Thứ Bảy sau Lễ Hiển Linh
Bài đọc: I Jn 5:14-21; Jn 3:22-30.
1/ Bài đọc I: 14 Lý do khiến chúng ta được mạnh dạn trước mặt Thiên Chúa, đó là:
Người nhậm lời chúng ta, khi chúng ta xin điều gì hợp ý Người.
15 Nếu chúng ta biết rằng Người nhậm mọi lời chúng ta xin,
thì chúng ta cũng biết rằng chúng ta sẽ được những gì chúng ta đã xin Người.
16 Nếu ai biết anh em mình phạm thứ tội không đưa đến cái chết, thì hãy cầu xin,
và Thiên Chúa sẽ ban sự sống cho người anh em ấy;
đó là nói về những ai phạm thứ tội không đưa đến cái chết.
Có một thứ tội đưa đến cái chết, tôi không bảo phải cầu xin cho thứ tội ấy.
17 Mọi điều bất chính đều là tội, nhưng có một thứ tội không đưa đến cái chết.
18 Chúng ta biết rằng phàm ai đã được Thiên Chúa sinh ra,
người đó không phạm tội; nhưng có Đấng Thiên Chúa đã sinh ra giữ gìn người ấy,
và Ác thần không đụng đến người ấy được.
19 Chúng ta biết rằng chúng ta thuộc về Thiên Chúa,
còn tất cả thế gian đều nằm dưới ách thống trị của Ác thần.
20 Chúng ta biết rằng Con Thiên Chúa đã đến
và ban cho chúng ta trí khôn để biết Thiên Chúa thật.
Chúng ta ở trong Thiên Chúa thật, ở trong Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô.
Đức Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa thật và là sự sống đời đời.
21 Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, hãy tránh xa các tà thần!
2/ Phúc Âm: 22 Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đi tới miền Giu-đê. Người ở lại nơi ấy với các ông và làm phép rửa.
23 Còn ông Gio-an, ông cũng đang làm phép rửa tại Ê-nôn, gần Sa-lim, vì ở đấy có nhiều nước, và người ta thường đến chịu phép rửa.
24 Lúc ấy, ông Gio-an chưa bị tống giam.
25 Bấy giờ, có một cuộc tranh luận xảy ra giữa các môn đệ của ông Gio-an và một người Do-thái về việc thanh tẩy.
26 Họ đến gặp ông Gio-an và nói: “Thưa thầy, người trước đây đã ở với thầy bên kia sông Gio-đan và được thầy làm chứng cho, bây giờ ông ấy cũng đang làm phép rửa, và thiên hạ đều đến với ông.”
27 Ông Gio-an trả lời: “Chẳng ai có thể nhận được gì mà không do Trời ban.
28 Chính anh em làm chứng cho thầy là thầy đã nói: “Tôi đây không phải là Đấng Ki-tô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người.
29 Ai cưới cô dâu, người ấy là chú rể. Còn người bạn của chú rể đứng đó nghe chàng, thì vui mừng hớn hở vì được nghe tiếng nói của chàng. Đó là niềm vui của thầy, niềm vui ấy bây giờ đã trọn vẹn.
30 Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải tránh xa tội lỗi!
Tội lỗi của con người là lý do tại sao Chúa Giêsu xuống trần gian để gánh tội cho con người, và cứu con người thóat khỏi quyền lực của tội. Nhưng có phải vì thế mà con người không phạm tội nữa không? Vấn đề rất nguy hiểm ngày nay là nhiều người đã mất hết ý thức về tội lỗi, họ không còn coi bất cứ gì là tội nữa.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung trong những gì liên quan đến tội lỗi. Trong Bài Đọc I, Thánh Gioan phân biệt 2 thứ tội: tội đưa đến cái chết và tội không đưa đến cái chết. Con người chỉ có thể cầu nguyện cho những người mắc tội không đưa đến cái mà thôi. Trong Phúc Âm, các môn đệ của Gioan phạm tội ghen-tị, khi họ thấy người ta tuôn đến với Chúa Giêsu nhiều hơn là tới thầy của họ. Gioan cho họ 3 lý do tại sao không nên ghen-tị: Mọi quyền năng đến từ Thiên Chúa, phải biết mình và biết người để có sự bình an, và con người phải vui mừng khi thấy Thiên Chúa được vinh quang.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Tội đưa đến cái chết và tội không đưa đến cái chết
1.1/ Điều kiện để Thiên Chúa nhận lời cầu xin của con người:
(1) Thiên Chúa nhậm lời chúng ta, khi chúng ta xin điều gì hợp ý Người: Thiên Chúa lắng nghe tất cả những lời cầu xin của con người, nhưng không phải ngài sẽ nhận lời tất cả các lời cầu xin; Ngài chỉ nhận lời những điều hợp ý Ngài mà thôi. Điều này dễ hiểu, vì có những lời cầu xin ích kỷ chỉ biết vun xới cho mình, hay những lời cầu xin Thiên Chúa làm hại người khác, hay bắt Thiên Chúa cư xử ngược lại với bản tính của Ngài. Điều con người nên làm khi cầu nguyện là luôn kết thúc với câu “nếu đẹp ý Chúa.” Chỉ có Thiên Chúa mới biết rõ ràng và chắc chắn điều gì tốt đẹp cho con người, và Ngài sẽ sẵn sàng ban những điều tốt đẹp đó cho con cái của Ngài.
(2) Tội đưa đến cái chết và tội không đưa đến cái chết: Gioan nói về 2 thứ tội này, nhưng không cắt nghĩa rõ ràng: “Nếu ai biết anh em mình phạm thứ tội không đưa đến cái chết, thì hãy cầu xin, và Thiên Chúa sẽ ban sự sống cho người anh em ấy; đó là nói về những ai phạm thứ tội không đưa đến cái chết. Có một thứ tội đưa đến cái chết, tôi không bảo phải cầu xin cho thứ tội ấy. Mọi điều bất chính đều là tội, nhưng có một thứ tội không đưa đến cái chết.” Theo ý kiến sau cùng của các học giả và giáo huấn của Giáo-Hội: tội đưa đến cái chết là tội của những người mất hết ý thức về tội lỗi, hay của những người tin tưởng Chúa sẽ tha hết mọi tội mà không cần phải ăn năn, xám hối, và sửa đổi. Nếu con người cầu xin Chúa cứu những người này là vi phạm sự công bằng của Thiên Chúa; nhưng con người có thể cầu xin cho họ có cơ hội trở lại khi họ còn sống.
1.2/ Hai trường hợp của con người trong thế giới: Đọan văn này rất khó hiểu; chúng ta phải hiểu nó trong văn mạch của tòan thư Gioan I. Trước tiên, Gioan không có ý nói tất cả các Kitô hữu không phạm tội, vì ngay trong đọan văn trên, Gioan đã phân biệt 2 thứ tội: tội đưa đến cái chết và tội không đưa đến cái chết. Điều ngài muốn làm ở đây là phân biệt 2 lọai người: người thuộc về Thiên Chúa và người thuộc về thế gian.
Thánh Gioan viết: “Chúng ta biết rằng phàm ai đã được Thiên Chúa sinh ra, người đó không phạm tội; nhưng có Đấng Thiên Chúa đã sinh ra giữ gìn người ấy, và Ác thần không đụng đến người ấy được. Chúng ta biết rằng chúng ta thuộc về Thiên Chúa, còn tất cả thế gian đều nằm dưới ách thống trị của Ác thần.” Theo Gioan, thế giới là bãi chiến trường giữa sự thiện và sự ác; trong đó có những người thuộc về Thiên Chúa và những người thuộc về Ác thần. Người thuộc về Thiên Chúa có thể phạm tội vì yếu đuối xác thịt; nhưng họ luôn có ý thức về tội lỗi và muốn giao hòa cùng Thiên Chúa. Người thuộc về Ác thần không có hay đánh mất hết ý thức về tội lỗi; họ không còn coi điều gì là tội nữa.
2/ Phúc Âm: Tội lỗi phát xuất từ sự ghen-tị của con người.
2.1/ Sự ghen-tị của các môn đệ của Gioan: Trình thuật kể lý do của sự ghen tị: “Sau đó, Đức Giêsu và các môn đệ đi tới miền Judah. Người ở lại nơi ấy với các ông và làm phép rửa. Còn ông Gioan, ông cũng đang làm phép rửa tại Aenon, gần Salim, vì ở đấy có nhiều nước, và người ta thường đến chịu phép rửa. Bấy giờ, có một cuộc tranh luận xảy ra giữa các môn đệ của ông Gioan và một người Do-Thái về việc thanh tẩy. Họ đến gặp ông Gioan và nói: “Thưa thầy, người trước đây đã ở với thầy bên kia sông Jordan và được thầy làm chứng cho, bây giờ ông ấy cũng đang làm phép rửa, và thiên hạ đều đến với ông.” Gioan đã nói rõ về sự khác biệt của 2 Phép Rửa: Phép Rửa của ông làm là Phép Rửa để tha tội; Phép Rửa của Chúa Giêsu là Phép Rửa ban Thánh Thần. Sự tranh luận xảy ra có thể tại sao cần có 2 Phép Rửa, nhưng điều chính chi phối môn đệ của Gioan là họ ghen tị khi thấy Chúa Giêsu được nhiều người đến với hơn thầy của họ.
2.2/ Thuốc chữa bệnh ghen-tị: Gioan Tẩy Giả cho các môn đệ và cho chúng ta 3 liều thuốc để chữa bệnh ghen tị:
(1) Mọi hồng ân đều đến từ Thiên Chúa: Ông Gioan trả lời: “Chẳng ai có thể nhận được gì mà không do Trời ban.” Hay nói như Thánh Phaolô: Mọi quà tặng đều đến từ một nguồn là Chúa Thánh Thần; không phải để khoe khoang, nhưng để phục vụ. Hay nói như kiểu Phúc Âm, Thiên Chúa càng ban tặng nhiều bao nhiêu, Ngài càng có quyền đòi lại nhiều bấy nhiêu.
(2) Biết mình là có bình an và niềm vui: Điều làm cho con người có bình an là phải biết mình. Gioan Tẩy Giả rất bình an vì ông biết mình và biết Đức Kitô: “Chính anh em làm chứng cho thầy là thầy đã nói: “Tôi đây không phải là Đấng Kitô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người.” Gioan có niềm vui khi thấy nhiều người tuôn đến với Đức Kitô, vì đó phù hợp với sứ vụ của ông. Gioan so sánh Đức Kitô với chú rể, và cô dâu là dân chúng tin vào Đức Kitô; còn ông chỉ là người phù rể: “Ai cưới cô dâu, người ấy là chú rể. Còn người bạn của chú rể đứng đó nghe chàng, thì vui mừng hớn hở vì được nghe tiếng nói của chàng. Đó là niềm vui của thầy, niềm vui ấy bây giờ đã trọn vẹn.”
(3) Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi: Đây là châm ngôn của Gioan và nên là kim chỉ nam cho hết mọi người khi chúng ta phục vụ Thiên Chúa. Bổn phận của chúng ta cũng giống như Gioan là dọn đường cho mọi người và chỉ cho họ đường đến với Thiên Chúa; chứ không lợi dụng việc phục vụ Thiên Chúa để tìm lợi nhuận, nổi tiếng, và thỏa mãn các nhu cầu của chúng ta. Khi mọi người đã tới được với Thiên Chúa, chúng ta vui mừng vì đã hòan tất sứ vụ, và sẵn sàng để lui vào bóng tối.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúa Kitô đã xuống trần để cứu chúng ta thóat khỏi quyền lực của tội lỗi và sự chết. Ngài đã thiết lập Bí-tích Hòa Giải để sẵn sàng tha thứ các tội của con người.
– Con người chúng ta vẫn có thể phạm tội vì còn mang trong người những yếu đuối và tính đam mê xác thịt. Mỗi khi đã lỡ phạm tội trọng, chúng ta cần chạy đến với Bí-tích Hòa Giải để được tha tội.
– Điều tối nguy hiểm là chúng ta đánh mất ý thức về tội lỗi hay tin Chúa sẽ cứu tất cả mọi người mà không cần ăn năn xưng tội. Đây chính là thứ tội mà Thánh Gioan gọi là “tội đưa đến cái chết.”
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Saturday after Epiphany
Viết bởi Lan Hương
Readings: I Jn 5:14-21; Jn 3:22-30.
1/ First Reading: NAB 1 John 5:14 And we have this confidence in him, that if we ask anything according to his will, he hears us. 15 And if we know that he hears us in regard to whatever we ask, we know that what we have asked him for is ours. 16 If anyone sees his brother sinning, if the sin is not deadly, he should pray to God and he will give him life. This is only for those whose sin is not deadly. There is such a thing as deadly sin, about which I do not say that you should pray. 17 All wrongdoing is sin, but there is sin that is not deadly. 18 We know that no one begotten by God sins; but the one begotten by God he protects, and the evil one cannot touch him. 19 We know that we belong to God, and the whole world is under the power of the evil one. 20 We also know that the Son of God has come and has given us discernment to know the one who is true. And we are in the one who is true, in his Son Jesus Christ. He is the true God and eternal life. 21 Children, be on your guard against idols.
2/ Gospel: NAB John 3:22 After this, Jesus and his disciples went into the region of Judea, where he spent some time with them baptizing. 23 John was also baptizing in Aenon near Salim, because there was an abundance of water there, and people came to be baptized, 24 for John had not yet been imprisoned. 25 Now a dispute arose between the disciples of John and a Jew about ceremonial washings. 26 So they came to John and said to him, “Rabbi, the one who was with you across the Jordan, to whom you testified, here he is baptizing and everyone is coming to him.” 27 John answered and said, “No one can receive anything except what has been given him from heaven. 28 You yourselves can testify that I said (that) I am not the Messiah, but that I was sent before him. 29 The one who has the bride is the bridegroom; the best man, who stands and listens for him, rejoices greatly at the bridegroom’s voice. So this joy of mine has been made complete. 30 He must increase; I must decrease.”
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Tien M. Dinh, O.P.
I. THEME: We must avoid sins.
Sin is the reason why Jesus came down from heaven to take away it and to liberate people from its power. Is it meant that people shall no longer be affected by sins? One heresy in the apostles’ time says that people shouldn’t worry about sin because St. Paul said, “The law entered in so that transgression might increase but, where sin increased, grace overflowed all the more, so that, as sin reigned in death, grace also might reign through justification for eternal life through Jesus Christ our Lord” (Rom 5:20-21).
Today readings concentrate on what relate to sins. In the first reading, St. John differentiated between the two sins: the sin that leads to death and the sin that doesn’t. People can only pray for those who committed sin that doesn’t lead to death. In the Gospel, John Baptist’s disciples committed the sin of jealousy when they saw people coming to Christ more than to their master. John Baptist explained for them that they shouldn’t be jealous because of three following reasons: first, all power come from God; secondly, they must know themselves and the others to have inner peace; and lastly, they should be joyful when they see that God is glorified.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: The sin that leads to death and the sin that doesn’t.
1.1/ The condition for God to hear our prayer:
(1) God listens to our prayer when we ask what pleases Him: God listens to all of our prayers but doesn’t grant all of them, but only those who please Him. This is easy to understand because there are some prayers which only aim to satisfy the petitioners; or some prayers which ask God to destroy others; or prayers which ask God to behave against His nature. What people need to do when they pray is to conclude their prayer as the leprosy who prayed to Jesus yesterday, “if you wish, you can heal me.” Only God knows what is good for people and He is ready to give what is good for His children.
(2) The sin that leads to death and the sin that doesn’t: Though John mentioned these two sins; but he didn’t clearly explain them. He said, “If anyone sees his brother sinning, if the sin is not deadly, he should pray to God and he will give him life. This is only for those whose sin is not deadly. There is such a thing as deadly sin, about which I do not say that you should pray.All wrongdoing is sin, but there is sin that is not deadly.”
According to the Church’s teaching, there are only two sins that commit against the Holy Spirit and are unforgivable- they are sins of despair and of presumption. The sin of despair is committed by the one who doesn’t believe God shall forgive his sins. The sin of presumption is commited by the one who believes that God shall forgive all of his sins without his contrition, confession and compensation. If one prays that God should save people who committed these two sins, one asks God to violate His justice. He can’t save those who don’t want to be saved. People can pray for them to repent when they are living.
1.2/ Two cases of people in the world: The next passage is difficult to understand; we must understand it in the context of his whole Letter. First of all, John isn’t meant that all faithful can’t commit sins because in the first few verses, he already differentiate two kinds of sins, the sin that leads to death and the sin that doesn’t. What he wanted to do here is to differentiate between two kinds of people: those who belong to God and those who belong to the world.
St. John explained: “We know that no one begotten by God sins; but the one begotten by God he protects, and the evil one cannot touch him.We know that we belong to God, and the whole world is under the power of the evil one.” To John, the world is the battlefield between good and evil; there are both those who belong to God and those who belong to evil in it. Those who belong to God can still sin due to the weakness of their flesh, but they are always conscious of their sins and want to reconcile with God through the sacrament of Reconciliation. The devil can’t touch these people. Those who belong to the devil lost all their consciousness of sins; they don’t consider anything is sinful. These people belong to the devil.
2/ Gospel: Sin comes from human jealousy.
2.1/ The jealousy of John Baptist’s disciples: John reported this event as following: “After this, Jesus and his disciples went into the region of Judea, where he spent some time with them baptizing.John was also baptizing in Aenon near Salim, because there was an abundance of water there, and people came to be baptized,for John had not yet been imprisoned.Now a dispute arose between the disciples of John and a Jew about ceremonial washings.So they came to John and said to him, “Rabbi, the one who was with you across the Jordan, to whom you testified, here he is baptizing and everyone is coming to him.”” John Baptist clearly explained the difference between his and Jesus’ baptism at other place. His baptism is for the repentance of sins; while Jesus’ baptism is for the forgiveness of sins and for sanctification by the Holy Spirit. His explannation should help his disciples to recognize that Jesus’ baptism is much more importance than his baptism; but his disciples were still jealous when they saw Jesus attracted more people than their master.
2.2/ Medicine for jealousy: John Baptist gave us three reasons to heal jealousy.
(1) All blessings come from God: John Baptist said, “No one can receive anything except what has been given him from heaven.” St. Paul also said that all gifts come from the same source which is the Holy Spirit, for serving, not for boasting.
(2) Know oneself is the condition to have joy and peace: John Baptist was very peaceful because he knew himself and who Christ is, when he said: “You yourselves can testify that I said (that) I am not the Messiah, but that I was sent before him.” He felt joyful when people came to Christ because it proves his mission is successful. John compared Christ as the bridegroom, people as the bride and him as the best man, “The one who has the bride is the bridegroom; the best man, who stands and listens for him, rejoices greatly at the bridegroom’s voice. So this joy of mine has been made complete.”
(3) “He must increase; I must decrease:” This must be John Baptist’s way of life and should be for all who sincerely serve God. Our duty, like John Baptist, is to prepare and to show the way for people to come to God; not using God’s service to find power, fame or material gains for individual satisfaction. When people came to God, we should be joyful because we completed our duty and ready to withdraw to ourselves.
III. APPLICATION IN LIFE:
– Jesus came to the world to set us free from the power of sin and death. He established the sacrament of Reconciliation to forgive all of our sins.
– We can still sin because of the weakness of our flesh. Everytime we sinned, we should use the sacrament of Reconciliation to be forgiven.
– The most danger sin in our life is losing the consciousness of sin or believing that God shall save us without repentance. This is the sin that leads to death.