Chủ Nhật 8 Thường Niên, Năm C
Bài đọc: Sir 27:5-8 (4-7); 1 Cor 15:54-58; Lk 6:39-45.
1/ Bài đọc I:4 Sàng rồi, trấu ở lại sàng,
nói ra, cái dở rõ ràng thấy ngay.
5 Có thử lửa mới biết bình thợ gốm,
nghe chuyện trò, biết ai rởm ai hay.
6 Xem quả thì biết vườn cây,
nghe lời miệng nói biết ngay lòng người.
7 Chớ vội khen, khi người chưa lên tiếng:
muốn biết người, phải nghe miệng nói năng.
2/ Bài đọc II:54 Vậy khi cái thân phải hư nát này mặc lấy sự bất diệt, khi cái thân phải chết này mặc lấy sự bất tử, thì bấy giờ sẽ ứng nghiệm lời Kinh Thánh sau đây: Tử thần đã bị chôn vùi. Đây giờ chiến thắng!
55 Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi? Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của ngươi?
56 Tử thần có độc là vì tội lỗi, mà tội lỗi có mạnh cũng tại có Lề Luật.
57 Nhưng tạ ơn Thiên Chúa, vì Người đã cho chúng ta chiến thắng nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.
58 Bởi vậy, anh em thân mến, anh em hãy kiên tâm bền chí, và càng ngày càng tích cực tham gia vào công việc của Chúa, vì biết rằng: trong Chúa, sự khó nhọc của anh em sẽ không trở nên vô ích.
3/ Phúc Âm:39 Đức Giê-su còn kể cho môn đệ dụ ngôn này: “Mù mà lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố?
40 Học trò không hơn thầy, có học hết chữ cũng chỉ bằng thầy mà thôi.
41 Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới?
42 Sao anh lại có thể nói với người anh em: “Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh ra,” trong khi chính mình lại không thấy cái xà trong con mắt của mình? Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em!
43 “Không có cây nào tốt mà lại sinh quả sâu, cũng chẳng có cây nào sâu mà lại sinh quả tốt.
44 Thật vậy, xem quả thì biết cây. Ở bụi gai, làm sao bẻ được vả, trong bụi rậm, làm gì hái được nho!
45 Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Lòng có đầy miệng mới nói ra.
Con người chỉ có thể nhận xét những gì xảy ra bên ngoài, chứ không được như Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm hồn. Vì thế, để chúng ta có thể nhận xét một người, người đó phải biểu lộ ra bên ngoài: hoặc bằng lời nói hoặc bằng hành động. Lời nói đi đôi với hành động là cách chắc chắn nhất để thuyết phục lòng người.
Các bài đọc hôm nay chú trọng đến hai cách biểu lộ này. Trong bài đọc I, tác giả Sách Huấn Ca chú trọng đặc biệt đến lời nói, ví nó biểu tỏ sự khôn ngoan và tính khí của một người. Trong bài đọc II, thánh Phaolô khuyên các tín hữu Corintô tin tưởng những gì Đức Kitô đã mặc khải và chứng thực về việc sống lại. Con người được cứu thoát khỏi sự chết không bằng Lề Luật, nhưng bằng niềm tin vào Đức Kitô và thực hành những gì Ngài truyền dạy. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dạy các môn đệ những bài học khôn ngoan, cần thiết và cụ thể trong cuộc đời: Họ phải khôn ngoan sáng suốt trước khi họ có thể lãnh đạo người khác. Họ phải học biết mình để sửa chữa những nết xấu thay vì tốn thời giờ phê bình người khác. Họ phải tập luyện để có nhân đức từ bên trong thì mới có thể sinh quả tốt được.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Tính khí con người biểu lộ qua lời nói.
1.1/ Phải có dịp chuyện trò mới biết ai dở ai hay: Tác giả Sách Huấn Ca dùng hai hình ảnh quen thuộc với dân chúng để dẫn chứng việc chúng ta chỉ biết rõ một người qua những gì họ nói.
(1) Giống như khi người ta sàng gạo, trấu sẽ ở lại trong sàng và gạo sẽ được thảy vào trong thùng; khi một người mở miệng nói, người ta sẽ biết ngay anh nói dở hay nói hay, suy nghĩ cẩn thận hay bạ gì nói ấy.
(2) Giống như chiếc bình được làm ra bởi người thợ gốm, phải đem thử lửa thì mới biết chiếc bình nào tốt. Chiếc bình sẽ dùng được lâu, nếu người thợ gốm chịu khó nung đất ở nhiệt độ cao. Chiếc bình sẽ dễ vỡ khi đất được nung ở nhiệt độ thấp. Cũng vậy, phải nghe một người chuyện trò, chúng ta mới biết kiến thức và sự khôn ngoan của người ấy sâu xa hay nông cạn.
1.2/ Chớ vội khen khi người chưa lên tiếng. Giống như kinh nghiệm xem quả là biết cây: cây xấu không thể sinh trái tốt, và ngược lại, cây tốt không thể sinh trái xấu. Lời con người nói ra là kết quả của những gì tích tụ trong con người của họ: người khôn ngoan không thể thốt ra những lời nông cạn, thiếu hiểu biết; ngược lại, người nông cạn, thiêu hiểu biết, không thể thốt ra những lời khôn ngoan.
Nhiều người thích người ít nói; nhưng tác giả Sách Huấn Ca đề phòng: Người trầm tư, ít nói, chưa chắc đã là người khôn ngoan; vì có thể họ chẳng có gì để nói. Nếu muốn biết rõ họ, phải tạo cơ hội cho họ nói: “Chớ vội khen, khi người chưa lên tiếng; muốn biết người, phải nghe miệng nói năng.”
2/ Bài đọc II: Con người được cứu độ nhờ niềm tin vào Đức Kitô và trung thành với sứ vụ của mình.
2.1/ Lề Luật không có sức mạnh làm cho con người khỏi chết: Trong chương 15 của Thư I Corintô, thánh Phaolô đã cắt nghĩa chi tiết hai câu hỏi: Thứ nhất, thân xác con người có sống lại không; thứ hai, nếu có sống lại thì thân xác chúng ta sẽ giống cái gì. Câu hỏi thứ nhất tương đối dễ hơn, vì chúng ta có bằng chứng sống lại của Đức Kitô. Câu hỏi thứ hai khó trả lời, vì ngay cả Phaolô cũng chưa có kinh nghiệm sống lại. Chỉ có một điều chắc chắn là : “Khi cái thân phải hư nát này mặc lấy sự bất diệt, khi cái thân phải chết này mặc lấy sự bất tử, thì bấy giờ sẽ ứng nghiệm lời Kinh Thánh sau đây: Tử thần đã bị chôn vùi. Đây giờ chiến thắng!” Thân xác của chúng ta lúc đó có Thần Khí của Thiên Chúa, và chúng ta sẽ trở nên giống như Ngài.
Lề Luật, tội lỗi, và sự chết là bộ ba có liên hệ mật thiết với nhau. Đó là lý do thánh Phaolô nói: “Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi? Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của ngươi? Tử thần có độc là vì tội lỗi, mà tội lỗi có mạnh cũng tại có Lề Luật.” Chúng ta có thể quảng diễn hai câu này như sau:
(1) Lề Luật hành động như nhà luân lý, phải có Lề Luật thì mới có tội. Nếu không có Luật, thì cũng không có tội. Luật nhắc nhở cho con người biết điều gì là tội.
(2) Hậu quả của tội là cái chết. Con người chỉ cần cố tình phạm một tội trọng thôi là đã đủ chết rồi (Deut 30:15-16).
(3) Vì thế, Lề Luật tuy tốt và đến từ Thiên Chúa; nhưng không có sức mạnh làm cho con người khỏi phải chết.
2.2/ Chúng ta được cứu độ nhờ niềm tin vào Đức Kitô và kiên trì làm những gì Ngài dạy bảo. Điều này thánh Phaolô đã cắt nghĩa rõ ràng trong phần đạo lý của Thư Galat và Thư Rôma. Trong trình thuật hôm nay, thánh Phaolô chỉ nói cách vắn tắt: “Nhưng tạ ơn Thiên Chúa, vì Người đã cho chúng ta chiến thắng nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.”
Không giống như Thư Galat và Roma được chia làm 2 phần rõ rệt: phần đạo lý và phần khuyên nhủ; trong thư I Corintô, hai phần này hòa lẫn với nhau. Trong trình thuật hôm nay, thánh Phaolô tiếp tục nói: “Anh em hãy kiên tâm bền chí, và càng ngày càng tích cực tham gia vào công việc của Chúa, vì biết rằng: trong Chúa, sự khó nhọc của anh em sẽ không trở nên vô ích.” Như thế, con người được cứu độ không chỉ bằng niềm tin vào Đức Kitô; nhưng còn bằng những việc làm để chứng tỏ niềm tin này. Chính thánh Phaolô cũng không chỉ tin vào Đức Kitô; nhưng Ngài còn nhiệt thành rao giảng Tin Mừng, sẵn sàng chịu mọi gian khổ, để làm chứng cho Đức Kitô và để chu toàn sứ vụ mà Đức Kitô đã trao phó cho ngài.
3/ Phúc Âm: Hãy học biết chính mình.
3.1/ Nhà lãnh đạo phải sáng suốt: Đây là một thực tế trong cuộc đời; nhưng không mấy người nhìn ra nhu cầu cần phải sáng suốt. Cha mẹ phải hướng dẫn con mình; nhưng cha mẹ có sáng suốt đủ để hướng dẫn con cái? Người mục tử phải hướng dẫn đoàn chiên; nhưng liệu người mục tử có sáng suốt đủ để hướng dẫn đoàn chiên mình? Ngay cả người mục tử có nhận ra ai là chiên của mình đang cần sự hướng dẫn? Đức Giêsu nêu ra cho các môn đệ một hình ảnh: “Mù mà lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố?” Làm sao để một người có thể trở thành nhà lãnh đạo sáng suốt?
(1) Phải học hỏi để biết: Để có kiến thức cần phải học, vì không ai có thể cho người khác điều mình không có! Hành nghề gì cũng đòi phải học hỏi và qua kỳ thi để có bằng cấp; nhưng nghề làm cha mẹ quan trọng như thế thì ít người chịu học hỏi và chẳng ai cấp bằng để hướng dẫn con cái; phần lớn đều trở nên cha mẹ cách bất đắc dĩ: khi có con là đương nhiên trở thành cha mẹ!
(2) Phải lắng nghe và học hỏi với Đức Kitô: Nguồn khôn ngoan quan trọng nhất là Kinh Thánh và những mặc khải của Đức Kitô. Đây phải là nguồn đầu tiên chúng ta phải học hỏi vì không ai có sự khôn ngoan bằng Thiên Chúa. Tại sao chúng ta không chịu học với Đức Kitô trước, mà lại đi học với Dear Abby, Dear Ann Lander, hay với Dr. Ruth? Chúng ta không phủ nhận kinh nghiệm khôn ngoan của con người; nhưng nó chỉ là nguồn phụ thuộc mà thôi. Nếu không có thời giờ, người khôn ngoan là người biết tìm tới nguồn chính yếu để học hỏi sự thật, trước khi có thể nhận ra sự sai trái từ những nguồn phụ thuộc, nếu có.
(3) Phải có cái nhìn tổng quan về cuộc đời để nhận ra đâu là điều chính yếu từ bao điều phụ thuộc; nếu không sẽ dễ dàng chú trọng vào cái phụ thuộc và bỏ qua mục đích của cuộc đời.
3.2/ Hãy khử trừ thói quen phê bình người khác: Hầu hết các thánh nhân và các bậc thánh hiền đều khuyên con người “hãy biết mình trước.” Khi nào thấy mình thập toàn rồi, mới dám nghĩ tới việc sửa lỗi người khác, để tránh tình trạng “chân mình còn lấm bê bê; mà cầm bó đuốc mà rê chân người.”
Trong trình thuật hôm nay, Chúa Giêsu cũng dạy các môn đệ: “Sao anh thấy cái vỏ trấu trong con mắt của người anh em, mà cái thanh gỗ trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới? Sao anh lại có thể nói với người anh em: “Này anh, hãy để tôi lấy cái vỏ trấu trong con mắt anh ra!” trong khi chính mình lại không thấy cái thanh gỗ trong con mắt của mình? Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái thanh gỗ ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái vỏ trấu trong con mắt người anh em!” Khi một người năng xét mình, họ sẽ nhận ra họ cũng có bao tội lỗi và khuyết điểm cần phải sửa, nhiều khi còn to lớn và xấu xa hơn tội của tha nhân gấp bội; nên họ cảm thấy xấu hổ khi phải phê bình người khác. Ngược lại, người không năng xét mình hay xét mình không kỹ, họ cảm thấy mình tốt lành; và vì thế, họ năng xét tội và phê bình tha nhân.
3.3/ Cây nào sinh quả đó: Tục ngữ Việt-nam dạy: “xem quả, biết cây.” Chúa Giêsu dạy: “Không có cây nào tốt mà lại sinh quả sâu, cũng chẳng có cây nào sâu mà lại sinh quả tốt. Thật vậy, xem quả thì biết cây. Ở bụi gai, làm sao bẻ được vả, trong bụi rậm, làm gì hái được nho! Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra.”
Trong tiến trình trở nên tốt, con người trải qua các thứ tự như sau:
(1) Bắt đầu từ sự hiểu biết: Để làm đúng, con người cần phải hiểu biết đúng. Lời Chúa là sự thật, sẽ chỉ dạy con người biết đường lối phải theo. Nếu hiểu biết sai lầm, sẽ không thể làm đúng.
(2) Cố gắng mang ra áp dụng: Đã học, phải hành; nếu không nó chỉ là mớ lý thuyết mà không sinh ích lợi cho con người.
(3) Thực tập lâu ngày thành thói quen tốt: Các nhà luân lý gọi thói quen tốt là nhân đức, cũng như thói quen xấu là tội. Một khi đã có nhân đức nào, con người cũng tránh được tội ngược lại với nhân đức ấy; ví dụ, khi một người đã có nhân đức khiêm nhường, người ấy cũng tránh được tội kiêu ngạo.
Chúa Giêsu có ý muốn nói: Cả hai, tội và nhân đức, đều ẩn giấu trong con người; khi cơ hội tới, chúng sẽ phát ra. Nếu lòng một người chỉ toàn nhân đức, họ không thể làm điều xấu; và ngược lại, nếu lòng một người đầy tội, họ không thể làm việc lành.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Lời nói là hậu quả của việc học hành và tính tình của một người. Chúng ta có thể nhận ra kiến thức và tính tình của một người khi nghe họ nói.
– Lời của Thiên Chúa chính là Đức Kitô. Ngài đến để mặc khải cho con người chân lý và tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta hãy tin tưởng và lam theo sự chỉ dạy của Đức Kitô.
– Lãnh đạo cần phải sáng suốt và biết mình trong mối tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân. Để sáng suốt, chúng ta cần phải học với Chúa qua những lời khôn ngoan của Kinh Thánh và những kinh nghiệm chúng ta thu thập được trong cuộc đời.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Eight Sunday in Ordinary TimeC
Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
SUNDAY OF THE 8 OTC
Readings: Sir 27:5-8 (4-7); 1 Cor 15:54-58; Lk 6:39-45.
1/ First Reading: RSV Sirach 27:5 The kiln tests the potter’s vessels; so the test of a man is in his reasoning. 6 The fruit discloses the cultivation of a tree; so, the expression of a thought discloses the cultivation of a man’s mind. 7 Do not praise a man before you hear him reason, for this is the test of men. 8 If you pursue justice, you will attain it and wear it as a glorious robe.
2/ Second Reading: RSV 1 Corinthians 15:54 When the perishable puts on the imperishable, and the mortal puts on immortality, then shall come to pass the saying that is written: “Death is swallowed up in victory.” 55 “O death, where is thy victory? O death, where is thy sting?” 56 The sting of death is sin, and the power of sin is the law. 57 But thanks be to God, who gives us the victory through our Lord Jesus Christ. 58 Therefore, my beloved brethren, be steadfast, immovable, always abounding in the work of the Lord, knowing that in the Lord your labor is not in vain.
3/ Gospel: RSV Luke 6:39 He also told them a parable: “Can a blind man lead a blind man? Will they not both fall into a pit? 40 A disciple is not above his teacher, but everyone when he is fully taught will be like his teacher. 41 Why do you see the speck that is in your brother’s eye, but do not notice the log that is in your own eye? 42 Or how can you say to your brother, `Brother, let me take out the speck that is in your eye,’ when you yourself do not see the log that is in your own eye? You hypocrite! first take the log out of your own eye, and then you will see clearly to take out the speck that is in your brother’s eye. 43 “For no good tree bears bad fruit, nor again does a bad tree bear good fruit; 44 for each tree is known by its own fruit. For figs are not gathered from thorns, nor are grapes picked from a bramble bush. 45 The good man out of the good treasure of his heart produces good, and the evil man out of his evil treasure produces evil; for out of the abundance of the heart his mouth speaks.
________________________________________
I. THEME: Mouth only speaks what is full in one’s mind.
People can only examine things that happened outside, not like God, who knows thoroughly what is in one’s mind. Therefore, in order that we can evaluate a man, he must act out either in speaking or doing. Talk together with action is the surest way to convince a person.
Today readings pay attention to these two ways of expressions. In the first reading, the author of the Book of Sirach pays a special attention to words because they express one’s wisdom and character. In the second reading, St. Paul advised the Corinthians to believe what Christ Jesus revealed and witnessed about the resurrection. People are saved from dead, not by keeping of the Law but by their faith in Christ and practice what He taught. In the Gospel, Jesus teaches His disciples three wise, necessary and practical lessons for life: They must be wise and clear because they can lead others. They must know themselves so that they can recognize and correct their sins or shortcomings instead of waisting their time to criticize others. They must also practice virtues from inside before they can bear good fruits.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: One’s character is revealed through words.
1.1/ There must be a conversation to know how good is a man: The author of the Book of Sirach used three familiar images with people to illustrate that we can only know clearly a man through what they spoke:
(1) “When a sieve is shaken, the refuse remains; so, a man’s filth remains in his thoughts” (Sir 27:4).
(2) “The kiln tests the potter’s vessels; so the test of a man is in his reasoning” (Sir 27:5).
Like a vessel is made by the potter, it must be tested by fire to know how good it is. The vessel will be used for a long time if the potter used mud at high temperature; a vessel is made at temperature will be easy to break. Similarly, when we have a conversation with a man, we shall know if his knowledge and wisdom are deep or shallow.
(3) “The fruit discloses the cultivation of a tree; so, the expression of a thought discloses the cultivation of a man’s mind” (Sir 27:6). When we taste the fruit of a tree, we know how the grower took a good care of the tree. Similarly, when we listen to a man talking, we know his degree of wisdom he possessed.
1.2/ Don’t praise anyone when he didn’t his mouth yet:
Like the idiom which said, “See the fruit, know the tree.” A bad tree can’t bear good fruits; and a good tree can’t yield bad fruits. The words which one speaks out is the result of what has been contained in his mind: The wise can’t speak out what is shallow and dull; in oppose, a shallow and lack of understanding person can’t speak out wisdom.
Many people like the ones who only speaks few words; but the author of Sirach cautions: Those who spoke little isn’t surely the wise ones since they have nothing to say. If we want to be sure, we must give them opportunities to speak: “Do not praise a man before you hear him reason, for this is the test of men.”
2/ Reading II: People are saved by their faith in Christ and by loyalty with their mission.
2.1/ The Law has no power to liberate people from death: In chapter 15 of the First Letter to the Corinthians, St. Paul explained in detail two questions: First, will the human body be resurrected? Second, if there is resurrection of the body, what our human body is looked alike? The first question is relatively easier to answer since we have the proof in Christ’s resurrection. The second question is difficult to answer because even Paul has no experience about the resurrection. There is only one sure thing which is: “When the perishable puts on the imperishable, and the mortal puts on immortality, then shall come to pass the saying that is written: “Death is swallowed up in victory.” Our body will have the Spirit of God, and we shall be like Him.
The Law, sin and death have a close relationship with each other. That is a reason why St. Paul said: “O death, where is thy victory? O death, where is thy sting? The sting of death is sin, and the power of sin is the law.” We can explain these two questions further as follows:
(1) The Law acts as the moralist: there must be a law before one commits sin. If there is no law, there will be no sin. The law reminds people which is a sin.
(2) The result of sin is death. One only needs to violate one serious sin, he shall be dead (Deut 30:15-16).
(3) Therefore, although the Law is good and comes from God; but it has no power to prevent people from death.
2.2/ We are saved by our faith in Christ and loyally doing what He teaches us.
This point St. Paul already explained clearly in the doctrinal section of his Letters to Galatians and Romans. In today section, he only said briefly: “But thanks be to God, who gives us the victory through our Lord Jesus Christ.”
Unlike the Letters to the Galatians and Romans which he divided into two clear sections: doctrinal and advise sections; these two sections are mixed together in his First Letter to the Corinthians. In today passage, he advised people: “Therefore, my beloved brethren, be steadfast, immovable, always abounding in the work of the Lord, knowing that in the Lord your labor is not in vain.” So, people are saved not only by their faith in Christ but also by works to demonstrate their faith. It is St. Paul himself who had shown that he not only believed in Christ, but also eagerly preached the Good News, was ready to endure all sufferings to witness for Christ and to fulfill the mission which Christ handled to him.
3/ Gospel: Learn to know themselves.
3.1/ The leader must be wise: This is a reality in life but not many recognize it. Parents must guide their children, but are parents wise enough to guide their children? The pastor must guide his flock, but is he wise enough to guide his sheep? Does he recognize his sheep who is needing his guidance? Jesus gives his disciples an image: “Can a blind man lead a blind man? Will they not both fall into a pit?”
How can one be a prudent leader? There are several things he needs to do:
(1) Must learn to know: No one can give to others what he doesn’t have. To work on any career, one must learn and be able to pass many tests and examinations; but the career of being parents is such important; but not many people want to learn and there is no one who gives out the license to guide children. Most people become parents involuntarily: they become parents when they have children!
(2) Must listen and learn from Christ: The most important source of wisdom are the Scripture and Christ’s revelation. This should be the first source which we must learn because no one has wisdom like God. Why don’t we learn from this source first, instead of searching answers from Googles, Dear Abby, Dear Ann Lander, or Dr. Ruth? We don’t deny human wisdom and experience, but they are only secondary source. If one has not enough time, he should come to the principal source to learn the truth before he can recognize falsities from the secondary source if they exist.
(3) Must have an overview about life to recognize the principal thing from many secondary things: If this is lacking, people shall pay attentions to little things and forget about the ultimate purpose of their life.
3.2/ Let terminate the habit of criticizing others: Most of holy men and women through generations advised people: “Know yourselves first.” When one becomes perfect already, then he can start to think about correcting others.
In today Gospel, Jesus also teaches his disciples: “Why do you see the speck that is in your brother’s eye, but do not notice the log that is in your own eye? Or how can you say to your brother, `Brother, let me take out the speck that is in your eye,’ when you yourself do not see the log that is in your own eye? You hypocrite! first take the log out of your own eye, and then you will see clearly to take out the speck that is in your brother’s eye.” When a person frequently examines himself, he finds out his many sins and shortcomings needing to be corrected. Many times, they are greater and heavier than others’ sins and they are ashamed when they criticize others. In opposition, those who don’t examine themselves frequently or not thoroughly, they feel they are better than others; therefore, it is easier for them to criticize and to condemn others.
3.3/ The tree gives its corresponding fruits: A Vietnamese idiom teaches, “Like tree like fruits.” Jesus teaches: “For no good tree bears bad fruit, nor again does a bad tree bear good fruit; for each tree is known by its own fruit. For figs are not gathered from thorns, nor are grapes picked from a bramble bush. The good man out of the good treasure of his heart produces good, and the evil man out of his evil treasure produces evil; for out of the abundance of the heart his mouth speaks.”
In the process to become good, one must go through the following order:
(1) Beginning with knowledge: In order to act right, one needs to know the truth. God’s word is the truth which teaches people the way they must act. If one knows the wrong, he can’t act correctly.
(2) Must put the truth in action: One learned, he must put it in action; if he doesn’t act what he knows remain in theory and shall not bear fruits for him.
(3) Practice frequently will become virtues: St. Thomas Aquinas calls good habits as virtues and bad habits as sins. Once a person acquires a virtue, he also avoids a sin which is opposite with that virtue; for example, when a person had the virtue of humility, he also gets rid of the sin of pride. Jesus implies that: Both sins and virtues are hidden in man. When an opportunity comes, they shall appear. If there are only virtues in a man, they can’t do evil; in contrast, if there are only bad habits in him, he can’t do good things.
III. APPLICATION IN LIFE:
– Words are the result of learning and a person’s character. We can recognize his wisdom and character by hearing his speech.
– God’s word is Christ. He comes to reveal to human beings God’s truth and love. We should believe and act according to Christ’s teachings.
– Leaders need to be wise and to know themselves in relation to God and to others. In order to be wise, we need to learn from God through Scripture and experiences which we collect in our life.