SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT III TN (B) 2018 ( Mc , 14- 20) CHÚA GIÊ-SU KÊU GỌI BỐN MÔN ĐỆ ĐẦU TIÊN

cn3tnb1Thưa quý vị, thưa các bạn, Tin Mừng theo thánh Macco hôm nay ( Mc 1, 14 -20) cho chúng ta một chủ đề về ơn “gọi”. Khác với Tin Mừng thánh Gioan Tông đồ, Tin Mừng nhất lãm cho chúng ta rõ nét về ơn “ kêu gọi” của Chúa Giêsu.
Mọi người muốn bước theo Chúa Giêsu đều phải có “ơn gọi”.
• Ơn gọi là một điều kiện nhưng không.
Nhưng, người được gọi phải mau mắn đáp trả, dứt khoát bước theo. Vâng , đó là ý nghĩa thứ nhất trong đoan Lời Chúa hôm nay.Trong khi đang chài lưới đánh cá, hai anh em ông Anre và Simon liền bỏ chài lưới mà đi theo Người. Không do dự, không chần chờ, hai ông cất bước đi theo Chúa Giêsu. Tin Mừng theo thánh Macco không ghi lại lời “giới thiệu” của ai.
Theo đó, lịch sử Cứu Độ được gắn liền với “ nghề” chái lưới. Biển thế gian gian nan không kém so với biển khơi đai dương. Biển hồ Galile không phải là biển đai dương, nhưng rất rộng. Biển hồ nầy nuôi sống dân cư Nước Israel.
Chúa gọi trực tiếp một số môn đệ, nhưng , sau đó số môn đệ nầy cứ ra đi thả lưới, vậy cá trong biển thế gian đủ loại, nhưng, chỉ một thiểu số được gọi trở nên người “ chài “ đích thực.
• Ơn gọi là một huyền nhiệm.
Con người phải được gọi, nhưng khi được gọi phải đáp trả, vì ơn gọi không xuất phát từ phía con người, mà là xuất phát từ Thiên Chúa. Như vậy, ơn gọi là huyền nhiệm nhưng không, một ơn ban siêu nhiên không phải “trả giá”, bởi vì, “Giá Cứu Chuộc” là Đức Giêsu – Kitô, Đấng đã trả giá cho nhân loại. như vậy, ơn gọi là một “ huyền nhiệm” được đánh đổi từ Chúa Giêsu. Một ân ban nhưng không từ Thiên Chúa, nhưng được “Con Một Duy Nhất” cứu chuộc. theo đó, huyền nhiệm là một sự kỳ lạ, một ân sủng vô biên từ Thiên Chúa..
• Ơn gọi phổ quát không như ơn gọi giáo sĩ.
Ơn gọi giáo dân là một ân ban phổ quát không như ơn gọi giáo sĩ. Ơn gọi giáo sĩ là ơn gọi Tông Đồ “trực tiếp” , có nhiệm vụ cao cả để duy trì và chu toàn trách vụ “ Thiên Sai” của Đức Kitô. Từ đó, người giáo sĩ trong Hội Thánh được kêu gọi và nhận lãnh chức thánh cao cả hơn.
Nhưng , không vì thế mà làm mất đi “ tính chất” thánh thiêng của Kitô giáo, nghĩa là “ phục vụ” như Thầy Chí Thánh.. Tầm vóc lịch sử hình thành Kitô giáo chỉ có hai thành phần duy nhất là : Giáo sĩ và giáo dân, không có thành phần thứ ba.
Thánh phần giáo sĩ phục vụ Hội Thánh, mà Hội Thánh là thành phần dân Thiên Chúa, tức giáo dân. Như vậy, thánh phần giáo sị phục vụ giáo dân, thánh phần giáo dân phục vụ giáo sĩ trong tinh thần vâng phục quyền bính , và khiêm tốn chứ không như nô lệ. Hai thành phần trong Hội Thánh là thần dân của Đức Kitô, chứ không phải giáo dân là “thần dân “ của giáo sĩ.
Vì, giáo dân có chức Thánh là thành phần giáo sĩ, từ phó tế trở lên.
• Mọi Kitô hữu không có chức thánh là thành phần giáo dân.
• Mọi giáo dân không có , chưa có bí tích hôn phối đều là tu sĩ.
• Tu sĩ có hai loại : có chức thánh và không có chức thánh. ( Tu sĩ giáo dân và tu sĩ có lời khấn) . Mọi tu sĩ dòng, chưa có chức thánh, nhưng có lời khấn dòng là tu sĩ đích thực. mọi giáo dân chưa có phép hôn phối đều là tu sĩ chưa có lời khấn. Lời khấn dòng làm phân biệt được nguời tu sĩ đích thực và người tu sĩ giáo dân, người tu sĩ khấn dòng không hơn người tu sĩ giáo dân về phẩm trật, nhưng, hơn về lời khấn dòng. Lời khấn dòng làm cho người giáo dân trở thành tu sĩ “đích thực” tức được thánh hiến cho Thiên Chúa trở nên hy lễ sát nghĩa hơn.
• Tu sĩ linh mục thuộc thành phần giáo sĩ trong dòng tu, họ hơn linh mục triều ở chổ lời khấn dòng, vì thành phần giáo sĩ có hai loại : Triều và Dòng.
• Triều là theo phẩm trật của chủng viện, hệ thống từ Giáo Triều Rôma.
• Dòng là theo hệ thống dòng tu hợp pháp trong Giáo Hội. Tu sĩ dòng có chức thánh linh mục và có lời khấn dòng, hiển nhiên chắn chắn và nhiệm nhặt hơn linh mục chủng viện. Còn người tu sĩ dòng không , chưa có chức thánh là, nhưng có lời khấn dòng, hiển nhiên họ là người tu sĩ đích thực.
• Lời khấn dòng là sự can kết của người ứng sinh tu sĩ với Thiên Chúa và Hội Thánh làm cho họ kết hợp mật thiết với Đức Kitô – Giêsu và Hiền Thê của Người là Hội Thánh.
• Như vậy, tu sĩ nam nữ có lời khấn dòng, về phẩm trật, họ không hơn gì người giáo dân tu sĩ, nhưng, họ hơn người giáo dân có phép hôn phối, nơi lời khấn dòng và đời tu sĩ.
Hiểu rõ để phân biệt đúng mức, và tôn trọng cho phải lẽ, không quá “ tôn thờ” những người “ đi tu”, cũng nhưng không coi các linh mục là chính Chúa được. Vì , các linh mục chỉ thay mặt Chúa trong sự giới hạn, chứ không thể cầm quyền sinh tử trong vô biên được.
Không coi linh mục như Chúa Kitô “thứ hai”, mà hãy coi linh mục như “ mục tử” của Chúa Kitô, có nghĩa là tất cả mọi linh mục phải “ phục vụ” giáo dân vô vị lợi, còn vị linh mục nào “kẻ cả”, hay “ quan liêu”, thì không thể xem vị linh mục ấy như Chúa Kitô, chưa nói đến vị linh mục “ vì tiền”
Mong sao , mọi linh mục sống như Lòng Chúa mong ước, hầu nơi họ “ơn gọi” được triển nở, và như thế nền hòa bình công chính mới phát triển trong triều đại Người ./. Amen.
Qua phần chia sẻ hôm nay, con xin quý vị cầu nguyện cho hai linh hồn LM :
• Cha An-tôn Nguyễn Trường Thăng
• Cha Giuse Đinh Đình An
Nguyện xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng xót thương. muôn phần đón lấy hai cha vào nơi hằng sống trong Nước Người, là Đức Giêsu – Kitô , Vua vinh hiển ./. Amen
P. Trần Đình Phan Tiến