Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Năm Tuần VI PS

Thứ Năm Tuần VI PS
Bài đọc: Acts 18:1-8: Jn 16:16-20.
1/ Bài đọc I: 1 Sau đó, ông Phao-lô rời A-thê-na đi Cô-rin-tô.
2 Tại đây, ông gặp một người Do-thái tên là A-qui-la, quê ở Pon-tô, vừa mới từ I-ta-li-a đến, cùng với vợ là Pơ-rít-ki-la, vì hoàng đế Cơ-lau-đi-ô đã ra lệnh cho mọi người Do-thái phải rời Rô-ma. Ông Phao-lô đến thăm hai ông bà,
3 và vì cùng nghề, nên ông ở lại nhà họ và cùng làm việc: họ làm nghề dệt lều.
4 Mỗi ngày sa-bát, ông thảo luận tại hội đường, cố thuyết phục cả người Do-thái lẫn người Hy-lạp.
5 Khi ông Xi-la và ông Ti-mô-thê từ Ma-kê-đô-ni-a xuống, thì ông Phao-lô chỉ lo giảng, long trọng làm chứng cho người Do-thái biết rằng Đức Giê-su chính là Đấng Ki-tô.
6 Bởi họ chống đối và nói lộng ngôn, nên ông giũ áo mà bảo họ: “Máu các người cứ đổ xuống trên đầu các người! Phần tôi, tôi vô can; từ nay trở đi, tôi sẽ đến với người ngoại.”
7 Ông rời bỏ chỗ ấy đến nhà một người ngoại tôn thờ Thiên Chúa, tên là Ti-xi-ô Giút-tô, ở sát bên hội đường.
8 Ông Cơ-rít-pô, trưởng hội đường, tin Chúa, cùng với cả nhà. Nhiều người Cô-rin-tô đã nghe ông Phao-lô giảng cũng tin theo và chịu phép rửa.
2/ Phúc Âm: 16 “Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy.”
17 Bấy giờ vài người trong nhóm môn đệ của Đức Giê-su hỏi nhau: “Người muốn nói gì khi bảo chúng ta: “Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy” và “Thầy đến cùng Chúa Cha?””
18 Vậy các ông nói: “”Ít lâu nữa” nghĩa là gì? Chúng ta không hiểu Người nói gì!”
19 Đức Giê-su biết là các ông muốn hỏi mình, nên bảo các ông: “Anh em bàn luận với nhau về lời Thầy nói: “Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy.”
20 Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui.
________________________________________

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cuộc sống thay đổi.
Heraclitus, một triết gia Hy-lạp đã nói: “Không ai bước xuống hai lần trong cùng một giòng sông;” vì nước sông một người bước xuống lần trước khác với nước sông bước xuống lần thứ hai. Cuộc đời mỗi người cũng thế, những gì xảy ra ngày hôm nay khác với những gì đã xảy ra ngày hôm qua, và cũng khác với những gì sẽ xảy ra ngày mai. Ngày nào đều có sự vui tươi cũng như sự khốn khó của ngày ấy. Cuộc đời của mỗi người được dệt bằng một chuỗi những mắt xích nhỏ, là những biến cố xảy ra mỗi ngày. Điều cần thiết là con người phải biết học hỏi từ những biến cố đã và đang xảy ra, để biết cách đối phó với những gì sẽ xảy đến.
Các Bài Đọc hôm nay giúp chúng ta nhận ra cách cư xử của Phaolô và sự dạy dỗ của Đức Kitô trước những thay đổi của cuộc sống. Trong Bài Đọc I, Phaolô từ Athens, trung tâm văn hóa của Hy-Lạp, đến Corintô sinh sống bằng nghề chế lều; mỗi ngày Sabbath, ông đều vào hội đường để rao giảng. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu báo trước những gì sẽ xảy ra cho Ngài và cho các môn đệ. Mục đích là để giúp các ông biết cách chuẩn bị và đối phó với những gì sắp xảy ra.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Phaolô rời Athens và rao giảng Tin Mừng tại Corintô.
1.1/ Phaolô vừa làm việc để sinh sống vừa rao giảng Tin Mừng mỗi ngày Sabbath: Hành trình thứ hai là hành trình dài và lâu nhất trong 3 cuộc hành trình rao giảng Tin Mừng của Phaolô. Ông gặp nhiều thành công cũng như thất bại, được chấp nhận cũng như bị từ chối, có lúc an bình và có lúc sóng gió. Trình thuật hôm nay tường thuật những gì xảy ra khi ông bỏ Athens đến Corintô: “Tại đây, ông gặp một người Do-thái tên là Aquila, quê ở Pontus, vừa mới từ Italy đến, cùng với vợ là Priscilla, vì hoàng đế Claudio đã ra lệnh cho mọi người Do-thái phải rời Rôma. Ông Phaolô đến thăm hai ông bà, và vì cùng nghề, nên ông ở lại nhà họ và cùng làm việc: họ làm nghề chế lều. Mỗi ngày Sabbath, ông thảo luận tại hội đường, cố thuyết phục cả người Do-thái lẫn người Hy-lạp.” Nghề chế lều là nghề cũ của Phaolô trước khi trở lại, chúng ta ngạc nhiên khi Phaolô trở về nghề cũ để sinh sống thay vì dùng toàn thời gian để rao giảng Tin Mừng; nhưng điều này có thể hiểu được, vì Giáo Hội sơ khai chưa có những trợ giúp cụ thể cho những nhà truyền giáo. Phaolô phải tự kiếm kế sinh nhai, nhất là khi mới chân ướt chân ráo đến những thành phố mới.

1.2/ Phản ứng của dân thành Corintô: Khi ông Silas và ông Timothy từ Macedonia xuống, thì ông Phaolô chỉ lo giảng, long trọng làm chứng cho người Do-thái biết rằng Đức Giêsu chính là Đấng Kitô.
(1) Những người từ chối không tin: Đa số là những người Do-thái. Bởi họ chống đối và nói lộng ngôn, nên ông giũ áo mà bảo họ: “Máu các người cứ đổ xuống trên đầu các người! Phần tôi, tôi vô can; từ nay trở đi, tôi sẽ đến với người ngoại.” Mặc dù Phaolô được trao sứ vụ đặc biệt là rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại, ông vẫn tìm dịp rao giảng Tin Mừng cho những người Do-thái, vì ông quan tâm đến phần rỗi linh hồn của họ; nhưng không có nhiều kết quả.
(2) Phaolô quay sang giảng cho Dân Ngoại và thu lượm nhiều kết quả: Thất vọng về sự cứng lòng và chống đối từ người đồng hương, “Ông rời bỏ chỗ ấy đến nhà một người ngoại tôn thờ Thiên Chúa, tên là Titius Justus, ở sát bên hội đường. Ông Crispus, trưởng hội đường, tin Chúa, cùng với cả nhà. Nhiều người Corintô đã nghe ông Phaolô giảng cũng tin theo và chịu phép rửa.”
2/ Phúc Âm: Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui.
2.1/ Các môn đệ không thể hiểu Chúa Giêsu biết trước mọi sự sẽ xảy ra: Khi các môn đệ nghe Chúa Giêsu tuyên bố: “Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy;” vài người trong nhóm môn đệ của Đức Giêsu hỏi nhau: “Người muốn nói gì khi bảo chúng ta: “Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy” và “Thầy đến cùng Chúa Cha?” Vậy các ông nói: “”Ít lâu nữa” nghĩa là gì? Chúng ta không hiểu Người nói gì!”
Đối với chúng ta, những người đã đọc Cuộc Thương Khó, cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, đoạn văn trên không có gì khó hiểu; nhưng đối với các môn đệ trước Cuộc Thương Khó, có ít nhất ba điều các môn đệ không thể hiểu:
(1) Các ông không thể hiểu một người biết rõ ngày chết và cách chết của mình, ngoại người tự kết liễu đời mình, như người Do-thái nghĩ về Chúa Giêsu (Jn 8:21-22).
(2) Các ông càng không hiểu một người biết trước mình sẽ sống lại. Truyền thống Do-thái không tin có sự sống lại như Nhóm Sadducees, hay quan niệm sống lại chỉ có trong Ngày Phán Xét (Jn 11:24). Các ông không ngờ Chúa sống lại chỉ ít ngày sau khi chết.
(3) Các ông cũng không hiểu lời Chúa nói “Thầy đến cùng Chúa Cha” có nghĩa gì; vì các ông chưa hoàn toàn tin tưởng mối liên hệ giữa Chúa Giêsu và Thiên Chúa.
2.2/ Phản ứng của con người trước Cuộc Thương Khó của Đức Kitô: Đức Giêsu biết là các ông muốn hỏi mình, nên bảo các ông: “Anh em bàn luận với nhau về lời Thầy nói: “Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy.” Rồi Chúa Giêsu cắt nghĩa thêm cho các ông hiểu: “Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui.”
(1) Các môn đệ sẽ buồn sầu và than khóc về sự đau khổ, cái chết, và sự vắng mặt của Chúa Giêsu trong cuộc đời các ông; nhưng khi thấy Ngài sống lại và hiện đến, những nỗi lo lắng và buồn sầu sẽ biến thành hy vọng và niềm vui. Trong cuộc sống của người Kitô hữu cũng thế: Có những lúc họ sẽ cảm thấy việc theo Chúa đòi hỏi quá nhiều cố gắng và hy sinh, khi bị cám dỗ về những thú vui thế trần; nhưng sẽ tới ngày những cố gắng và hy sinh của họ sẽ đơm bông kết trái, và họ sẽ tìm thấy niềm vui và hạnh phúc vĩnh cửu.
(2) Thế gian sẽ vui mừng: Thế gian được hiểu ở đây là những người chống lại Thiên Chúa, kết án, và giết Người Con Một của Ngài; một cách cụ thể là những người trong Thượng Hội Đồng. Họ tưởng là đã tiêu diệt được người quyến dũ dân chúng và làm cho họ mất quyền lợi và thế lực trên dân. Nhưng vui mừng của thế gian cũng chỉ tạm thời, vì sau đó sẽ là thời kỳ than khóc. Ai chạy theo những lạc thú của thế gian cũng thế, họ chỉ có thể vui vẻ trong một thời gian ngắn; nhưng sau đó sẽ là những mệt mỏi, chán chường. Nỗi than khóc bất hạnh nhất của thế gian là không biết, không có, hay đánh mất Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Trong cuộc sống, chúng ta phải đương đầu với nhiều thay đổi; nhưng may mắn cho những người tín hữu chúng ta, những gì chính yếu đã được Chúa Giêsu mặc khải qua Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa.
– Chúng ta cần học hỏi lịch sử và Kinh Thánh để biết những điều chính yếu trong cuộc đời, và biết cách chuẩn bị để đối phó với những thay đổi của cuộc đời.
– Mẹ Maria là mẫu gương lý tưởng cho chúng ta nhận ra thánh ý Thiên Chúa trong những thay đổi của cuộc sống: Mẹ luôn thinh lặng, ghi nhận mọi biến cố xảy ra, và suy niệm trong lòng.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Thursday of the Sixth Week of Easter
Viết bởi Lan Hương

Reading 1 (Acts 18:1-8):

Paul left Athens and went to Corinth.
There he met a Jew named Aquila, a native of Pontus,
who had recently come from Italy with his wife Priscilla
because Claudius had ordered all the Jews to leave Rome.
He went to visit them and, because he practiced the same trade,
stayed with them and worked, for they were tentmakers by trade.
Every sabbath, he entered into discussions in the synagogue,
attempting to convince both Jews and Greeks.

When Silas and Timothy came down from Macedonia,
Paul began to occupy himself totally with preaching the word,
testifying to the Jews that the Christ was Jesus.
When they opposed him and reviled him,
he shook out his garments and said to them,
“Your blood be on your heads!
I am clear of responsibility.
From now on I will go to the Gentiles.”
So he left there and went to a house
belonging to a man named Titus Justus, a worshiper of God;
his house was next to a synagogue.
Crispus, the synagogue official, came to believe in the Lord
along with his entire household, and many of the Corinthians
who heard believed and were baptized.

Gospel (Jn 16:16-20):

Jesus said to his disciples:
“A little while and you will no longer see me,
and again a little while later and you will see me.”
So some of his disciples said to one another,
“What does this mean that he is saying to us,
‘A little while and you will not see me,
and again a little while and you will see me,’
and ‘Because I am going to the Father’?”
So they said, “What is this ‘little while’ of which he speaks?
We do not know what he means.”
Jesus knew that they wanted to ask him, so he said to them,
“Are you discussing with one another what I said,
‘A little while and you will not see me,
and again a little while and you will see me’?
Amen, amen, I say to you,
you will weep and mourn, while the world rejoices;
you will grieve, but your grief will become joy.”
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Dinh Minh Tien, O.P.

I. THEME: Changes in life

Heraclitus, a Greek philosopher said, “No man ever steps in the same river twice, for it’s not the same river and he’s not the same man.” Our life is the same, what happens today is different with what happened yesterday and what shall happen tomorrow. Everyday has its own joy and suffering. Our life is made by a chain of daily events. The importance is that we must learn from what is happening to face what shall happen.
Today reading help us to learn from Paul’s manner and Jesus’ teaching about the change of life. In the first reading, Paul came from Athens, the cultural center of the Greeks, to Corinth and earn money by working as a tentmaker. Every Sabbath, he comes to a synagogue to preach. In the gospel, Jesus foretold what shall happen to him and his disciples. His purpose is to prepare for his disciples to face the coming challenges.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Paul left Athens to preach the Gospel to the Corinthians.
1.1/ Paul worked for a living and preached the gospel on the Sabbath: His second is the longest of his three missionary journeys. He gathered many successes and failures, were accepted and rejected, peace and unrest. Today passage reported what happened when he left Athens to come to Corinth: “There he met a Jew named Aquila, a native of Pontus, who had recently come from Italy with his wife Priscilla because Claudius had ordered all the Jews to leave Rome. He went to visit them and, because he practiced the same trade, stayed with them and worked, for they were tentmakers by trade. Every Sabbath, he entered into discussions in the synagogue, attempting to convince both Jews and Greeks.”
Tentmaker is Paul’s former profession before his conversion. We are surprised when we learn Paul came back to his former profession to earn a living instead of using all his time to preach the Good News. This can be understood because in the early Church, there was no financial help for missionary preachers. Paul must earn his living, especially when he came to a new city. Paul was very proud of his lifestyle because he wasn’t dependent on others for help.
1.2/ The Corinthians’ reactions: “When Silas and Timothy came down from Macedonia, Paul began to occupy himself totally with preaching the word, testifying to the Jews that the Messiah was Jesus.”
(1) Those who denied to believe: The majority of them were the Jews. Due to their rejection, he shook out his garments and said to them, “Your blood be on your heads! I am clear of responsibility. From now on I will go to the Gentiles.”
Though Paul was given a special mission to preach for the Gentiles, he still found opportunities to preach for the Jews because he concerned about their salvation; but he got little result.
(2) Paul turned to the Gentiles and harvested better result: When Paul saw the Jews’ hardness and opposition, “he left there and went to a house belonging to a man named Titus Justus, a worshiper of God; his house was next to a synagogue. Crispus, the synagogue official, came to believe in the Lord along with his entire household, and many of the Corinthians who heard believed and were baptized.”
2/ Gospel: “You will grieve, but your grief will become joy.”
2.1/ The apostles couldn’t understand Jesus’ announcement of what shall happen: When they heard Jesus’ announcement: “A little while and you will no longer see me, and again a little while later and you will see me.” Some of his disciples said to one another, “What does this mean that he is saying to us, ‘A little while and you will not see me, and again a little while and you will see me,’ and ‘Because I am going to the Father’?” So they said, “What is this ‘little while’ (of which he speaks)? We do not know what he means.”
To us, who read Jesus’ Passion, Death and Resurrection, the above passage isn’t hard to understand; but to Jesus’ disciples before the Passion, there are at least three things that they couldn’t understand:
(1) They couldn’t understand a person who clearly knows the date and the way he dies, except the one who commits suicide as the Jews thought of Jesus (Jn 8:21-22).
(2) They couldn’t understand a person who foreknows his resurrection. Jewish tradition doesn’t believe in the resurrection as the Sadducees, or the resurrection only happens on the Last Day (Jn 11:24). They couldn’t believe that Jesus shall resurrect three days after his death.
(3) They also didn’t understand the meaning of what Jesus said, “I am going to the Father;” because they didn’t completely believe Jesus’ relationship with the Father as a son.
2.2/ Different reactions to Jesus’ Passion: “Jesus knew that they wanted to ask him, so he said to them, “Are you discussing with one another what I said, ‘A little while and you will not see me, and again a little while and you will see me’? Amen, amen, I say to you, you will weep and mourn, while the world rejoices; you will grieve, but your grief will become joy.”
(1) The disciples shall weep and mourn about Jesus’ suffering, death and absence in their life; but when they witness his resurrection and appearances, these weeping and mourning shall become joy and hope. Similarly in the life of christians, there is a time when they feel that their following of Jesus require so much sacrifices and efforts, especially during their temptation of worldly joy; but it shall come a day when their sacrifices and efforts start to bear fruits, they shall have a complete joy and the eternal life.
(2) The world shall be joyful: The world here is understood as those who opposed God, condemned and killed His Only Son, concretely were the members of the Sandherin. They thought that they destroyed the one who attracted the crowd and was the reason why they lost their power and influence on people. Their joy is only temporal because after that there is a period of mourning. Similarly for those who chase after the worldly joy. They can only be joyful in a short period of time, but after that there is a period of tiredness and hopelessness. It is the most miserable pain for those who don’t know, don’t have or lost God in their life.
III. APPLICATION IN LIFE:
– In life, we must face many changes; but it is fortunate for us that the main things were revealed for us by Jesus, especially God’s plan of salvation.
– We need to study Scripture and history to know the main things in life, so that we are prepared to face changes in our life.
– Mary is the exemplar for us to recognize God’s will in the changes of life. She was always silent, recorded all things that happened, and meditated them in her heart.