Lời Chúa Mỗi Ngày : Chủ Nhật III Mùa Chay, Năm C

Chủ Nhật III Mùa Chay, Năm C
Bài đọc: Exo 3:1-8a, 13-15; I Cor 10:1-6, 10-12; Lk 13:1-9.
1/ Bài đọc I: 1 Bấy giờ ông Mô-sê đang chăn chiên cho bố vợ là Gít-rô, tư tế Ma-đi-an. Ông dẫn đàn chiên qua bên kia sa mạc, đến núi của Thiên Chúa, là núi Khô-rếp.
2 Thiên sứ của Đức Chúa hiện ra với ông trong đám lửa từ g  xem, thì từ giữa bụi cây Thiên Chúa gọi ông: “Mô-sê! Mô-sê!” Ông thưa: “Dạ, tôi đây!” 5 Người phán: “Chớ lại gần! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh.”
6 Người lại phán: “Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp.” Ông Mô-sê che mặt đi, vì sợ nhìn phải Thiên Chúa.
7 Đức Chúa phán: “Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai-cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. 8 Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-cập, và đưa chúng từ đất ấy lên một miền đất tốt tươi, rộng lớn, miền đất tràn trề sữa và mật.” 13 Ông Mô-sê thưa với Thiên Chúa: “Bây giờ, con đến gặp con cái Ít-ra-en và nói với họ: Thiên Chúa của cha ông anh em sai tôi đến với anh em. Vậy nếu họ hỏi con: Tên Đấng ấy là gì? Thì con sẽ nói với họ làm sao?” 14 Thiên Chúa phán với ông Mô-sê: “Ta là Đấng Hiện Hữu.” Người phán: “Ngươi nói với con cái Ít-ra-en thế này: “Đấng Hiện Hữu sai tôi đến với anh em.” 15 Thiên Chúa lại phán với ông Mô-sê: “Ngươi sẽ nói với con cái Ít-ra-en thế này: Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp, sai tôi đến với anh em. Đó là danh Ta cho đến muôn thuở, đó là danh hiệu các ngươi sẽ dùng mà kêu cầu Ta từ đời nọ đến đời kia.”
2/ Bài đọc II: 1 Thưa anh em, tôi không muốn để anh em chẳng hay biết gì về việc này: là tất cả cha ông chúng ta đều được ở dưới cột mây, tất cả đều vượt qua Biển Đỏ. 2 Tất cả cùng được chịu phép rửa dưới đám mây và trong lòng biển, để theo ông Mô-sê. 3 Tất cả cùng ăn một thức ăn linh thiêng, 4 tất cả cùng uống một thức uống linh thiêng, vì họ cùng uống nước chảy ra từ tảng đá linh thiêng vẫn đi theo họ. Tảng đá ấy chính là Đức Ki-tô. 5 Nhưng phần đông họ không đẹp lòng Thiên Chúa, bằng chứng là họ đã quỵ ngã trong sa mạc. 6 Những sự việc ấy xảy ra để làm bài học, răn dạy chúng ta đừng chiều theo những dục vọng xấu xa như cha ông chúng ta.
3/ Phúc Âm: 1 Cùng lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giê-su nghe chuyện những người Ga-li-lê bị tổng trấn Phi-la-tô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng.
2 Đức Giê-su đáp lại rằng: “Các ông tưởng mấy người Ga-li-lê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Ga-li-lê khác sao? 3 Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy. 4 Cũng như mười tám người kia bị tháp Si-lô-ác đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giê-ru-sa-lem sao? 5 Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.”
6 Rồi Đức Giê-su kể dụ ngôn này: “Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, 7 nên bảo người làm vườn: “Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất?”
8 Nhưng người làm vườn đáp: “Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó.
9 May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi.”
________________________________________

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hãy biết dùng cơ hội Thiên Chúa ban để sám hối và sinh hoa kết trái.
Không ai trong chúng ta muốn giữ những thứ vô dụng, vừa choán chỗ vừa không dùng được: chiếc áo đã rách, đôi giày đã thủng lỗ, cái dù đã bị bung; nếu đã cố gắng sửa mà vẫn không dùng được, chúng ta sẽ vất nó vào sọt rác để mua sắm cái khác. Con người trước mặt Thiên Chúa cũng thế, Ngài sẽ làm mọi cách để sửa dạy và giúp con người thăng tiến như: răn dạy, cảnh cáo, và dùng hình phạt; nhưng nếu đã cố gắng mọi cách mà không sửa đổi được, Ngài sẽ phải cất đi để khỏi tốn công và tránh thiệt hại cho người khác.
Các Bài Đọc của Chủ Nhật III Mùa Chay tập trung trong việc con người phải biết nắm lấy cơ hội Thiên Chúa ban để ăn năn sám hối và thăng tiến không ngừng. Trong Bài Đọc I, Thiên Chúa động lòng thương xót dân của Ngài khi thấy họ bị đối xử tàn nhẫn như những nô lệ bên Ai-cập; Ngài hiện ra với ông Moses để tỏ ý định của Ngài và sai ông đến với con cái Israel để chuẩn bị đưa họ ra khỏi đất nô lệ để vào Đất Hứa. Trong Bài Đọc II, Phaolô muốn các tín hữu nhìn lại biến cố Xuất Hành để rút ra bài học cụ thể cho các tín hữu Corintô: cho dù con cái Israel đã được Thiên Chúa yêu thương và ban cơ hội để giải thoát; nhưng nhiều người trong họ đã không biết dùng cơ hội, vẫn càm ràm, than trách, và sau cùng phải chết trước khi vào Đất Hứa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu muốn nhắc nhở cho dân chúng phải biết nhìn các biến cố xảy ra trong cuộc đời và học hỏi những điều quan trọng cho bản thân: khi thấy người khác chết, đừng nghĩ là họ tội lỗi hơn mình, nhưng hãy biết sự chết cũng sẽ xảy ra cho mình; điều quan trọng là phải biết ăn năn sám hối và sinh hoa kết trái cho Thiên Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Ta xuống để giải thoát chúng khỏi làm nô lệ cho người Ai-cập.
1.1/ Thiên Chúa thương xót và muốn giải cứu con cái Israel khỏi cảnh làm nô lệ.
(1) Cuộc thần hiện của Thiên Chúa cho ông Moses: Moses tuy là người Do-thái; nhưng lớn lên trong hoàng gia như là con của công chúa Ai-cập. Sở dĩ ông phải bỏ hoàng gia để trốn qua đất Madian là vì ông đã giết một người Ai-cập khi người này đối xử dã man với một người Do-thái; tin này được loan truyền tới tai vua Pharaoh và nhà vua đang tìm cách bắt ông. Giống như tổ-phụ Abraham, Moses chưa một lần được biết Thiên Chúa. Để tỏ cho ông Moses biết uy quyền của Thiên Chúa, Ngài cho ông chứng kiến một hiện tượng lạ khi ông đang chăn chiên cho bố vợ là Jethro, tư tế Madian. Ông Moses nhìn thấy bụi cây cháy bừng, nhưng bụi cây không bị thiêu rụi, ông tự bảo: “Mình phải lại xem cảnh tượng kỳ lạ này mới được: vì sao bụi cây lại không cháy rụi?” Đức Chúa thấy ông lại xem, thì từ giữa bụi cây Thiên Chúa gọi ông: “Moses! Moses!” Ông thưa: “Dạ, tôi đây!” Người phán: “Chớ lại gần! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh.”
(2) Ý định của Thiên Chúa: Người mặc khải cho Moses: “Ta là Thiên Chúa của cha ông ngươi, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Jacob… Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai-cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-cập, và đưa chúng từ đất ấy lên một miền đất tốt tươi, rộng lớn, miền đất tràn trề sữa và mật.”
1.2/ Thiên Chúa chọn ông Moses để lãnh đạo con cái Israel: Khi biết Thiên Chúa muốn chọn mình để lãnh đạo con cái Israel ra khỏi Ai-cập, ông Moses nhìn thấy trước hai khó khăn trong sứ vụ Thiên Chúa trao phó: Thứ nhất, vua Pharaoh đang tìm giết ông, làm sao ông dám vào để yêu cầu nhà vua phóng thích con cái Israel. Thứ hai, con cái Israel sẽ không tin ông, một người họ không biết và chẳng có trong tay một sức mạnh nào cả.
(1) Thánh danh của Thiên Chúa: Ông Moses thưa với Thiên Chúa: “Bây giờ, con đến gặp con cái Israel và nói với họ: Thiên Chúa của cha ông anh em sai tôi đến với anh em. Vậy nếu họ hỏi con: Tên Đấng ấy là gì? Thì con sẽ nói với họ làm sao?” Thiên Chúa phán với ông Moses: “Ta là Đấng Hằng Hữu.” Người phán: “Ngươi nói với con cái Israel thế này: “Đấng Hiện Hữu sai tôi đến với anh em.”” Đấng Hằng Hữu nghĩa là Đấng luôn có. Đây là thánh danh mới của Thiên Chúa mặc khải cho con người. Để cho Moses và con cái Israel khỏi nhầm lẫn với một thần mới, Thiên Chúa dùng hai lần câu: “Thiên Chúa của cha ông anh em, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Jacob.” Nói cách khác, Ngài vẫn là Thiên Chúa mà tổ phụ của họ đã biết và chính họ đang kêu cầu. Truyền thống Do-thái sau này rất sợ dùng thánh danh “Yahveh,” họ thay thế bằng các danh từ: Đức Chúa (Elohim), Thiên Chúa của con (Adonai), Thiên Chúa các đạo binh (El Sabaoth), Thiên Chúa uy quyền (El Shaddai)…
(2) Mối liên hệ giữa Thiên Chúa với ông Moses: Để củng cố niềm tin và đánh tan sự sợ hãi của Moses, Ngài hứa với ông: “Ta sẽ ở với ngươi” (x/c 12). Lời hứa này được Thiên Chúa thực hiện bắt đầu từ cuộc thương lượng với vua Pharaoh, suốt trong cuộc hành trình 40 năm trong sa mạc, cho tới khi đem dân vào Đất Hứa. Ông Moses cũng chịu thử thách bởi Thiên Chúa như dân. Thử thách lớn nhất ông phải chịu là tuy được thấy Đất Hứa từ xa; nhưng không được cùng dân vào Đất Hứa, mà phải chết và an táng trước khi qua sông Jordan.
2/ Bài đọc II: Chúng ta đừng chiều theo những dục vọng xấu xa như cha ông chúng ta.
2.1/ Biến cố Xuất Hành là bài học cho mọi tín hữu: Bối cảnh của trình thuật hôm nay là câu trả lời của Phaolô cho các tín hữu Corintô có nên ăn thịt cúng. Phaolô cho các tín hữu một nguyên tắc: được ăn, nhưng phải có lòng bác ái tôn trọng những người yếu đức tin; hơn nữa, người tín hữu phải biết đề phòng các chước cám dỗ; đừng quá tự tin nơi sức hèn của mình.
Để dẫn chứng một ví dụ cụ thể, Phaolô mời họ nhìn lại gương của con cái Israel khi họ xuất hành khỏi Ai-cập, lang thang suốt 40 năm trời trong sa mạc để được thanh luyện bởi Thiên Chúa, trước khi được vào Đất Hứa. Phaolô viết: “Thưa anh em, tôi không muốn để anh em chẳng hay biết gì về việc này: là tất cả cha ông chúng ta đều được ở dưới cột mây, tất cả đều vượt qua Biển Đỏ. Tất cả cùng được chịu phép rửa dưới đám mây và trong lòng biển, để theo ông Moses.
Tất cả cùng ăn một thức ăn linh thiêng (manna), tất cả cùng uống một thức uống linh thiêng, vì họ cùng uống nước chảy ra từ tảng đá linh thiêng vẫn đi theo họ. Tảng đá ấy chính là Đức Kitô. Nhưng phần đông họ không đẹp lòng Thiên Chúa, bằng chứng là họ đã quỵ ngã trong sa mạc.”
2.2/ Biết học nơi gương người đi trước: Phaolô khuyên các tín hữu: Biến cố Xuất Hành không chỉ là biến cố lịch sử của người Do-thái; nhưng còn là “bài học răn dạy chúng ta đừng chiều theo những dục vọng xấu xa như cha ông chúng ta.”
Được hưởng mọi đặc quyền từ Thiên Chúa không có nghĩa là sẽ được vào Đất Hứa. Giống như con cái Israel trong biến cố Xuất Hành, người tín hữu cũng đã được hưởng mọi đặc quyền từ Đức Kitô: được chịu Phép Rửa trong Phép Rửa của Ngài, được ăn thịt và uống máu trong Bữa Tiệc Ly với Ngài; nhưng những điều này không bảo đảm sẽ được phục sinh vinh hiển với Đức Kitô trong vương quốc của Ngài, nếu người tín hữu không biết dùng ơn thánh Đức Kitô ban để luyện tập nhân đức và vượt qua mọi cám dỗ cuộc đời để giữ vững đức tin vảo Thiên Chúa. Các tín hữu Corintô không thể tự mãn với đức tin của họ; nếu họ không đề phòng và làm cho đức tin vững mạnh, họ cũng có thể sa ngã như những người đi trước.
3/ Phúc Âm: Nếu các ông không ăn năn sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy.
3.1/ Phải biết ăn năn sám hối khi còn có cơ hội.
(1) Đừng vội kết tội tha nhân: Truyền thống Do-thái có khuynh hướng đồng nhất đau khổ, bệnh tật, chết chóc với tội lỗi của cá nhân (x/c Sách Job, Jn 9:1). Trong trình thuật hôm nay, “có mấy người đến kể lại cho Đức Giêsu nghe chuyện những người Galilee bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng.”
Đức Giêsu đáp lại rằng: “Các ông tưởng mấy người Galilee này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Galilee khác sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy.” Như câu trả lời của Chúa Giêsu cho các môn đệ trong John 9, Chúa Giêsu từ chối làm một sự nối liền giữa đau khổ và tội lỗi.
(2) Hãy học gương người đi trước: Điều Ngài muốn nhấn mạnh là con người phải biết rút ra bài học cho mình khi chứng kiến những gì xảy ra cho người khác. Trong hai ví dụ hôm nay, Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến nhu cầu con người phải ăn năn sám hối khi còn có cơ hội; nếu không họ cũng sẽ chết mà không được hưởng ơn cứu độ.
3.2/ Thiên Chúa kiên nhẫn với con người: Rồi Đức Giêsu kể dụ ngôn này: “Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn: “Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất?”
(1) Con người phải sinh hoa trái cho Thiên Chúa bằng các việc lành: Ai cũng cho cây không sinh trái là cây vô dụng, con người không sinh ích lợi cho Thiên Chúa và tha nhân cũng là người vô dụng. Khi một người hay một vật đã trở nên vô dụng, họ sẽ bị lấy đi để dành cơ hội cho người khác. Khi những thứ vô dụng bị loại ra ngoài, chúng sẽ bị hủy hoại. Sự kiện người làm vườn kiên nhẫn cho cây vả 3 năm để sinh hoa kết trái cho thấy sự kiên nhẫn của ông. Thiên Chúa cũng thế, Ngài kiên nhẫn cho con người rất nhiều cơ hội để sửa mình và sinh hoa kết trái cho Ngài.
(2) Hãy biết năm lấy cơ hội như lần cuối cùng: Nhưng người làm vườn đáp lời ông chủ: “Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi.”
Con người phải khôn ngoan vì họ không biết khi nào là cơ hội cuối cùng. Đừng bao giờ giả định cơ hội sẽ đến mãi: Biết bao nhiêu người chúng ta nhìn thấy năm trước, năm nay không còn nhìn thấy họ nữa; điều này có thể xảy ra cho chúng ta; vì thế, hãy sống như đây là Mùa Chay cuối cùng của cuộc đời; và hãy biết lợi dụng cơ hội Chúa ban để trở về.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Thiên Chúa cho chúng ta sống trong thế gian là để chúng ta mưu cầu lợi ích cho phần rỗi linh hồn của chúng ta và của tha nhân.
– Nếu sau khi Thiên Chúa đã cung cấp mọi cơ hội để chúng ta có thễ lãnh nhận ơn cứu độ mà chúng ta vẫn từ chối, Ngài phải cất đi để chúng ta đừng làm thiệt hại phần hồn cho người khác.
– Hãy biết nắm lấy cơ hội như là cơ hội cuối cùng của cuộc đời, vì chúng ta không biết cơ hội có đến nữa hay không. Đàng khác, tại sao không tận dụng cơ hội để sống hạnh phúc và bình an ngay từ bây giờ để khỏi làm nô lệ cho xác thịt, thế gian và quỉ thần.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Third Sunday of LentC
Viết bởi Lan Hương
SUNDAY OF THE 3 LENTC

Readings: Exo 3:1-8a, 13-15; I Cor 10:1-6, 10-12; Lk 13:1-9.
1/ First Reading: NAB Exodus 3:1 Meanwhile Moses was tending the flock of his father-in-law Jethro, the priest of Midian. Leading the flock across the desert, he came to Horeb, the mountain of God. 2 There an angel of the LORD appeared to him in fire flaming out of a bush. As he looked on, he was surprised to see that the bush, though on fire, was not consumed. 3 So Moses decided, “I must go over to look at this remarkable sight, and see why the bush is not burned.” 4 When the LORD saw him coming over to look at it more closely, God called out to him from the bush, “Moses! Moses!” He answered, “Here I am.” 5 God said, “Come no nearer! Remove the sandals from your feet, for the place where you stand is holy ground. 6 I am the God of your father,” he continued, “the God of Abraham, the God of Isaac, the God of Jacob.” Moses hid his face, for he was afraid to look at God. 7 But the LORD said, “I have witnessed the affliction of my people in Egypt and have heard their cry of complaint against their slave drivers, so I know well what they are suffering. 8 Therefore I have come down to rescue them from the hands of the Egyptians and lead them out of that land into a good and spacious land, a land flowing with milk and honey. 13 “But,” said Moses to God, “when I go to the Israelites and say to them, ‘The God of your fathers has sent me to you,’ if they ask me, ‘What is his name?’ what am I to tell them?” 14 God replied, “I am who am.” Then he added, “This is what you shall tell the Israelites: I AM sent me to you.” 15 God spoke further to Moses, “Thus shall you say to the Israelites: The LORD, the God of your fathers, the God of Abraham, the God of Isaac, the God of Jacob, has sent me to you. “This is my name forever; this is my title for all generations.”

2/ Second Reading: NAB 1 Corinthians 10:1 I do not want you to be unaware, brothers, that our ancestors were all under the cloud and all passed through the sea, 2 and all of them were baptized into Moses in the cloud and in the sea. 3 All ate the same spiritual food, 4 and all drank the same spiritual drink, for they drank from a spiritual rock that followed them, and the rock was the Christ. 5 Yet God was not pleased with most of them, for they were struck down in the desert. 6 These things happened as examples for us, so that we might not desire evil things, as they did. 10 Do not grumble as some of them did, and suffered death by the destroyer. 11 These things happened to them as an example, and they have been written down as a warning to us, upon whom the end of the ages has come. 12 Therefore, whoever thinks he is standing secure should take care not to fall.
3/ Gospel: NAB Luke 13:1 At that time some people who were present there told him about the Galileans whose blood Pilate had mingled with the blood of their sacrifices. 2 He said to them in reply, “Do you think that because these Galileans suffered in this way they were greater sinners than all other Galileans? 3 By no means! But I tell you, if you do not repent, you will all perish as they did! 4 Or those eighteen people who were killed when the tower at Siloam fell on them– do you think they were more guilty than everyone else who lived in Jerusalem? 5 By no means! But I tell you, if you do not repent, you will all perish as they did!” 6 And he told them this parable: “There once was a person who had a fig tree planted in his orchard, and when he came in search of fruit on it but found none, 7 he said to the gardener, ‘For three years now I have come in search of fruit on this fig tree but have found none. (So) cut it down. Why should it exhaust the soil?’ 8 He said to him in reply, ‘Sir, leave it for this year also, and I shall cultivate the ground around it and fertilize it; 9 it may bear fruit in the future. If not you can cut it down.'”
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Tien M. Dinh, O.P.
I. THEME: Know how to use God’s given opportunities to repent and to bear fruits.
No one of us wants to keep useless things because they both take space and can’t be used; for examples, a torn shirt, a shoe which has a hole in it, or an unfolded umbrella, etc. If after we tried to fix and still can’t use it, we will throw it out and buy a new one. Similarly is a human fate before God, He shall use all possible ways to correct and to help people becoming better, such as: to rebuke, to warn and to punish. If after God tried every possible ways and people are still unchanged, He shall take them away to have space and to avoid damages for others.
The readings of the third Sunday of Lent emphasize that people must know how to use God’s given opportunities to repent and to continuously improve. In the first reading, God had compassion on the Israelites when they were maltreated as slaves in Egypt. He appeared to Moses from the burning bush and sent him back to Egypt to liberate the Israelites from Egypt and lead them to the promise land of Canaan. In the second reading, Paul wanted the Corinthians to look back to the Exodus event to draw out a concrete lesson for them. Although the Israelites were loved and given opportunity to enter the promise land; but many of them didn’t use the opportunity, but still complained and rebelled, they died before reaching the promise land. In the Gospel, Jesus reminded people to observe what happen around them to draw out important lesson for their life. When they saw people who were died, they shouldn’t think that these people are sinful than them; but to think that death can also happen to them. They must repent and bear good fruits for God.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “I have come down to rescue them from the hands of the Egyptians.”

1.1/ God had compassion and wanted to liberate the Israelites from their slavery.
(1) God’s theophany to Moses: He, though is a Jew, but grew up in the Egyptian royal palace as the princess’ son. The reason why he must leave from Egypt to Madian is because Moses killed an Egyptian when this man maltreated a Jew. This new came to Pharaoh and he was looking to seize him. Like the patriach Abraham, Moses never knew God before today event. To let him know God’s great power, He let him see a strange event when he was taking care the flock for his father-in-law’s, Jethro, a Madian priest. Moses was surprised to see that the bush, though on fire, was not consumed. So Moses decided, “I must go over to look at this remarkable sight, and see why the bush is not burned.” When the Lord saw him coming over to look at it more closely, God called out to him from the bush, “Moses! Moses!” He answered, “Here I am.” God said, “Come no nearer! Remove the sandals from your feet, for the place where you stand is holy ground.
(2) God revealed His intention for Moses: “I am the God of your father, the God of Abraham, the God of Isaac, the God of Jacob… I have witnessed the affliction of my people in Egypt and have heard their cry of complaint against their slave drivers, so I know well what they are suffering. Therefore I have come down to rescue them from the hands of the Egyptians and lead them out of that land into a good and spacious land, a land flowing with milk and honey.”
1.2/ God chose Moses to liberate the Israelites from Egypt: When Moses knew that God chose him to lead the Israelites out of Egypt, he foresaw two difficulties in achieving God’s given mission. Firstly, king Pharaoh was looking to kill him at any time, how could he dare to be in his presence and ask him to liberate the Israelites? Secondly, the Israelites shall not believe in him whom they didn’t know and he had no military power in his hand.
(1) God revealed His holy names: Moses said to God, “When I go to the Israelites and say to them, ‘The God of your fathers has sent me to you,’ if they ask me, ‘What is his name?’ what am I to tell them?” God answered and said Mosed: “”I am who am.” Then he added, “This is what you shall tell the Israelites: I AM sent me to you.”
“I am” means “I am always present.” This is God’s new name which He revealed to people through Moses. In order for Moses and the Israelites not to confuse with a new god, God used twice the sentence, “Thus shall you say to the Israelites: The Lord, the God of your fathers, the God of Abraham, the God of Isaac, the God of Jacob, has sent me to you.” In other words, He is the God whom their forefathers have known and they themselves are asking. The Jewish tradition later is afraid to use the name “Yahveh” for God, they substitute it by other names, such as: God (Elohim); My God (Adonai); God of Armies (El Sabaoth) or The powerful God (El Shaddai), etc.
(2) God’s promise to Moses: To confirm Moses’ faith and to take away his fear, God promised to him, “I shall be with you” (v. 12). This promise began when Moses started his negotiation with Pharaoh, during his forty years wandered in the desert and before the Israelites entered the promise land. Moses must also be tested as the Israelites. His greatest test is though he was seen the promise land from afar; but not to enter it with people. He was died and buried before people crossed the Jordan river.
2/ Reading II: “Do not grumble as some of them did, and suffered death by the destroyer.”
2.1/ The Exodus event gave important lessons for all the faithful: The background of today passage is Paul’s answer for the Corinthians’ question, “Should they eat meat that has been offered for the idol?” Paul gave them his principle: They can eat it but they must respect those who have a weak faith; moreover, they must be careful of temptations; don’t so overconfident in their knowledge.
To give them a concrete example, Paul invited them to look back the Israelites’ situation when they got out of Egypt, wandered around the desert for forty years to be purified by God before they entered into the the promise land. Paul explained, “I do not want you to be unaware, brothers, that our ancestors were all under the cloud and all passed through the sea, and all of them were baptized into Moses in the cloud and in the sea. All ate the same spiritual food, and all drank the same spiritual drink, for they drank from a spiritual rock that followed them, and the rock was the Christ. Yet God was not pleased with most of them, for they were struck down in the desert.”
2.2/ Learn from past generations: Paul wanted to say that the Exodus event isn’t only about the historical event, but also a lesson for us so that we don’t follow our evil desires as our forefathers. To inherit all God’s priviledges isn’t meant to be entered into the promise land. Like the Israelites in the Exodus event, the faithful are also inherited many priviledges from Christ, such as: to be baptized in his baptism; to eat his flesh and to drink his blood; but these priviledges don’t guarantee that the faithful shall be shared in his glorious resurrection and enter into his kingdom if the faithful don’t know how to use the graces from these sacraments to practice virtues and to overcome all temptations in their life to keep their faith in God. The Corinthians can’t be overconfident with their faith; if they aren’t cautious and build up their faith, they can also fall into temptations as people of the past.
3/ Gospel: “If you do not repent, you will all perish as they did!”

3.1/ All must repent when they still have opportunites.
(1) Don’t be so quick to condemn others: The Jewish tradition has a tendency to identify sufferings such as: diseases and death with the individual sins (Job 11:14-15, Jer 18:2, Jn 9:1). In today passage, “some people who were present there told him about the Galileans whose blood Pilate had mingled with the blood of their sacrifices.” Jesus said to them in reply, “Do you think that because these Galileans suffered in this way they were greater sinners than all other Galileans? By no means! But I tell you, if you do not repent, you will all perish as they did!” As Jesus’ answer in John 9:1, he refused to make a connection between sufferings and sins.
(2) Learn from the past generations: What Jesus wanted to emphasize is that people must know how to draw out lessons for themselves when they witness sufferings which happened for others. In two examples in today passage, Jesus wanted to emphasize the need to repent when there is still opportunity; if people don’t repent, they shall also die without inheriting the salvation.
3.2/ God is very patient with men: Jesus cited a concrete example to illustrate God’s patience with human beings, “There once was a person who had a fig tree planted in his orchard, and when he came in search of fruit on it but found none, he said to the gardener, ‘For three years now I have come in search of fruit on this fig tree but have found none. So cut it down. Why should it exhaust the soil?’”
(1) Human beings must bear fruits for God through good deeds: The tree that bears no fruit is an useless tree; the human being who bears no fruit for God and others is also an useless person. When a person and a thing are useless, they shall be thrown out to provive space for others; when they are thrown out, they shall be destroyed. The fact that the owner patiently waited for three years before he commanded it to be cut down showed his patience. God acts the same, He gave people many opporturnites to correct themselves and to bear fruits for Him.
(2) Take every opportunity as the last one: The gardener said to the owner in reply, “Sir, leave it for this year also, and I shall cultivate the ground around it and fertilize it; it may bear fruit in the future. If not you can cut it down.”
People must be prudent because they don’t know when is the last opportunity. They can’t assume that opportunities shall keep coming. Many people whom we saw last year, we no longer see them this year. This can also happen to us; therefore, live this Lent as our last one and use God’s given opporturnity to repent and to return to Him.

III. APPLICATION IN LIFE:
– God let us live in the world to work for our own and other’s salvation.
– If after God gave us so many opportunties to receive salvation and we still deny it, He must take us away so that we shouldn’t damage others’ soul.
– Let us take an opporturnity as the last one because we don’t know if other opportunity shall come. Moreover, why we don’t take an opporturnity to live happily and in peace as soon as possible so that we are no longer the slaves for our own flesh, the world and the devil?