Thứ Bảy sau Lễ Tro
Bài đọc: Isa 58:9-14; Lk 5:27-32.
1/ Bài đọc I: 9 Bấy giờ, ngươi kêu lên, ĐỨC CHÚA sẽ nhận lời,
ngươi cầu cứu, Người liền đáp lại: “Có Ta đây!”
Nếu ngươi loại khỏi nơi ngươi ở
gông cùm, cử chỉ đe doạ và lời nói hại người,
10 nếu ngươi nhường miếng ăn cho kẻ đói,
làm thoả lòng người bị hạ nhục,
thì ánh sáng ngươi sẽ chiếu toả trong bóng tối,
và tối tăm của ngươi chẳng khác nào chính ngọ.
11 ĐỨC CHÚA sẽ không ngừng dẫn dắt ngươi,
giữa đồng khô cỏ cháy, Người sẽ cho ngươi được no lòng;
xương cốt ngươi, Người sẽ làm cho cứng cáp.
Ngươi sẽ như thửa vườn được tưới đẫm
như mạch suối không cạn nước bao giờ.
12 Nhờ ngươi, người ta sẽ tái thiết những tàn tích cổ xưa,
ngươi sẽ dựng lại những nền móng của các thế hệ trước,
người ta sẽ gọi ngươi là người sửa lại những lỗ hổng,
là kẻ tu bổ phố phường cho người ta cư ngụ.
Ngày sa-bát
13 Nếu ngươi giữ chân không vi phạm ngày sa-bát,
và không tìm lợi lộc trong ngày thánh của Ta,
nếu ngươi gọi ngày sa-bát là “niềm vui”
và ngày thánh của ĐỨC CHÚA là “vinh hiển”,
nếu ngươi tôn trọng ngày đó
mà tránh đi đường, tránh kiếm lợi, tránh nói huyên thuyên,
14 thì bấy giờ, ngươi sẽ được ĐỨC CHÚA làm niềm vui,
Ta sẽ cho ngươi phóng ngựa trên các vùng đất cao trong xứ,
sẽ cho ngươi hưởng gia nghiệp của Gia-cóp, tổ tiên ngươi.
Chính miệng ĐỨC CHÚA đã phán như vậy.
2/ Phúc Âm: 27 Sau đó, Đức Giê-su đi ra và trông thấy một người thu thuế, tên là Lê-vi, đang ngồi ở trạm thu thuế. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi! “
28 Ông bỏ tất cả, đứng dậy đi theo Người.
29 Ông Lê-vi làm tiệc lớn đãi Người tại nhà ông. Có đông đảo người thu thuế và những người khác cùng ăn với các ngài.
30 Những người Pha-ri-sêu và những kinh sư thuộc nhóm của họ mới lẩm bẩm trách các môn đệ Đức Giê-su rằng: “Sao các ông lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi? “
31 Đức Giê-su đáp lại họ rằng: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần.
32 Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Lòng thương xót quan trọng hơn việc giữ Luật.
Luật lệ làm ra cho lợi ích của con người. Nói cách khác, vì lợi ích của con người, nên mới có những luật lệ để bảo vệ những lợi ích này. Vì thế, sống tinh thần của luật lệ quan trọng hơn sống vụ luật. Nếu phải vi phạm luật lệ để cứu người, một người có bổn phận phải làm như thế. Trong ba năm rao giảng của Chúa Giêsu, đa số những vụ xung đột giữa Ngài và các Biệt-phái, cùng các Kinh-sư, xoay quanh nguyên lý này.
Các Bài Đọc hôm nay cũng đặt trọng tâm trên nguyên lý này. Trong Bài Đọc I, Tiên-tri Isaiah nhấn mạnh đến lòng thương xót, biểu lộ qua sự giúp đỡ những người yếu kém, hơn là vụ hình thức bên ngòai. Trong Phúc Âm, các Biệt-phái và các Kinh-sư trách Chúa Giêsu và các môn đệ đã ăn uống, làm bạn với những người thu thuế tội lỗi. Chúa Giêsu sửa sai và nhắc khéo cho họ biết: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn.”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Sống mối liên hệ với con người và Thiên Chúa.
1.1/ Việc ăn chay đúng nghĩa: Lý do chính tại sao dân Do-Thái mất quê hương và phải lưu đày là không sống đúng đắn mối liên hệ với Thiên Chúa và vi phạm các bất công xã hội. Sống mối liên hệ với Thiên Chúa không phải chỉ là dâng lễ vật, giữ các Lề Luật, hay việc ăn chay hời hợt bên ngòai; nhưng là sống theo thánh ý Thiên Chúa, tôn trọng công bằng, và giúp đỡ mọi người.
(1) Sống theo thánh ý Thiên Chúa: Trước, trong, và sau thời gian lưu đày, Thiên Chúa không ngừng gởi các tiên tri tới để cho dân biết ý định của Thiên Chúa; dân chúng có bổn phận phải nghe và làm theo những gì các tiên tri dạy bảo. Trong quá khứ, nhiều lần họ đã bắt bớ, đe dọa, và ngay cả giết các tiên tri; vì thế Tiên-tri Isaiah kêu gọi: Phải loại khỏi nơi ngươi ở gông cùm, cử chỉ đe doạ và lời nói hại người, và phải làm thoả lòng người bị hạ nhục.
(2) Sống công bằng xã hội: Lý do chính yếu của việc nghèo đói là vì bất công xã hội, người giàu dùng sự khôn ngoan và sức mạnh của mình để bóc lột người nghèo. Vì thế, khỏang cách giữa hai giai cấp ngày càng lan rộng: người giàu mỗi ngày một giàu thêm và người nghèo càng ngày càng nghèo đi. Thời gian ăn chay không những giúp người giàu hiểu biết người nghèo và chia cơm sẻ áo cho họ; đồng thời cũng giúp người giàu nhận ra những bất công họ đã vi phạm.
(3) Giúp đỡ những người yếu kém: Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, những người được Thiên Chúa ban cho có tài năng và của cải, là để giúp những người yếu kém; chứ không phải để kiêu căng, phách lối, và bóc lột họ.
Để phục hồi quốc gia và xây dựng một xã hội lành mạnh, ba điều nói trên phải tìm thấy nơi những người lãnh đạo, trước khi họ có thể dạy dỗ cho mọi người dân trong nước.
1.2/ Mục đích của ngày Sabbath: là để con người nghỉ ngơi phần xác và củng cố mối liên hệ phần hồn với Thiên Chúa. Tiên-tri Isaiah liệt kê một số những điều nên và không nên làm trong ngày này: “Nếu ngươi giữ chân không vi phạm ngày Sabbath, và không tìm lợi lộc trong ngày thánh của Ta, nếu ngươi gọi ngày Sabbath là “niềm vui” và ngày thánh của Đức Chúa là “vinh hiển,” nếu ngươi tôn trọng ngày đó mà tránh đi đường, tránh kiếm lợi, tránh nói huyên thuyên.” Nếu trong ngày Sabbath mà con người không tư tưởng gì đến Thiên Chúa, lại còn cười nói huyên thuyên và đưa điều đặt chuyện, hay tìm kiếm mánh mung để tìm lợi lộc, làm sao có thể gọi là giữ ngày Sabbath?
2/ Phúc Âm: Chúa đến để kêu gọi tất cả ăn năn trở lại.
2.1/ Chúa gọi Matthew, người thu thuế: Người Do-Thái thời đó dưới ách đô hộ của Đế quốc Rôma. Những người thu thuế được coi như những người phản bội: vào hùa với Đế quốc để bóc lột dân chúng bằng việc đóng thuế. Họ đối xử bất công với dân chúng, vì luôn thu thuế quá giới hạn mà dân phải đóng. Vì thế, những người thu thuế được xếp lọai với những người ăn trộm, ăn cướp. Họ không được bước vào Đền Thờ và hội đường để dâng lễ vật.
– Khi Chúa Giêsu gọi Matthew, Ngài biết rõ căn tính và nghề nghiệp của Matthew; nhưng Ngài đã có một kế họach khác cho Matthew: biến ông thành người rao giảng và ghi chép lại Tin Mừng. Khi nhận lời mời dự tiệc tại nhà của Matthew, Ngài biết sẽ bị vây quanh bởi bạn bè của Matthew, những người thu thuế; nhưng Ngài muốn cho họ cơ hội để nhìn thấy sự trở lại của Matthew mà ăn năn xám hối.
– Thái độ của Matthew rất can đảm và dứt khóat: ông bỏ tất cả, đứng dạy đi theo Chúa Giêsu. Ông can đảm vì dám bỏ một “nghề hái ra tiền,” và không thắc mắc “rồi làm gì mà ăn?” Ông dứt khóat với quá khứ cũ tội lỗi, để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn; tuy nghèo mà sạch, và không ai có thể nhìn ông với ánh mắt khinh dể và ngăn cấm ông đến với Thiên Chúa. Chúa Giêsu thực sự đã phóng thích ông khỏi làm nô lệ cho tội lỗi, và cho ông cơ hội làm lại cuộc đời.
2.2/ Chúa đến để kêu gọi tội nhân ăn năn trở lại: Cuộc đối thọai ngắn ngủi giữa Chúa Giêsu và các Biệt-phái cùng các kinh sư cho chúng ta thấy sự tương phản giữa con người và Thiên Chúa:
– Những người Biệt-phái và những Kinh-sư thuộc nhóm của họ lẩm bẩm trách các môn đệ Đức Giêsu rằng: “Sao các ông lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi?” Phản ứng của họ cũng giống như phản ứng của đa số con người: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng,” chơi với những người tội lỗi sẽ lây nhiễm các tội của họ. Một khi con người đã rơi vào vũng bùn lem luốc, họ sẽ không còn cách nào để thóat ra; dư luận con người là hàng rào che kín cuộc đời của họ.
– Đức Giêsu đáp lại họ rằng: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn.” Phản ứng của Chúa Giêsu giống như phản ứng của người quân tử, ví mình như cách hoa sen: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.” Không những không để mình hôi tanh, mà còn như một lương y, tận tâm chữa trị, và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Nếu những Biệt-phái và các Kinh-sư chịu xét mình cẩn thận, họ cũng là những bệnh nhân đang cần chữa trị vì tính kiêu căng, khinh người, và phê bình chỉ trích. Điều nguy hiểm là họ tự cho mình là công chính, và vì thế, không cần được Chúa Giêsu chữa bệnh.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Tất cả chúng ta là tội nhân, không ai có thể vỗ ngực xưng mình là công chính trước mặt Thiên Chúa. Chúng ta cần được Thiên Chúa chữa lành.
– Nếu chúng ta được Thiên Chúa cho cơ hội làm lại cuộc đời, chúng ta cũng phải cho anh chị em cơ hội và giúp họ làm hòa cùng Thiên Chúa.
– Luật Lệ làm ra cho sự tốt lành của con người. Luật lệ có thể vi phạm nếu xét thấy cần thiết để đưa con người về với Thiên Chúa.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Saturday after Ash Wednesday
Viết bởi Lan Hương
Reading 1: (Isa 58:9b-14)
Thus says the LORD:
If you remove from your midst oppression,
false accusation and malicious speech;
If you bestow your bread on the hungry
and satisfy the afflicted;
Then light shall rise for you in the darkness,
and the gloom shall become for you like midday;
Then the LORD will guide you always
and give you plenty even on the parched land.
He will renew your strength,
and you shall be like a watered garden,
like a spring whose water never fails.
The ancient ruins shall be rebuilt for your sake,
and the foundations from ages past you shall raise up;
“Repairer of the breach,” they shall call you,
“Restorer of ruined homesteads.”
If you hold back your foot on the sabbath
from following your own pursuits on my holy day;
If you call the sabbath a delight,
and the LORD’s holy day honorable;
If you honor it by not following your ways,
seeking your own interests, or speaking with maliceB
Then you shall delight in the LORD,
and I will make you ride on the heights of the earth;
I will nourish you with the heritage of Jacob, your father,
for the mouth of the LORD has spoken.
Gospel: (Lk 5:27-32)
Jesus saw a tax collector named Levi sitting at the customs post.
He said to him, “Follow me.”
And leaving everything behind, he got up and followed him.
Then Levi gave a great banquet for him in his house,
and a large crowd of tax collectors
and others were at table with them.
The Pharisees and their scribes complained to his disciples, saying,
“Why do you eat and drink with tax collectors and sinners?”
Jesus said to them in reply,
“Those who are healthy do not need a physician, but the sick do.
I have not come to call the righteous to repentance but sinners.”
________________________________________
Written by Fr. Anthony Dinh M. Tien, O.P.
I. THEME: Compassion is more important than the observation of the law.
Law exists for human benefit. In other word, due to people’s good, law is made to protect their benefit. Therefore, living according to the spirit of the law is more useful than living just according to the law. If one must violate the law to save someone, one has a duty to do so. In three years of Jesus’ public preaching, most of his conflicts between him and the scribes and the Pharisees were based on this principle.
Today readings centered on this principle. In the first reading, the prophet Isaiah emphasized on the compassion, expressed through helping the less fortunate, not on observing of the law. In the Gospel, the Pharisees and the scribes accused Jesus and his disciples of impurity because they made friends and had dinner with sinful tax-collectors. Jesus corrected and reminded them that: “Those who are well have no need of a physician, but those who are sick;I have not come to call the righteous, but sinners to repentance.”
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: People need to correctly live their relationships with God and others.
1.1/ The proper fasting: The main reasons why the Israelites lost their nation and were on exile were they didn’t correctly live their relationships with God and others. To correctly live one’s relationship with God isn’t based on the offerings, the keeping of the law, or the superficial fasting; but to live according to God’s will, to justly treat others and to help the less fortunate.
(1) To live according to God’s will: Before, during and after the exile, God unceasingly sent His prophets to reveal to people His wills. People have a duty to listen and to do what the prophets revealed. In the past, many times people seized, threatened, and even killed the prophets. In the passage today, the prophet Isaiah warned them: “You take away from the midst of you the yoke, the pointing of the finger, and speaking wickedness.”
(2) To treat others justly: The main reason of poverty is social injustice. The rich use their shrewdness and power to exploit the poor. Therefore, the distance between the two classes is gradually widened, the rich becomes richer and the poor become poorer. The time of fasting isn’t only for the rich to share their weath with the poor but also to recognize their injustice.
(3) To help the less fortunate: In God’s providence, those who are given by Him talents and weath have a duty to help those who are less fortunate; not to be prideful and to exploit the poor.
To build up a strong nation and a healthy society, a leader must have these three qualifications before he can lead people in his country.
1.2/ The Sabbath’s purposes: are for people to rest their body after hard-working days and also for them to develop their spiritual relation with God. The prophet Isaiah listed out somethings people should and should not do on this holy day: “If you turn back your foot from the Sabbath, from doing your pleasure on my holy day, and call the Sabbath a delight and the holy day of the Lord honorable; if you honor it, not going your own ways, or seeking your own pleasure, or talking idly;then you shall take delight in the Lord, and I will make you ride upon the heights of the earth; I will feed you with the heritage of Jacob your father, for the mouth of the Lord has spoken.”
If on the Sabbath, people don’t think about God, but talk behind others’ back or devise of plans to exploit others, can they say that they keep holy the Sabbath?
2/ Gospel: Jesus comes to invite all people to repent.
2.1/ Jesus called Matthew, a tax-collector: Under Roman umpire, tax-collectors are considered as betrayers by the Jews because they worked for the empire to exploit people. They maltreated people by collecting taxes over the limitation which people had to pay. Therefore, tax-collectors were classified as robbers and prostitutes; they can’t enter the temple to offer their sacrifices.
When Jesus called Matthew, he clearly knew Matthew’s identity and career; but he had another plan for him: to converse him to be a preacher and an evangelist. When Jesus agreed to have dinner at Matthew’s house, he knew he will be surrounded by Matthew’s companions, the tax-collectors; but he wanted to give them an opportunity to witness Matthew’s repentance so that they might do the same.
Matthew’s attitude was brave and quick, he let all things behind, stood up and followed Jesus. He was courage because he forfeited a “good making money” career and didn’t question what he shall do for a living. He determined to end his sinful past to head to a better future, though poor but clean, and no one can despise him or prevent him to come to God. Jesus really liberated Matthew from slavery of sins and gave him an opportunity to restart his life.
2.2/ Jesus came to call all sinners to repent: The brief conversation between Jesus and the Pharisees and the scribes showed us a contrast between God and human beings.
The Pharisees and their scribes murmured against his disciples, saying, “Why do you eat and drink with tax collectors and sinners?” Their reactions are like the reaction of a majority of people who think “play with ink shall be dark, live in light shall shine.” To them, once people had fallen into their dark past, they can’t get out. Human prejudice is as a fence which confines a sinner’s life.
But Jesus answered them, “Those who are well have no need of a physician, but those who are sick; I have not come to call the righteous, but sinners to repentance.” Jesus’ action can be compared with a wise man’ reaction who thinks he can live near mud but shall not let himself to smell like mud. Not only that, but Jesus also compared him like a responsible doctor who helps to heal and to recover his patient’s health. If the Pharisees and the scribes carefully examined their conscience, they shall recognize that they are also patients who are needing to be healed by Jesus from their pride, insult, and criticism. The most dangerous sin of them is their self-righteousness attitude, because it prevents them to ask for Jesus’ healing.
III. APPLICATION IN LIFE:
– All of us are sinners; none can say he is righteous before God. We need God to heal our sins.
– If God gave us opportunities to restart our life, we must also give our brothers and sisters chances and help them to reconcile with God.
– The law is promulgated for human good. People can violate the law it it is necessary to save human life.