Vài tâm tình suy tư về những biến cố trọng đại cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam năm 2018

Vâng, kính thưa quý vị, thưa các bạn, niềm vui, nỗi buồn là lẽ tự nhiên của con người, khi ta buồn , thì “ kêu ca”, nhưng khi ta nhận được niềm vui, thì ta phải biết cảm tạ Thiên Chúa, vì “ Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”.
Trong mọi niềm vui đều có nỗi buồn, không có niềm vui nào “trọn vẹn”, “trọn hảo”, điều nầy xem ra nghe có vẻ mâu thuẩn, nhưng kỳ thật đó là “ chân lý”. Bởi vì, tất cả mọi niềm vui ngay tại trần thế đều là niềm vui “ tạm”, vì vậy, không có niềm vui nào mà không “đan xen” nỗi buồn. Vâng, từ niềm vui “ tạm “, mà ta đón nhận được chỉ là “ bước chân” để đạt đến niềm vui trọn vẹn trong Thiên Chúa, vì theo lời thánh Augustino nói : “ Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, hồn tôi mới được thảnh thơi yên hàn”.
Vâng, thật vậy, nếu trần gian mà có được “ niềm vui trọn vẹn” thì chúng ta “ không cần “ Thiên Chúa nữa, và chúng ta sẽ trở nên vô thần. Và khi đó, chúng ta sẽ mất hết, mất tất cả, vì vô thần thì không bao giờ có niềm vui, đạt đến niềm vui đích thực. Vì , “ niềm vui đích thực” chính là khi đạt đến Thiên Chúa. vì , “Chúa chính là niềm vui của con”.
Như chúng ta biết, năm 2018 là năm Thánh Kính các thánh Tử Đạo tại Việt Nam, kính nhớ 30 năm ngày được Tòa Thánh tuyên phong hiển thánh cho 117 vị.
Tuy nhiên ,Năm Thánh cũng có nhiều biến cố vui buồn đan xen nhau, quả thật, nhờ lời bầu cử của các thánh Tử Đạo Việt Nam, hồng phúc được tuôn đổ nhiều trên quê hương đất nước của chúng ta.
Tòa Thánh quan tâm gần gũi , kịp thời bổ nhiệm Vị khâm sứ, đàm phán với nhà cầm quyền, thể hiện hết mình “sứ mạng mục tử vì đoàn chiên” của Giáo Hội Hoàn Vũ, đí đến thỏa thuận từ “ không thường trú” đến “thường trú” của Vị Đại diện Tòa Thánh. Bước đầu, họ “dần dần” phải nhìn nhận “sứ mạng cao cả” của Hội Thánh Công Giáo hoàn vũ.
Chúng ta không quên sự nỗ lực dấn thân của Đức cựu Khâm Sứ Leopoldo Girelli, trong sứ vụ 6 năm không thường trú, vì Giáo Hội Việt Nam. Từ đó, xây đắp và hình thành nên nhiều mối “hữu hảo” cho Giáo Hội Việt Nam ngày nay.
Vào dịp cuối năm, Tòa Thánh quyết định nhân sự cho Tổng Giáo Phận Hà Nội, sau khi Đức Hồng y nghĩ hưu. Một quyết định nhanh chóng, phù hợp với nhân sự, cho một Tổng Giáo Phận đứng đầu, một vị Tổng giám mục đáng kính.
Tiếp theo, là việt thiết lập một giáo phận mới, giáo phận Hà Tĩnh, giáo phận thứ 27 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Được tách ra từ giáo phận Vinh, một giáo phận rộng lớn chạy dài ba tỉnh Nghệ, Tĩnh ,Bình, là Nghệ An , Hà Tĩnh và Quãng Bình. Là giáo phận lớn thứ nhì sau giáo phận Hưng Hóa. Và mặc nhiên, phải chia tách nhân sự, nhưng như chúng ta biết, tiến trình “thiết lập” giáo phận mới Hà Tĩnh không phải bắt đầu bây giờ, không phải “ đơn thuần” là ý của Tòa Thánh, mà căn cứ vào “ tình hình thực tế” của địa hình, đã được “thai nghén” hơn 40 năm qua. Trải qua hai đời Đức Giám Mục, đến đời Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp, Tòa Thánh mới xem xét và hỏi ý kiến vị giám mục đương nhiệm là Đức cha Phaolo Nguyễn Thái hợp. Sau nhiều thủ tục chờ đợi đối với chính phủ Việt Nam, đến ngày 22/12/2018, Tòa Thánh công bố quyết định thành lập giáo phận mới Hà Tĩnh, giáo phận thứ 27 của Giáo Hội Công giáo Việt Nam, địa bàn thuộc 02 tỉnh là Hà Tĩnh và Quãng Bình.
Như chúng ta đã biết, sự thiết lập một giáo phận mới không phải là chuyện dễ dàng, nhưng điều cần làm và nhất là Thánh Ý Chúa định thì không gì có thể cản trở được. Tuy nhiên như chúng ta đã biết, từ giáo phận Vinh tác ra giáo phận Hà Tĩnh về mặt địa hình và nhân sự đều rất hài hòa( từ số liệu đã đưa), vì địa bàn một giáo phận mà gồm 03 tỉnh, chúng ta biết rộng lớn và khó quản trị về nhiều mặt, nay giáo phận Vinh chỉ còn lại 01 tỉnh là Nghệ An. Nhưng rất hài hòa, nếu đặt lên bàn cân thì , người tám lạng , kẻ nữa cân.
Theo đó, chúng ta biết thời gian cai quản giáo phận Vinh của Đức cha Phaolo là 08 năm 6 tháng, chúng ta biết được tài, đức của ngài thật đáng khâm phục, bởi vì, ngài phải thường xuyên tiếp xúc với chính quyền của 03 tỉnh, chứ không phải một tỉnh. Trong thời gian Tòa Thánh chưa có mối quan hệ ngoại giao với chính Phủ Hà Nội, thì phải nói là một giai đoạn cai quản một giáo phận rộng lớn ba tỉnh như vậy, và tình hình căng thẳng và tế nhị, gay cấn, quả thật đáng khâm phục. Như chúng ta biết Đức cha Phaolo là một người học thức uyên bác, tính tình khẳng khái, cương nhu đúng lúc, nhưng ngài thiên về lý, mạnh mẽ đứng ra bảo vệ công lý, dù vậy châm ngôn giám mục của ngài là ” Chân lý và tình yêu”, ngài ngay thẳng vì công lý, nhưng ngài cũng rất giàu bác ái. Suốt hơn 08 năm trên cương vị lãnh đạo tinh thần , ngài đã đi nhiều nơi lo cho nhiều hoàn cảnh đáng thương, từ những năm đầu nhận sứ vụ chủ chăn giáo phận Vinh, ngài đã chú tâm đến những chương trình bác ái và y tế từ thiện, mà ngày nay còn tiếp tục hoạt động giúp cho nhiều hoàn cảnh đáng thương. Ngài còn là một con người lạc quan, vui vẻ, nhưng thẳng thắn, không nhút nhát, sợ hãi trước cường quyền.
Đặc biệt xây dựng nhiều công trình công ích cho giáo phận, Tòa giám mục, chủng viện Phanxico, trước đây giáo phận Vinh chưa có chủng viện, phát triển nhiều cộng đoàn dòng tu, mở rộng những cơ sở tu trì. Nói chung, ngài củng cố và bồi đắp giáo phận rất nhiều về tinh thần cũng như vật chất, có những giáo xứ xa xôi, khi làm mục vụ rất khó khăn.
Nay được chăn dắt một giáo phận mới, hoàn toàn phải làm lại từ đầu với tuổi tác khá cao, xấp xỉ tuổi hưu, thì thật cũng “phiêu lưu”, nhưng cho dù, phải làm lại từ đầu, thì ngài cũng rất được “ vinh hạnh” là được muôn đời vinh danh ngài là vị giám mục tiên khởi của Giáo phận Hà Tĩnh. Vì vậy, nhà thờ giáo xứ Văn Hạnh, nay được nâng lên thành nhà thờ chính tòa Văn Hạnh, nhưng nếu được đổi tên thành “ Vinh Hạnh” thì có ý nghĩa với biến cố sứ vụ mới của Đức cha.
Tuy phải bùi ngùi chia tay với “ chốn xưa, người cũ”, nhưng, ngài mang một sứ vụ mới, đến một nơi mới, làm lại từ đầu, nhưng mang một “ vinh hạnh” là tiên khởi. Chúng ta thấy, hành lý cá nhân của ngài, chỉ một vali hành lý, một túi xách và ba thùng sách vở. Vâng, hành lý, hành trang của một giám mục là như thế. Ngài là một vị giám mục “khởi sự”.
Vâng, đó là những việc làm của một con người làm việc cho Thiên Chúa, còn lại là thuộc về Thiên Chúa. Việc ra đi nhận lãnh một sứ vụ mới ở tuổi tác khá cao của Đức cha Phaolo làm con lien tưởng đến sự “ ra đi” của tổ phụ Ápraham, khi Chúa gọi ngài đến miền “Đất Hứa”, ngài cũng xấp sỉ chín mươi.
Vị giám mục “ kế thừa”, đó là Đức tân giám mục giáo phận Vinh, một người con gốc Hà Nội , nhưng lớn lên, học hành, tu hành , làm việc tại Đà Nẵng và xứ Huế, được gọi lên hàng giám mục và làm giám mục phụ tá cho một giáo phận rộng lớn nhất nước Việt Nam, đó là giáo phận Hưng Hóa. Một giáo phận rộng lớn, mang đặc tính cao nguyên, rừng rú, vì thế vị giám mục nầy sẵn sàng “xả thân” với đoàn chiên, vì thế khẩu hiện giám mục của ngài là “ mang vào mình mùi chiên”. Việc lao tâm , khổ tứ của ngài không phải về “ lý” mà là về “ tình”, vì là Giám mục phụ tá, nên ngài không phải “đối phó” với chính quyền, mà lo cho công việc mục vụ. Năm năm cho công việc mục vụ tại một giáo phận mênh mông, tản mác, ngài đã trở nên một vị giám mục nghèo khó. Nay phải về coi sóc một giáo phận quy cũ, do vị tiền nhiệm để lại cùng với một bề dày “ truyền thống” giữ đạo kiên trung của giáo phận Vinh, Đức cha Anphongso Nguyễn Hữu Long khoác lên mình một “ bộ y phục kế thừa” truyền thống của giáo phận Vinh, như một quy cũ gọn gẽ, đâu ra đó, đàng hoàng như một “ mâm cỗ”, nhưng không khỏi làm cho Đức cha lo âu.
Vai trò tiên phong hay kế thừa đối với hai Đức cha thật là xứng đáng , thật là tuyệt vời, vì mỗi vị đều là “ viên ngọc sáng” của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, người tám lạng, kẻ nữa cân, cùng nhau xây dựng vườn nho Hội Thánh là Hiền Thê của Đức Kitô. Câu kinh thánh” Tất cả đều là hồng ân” thật đúng ở hoàn cảnh của hai Đức cha. Và như Lời dạy của Chúa Giêsu ” Không có Thầy, các con không làm gì được”.
Xin kính chúc hai Đức cha mạnh khỏe , luôn tràn đầy thánh đức trên con đường phụng sự Thiên Chúa và Hội Thánh. Mong thay !
23/01/2019
P.Trần Đình Phan Tiến