Lời Chúa Mỗi Ngày : Lễ Truyền Tin, Năm ABC

Lễ Truyền Tin, Năm ABC
Bài đọc: Isa 7:10-14; Heb 10:4-10; Lk 1:26-38.
1/ Bài đọc I: 10 Một lần nữa ĐỨC CHÚA phán với vua A-khát rằng: 11 “Ngươi cứ xin ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa của ngươi ban cho ngươi một dấu dưới đáy âm phủ hoặc trên chốn cao xanh.”
12 Vua A-khát trả lời: “Tôi sẽ không xin, tôi không dám thử thách ĐỨC CHÚA.”
13 Ông I-sai-a bèn nói: “Nghe đây, hỡi nhà Đa-vít! Các ngươi làm phiền thiên hạ chưa đủ sao,
mà còn muốn làm phiền cả Thiên Chúa của tôi nữa?
14 Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu: Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en.
2/ Bài đọc II: 4 Thật thế, máu các con bò, con dê không thể nào xoá được tội lỗi.
5 Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. 6 Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội.
7 Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con. 8 Trước hết, Đức Ki-tô nói: Hy lễ và hiến tế, lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa đã chẳng ưa, chẳng thích, mà đó chính là những thứ của lễ được dâng tiến theo Lề Luật truyền. 9 Rồi Người nói: Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài. Thế là Người bãi bỏ các lễ tế cũ mà thiết lập lễ tế mới. 10 Theo ý đó, chúng ta được thánh hoá nhờ Đức Giê-su Ki-tô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ.
3/ Phúc Âm: 26 Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, 27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.
28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.”
29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.
30 Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa.
31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. 32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. 33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.” 34 Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!”
35 Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.
36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng.
37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”
38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
________________________________________

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sự vâng phục mang lại ơn cứu độ cho con người.
Con người được Thiên Chúa ban cho có tự do để làm quyết định; nhưng khi con người quyết định chọn điều gì, là con người phải lãnh nhận hậu quả do quyết định ấy mang lại. Thói quen của con người là không muốn phải vâng lời ai, muốn tự mình có thể quyết định mọi sự. Trong cuộc cám dỗ đầu tiên tại Vườn Địa Đàng, con rắn gian manh biết Bà Evà không muốn vâng phục Thiên Chúa, nên cám dỗ Bà ăn trái cây “biết lành biết ác” mà Thiên Chúa đã cấm không được ăn. Hậu quả của cuộc bất tuân là ông bà mất nghĩa cùng Thiên Chúa, và truyền nọc độc của tội Tổ Tông cho con cháu.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung trong việc tuân phục hay bất tuân lời Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, mặc dù đã được tiên-tri Isaiah truyền chỉ tuân phục một mình Thiên Chúa, vua Ahaz của Judah vẫn bất tuân sang cầu viện Ai-cập. Hậu quả là nước mất nhà tan, từ vua đến dân bị lưu đày qua Babylon. Trong Bài Đọc II, tác giả Thư Do-thái so sánh các hy lễ đền tội của Cựu Ước với sự vâng phục của Đức Kitô, và đưa đến kết luận: Thiên Chúa trân quí sự vâng phục của Đức Kitô hơn ngàn vạn chiên cừu, và cái chết của Ngài trên Thập Giá có sức mạnh xóa sạch tội và mang lại ơn cứu độ cho con người. Trong Phúc Âm, lời thưa “Xin Vâng” của Đức Trinh Nữ Maria trong biến cố Truyền Tin đã bắt đầu kỷ nguyên cứu độ: Chúa Thánh Thần đã rợp bóng trên Mẹ, và hài nhi Giêsu, Con Một của Thiên Chúa, đã hình thành trong lòng Mẹ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Vua Ahaz bất tuân lời Thiên Chúa.
1.1/ Vua Ahaz nghi ngờ Thiên Chúa: Rezin là vua sau cùng của Damascus. Năm 732 BC, vua Assyrian, Tiglath-pileser III phá hủy Damascus và giết vua Rezin. Sự liên hiệp giữa Assyria và Israel làm vua Judah khủng hỏang, vua sợ liên hiệp này sẽ đem quân thôn tính Judah. Liên hiệp hai nước phác họa kế họach truất phế vua Ahaz, và thay thế ông với hòang tử của Bet Tabel, một lãnh thổ của Aram, miến Bắc của khu vực Transjordan. Hoàng tử này có lẽ là người Judah, con trai của Jotham hoặc Uzziah với công chúa của Tabel.
(1) Sự bất trung của vua Ahaz: Tiên-tri Isaiah được Thiên Chúa sai đến với vua Ahaz để khuyên nhà vua tin tưởng vững mạnh vào Thiên Chúa, vì chỉ có Ngài mới có thể bảo tòan lãnh thổ của nhà Judah. Vua Ahaz không tin tưởng vào sự can thiệp của Thiên Chúa, và vào lời khuyên của tiên tri Isaiah; ông cầu viện với vua Ai-cập để xin sự bảo vệ. Hậu quả là Chúa để cho vương quốc của ông rơi vào tay vua Babylon.
1.2/ Tiên tri Isaiah được Thiên Chúa sai đến với vua Ahaz lần thứ hai.
(1) Hãy xin một dấu lạ để Thiên Chúa làm cho: “Một lần nữa Đức Chúa phán với vua Ahaz rằng: “Ngươi cứ xin Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi ban cho ngươi một dấu dưới đáy âm phủ hoặc trên chốn cao xanh.” Vua Ahaz trả lời: “Tôi sẽ không xin, tôi không dám thử thách Đức Chúa.” Vua không xin một dấu từ Thiên Chúa vì vua ngoan cố, không muốn nghe những lời khuyên của tiên-tri Isaiah.
(2) Dấu lạ Đấng Cứu Thế: Tiên-tri Isaiah bèn nói: “Nghe đây, hỡi nhà David! Các ngươi làm phiền thiên hạ chưa đủ sao, mà còn muốn làm phiền cả Thiên Chúa của tôi nữa? Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu: Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuel.”
– Isaiah không dùng chữ đặc biệt để chỉ trinh nữ (betula), nhưng dùng chữ (alma) để chỉ một phụ nữ trẻ tới tuổi thành hôn, có thể là trinh nữ kay không. Lời tuyên sấm này được loan báo trước hòang gia, có thể mang ý nghĩa giòng dõi của David sẽ bị tận diệt. Nếu điều ấy xảy ra, lời hứa của Thiên Chúa đã làm với giòng dõi David sẽ bị chấm dứt (2 Sam 7:12-16).
– Con trẻ sắp sinh ra có thể là trẻ Hezekiah, mà Judah đang hy vọng sẽ tiếp tục sự hiện diện của Chúa giữa dân Ngài, và là một canh tân của lời hứa đã được ký kết với vua David.
– Dẫu vậy, sự nghiêm trọng của lời tuyên sấm và tên con trẻ tương lai “Emmanuel” cho chúng ta thấy lời của tiên-tri Isaiah không chỉ dừng lại với sự sinh ra của Hezekiah; nhưng chỉ thẳng tới vị vua lý tưởng của giòng tộc David, mà qua vị vua này, Thiên Chúa mới thực sự ở với con người.
– Thánh sử Mathhew và Giáo Hội đã nhìn sự sinh ra của Đấng Cứu Thế bởi Trinh-Nữ Maria là sự hòan tất của lời tiên tri này.
2/ Bài đọc II: Thi hành ý muốn của Thiên Chúa cao trọng hơn các hy lễ tòan thiêu và hiến tế chiên bò.
2.1/ Máu thú vật không thể xóa bỏ tội lỗi con người: Trong Cựu Ước, mỗi khi con người muốn được Thiên Chúa tha tội, họ lên Đền Thờ, sát tế thú vật, và dâng cho Thiên Chúa như trong ngày lễ Day-at-onement. Nhưng những hy lễ này chỉ có thể tha những tội vô tình họ xúc phạm đến Thiên Chúa và tha nhân; còn những tội cố tình, không một hy lễ nào có thể xóa được; đó là lý do tại sao tác giả Thư Do-thái nói: “Thật thế, máu các con bò, con dê không thể nào xoá được tội lỗi.” Vì thế, con người cần một cách khác để được tha tội; và Thiên Chúa đã chuẩn bị một cách thức hiệu quả để tha tội cho con người: “Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể.” Tạo cho Chúa Giêsu một thân thể để Ngài có tai để lắng nghe và vâng lời; có trí óc để hiểu và có ý chí để làm theo những gì Thiên Chúa muốn; và có một thân xác để có thể hy sinh, chịu đựng đau khổ, để đền tội thay cho con người.
2.2/ Đức Kitô thi hành thánh ý Thiên Chúa để mang lại ơn cứu độ cho con người: Tác giả trưng dẫn Thánh Vịnh 40:6-9: “Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con.”
– Trước hết, Đức Kitô nói: “Hy lễ và hiến tế, lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa đã chẳng ưa, chẳng thích, mà đó chính là những thứ của lễ được dâng tiến theo Lề Luật truyền.” Điều này hiển nhiên vì tất cả những điều này thuộc về Thiên Chúa. Con người có dâng tiến những lễ vật này cũng là lấy những của Thiên Chúa ban để dâng lại cho Ngài. Đó là chưa kể đến tội mà các tiên tri đã tố cáo con người nhiều lần: dâng của dư thừa, dâng cho qua lần chiếu lệ, dâng lễ vật mà vẫn đang toan tính phạm tội, dâng lễ vật mà lòng xa Thiên Chúa vạn dặm …
– Rồi Người nói: “Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài. Thế là Người bãi bỏ các lễ tế cũ mà thiết lập lễ tế mới. Theo ý đó, chúng ta được thánh hoá nhờ Đức Giêsu Kitô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ.” Sự vâng phục của Chúa Giêsu là lễ hiến tế duy nhất đẹp lòng Thiên Chúa, và máu của Người đổ ra chỉ một lần là đủ để Thiên Chúa tha thứ tất cả cho con người.
– Nếu chúng ta muốn thiết lập mối giao hòa với Thiên Chúa, vâng lời làm theo thánh ý Ngài là cách thức duy nhất. Thiên Chúa muốn con người tin và tuân phục những gì Đức Kitô đã mặc khải và dạy dỗ con người.
3/ Phúc Âm: Lời thưa “Xin Vâng” của Đức Trinh Nữ Maria bắt đầu Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa.
3.1/ Biến cố Truyền Tin: Khi Bà Elisabeth có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gabriel đến một thành miền Galilee, gọi là Nazareth, gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua David. Trinh nữ ấy tên là Maria.
– Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. Thông thường, con người dễ hãnh diện khi được người khác khen mình; nhưng Mẹ là người rất khiêm nhường, Mẹ biết mình không xứng đáng với lời chào này; nên bối rối, băn khoăn về lời chào ấy.
– Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua David, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Jacob đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.” Bà Maria thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” Mẹ đã khấn giữ mình đồng trinh để lo việc của Thiên Chúa. Điều khó hiểu ở đây là thánh Luca đã đề cập tới việc Mẹ đã đính hôn với Giuse ở đầu trình thuật. Tại sao đã khấn giữ mình đồng trinh, lại còn đính hôn với Giuse? Điều này chỉ có thể giải nghĩa hoặc Luca lầm lẫn hoặc bản văn bị sắp xếp lẫn lộn thứ tự giữa 2 biến cố: truyền tin và đính hôn.
– Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.”
3.2/ Không điều gì là không thể đối với Thiên Chúa: Chúng ta không chắc Mẹ Maria có thể hiểu thế nào là sinh ra bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần; nhưng Mẹ tin những gì thiên thần Gabriel nói vì hai lý do:
(1) Không điều gì là không thể đối với Thiên Chúa: Nếu Ngài có thể làm cho bà Elisabeth, người họ hàng với Mẹ, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai; còn việc gì Thiên Chúa không làm được?
(2) Niềm tin của Mẹ vào Thiên Chúa: Mẹ biết Thiên Chúa là ai, và Mẹ biết mình là ai. Mẹ tuy không hiểu những gì Thiên Chúa nói, nhưng sự khôn ngoan dạy Mẹ cứ mau mắn vâng lời; vì tất cả những gì Thiên Chúa muốn đều tốt đẹp. Vì thế, Mẹ thưa với thiên thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta phải tuân phục Thiên Chúa, vì chỉ có Thiên Chúa biết chắc các điều tốt đẹp cho con người. Bất tuân Thiên Chúa là cách dễ dàng nhất gây ra đau khổ cho con người.
– Vâng lời Thiên Chúa không lấy đi sự tự do của con người, nhưng chứng tỏ sự khôn ngoan. Giống như một con trẻ chưa đủ khôn ngoan để làm quyết định cho mình, em phải vâng lời cha mẹ là những người khôn ngoan hơn. Chúng ta cũng thế, khi chưa hiểu kế họach của Thiên Chúa cho cuộc đời, chúng ta hãy bắt chước Chúa Giêsu và Đức Mẹ: xin vâng làm theo ý Thiên Chúa.
– Mọi sự đều có thể đối với Thiên Chúa. Chúng ta hãy kiên nhẫn chờ những gì Thiên Chúa hứa ban cho tới khi thành sự thật.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Solemnity of the Annunciation of the Lord
Viết bởi Lan Hương
ANNUNCIATION, ABC

Readings: Isa 7:10-14; Heb 10:4-10; Lk 1:26-38.
1/ First Reading: NAB Isaiah 7:10 Again the LORD spoke to Ahaz: 11 Ask for a sign from the LORD, your God; let it be deep as the nether world, or high as the sky! 12 But Ahaz answered, “I will not ask! I will not tempt the LORD!” 13 Then he said: Listen, O house of David! Is it not enough for you to weary men, must you also weary my God? 14 Therefore the Lord himself will give you this sign: the virgin shall be with child, and bear a son, and shall name him Immanuel.
2/ Second Reading: NAB Hebrews 10:4 for it is impossible that the blood of bulls and goats take away sins. 5 For this reason, when he came into the world, he said: “Sacrifice and offering you did not desire, but a body you prepared for me; 6 holocausts and sin offerings you took no delight in. 7 Then I said, ‘As is written of me in the scroll, Behold, I come to do your will, O God.'” 8 First he says, “Sacrifices and offerings, holocausts and sin offerings, you neither desired nor delighted in.” These are offered according to the law. 9 Then he says, “Behold, I come to do your will.” He takes away the first to establish the second. 10 By this “will,” we have been consecrated through the offering of the body of Jesus Christ once for all.
3/ Gospel: NAB Luke 1:26 In the sixth month, the angel Gabriel was sent from God to a town of Galilee called Nazareth, 27 to a virgin betrothed to a man named Joseph, of the house of David, and the virgin’s name was Mary. 28 And coming to her, he said, “Hail, favored one! The Lord is with you.” 29 But she was greatly troubled at what was said and pondered what sort of greeting this might be. 30 Then the angel said to her, “Do not be afraid, Mary, for you have found favor with God. 31 Behold, you will conceive in your womb and bear a son, and you shall name him Jesus. 32 He will be great and will be called Son of the Most High, and the Lord God will give him the throne of David his father, 33 and he will rule over the house of Jacob forever, and of his kingdom there will be no end.” 34 But Mary said to the angel, “How can this be, since I have no relations with a man?” 35 And the angel said to her in reply, “The Holy Spirit will come upon you, and the power of the Most High will overshadow you. Therefore the child to be born will be called holy, the Son of God. 36 And behold, Elizabeth, your relative, has also conceived a son in her old age, and this is the sixth month for her who was called barren; 37 for nothing will be impossible for God.” 38 Mary said, “Behold, I am the handmaid of the Lord. May it be done to me according to your word.” Then the angel departed from her.
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Tien M. Dinh, O.P.

I. THEME: Obedience brings salvation to human beings.
God bestows on people the freedom to choose; but when people choose, they must get the result of their decision. In order to choose the right thing, people should rely on God’s teaching; but people have a temptation to decide by themselves because they don’t want to listen to anybody. In the temptation of the Garden, the wicked serpent knew that the woman, Eve, didn’t want to obey God, tempted her to eat the fruit of the tree called “kwowing good and evil” which God forbade her to eat. The results of this disobedience were: they lost their good relationship with God, they have to work hard to earn a living, they transmitted the original sin to all their descendants, etc.
Today readings center on obedience and disobedience of God. In the first reading, even though king Ahaz was commanded by the prophet Isaiah to believe only in God, he disobeyed and sent his messenger to Egypt to ask for help. The results were: the nation was destroyed and people were exiled in Babylon. In the second reading, the author of the Letter to the Hebrews compared the sin offerings of the Old Testament with Christ’s obedience, and concluded that God esteems Christ’s obedience more than thousands of sheep and oxen, and his death on the cross has power to wipe out all sins and to bring salvation to all people. In the Gospel, the reply “Fiat!” of the Blessed Mary in the Annunciation began the era of salvation. The Holy Spirit overshadowed her and the Infant Jesus, the Son of God, was conceived in Mary’s womb.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: King Ahaz disobeyed God’s command through the prophet Isaiah.
1.1/ King Ahaz doubted God’s power: Rezin was the last king of Damascus. On 732 BC, the Assyrian king, Tiglath-pileser III destroyed Damascus and killed king Rezin. The association between Assyria and Israel made the king of Judah worry, he was afraid this association will destroy his country. The leaders of the association planned to discarded Ahaz, and replaced him with the prince of Bet Tabel, a territory of Aram in the north of Transjordan area. This prince probably belonged to Judah’s tribe, Jotham’s son or the son of king Uzziah with the princess of Tabel.
The prophet Isaiah was sent by God to king Ahaz to encourage him to firmly believe in God since He is the only One who can protect the whole Judah’s territories. King Ahaz didn’t believe in God’s power and Isaiah’s advice; instead, he sent his messenger to Egypt to ask for protection. The result for his disobedience was that God let his kingdom fall to the Babylolian king.

1.2/ Isaiah was sent by God to king Ahaz the second time.
(1) A sign is needed to light up one’s faith: Again the Lord spoke to Ahaz:“Ask for a sign from the Lord, your God; let it be deep as the nether world, or high as the sky!”But Ahaz answered, “I will not ask! I will not tempt the Lord!” The king refused to ask for a sign because he was stubborn; he didn’t want to listen to Isaiah’s advice.
(2) The sign of the Messiah: The prophet Isaiah said to him: “Listen, O house of David! Is it not enough for you to weary men, must you also weary my God?Therefore the Lord himself will give you this sign: the virgin shall be with child, and bear a son, and shall name him Immanuel.”
Isaiah didn’t use the special noun to indicate a virgin “betula,” but used the noun “alma” which means a young girl who comes to an age to get marry, whether a virgin or not. This oracle was announced before the king’s household, and it can imply that the David’s lineage shall be terminated. If this is going to happen, God’s promise to David shall be ended (2 Sam 7:12-16).
The child who was going to be born could be Hezekiah whom Judah was hoping to continue God’s presence with His people and the continuity of God’s promise with David. However, the seriousness of the oracle and the name of the future child “Emmanuel” showed us that Isaiah’s prophecy wasn’t stopped with the birth of Hezekiah, but pointed to the ideal king of David’s lineage. Through this king, God is actually living among His people.
St. Matthew and the Church saw the birthday of Jesus Christ by the Blessed Virgin Mary is the fulfillment of Isaiah’s prophecy as we shall discussed below.
2/ Reading II: Doing God’s will is more important than offering thousands of animals.
2.1/ Animal blood can’t take away all human sins: In the Old Testament, if people want their sins to be forgiven, they must come to the temple to offer sacrifices; but the animal blood can only take away unintentional sins which people committed against God and others, no offering can take away their intentional sins. This is the reason why the author of the Letter to the Hebrew wrote: “for it is impossible that the blood of bulls and goats take away sins.” Therefore, people need another way for their sins to be forgiven, and God prepared an effective way to forgive all people’ sins. The author continued: “For this reason, when he came into the world, he said: “Sacrifice and offering you did not desire, but a body you prepared for me.” Christ needed a body so that he could communicate with people, and specially to suffer, to die and to redeem people.

2.2/ Christ did God’s will to bring salvation to people: The author quoted Psalm 40:6-8: “Sacrifice and offering thou dost not desire; but thou hast given me an open ear. Burnt offering and sin offering thou hast not required. Then I said, “Lo, I come; in the roll of the book it is written of me; I delight to do thy will, O my God; thy law is within my heart.”
Firstly, the author of the Hebrews said, “Sacrifice and offering you did not desire, but a body you prepared for me;holocausts and sin offerings you took no delight in.” This is so obvious because all animals belong to God. When people offer these offerings, they take what belong to God to offer back to Him. Moreover, many times people committed more sins when they unworthily offered sacrifices as many prophets accused people, such as: Some offered blemished animals; some offered sacrifices and at the same time were plotting to rob people; some offered sacrifices with an intention to fulfill the law, not out of their love for God, etc.
Then, the author explained: “First he says, “Sacrifices and offerings, holocausts and sin offerings, you neither desired nor delighted in.” These are offered according to the law.Then he says, “Behold, I come to do your will.” He takes away the first to establish the second.By this “will,” we have been consecrated through the offering of the body of Jesus Christ once for all.”
Jesus’ obedience is the only sacrifice that delights God the most, and his blood is needed to pour out only once so that God can forgive all people’s sins.
Obedience to God’s will is the only way to reconciliate with God; He wants people to believe in Christ and to obey what he revealed and taught.

3/ Gospel: Mary’s answer, “Yes!” begins God’s plan of salvation.

3.1/ The encounter between heaven and earth: The summit of God’s plan of salvation is the coming of the Messiah, starting with today Annunciation. None can understand a powerful God, who created all things and has power on all creation, comes to one of His creature, Mary, to ask for His Son to be incarnated in her womb. The evangelist Luke reported the Annunciation as follows: “In the sixth month the angel Gabriel was sent from God to a city of Galilee named Nazareth,to a virgin betrothed to a man whose name was Joseph, of the house of David; and the virgin’s name was Mary.And he came to her and said, “Hail, O favored one, the Lord is with you!”But she was greatly troubled at the saying, and considered in her mind what sort of greeting this might be.And the angel said to her, “Do not be afraid, Mary, for you have found favor with God.””
3.2/ The mystery of salvation was revealed: The angel Gabriel talked about the child which is about to be born as follows: “And behold, you will conceive in your womb and bear a son, and you shall call his name Jesus.He will be great, and will be called the Son of the Most High; and the Lord God will give to him the throne of his father David,and he will reign over the house of Jacob for ever; and of his kingdom there will be no end.” This is the third promise which the prophet Nathan announced to king David in the first reading. The only strange and unexpected thing about the child is, though he was the son of the Most High but belonged to David’s lineage through Joseph, his adopted father.
3.3/ The reaction of Blessed Virgin Mary: Due to her vow of virginity, Mary asked the angel Gabriel: “How shall this be, since I have no husband?” Mary’s vow of virginity pleased God because He wants His Son to be incarnated in such an immaculate and pure womb. Moreover, the prophet Isaiah also foretold about this (parthenos, Isa 7:14).
Mary, as many of us, questioned God according to human understanding: How can one be pregnant and still be a virgin? We forget about God’s power that He can do all things. The angel Gabriel explained to Mary God’s way: “The Holy Spirit will come upon you, and the power of the Most High will overshadow you; therefore the child to be born will be called holy, the Son of God.And behold, your kinswoman Elizabeth in her old age has also conceived a son; and this is the sixth month with her who was called barren.For with God nothing will be impossible.”
After listening the angel’s explannation, the Virgin Mary said to him: “Behold, I am the handmaid of the Lord; let it be to me according to your word.” And the angel departed from her.

III. APPLICATION IN LIFE:
– We must obey God because He is the only one to know what is good for us; to disobey Him is to get all unwanted results.
– Obedience to God doesn’t take away our freedom but shows our wisdom. Like a child who isn’t mature to make his own decision, he must obey his parents who are wiser than him. Similarly, when we don’t understand God’s plan for our life, we should imitate Jesus and Mary to do God’s will.
– Everything is possible to God. We should be patient to wait for God’s promises to be fulfilled.