Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật V TN (C) 2019 (Lc 5, 1-11) “Đừng Sợ! Từ Nay Anh Sẽ Là Kẻ Đánh Lưới Người Ta”

10.2.2019cThưa quý vị, thưa các bạn, bờ hồ Gennesaret là thuật ngữ “riêng biệt” theo thánh sử Luca, thật ra bờ hồ Gennesaret (Ghên-nê-xa-ret ) có nghĩa là “ngôi vườn đẹp”, chính là hồ Galille, hay hồ Tiberias, là hồ nước ngọt lớn nhất Nước Dothai, nằm gần Caphacnaum.
Hồ Gennesaret (Lake of Genesaret ) là đia danh thời Tân Ứoc, thánh Luca muốn dùng từ mới đề nhắc đến thời Tân Ứơc, thời Chúa Giêsu. Vì thế, Đoạn Tin Mừng ( Lc 5 , 1- 11) hôm nay, cũng là Đoạn Tin Mừng “Chúa Giêsu gọi bốn môn đệ đầu tiên”, Tin Mừng Nhất lãm đều ghi lại sự kiện nầy, nhưng thánh Luca có cách tường thuật “riêng biệt”, chi tiết hơn. Vì vậy, khi đọc Đoạn :” Hãy chèo ra chổ nước sâu, mà thả lưới , bắt cá”, thì chỉ có duy nhất ở (Lc 5, 4)
Nội dung Lời Chúa hôm nay ai cũng biết, nằm ở giai đoạn đầu tiên của thời kỳ Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng công khai của Người, Người gọi bốn môn đệ đầu tiên, nhưng thực ra theo thánh Luca không nhắc đến tên thánh Anre , là anh thánh Simon ( Phêrô).
Qua nghề chài lưới của các người ngư phủ miền Galillê, Chúa Giêsu đã thánh hóa họ và đặt họ trở nên những người chài “ lưới thiêng liêng”, cộng tác với Chúa để “ CỨU ĐỘ” nhân loại.
Với hình ảnh thực tế, là nghĩa đen, với kinh nghiệm nghề nghiệp, nhưng các ông không thể đánh cá để có cá, thì trình độ học vấn ở đâu, mà các ông có thể “ đánh lưới người ta” là Cứu độ nhân loại. Nhưng, có Chúa Giêsu, từ sự “ vâng lời” của Simon , ông đã trở thành Phêrô, để sau nầy ông sẽ trở thành Tông Đồ trưởng của “ Con Thuyền Hội Thánh”.
Chúng ta thấy, Thiên Chúa làm được mọi sự Người muốn, qua công việc đánh cá nghĩa đen, Người cho các ông một “ mẻ cá lạ lùng”. Cá tượng trưng cho nhân loại, biển hồ tương trưng cho sự sống trong bầu trời, đánh cá là “ thu phục “ nhân tâm nhân loại.
Nhân loại “ tập trung “ nơi “ nguy hiểm”, rủi ro, nơi mà họ cho là “ dễ sống”, vì thường theo số đông, “ ai sao, tôi vậy, ai làm bậy tôi làm theo”. Đó là tâm lý phàm nhân, Chúa Giêsu là “ Nhà Sư Phạm “ của Thiên Chúa, nhà tâm lý học kiệt xuất, Người đã hướng dẫn các ông qua mẻ lưới lạ : “ Hãy ra chổ nước sâu mà thả lưới”, thì Simon , “ vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới”. Chúng ta thấy , điều kỳ diệu đã xảy ra.
Mục đích của Chúa Giêsu là Đấng Kitô, nghĩa là Đấng Cứu Độ, không phải “ ngư phủ” để sinh nhai. Qua hình ảnh “ chổ nước sâu”, cho chúng ta một bằng chứng cụ thể, một triết lý cao siêu, không phải của “ tay ngư phủ” nào đó, mà là một Ngôi Vị Thiên Chúa yêu thương con người hết tình, hết sức.
Ý nghĩa vật lý “chổ nước sâu”, qua hơn hai ngàn năm, biết bao con người phân tích , nghiên cứu, đưa ra nhiều lý luận. Nhưng, ý nghĩa “ vật lý thiêng liêng”, đó là sự vâng lời của Phêrô, trong mầu nhiệm cứu độ nhân loại của Thiên Chúa ” bất chấp “ nguy hiểm rủi ro, mới đem lại kết quả của công việc tông đồ.
Ngày nay, việc đánh bắt cá có nhiều phương tiện hiện đại, có nhiều phương pháp khoa học, nhưng, ra “ chổ nước sâu, mà thả lưới” vẫn là “ phương pháp tối ưu “ , vì đó là “ Phương pháp của Thầy Giêsu”, vì không ai đánh cá gần bờ,mà bắt được nhiều cá.
Câu nói nầy, ngụ ý nhiều ý nghĩa triết lý, như : “Hữu khổ thành thân, hữu chí tất thành”. Hay là:” Có chí thì nên “. “ Có công mài sắt , có ngày nên kim”.
Ý nghĩa thứ hai của Tin Mừng hôm nay :
Chúa Giêsu kêu gọi mọi người trở nên môn đệ của Người, nhưng những người được gọi theo sát Chúa, trở nên tông đồ theo nghĩa đen , muốn vậy cần có điều kiện : “vâng lời không do dự”. Vì, vâng lời là đức tính của “ đức tin”, “ Vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới”, đó là điều kiện cần và đủ cho người tông đồ.
Qua Đoạn Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy thật thú vị, qua hai lần “ đối đáp” giữa Chúa Giêsu và Simon, chúng ta thấy, Chúa Giêsu nâng đỡ ông “ tối đa” và người không bỏ rơi ông. Sự hỗ trợ của Chúa Giêsu và Phêrô cho chúng ta một “sự hy vọng “ tuyệt đối vào Chúa Giêsu.
• Lần thứ nhất : Chúa nói :” Hãy ra chổ nước sâu mà thả lưới bắt cá” ( Lc 5, 4), ông Simon nói : “ Vâng lời thầy , con sẽ thả lưới” ( c 5)
• Theo đó, điều kiện để đón nhận ơn Chúa là : “ Vâng lời Chúa”, muốn Lời Chúa trở nên ân sủng cho chúng ta, thì chúng ta phải thực thi Lời Chúa.
• Lần thứ hai : Ông Simon nói : “ Lạy Chúa , xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” ( c 8) , nhưng, Chúa nói : “ Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người cứu sống người ta “ ( c 10).
• Như vậy, sự khiêm nhường, nhận mình là kẻ hèn yếu tội lỗi là điều kiện để được Chúa ban ơn “ kêu gọi” cho mình để được bước theo Người.
• Chúng ta thấy, khác với Cựu Ứớc, Tân Ứơc được chính Ngôi Vị Thiên Chúa kêu gọi trực tiếp, Thiê Chúa đã trở nên hữu hình là như vậy.
Qua đó, muốn Lời Chúa có hiệu quả cho đời sống người Kitô hữu, chúng ta phải cần có “ điều kiện “ đáp trả tức vâng lời “ tuyệt đối” vào Chúa và thi hành Lời của Người một cách phó thác và tin tưởng vào Người. Như vậy, khi chưa thành công, chúng ta đừng nãn lòng, nhưng hãy cầu xin Chúa đến giúp chúng ta, là khi cầu nguyện bằng Lời Chúa, lắng nghe Ý Ngài và vâng lời thực thi.
Lạy Chúa Giêsu, khi trong cuộc đời chúng con gặp sóng gió, hay đen tối mịt mù bủa vây, hay chưa thành công trong công việc sinh kế, hoặc tông đồ. Xin cho chúng con nhớ mà kêu lên : “ Lạy Chúa, xin đừng bỏ rơi con !”, trong lúc ấy, xin cho con biết lắng nghe Ý Chúa, và đáp trả chân thành, hầu thưa lên : “ Vâng Lời Thầy, con sẽ thả lưới “ ./. Amen
Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót con, vì con là kẻ tội lỗi.
10 /02/2019
P. Trần Đình Phan Tiến