Thứ Bảy Tuần 7 TN1, Năm Lẻ
Bài đọc: Sir 17:1-15; Mk 10:13-16.
1/ Bài đọc I: 1 Đức Chúa lấy đất mà tạo ra con người,
rồi lại đưa con người trở về đất.
2 Người đã ban cho nó một số ngày và một khoảng thời gian,
cho nó quyền thống trị vạn vật trên mặt đất.
3 Người mặc cho nó sức mạnh tương xứng với mình,
và theo hình ảnh mình mà làm ra nó.
4 Người phú bẩm cho mọi xác phàm lòng kính sợ Người,
để chúng thống trị muông chim cầm thú.
6 Người ban cho chúng trí khôn, lưỡi, mắt, tai,
và trái tim để chúng suy nghĩ.
7 Người làm cho chúng được đầy kiến thức thông minh,
tỏ cho chúng biết điều tốt điều xấu.
8 Người đặt con mắt mình vào tâm hồn chúng,
để chúng nhận ra các công trình vĩ đại của Người.
10 Danh thánh Người, chúng sẽ ca ngợi,
những công trình vĩ đại của Người, chúng sẽ kể ra.
11 Người còn ban kiến thức cho chúng,
và cho thừa hưởng luật đem lại sự sống.
12 Người đã lập với chúng một giao ước muôn đời,
và tỏ cho thấy những điều Người phán quyết.
13 Mắt chúng đã nhìn thấy vinh quang rực rỡ của Người,
tai chúng đã nghe tiếng uy hùng Người phán.
14 Người phán bảo: “Các ngươi hãy tránh xa mọi điều bất chính.”
Bổn phận đối với tha nhân,
Người truyền cho ai nấy phải thi hành.
15 Đường lối của chúng luôn luôn ở trước mặt Người,
và không bao giờ giấu mắt Người được.
2/ Phúc Âm: 13 Người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giê-su, để Người đặt tay trên chúng. Nhưng các môn đệ la rầy chúng.
14 Thấy vậy, Người bực mình nói với các ông: “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng.
15 Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào.”
16 Rồi Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hãy đặt trọn vẹn tin tưởng nơi Thiên Chúa là Cha.
Cuộc đời của mỗi người có hai phần rõ rệt: phần một khi sống dưới mái ấm gia đình với sự che chở và bảo bọc của cha mẹ và các anh/chị/em; phần hai khi phải bươn chải vào đời để tự kiếm sống và xây dựng cho mình một mái ấm gia đình. Tương xứng với hai phần này là hai thái độ khác nhau. Khi còn sống với cha mẹ, chúng ta chẳng phải lo lắng gì cả, tối ngày chỉ biết vui chơi, ăn uống, học hành… mà chẳng cần biết tiền bạc từ đâu ra. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng và sống nhờ cha mẹ, cha mẹ bảo sao chúng ta nghe và làm như vậy. Nhưng khi rời mái ấm gia đình, thái độ của chúng ta hầu như thay đổi hoàn toàn. Chúng ta phải tự lo lắng lấy hết mọi sự, phải làm lụng để kiếm ăn, và phải đương đầu với biết bao tính toán và nguy hiểm trong đời. Những điều này làm cho chúng ta mất hết vẻ hồn nhiên của tuổi trẻ, dè dặt trong khi giao tiếp, không dễ tin những hứa hẹn của người đời, và khó chịu khi ai làm phiền chúng ta.
Các bài đọc hôm nay dạy chúng ta phải biết giữ lại những đức tính tốt của trẻ thơ trong mối liên hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa và với nhau. Trong bài đọc I, tác giả Sách Huấn Ca mô tả cách chi tiết những điều Thiên Chúa đã và đang làm cho con người. Chúng ta phải có khôn ngoan để nhận ra Thiên Chúa vẫn đang quan phòng cuộc đời mỗi người chúng ta. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu khó chịu khi thấy các môn đệ xua đuổi trẻ em khi chúng đến với Ngài. Ngài đưa ra một điều kiện để được vào Nước Trời: Phải mở lòng đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn của một trẻ thơ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Người đặt con mắt mình vào tâm hồn chúng, để chúng nhận ra các công trình vĩ đại của Người.
1.1/ Thiên Chúa làm mọi sự cho con người: Thoạt đọc trình thuật hôm nay, một người có thể nhận ra điều này: hầu hết tất cả chủ từ của cả bài thơ là Thiên Chúa, hay “Người;” và túc từ của bài thơ hay người nhận lãnh là con người. Các động từ diễn tả các hành động khác nhau Thiên Chúa làm cho con người. Một số những sự thật tác giả muốn chúng ta phải nhìn nhận:
– Người dựng nên và điều khiển cuộc đời chúng ta là Thiên Chúa, chứ không phải chúng ta. Ngài nắm giữ vận mạng và đếm từng ngày sống của chúng ta trên trái đất.
– Con người được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh của Người, và ban cho con người sức mạnh để cùng cai quản trái đất với Người.
– Thiên Chúa dựng nên các quan năng trong thân thể con người cho một mục đích. Con người phải dùng nó để nhận ra những điều tốt, xấu, uy quyền và tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người.
– Ngài dạy dỗ những điều khôn ngoan, ban cho con người Luật đem lại sự sống, và ký kết một giao ước muôn đời với con người.
1.2/ Con người có bổn phận ca khen Danh Thánh Thiên Chúa: Có thể nói tất cả những gì con người có đều do Thiên Chúa làm ra và ban cho con người hưởng dùng; vì thế, thái độ thích ứng của con người là phải biết cám ơn, ca khen, và rao truyền những gì Người làm cho mọi người, để tất cả đều nhận ra và ca khen Người. Ngoài ra, bổn phận của con người còn phải dùng những của cải Thiên Chúa ban để giúp đỡ tha nhân, nhất là những người nghèo khổ.
Nếu không nhận ra những điều Thiên Chúa làm, con người sẽ nghĩ ngược lại: tất cả những gì có trong trái đất đều là ngẫu nhiên; vì thế, họ sẽ tha hồ vơ vét làm của riêng để tận hưởng. Vì không nhận ra sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa, họ sống như không có ngày mai, và hậu quả là bị hư đi và không đạt được đích điểm mà Người đã tiền định cho họ.
2/ Phúc Âm: “Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào.”
Trước hết, chúng ta thử tìm hiểu những đức tính của trẻ thơ có, rồi áp dụng chúng vào những người đi tìm Nước Thiên Chúa. Chúng ta chỉ xét tới trường hợp chung của trẻ thơ, chứ không để ý tới trường hợp những trẻ thơ ngoại lệ.
(1) Thành thật: Trẻ thơ thấy sao nói vậy, chúng không dấu và không sợ ai buồn lòng. Tục ngữ Việt-nam có câu: “đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.” Câu này có nghĩa khi đi ra đường, một người cần hỏi kinh nghiệm của người già; nhưng khi về nhà, một người hỏi trẻ em là biết hết những gì đã xảy ra. Chúa Giêsu cũng dạy chúng ta phải có đức tính này trong các mối liên hệ: “Có thì nói có, không thì nói không; thêm bớt điều gì là do ác quỉ gây nên.”
(2) Khiêm nhường: Trẻ thơ biết chúng không biết nên rất ham học hỏi tìm tòi. Chúng rất hay hỏi mà không sợ người khác cười nhạo vì những câu hỏi ngớ ngẩn. Chúng xấu hổ khi người khác khen ngợi. Chúng rất dễ hòa đồng với người khác và làm bạn mau chóng, chỉ cần thả chúng xuống nhà ai khoảng thời gian ngắn là chúng có thể chơi chung với nhau rồi. Người lớn thường đối xử với nhau khác, họ cần phải biết gia thế người khác và phải mất thời gian khá lâu để trở thành bạn.
(3) Vâng lời: Trẻ em rất dễ vâng lời. Cha mẹ, anh chị, các thầy cô, và người lớn nói sao, chúng làm như vậy. Chúng không tranh luận cãi lại, cũng chẳng tìm hiểu lý do tại sao phải làm như vậy. Người lớn không hành động như thế, họ luôn tìm hiểu lý do phải làm, và nhiều khi còn tìm những lý do để không phải làm.
(4) Tin tưởng: Trẻ thơ rất tin tưởng nơi cha mẹ, nhưng không dễ tin người ngoài. Đối với chúng, cha mẹ nói gì, chúng tin là có, dẫu là những điều huyền thoại như: ông già Noel; chú cuội, chị Hằng; Bạch Tuyết và 7 chú lùn… Thiên Chúa cũng muốn chúng ta đặt trọn vẹn tin tưởng nơi Ngài; tất cả những Ngài đã nói, sẽ xảy ra; và những gì Ngài đã hứa, Ngài sẽ ban cho con người.
(5) Yêu mến: Trẻ thơ không biết hận thù, chúng yêu mến cha mẹ và những người làm ơn cho chúng. Nếu chúng giận dỗi, chúng sẽ làm hòa mau chóng vì chúng rất dễ quên. Người lớn không dễ dàng tha thứ. Có những mối hận họ sẽ không bao giờ quên, và để được tha thứ, họ đòi nhiều điều kiện.
Tất cả những đức tính trên đây của trẻ thơ Chúa Giêsu đòi chúng ta cần có trong mối liên hệ với Thiên Chúa và với tha nhân để được vào Nước Trời. Điều quan trọng giúp chúng ta có thể làm được là chúng ta phải nhìn ra được tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa. Sợ bị thiệt hại và nguy hiểm là những lý do khiến chúng ta dè dặt trong cách giao tiếp; nhưng một khi chúng ta biết có một Người luôn quan tâm và bảo vệ, chúng ta sẽ không sợ hãi và tin tưởng hơn trong cách đối xử với tha nhân.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Thiên Chúa là Cha uy quyền và thương yêu, Ngài vẫn đang điều khiển và dẫn dắt cuộc đời mỗi người chúng ta đến đich điểm mà Ngài đã tiền định.
– Chúng ta đừng để những khó khăn trong cuộc đời biến chúng ta thành những người kiêu ngạo, ích kỷ, bản gắt, nghi ngờ… Không ai có thể làm hại chúng ta khi Thiên Chúa vẫn đang chúc lành và bảo vệ chúng ta.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Saturday of the seventh week in Ordinary Time1
Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
SATURSDAY OF THE 7 OT1
Readings: Sir 17:1-15; Mk 10:13-16.
1/ First Reading: RSV Sirach 17:1 The Lord created man out of earth, and turned him back to it again. 2 He gave to men few days, a limited time, but granted them authority over the things upon the earth. 3 He endowed them with strength like his own, and made them in his own image. 4 He placed the fear of them in all living beings, and granted them dominion over beasts and birds. 5 6 He made for them tongue and eyes; he gave them ears and a mind for thinking. 7 He filled them with knowledge and understanding, and showed them good and evil. 8 He set his eye upon their hearts to show them the majesty of his works. 9 10 And they will praise his holy name, to proclaim the grandeur of his works. 11 He bestowed knowledge upon them, and allotted to them the law of life. 12 He established with them an eternal covenant, and showed them his judgments. 13 Their eyes saw his glorious majesty, and their ears heard the glory of his voice. 14 And he said to them, “Beware of all unrighteousness.” And he gave commandment to each of them concerning his neighbor. 15 Their ways are always before him, they will not be hid from his eyes.
2/ Gospel: NAU Mark 10:13 And they were bringing children to Him so that He might touch them; but the disciples rebuked them. 14 But when Jesus saw this, He was indignant and said to them, “Permit the children to come to me; do not hinder them; for the kingdom of God belongs to such as these. 15 “Truly I say to you, whoever does not receive the kingdom of God like a child will not enter it at all.” 16 And He took them in His arms and began blessing them, laying His hands on them.
________________________________________
I. THEME: Let completely trust in God as a child in his father.
Our life clearly has two parts: one part when we live in our parent’s house under their care and protection; the other part when we are mature and can live on our own, to build up a family for ourselves. Corresponding with these two parts are two different attitudes. When we are living with parents, we don’t have to worry about anything, the only things we do are studying, playing, eating and drinking, without knowing where the money is come from. We completely trust in our parents and depend on them, whatever they say we shall do as such. When we leave our parents, our attitude is completely changed. We must take care of ourselves: to work for food, dwelling and transportation, to face many calculated decisions and dangers. These things take away most of our youthful innocence, make us careful in contacting with others and are uneasy when people bother us.
Today readings teach us to keep for ourselves the children attitudes in our relationships with God and others. In the first reading, the author of the Book of Sirach describes in details what God has done for human beings. The author advises us to have keen eyes to recognize that God is still controlling our life. In the Gospel, Jesus is indignant when his disciples chased away children when they want to come to him. He gives people one of conditions to enter the kingdom of God which is to welcome it with the child’s heart.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “He set his eye upon their hearts to show them the majesty of his works.”
1.1/ God does everything for human beings: Going over today poem, one can recognize this point: most of the poem’s subjects is God and the objects are human beings whom receive God’s acts. The verbs express God’s different acts for men. The author wants us to accept the following truth:
– God is the One who creates and controls our life; not ourselves nor anyone. He holds our destiny and counts the days we live on this earth.
– God creates us according to His image and likeness; He gives people wisdom and strength to co-govern the earth with Him.
– God creates all parts of human body for a purpose. People must use them to recognize what is good and evil and God’s love for men.
– God teaches people all wise things; He gives them life-giving laws and signs an everlating covenant with humankind.
1.2/ Human beings have a duty to praise God: We can say that all what people have are from God; therefore, the proper attitude for people is to thank, to praise and to tell what He has done for people so that all might recognize and praise Him. Moreover, people must also use what God has given to them to help others, especially the poor.
If people don’t recognize this viewpoint, they shall think totally the opposite. They think all happen on the earth are accidental; therefore, they shall hoard as much as possible material things to enjoy them to the full. Since they don’t recognize God’s wonderful providence, they shall live as though there is no future for them; and the results happen are they shall be lost and can never attain the ultimate goal which God predestines for them.
2/ Gospel: “Whoever does not receive the kingdom of God like a child will not enter it at all.”
We shall firstly find out the good habits which children have, and then apply them on those who look for God’s kingdom. We only examine the common cases for children, not their exceptional cases.
(1) Truthfulness: Whatever children see they tell as such; they don’t hide the truth and pay no attention to others’ displeasure. A Vietnamese adage describes this children’s good habit, “Ask the elder before you are on the way, and ask children when you are back at home.” This adage means when you go out of your house, you should learn experience from the elder; but when you come back, you should ask children to know all things that happened at home when you are absent. Jesus also teaches us to have this good habit in all relationships, “But let your statement be, ‘Yes, yes ‘ or ‘No, no’; anything beyond these is of evil” (Mt 5:37).
(2) Humility: Children wants to learn because everything seem new for them. They ask a lots of questions without fearing of others’ jeer at them because of their foolish questions. They ashame when are praised by others. They are easily to harmonize and to make friend with others; for example, when they come to other’s house, it only takes them a while to make friend with children in that house. The adults behave differently, they need to carefully know others and take a long time to make friend with others.
(3) Obedience: Children are easy to obey their parents, older brothers and sisters and teachers; whatever these people say they shall do as such. They don’t reason nor talk back nor find out why they have to do like that. The adults don’t act as such, they always find out the reason to do; and many times, the reason for not to do it.
(4) Trust: Children completely trust their parents but not the outsiders. To them, whatever their parents say, they believe in them, even some legendary stories such as: Santa Claus, the Snow Princess and the seven dwafts, etc. God also wants us to completely trust in Him because all what He promises to men, He shall do them; and all what He says, shall happen.
(5) Love: Children don’t get revenge, they love their parents and all those who do good for them. If they get angry, they shall quickly reconcile and easy to forget. The adults aren’t easy to forgive others. There are some violations they shall never forget; and to forgive, they demand many conditions.
God demands we need to have all these children’s good habits in our relationships with God and others to enter His kingdom. The most important thing we should recognize is God’s love and His providence. The fear of loosing what we have and the fear of dangers are the reasons that make us cautious in dealing with others; but if we trust the One who always concerns and protects us, we shall not be fearful and more confident in our treating of others.
III. APPLICATION IN LIFE:
– God is our powerful and loving Father. He still controls and leads us to our ultimate destiny which He predestines which is to happily live with Him forever in His kingdom.
– We shouldn’t let difficulties and challenges make us to become arrogant, selfish, angry and suspicious person. No one can harm us if God still blesses and protects us.