin dành vụ này cho Thánh Thượng xét xử, nên tôi đã ra lệnh giữ ông ta lại cho đến khi giải lên hoàng đế.” Phaolô rất khôn ngoan, vì ông biết nếu họ xử ông ở Jerusalem, ông chắc chắn sẽ bị buộc tội và bị chết.
2/ Phúc Âm: Hãy chăm sóc chiên của Thầy.
2.1/ Chúa Giêsu trao cho Phêrô nhiệm vụ chăm sóc đoàn chiên của Ngài: Trình thuật hôm nay nằm trong chương cuối cùng của Tin Mừng Gioan. Nhiều học giả Kinh Thánh cho chương 21 không phải chính Gioan viết, nhưng là do các môn đệ của ông thêm vào; nhưng có rất nhiều điểm Gioan đã trình bày trong các chương trước được nêu bật trong chương này:
(1) Sự quan trọng của tình yêu: Trong các chương 13-16, Chúa Giêsu đã đề cập rất nhiều với các môn đệ về việc liên hệ giữa tình yêu và giữ các giới răn: Nếu anh em yêu mến Thầy, hãy giữ các giới răn của Thầy; và giới răn quan trọng nhất trong Tin Mừng Gioan là giới luật yêu thương. Trong trình thuật hôm nay, Chúa Giêsu hỏi Phêrô đến 3 lần: “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?” Điều này làm chúng la liên tưởng ngay đến 3 lần Phêrô đã chối Chúa Giêsu trong Cuộc Thương Khó của Ngài.
(2) Phải có tình yêu của Thiên Chúa trước khi có thể phục vụ tha nhân: Bắt đầu chương 13, khi Chúa Giêsu biết đã sắp đến giờ Ngài phải về với Chúa Cha; và để tỏ tình yêu thương cho các môn đệ, Ngài đã hạ mình làm công việc của người đầy tớ phục vụ chủ: Ngài rửa chân cho các ông! Sau khi rửa chân, Ngài đã nói với các môn đệ đang sững sờ ngạc nhiên về hành động của Ngài: ” Anh em gọi Thầy là “Thầy,” là “Chúa,” điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Jn 13:13-14).
Chúa Giêsu phải hỏi Phêrô tới 3 lần trước khi trao cho ông nhiệm vụ chăn dắt các chiên con và chiên mẹ của Ngài. Chúa Giêsu muốn nhắc nhở cho Phêrô biết phải có tình yêu Chúa ông mới có thể hoàn tất sứ vụ Ngài trao; vì đó là sứ vụ rất khó khăn và đòi nhiều hy sinh và kiên nhẫn. Đó cũng là sứ vụ rất dễ bị nản chí và bỏ cuộc, vì không được đền bù bằng địa vị và lương bổng.
2.2/ Phải sẵn sàng hy sinh tính mạng vì đòan chiên: Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu cũng dạy dỗ các môn đệ: “Không có tình yêu nào cao quí cho bằng tình của người sẵn sàng hy sinh tính mạng cho người mình yêu.” Chúa Giêsu không chỉ dạy như một điều lý tưởng; nhưng Ngài đi tiên phong vác Thập Giá và chết cho các ông và con người, để khuyến khích các ông cũng phải làm như vậy cho nhau và cho đoàn chiên Chúa như người Mục Tử Tốt Lành. Trong trình thuật hôm nay, Ngài nói với Phêrô: “Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.” Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: “Hãy theo Thầy!”
Noi gương Thầy Chí Thánh, Phêrô can đảm từ bỏ mọi sự: gia đình, nghề nghiệp, danh vọng, để lãnh trách nhiệm coi sóc đoàn chiên Chúa là Giáo Hội, trong giai đoạn đầu cực kỳ khó khăn; và trong khi về già, ông sẵn sàng chịu chết vì Danh Chúa. Chỉ có một điều khác với Chúa Giêsu là ông xin cho được chịu đóng đinh ngược, vì ông cảm thấy mình không xứng đáng để chịu đóng đinh như Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Lãnh đạo các tín hữu trong Giáo Hội rất khác với lề lối lãnh đạo dân chúng ngoài xã hội. Chúa Giêsu đòi hỏi người mục tử phải thấm nhuần tình yêu Thiên Chúa, và lãnh đạo bằng tình yêu và phục vụ; chứ không bằng quyền hành và ra lệnh.
– Vì yêu Thiên Chúa, người mục tử được trao phó đoàn chiên để săn sóc, bảo vệ, và yêu thương. Để hoàn tất sứ vụ, người mục tử nhiều khi phải hy sinh đến tính mạng của mình.
– Người mục tử sẽ không được đền bù theo kiểu của thế gian: địa vị, quyền hành, và lợi nhuận vật chất; nhưng ông sẽ tìm được niềm vui và yêu thương nơi Thiên Chúa, vì đã được đáp trả tình yêu của Ngài dành cho ông.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Friday of the Seventh Week of Easter
Viết bởi Lan Hương
Reading 1 (Acts 25:13b-21)
King Agrippa and Bernice arrived in Caesarea
on a visit to Festus.
Since they spent several days there,
Festus referred Paul’s case to the king, saying,
“There is a man here left in custody by Felix.
When I was in Jerusalem the chief priests and the elders of the Jews
brought charges against him and demanded his condemnation.
I answered them that it was not Roman practice
to hand over an accused person before he has faced his accusers
and had the opportunity to defend himself against their charge.
So when they came together here, I made no delay;
the next day I took my seat on the tribunal
and ordered the man to be brought in.
His accusers stood around him,
but did not charge him with any of the crimes I suspected.
Instead they had some issues with him about their own religion and about a certain Jesus who had died
but who Paul claimed was alive.
Since I was at a loss how to investigate this controversy,
I asked if he were willing to go to Jerusalem
and there stand trial on these charges.
And when Paul appealed that he be held in custody
for the Emperor’s decision,
I ordered him held until I could send him to Caesar.”
Gospel (Jn 21:15-19)
After Jesus had revealed himself to his disciples and eaten breakfast with them,
he said to Simon Peter,
“Simon, son of John, do you love me more than these?”
Simon Peter answered him, “Yes, Lord, you know that I love you.”
Jesus said to him, “Feed my lambs.”
He then said to Simon Peter a second time,
“Simon, son of John, do you love me?”
Simon Peter answered him, “Yes, Lord, you know that I love you.”
He said to him, “Tend my sheep.”
He said to him the third time,
“Simon, son of John, do you love me?”
Peter was distressed that he had said to him a third time,
“Do you love me?” and he said to him,
“Lord, you know everything; you know that I love you.”
Jesus said to him, “Feed my sheep.
Amen, amen, I say to you, when you were younger,
you used to dress yourself and go where you wanted;
but when you grow old, you will stretch out your hands,
and someone else will dress you
and lead you where you do not want to go.”
He said this signifying by what kind of death he would glorify God.
And when he had said this, he said to him, “Follow me.”
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Dinh Minh Tien, O.P.
I. THEME: Jesus’ disciples have a duty to care for and to sacrifice for their sheep.
In life, it is easy to find a civil leader because most people desire position, power and material gains; but it is hard to find a religious leader because there is not only with little power and material gains but also persecution, prison and even death. There is no surprise that the priesthood and religious vocation gradually decreased, especially in rich countries where success is measured by prestige and money. Without material gains, what motivated people to sacrifice themselves to care for God’s people?
Today readings show us the exemplars and the reasons for their service. In the first reading, Paul was seized by the Jews of the Sandherin and handed to the Roman govenor because of his faith in Jesus Christ and of spreading of his doctrine. The Roman governor was afraid to release him because of the Jews even though he found no crime in him to be condemned. Paul made a petition to be tried by the Roman emperor because he is a Roman citizen. In the Gospel, Jesus asked Peter three times that if he loved him before gave him the mission to care for his sheep. If Peter had no love for Jesus, he could never sacrifice his career to care for the flock, especially to endure prison and death.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Paul was moved to Rome to be judged by the emperor.
1.1/ There was no proof from his accusers: When king Agrippa reigned over Galilee and Perea, he and Bernice, Drussila’s sister, Felix’s wife, came to Judea to visit Festus who was the Roman governor of Judea. Festus knew that Agrippa had knowledge of Judaism and its tradition, so he talked with him about Paul’s case. He said to him: “There is a man here left in custody by Felix. When I was in Jerusalem, the chief priests and the elders of the Jews brought charges against him and demanded his condemnation. I answered them that it was not Roman practice to hand over an accused person before he has faced his accusers and had the opportunity to defend himself against their charge. So when they came together here, I made no delay; the next day I took my seat on the tribunal and ordered the man to be brought in. His accusers stood around him, but did not charge him with any of the crimes I suspected.”
1.2/ It was about the religious dispute: Like Jesus’ case in which Pilate refused to judge Jesus on the basis of religious dispute; the Jews must gather together to find out a political reason for Pilate to condemn Jesus. They found one and said to him: “If you release him, you are not a friend of Caesar. Everyone who makes himself a king opposes Caesar” (Jn 19:12). With that reason, Pilate was afraid and handed Jesus over for them to be crucified. In Paul’s case, Festus said: “Instead they had some issues with him about their own religion and about a certain Jesus who had died but who Paul claimed was alive. Since I was at a loss how to investigate this controversy, I asked if he were willing to go to Jerusalem and there stand trial on these charges. And when Paul appealed that he be held in custody for the Emperor’s decision, I ordered him held until I could send him to Caesar.”
Paul was very clever because he knew that if he is tried in Jerusalem, the Jews certainly condemned him to death.
2/ Gospel: Take care of my sheep.
2.1/ Jesus gave Peter a duty to care for his flock: Today passage belongs to chapter 21, the last chapter of the Fourth Gospel. Many scholars think that this chapter wasn’t written by John, but added later by his disciples. This chapter had many points which John mentioned in previous chapters, but were highlighted in this chapter.
(1) The importance of love: In chapters 13-16, Jesus talked with his disciples many times about the relationship between love and keeping his commandments. If they love him, they must keep his commandments; and the most important commandment in John is the commandment of love. In today passage, Jesus asked Peter three times, “Simon, son of John, do you love me more than these?” Many referred these three times to Peter’s three times denials of Jesus in his Passion.
(2) One must have God’s love before he can serve others: Beginning of chapter 13, when Jesus knew that it is about the time for him to go back to the Father, he wanted to show the depth of his love for his disciples, so he did the work of a slave by washing their feet. After that, he said to his disciples who were still startled by his work: “You call me ‘teacher’ and ‘master,’ and rightly so, for indeed I am. If I, therefore, the master and teacher, have washed your feet, you ought to wash one another’s feet” (Jn 13:13-14).
Jesus had to ask Peter three times before gave him a duty to take care of his sheep. This action reminded Peter that he must have God’s love in order to fulfill his duty because it is very difficult and requires great patience. This duty is easy to be neglected and discarded because it isn’t compensated with prestige and material gains.
2.2/ The shepherd must be ready to sacrifice his life for his flock: In the Fourth Gospel, Jesus also taught his disciples: “No one has greater love than this, to lay down one’s life for one’s friends” (Jn 15:13). Jesus didn’t teach it as an ideal, but he exemplified by becoming the first to do so. He carried the cross and died for people to encourage his disciples that they must also do the same for their sheep as the Good Shepherd. In today passage, he said to Peter: “Amen, amen, I say to you, when you were younger, you used to dress yourself and go where you wanted; but when you grow old, you will stretch out your hands, and someone else will dress you and lead you where you do not want to go.” He said this signifying by what kind of death he would glorify God. And when he had said this, he said to him, “Follow me.””
Follow his Master, Peter was also courageous to leave behind his family, career and position to take care God’s flock, the Church, in a very difficult and challenging beginning. When he was old, he was ready to die to witness for Jesus. There was only one difference between Jesus and Peter; according to the tradition, Peter asked to be crucified upside down because he thought he isn’t worthy to be crucified like Jesus.
III. APPLICATION IN LIFE:
– To be a leader in the Church is very different with a leader in a society. Jesus demands the shepherd to be permeated with God’s love and to lead by love and service, not by power and command.
– The shepherd is given a duty to love, to care for and to protect his flock. To accomplish this duty, the shepherd could have to sacrifice his life for his sheep.
– The shepherd shall not be compensated according to worldly standards such as: prestige, authority and material gains; but he shall find joy and love with God because he responded to His love.